Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Thảo dược giúp điều trị mất ngủ hiệu quả

Mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ, không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn làm đảo lộn cuộc sống người bệnh. Bệnh mất ngủ xuất hiện không phân biệt tuổi tác, người già, thanh niên, trẻ nhỏ cũng có thể mất ngủ.


Trong dân gian có nhiều loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ rất hiệu quả. Vậy điều trị mất ngủ bằng thảo được hiệu quả không? Loại thảo dược nào giúp điều trị mất ngủ? Bài viết này giúp chúng ta có được những thông tin về các loại thảo dược tự nhiên, có tác dụng giúp chữa bệnh mất ngủ rất hiệu quả.

Thảo dược giúp điều trị mất ngủ hiệu quả.
Để có được kết quả cao trong điều trị mất ngủ, chúng ta cần phải loại bỏ được những nguyên nhân gây mất ngủ. Khi biết được những nguyên nhân gây mất ngủ, người bệnh có thể tự điều chỉnh để có được giấc ngủ ngon mà không cần dùng thuốc. Khi ngủ cũng nên tạo tâm thư thái, nơi ngủ thoáng mát, hoặc có thể nhờ đến thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị mất ngủ vừa đơn giản, an toàn mà có hiệu quả giấc ngủ ngon. Dưới đây là một số thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ như:

Điều trị mất ngủ bằng hạt nhãn:
  • Dùng 100g hột nhãn tươi cùng với 200ml nước. Đem nấu thành canh dùng uống hàng ngày trước khi ngủ 30 phút.
  • Công dụng: Nước canh từ hạt nhãn tươi giúp lưu thông máu lên não tốt, giảm căng thẳng và đau đầu, hỗ trợ điều trị mất ngủ rất tốt.
Điều trị mất ngủ bằng trà hoa cúc:


  • Dùng hoa cúc đã sấy khô cho vào nồi với nước, cùng một ít đường phèn nấu cho sôi, để nguội và uống nước trà hoa cúc thay thế cho nước lọc hàng ngày.
  • Công dụng : Trà hoa cúc làm mát người, có tác dụng điều trị mất ngủ rất tốt.
Điều trị mất ngủ bằng quế:
  • Dùng 10g quế khô, 100g hạt sen cùng với 300ml nước. Cho các nguyên liệu này vào nồi nấu kỹ thành món canh, thêm một ít đường phèn cho dễ dùng.
  • Công dụng: giúp dưỡng thần thư thái, ngủ ngon hơn, thường xuyên dùng món canh này giúp điều trị mất ngủ hiệu quả mà còn bồi bổ cơ thể.
Điều trị mất ngủ bằng đậu xanh:
  • Dùng 50g đậu xanh, 10g đường phèn, cùng 200ml nước lọc. Tất cả nguyên liệu đem nấu lên thành chè, dùng ăn khi còn nóng, để cho hợp khẩu vị hơn có thể thêm sữa tăng mùi thơm.
  • Công dụng: điều trị mất ngủ ở người cao tuổi rất hiệu quả, đặc biệt là những người mất ngủ mạn tính, thường xuyên căng thẳng trí óc.
Điều trị mất ngủ bằng táo đỏ:
  • Dùng 200g táo đỏ, cùng với 500ml nước lọc. Cho vào nồi nấu lấy nước uống, có thể dùng thay thế nước lọc hàng ngày.
  • Công dụng: bổ thận, mát gan, dưỡng thần thư thái, giúp điều trị mất ngủ do tinh thần thường xuyên căng thẳng, nhất là đối với người cao tuổi.
Điều trị mất ngủ bằng trà tâm sen:
  • Dùng tâm sen đã xao vàng cho một ít vào ấm, châm nước sôi vào rồi đậy nắp ấm lại, đợi khoảng 3-5 phút là được. Dùng nước trà tâm sen này thay cho nước trà xanh sau mỗi bữa ăn hoặc làm nước uống hàng ngày.
  • Công dụng : tâm sen trong đông y có tác dụng thanh tâm, giáng áp dùng chữa trị các bệnh đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, hồi hộp, lo ấu và nhất là hỗ trợ điều trị mất ngủ rất hiệu quả.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Cách điều trị tiểu đường tại nhà hiệu quả

Hiện nay cách điều trị tiểu đường theo phương pháp tự nhiên, tại nhà được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, để điều trị tiểu đường tại nhà hiệu quả, chúng ta cần lưu ý đến các điều kiện cần và đủ trong điều trị tiểu đường.

Cach dieu tri tieu duong hieu qua tai nha

Vậy điều kiện cần và đủ để điều trị tiểu đường hiệu quả là gì? Đâu là những cách điều trị tiểu đường tại nhà hiệu quả nhất? Qua bài viết này, chúng ta sẽ biết được các điều kiện cần và đủ giúp điều trị tiểu đường, đồng thời giới thiệu một số cách điều trị tiểu đường tại nhà hiệu quả cao.
Điều kiện cần và đủ trong điều trị tiểu đường.
Bệnh tiểu đường xảy ra do thói quen sinh hoạt ăn uống không lành mạnh, lười vận động thể chất, vì vậy để điều trị tiểu đường hiệu quả nhất cần phải đáp ứng các yếu tố sau:
  • Điều trị tiểu đường càn phải kết hợp giữa dùng thuốc, ăn uống và luyện tập thể lực.
  • Trong thời gian ngắn cần phải giảm được đường huyết.
  • Làm sao để người bệnh hạn chế tối đa việc sử dụng insulin với tiểu đường type1 và không phải dùng insulin với người tiểu đường type2.
  • Quan trọng nhất là phải giúp phục hồi hoạt động tuyến tụy.
Cách điều trị tiểu đường tại nhà hiệu quả.
1. Uống giấm.
Ta có thể dùng giấm ăn kèm salad hoặc uống trực tiếp trước bữa ăn, giấm có tác dụng kiểm soát sự thay đổi insulin đột ngột. Sử dụng 2 thìa cafe giấm là đủ, giúp người bệnh không hoặc ít biến đổi glucose đột ngột sau ăn.
Giấm táo điều trị tiểu đường hiệu quả

Loại giấm tốt cho điều trị tiểu đường là giấm táo, chỉ cần 1 thìa cafe giấm táo trước bữa ăn, sẽ giúp hỗ trợ tốt quá trình trao đổi chất và giúp điều chỉnh lượng glucose trong máu hiệu quả.
2. Nước của thân chuối hột.
Đây là cách điều trị tiểu đường hay được áp dụng và lưu truyền trong dân gian. Ta chỉ cần chọn một cây chuối hột chưa ra hoa có đường kính 20cm trở lên, chặt ngang cây và khoét lỗ ở giữa thân, úp bát tô hoặc bịt túi nilon để tránh côn trùng xâm hại trong khi đợi nước tiết ra.
Chuối hột giúp điều trị tiểu đường hiệu quả

Khoảng 2 tiếng sau nước thân cây chuối tiết ra thì lấy nước đó uống, liên tiếp dùng 3 ngày sẽ giảm glucose máu, 7 ngày giúp ổn định được đường huyết. Đây là cách điều trị tiểu đường hiệu quả và an toàn tại nhà, mà không có tác dụng phụ.
3. Không ăn thức ăn nhanh.
Nguy cơ mắc tiểu đường tăng gấp đôi với người thường xuyên ăn thức ăn nhanh 2 lần mỗi tuần so với người không ăn. Bởi thức ăn nhanh chứa rất nhiều chất độc hại với cơ thể.

4. Ăn bưởi.
Theo các nhà khoa học của trường ĐH tại Mỹ cho biết, bưởi có chứa nhiều chất chống oxi hóa có tác dùng đốt cháy mỡ thừa và giúp kiểm soát đường huyết tốt. Bưởi được chứng minh có thành phần tựa insulin, giúp giảm nồng độ glucose trong máu khá hiệu quả. Cách điều trị bệnh tiểu đường bằng bưởi cũng rất đơn giản, chỉ cần mỗi ngày ăn 1 trái bưởi giúp giảm cân và cải thiện tốt tình trạng bệnh, tốt nhất là chúng ta dùng ăn trực tiếp chứ không nên chỉ uống nước ép bưởi.
Bưởi giúp điều trị tiểu đường hiệu quả

5. Quế.
Quế là một loại thảo dược tự nhiên tốt. Theo khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên dùng 1g quế liên tục trong 40 ngày sẽ giúp giảm đáng kể lượng đường huyết trong máu. Lưu ý chỉ dùng 1g quế mỗi ngày và không dùng quế với đường.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Chữa bệnh mất ngủ từ những món canh

Những người bị mất ngủ sử dụng thuốc chỉ là chữa trị từ ngọn. Cần tìm đúng nguyên nhân để chữa bệnh mất ngủ tận gốc, đồng thời cũng cần duy trì nếp sống theo quy luật đồng hồ sinh học là đêm ngủ ngày thức, nếu thức đêm ngủ ngày sẽ khiến thần kình không vững vàng, cơ thể mệt mỏi.

Chua benh mat ngu tu nhung mon canh

Nhằm cải thiện tình trạng mất ngủ, thì ngoài đi bộ, tập thể dục chúng ta cũng có thể dùng một số món ăn chữa bệnh mất ngủ rất tốt như: món canh rau rút, thịt lợn, hạt sen, tim heo...giúp đỡ suy nhược cơ thể vì mất ngủ mà lại dễ làm.
Dưới đây là những món canh giúp chữa bệnh mất ngủ mà chúng ta có thể làm khi cần:
Canh rau rút: bao gồm các nguyên liệu như rau rút non, lá vông nem non, khoai sọ, củ súng, củ  sen, tôm hoặc thịt lợn nạc tùy theo khẩu vị.

Chua benh mat ngu tu nhung mon canh

  • Chế biến: rau rút chọn cọng non để nguyên lá, loại bỏ lớp lông trắng, cắt khúc ngắn. Khoai sọ gọt vỏ rồi cắt miếng. Củ sen, củ súng đem ngâm nước cho hết chát và bớt nhựa, rồi xắt lát mỏng, cho vào nồi thêm nước vừa đủ đem nấu nhừ, thêm tôm, thịt nạc và nêm gia vị. Sau cùng cho rau rút và lá vông nem non vào, chỉ cần chín tái là ăn được.
  • Lưu ý: muốn dễ ngủ thì ta dùng nhiều rau rút, lá vông. Lá vông chỉ nên dùng những ngày đầu khi mất ngủ.
Tim lợn hầm đương quy: Nguyên liệu bao gồm có 1 quả tim lợn, đương quy 60g. Chế biến, ta cắt đôi tim heo rồi nhết đương quy vào trong, cho vào nồi thêm nước vừa đủ, nấu chín, vớt ra bỏ đương quy đi, thêm nếm gia vị vừa miệng. Món ăn có tác dụng điều trị mất ngủ, kèm dưỡng huyết, bổ âm, an thần, bệnh tiểu đường.
Canh thịt lợn, hàu biển: Nguyên liệu bao gồm 150g thịt hàu tươi, 150g thịt lợn nạc, gia vị. Chế biến, thịt lợn ta đem rửa sạch thái miếng, cho vào nồi cùng với thịt hàu, thêm nước vừa đủ đem nấu canh, khi thịt chín thì nêm gia vị cho vừa miệng là ăn được. Món ăn này ăn bất kể khi nào muốn, có tác dụng chữa bệnh mất ngủ, hồi hộp, tim đập dồn.
Canh thịt nấu hạt sen, khiếm thực: nguyên liệu bao 200g lợn, 50g hạt sen, 50g khiếm thực. Chế biến, cho thịt, hạt sen, khiếm thực vào nồi và thêm nước vừa đủ, nấu canh chín và thêm gia vị cho vừa. Món ăn có tác dụng an thần, chữa bệnh mất ngủ hiệu quả, chữa đi tiểu nhiều về đêm, lo âu, hồi hộp. Dùng bất cứ lúc nào trong ngày đều được.
Canh hạt sen: chuẩn bị nguyên với 30g hạt sen, chế biến đơn giản đem nấu chín hạt sen với nước thành canh, nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn trước khi ngủ khoảng 2 giờ đồng hồ. Món ăn có tác dụng định tâm, an thần rất thích hợp với người bệnh tiểu đường mất ngủ, tỳ vị hư nhược, tâm thần bất an.
Chua benh mat ngu tu nhung mon canh


Canh hành táo: nguyên liệu gồm hành củ 7 cây, táo tàu 20 quả. Chế biến, táo tàu rửa sạch, ngâm nước nóng cho nở, vớt táo cho vào nồi thêm nước vừa đủ rồi đun khoảng 20 phút thì cho hành vào, đun thêm 10 phút nữa là được. Món ăn dùng được bất cứ khi nào trong ngày, có tác dụng an thần, ích tâm trí, chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ mạn tính, ngủ hay mộng mị, trí nhớ suy giảm.

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

Mẹo Cải Thiện Tình Trạng Khóc Dạ Đề Ở Trẻ Nhỏ

Tình trạng bé khóc đêm ở trẻ sơ sinh hay dân gian còn gọi là khóc dã tràng, dùng chỉ những trẻ sơ sinh tự nhiên khóc vào một thời điểm nhất định trong ngày, khóc nhiều ngày liên tục như vậy mà cha mẹ hay người thân trong gia đình không dỗ nín được. Theo dân gian, tình trạng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh xảy ra thì trẻ sẽ khóc đủ 100 ngày mới thôi.
Mẹo khắc phục tình trạng khó dạ đề ở trẻ sơ sinh
Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh? Những lưu ý nào giúp cha mẹ tránh được tình trạng bé khóc đêm? Sau đây là những mẹo khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh khóc đêm hữu ích nhất cho cha mẹ:
1. Theo dõi chế độ ăn uống của mẹ khi trẻ còn đang bú mẹ.
- Trong quá trình ăn uống của mẹ, có thể ăn một số thực phẩm gây kích ứng khó chịu cho bé như rau họ cải (cải bắp, súp lơ), socola, các thực phẩm có thể gây dị ứng cho bé như sữa, đậu nành, lúa mạch, trứng, đậu phộng, cá khiến bé khóc đêm hay khóc dạ đề.
- Mẹ không nhất thiết phải kiêng ăn các loại thực phẩm này, mà chỉ cần lưu ý khi ăn thực phẩm nào mà thấy khóc dạ đề nhiều thì rất có thể bé bị dị ứng hay không quen với loại thức ăn đó.
- Mẹ có thể chuyển sang loại thực phẩm khác có thành phần dinh dưỡng tương tự, để không bị thiếu chất khi nuôi con và tránh được tình trạng bé khóc dạ đề.
2. Khi bé đang uống sữa công thức hãy đổi sang loại khác.
- Một số thành phần protein trong sữa công thức có thể gây dị ứng cho bé, do đó mẹ có thể đổi sang một loại sữa công thức khác nếu tình trạng bé khóc đêm vẫn xảy ra hoặc bé chỉ thích hợp với bú sữa mẹ.
- Tuy nhiên, chưa có nhiều bằng chứng liên quan cho rằng việc sử dụng sữa có ít thành phần gây dị ứng sẽ làm dễ chịu hơn khiến bé hết khóc dạ đề.
3. Sự dụng men vi sinh theo khi cần thiết.
Khi cân nhắc sử dụng men vi sinh cho bé, mẹ cần tham vấn ý kiến từ bác sĩ. Ở một số bé khi được dùng men vi sinh giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, sẽ giảm bớt được tình trạng bé khóc đêm. Trong các loại sữa công thức thường có sẵn men vi sinh có lợi cho bé.
4. Mẹ dùng thảo dược khi bé khóc dạ đề.
- Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, có một số loại thảo dược giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn cải thiện tình trạng bé khóc dạ đề xảy ra.
Mẹo khắc phục tình trạng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh
- Tuy nhiên mẹ cần nhớ rằng, không phải tất cả dù là thảo dược thiên nhiên đều an toàn với bé. Vậy nên, mẹ cần thận trọng và tốt hơn nên hỏi ý kiến của bác sỹ chuyên khoa nếu muốn áp dụng dùng thảo dược để chữa chứng bé khóc dạ đề.
5. Massage cho bé cảm giác dễ chịu và thư thái.
- Massage giúp cho bé có cảm giác dễ chịu, thư thái và là sợi dây gắn kết mẹ với bé, nên mẹ không phải quá lo lắng về việc massage như nào cho bé bớt khóc dạ đề.
- Mẹ chỉ cần đặt bé nằm trên bụng mình, nhẹ nhàng massage lưng cho bé, rồi đến tay, chân và bụng.
6. Tăng vận động cho bé.
Vận động nhiều hơn sẽ giúp một số bé được giải tỏa căng thẳng. Tùy theo độ tuổi của bé mà mẹ có thể tìm hiểu và chọn các loại hình hoạt động phù hợp như nhảy múa, lắc lư cùng bé hoặc đẩy xe bé đi vòng quanh nhà.
7. Ủ ấm cơ thể cho bé.
Trẻ nhỏ thường dễ bị hạ thân nhiệt, mẹ ủ ấm không chỉ làm bé cảm thấy dễ chịu mà còn giúp bé cảm thấy an toàn. Tuy nhiên, về mùa hè thời tiết nóng bức thì đây không phải là lựa chọn phù hợp.
8. Tạo âm thanh nền.
Một âm thanh nhè nhẹ lặp đi lặp lại sẽ giúp bé trấn an khi cáu gắt và hạn chế được tình trạng bé khóc đêm xảy ra, đó có thể là âm thanh từ tiếng quạt đều đều...
9. Bật nhạc êm dịu thư giãn.
Với các khúc nhạc êm dịu như các bài hát ru sẽ giúp bé thư giãn và giảm được tình trạng bé khóc đêm. Các âm thanh thiên nhiên cũng giúp ích rất nhiều cho bé có cảm giác thư thái, mẹ hãy thử với nhiều loại âm thanh êm dịu khác nhau để tìm ra âm thanh phù hợp với bé yêu.
10. Tạo áp lực lên bụng bé.
Ở một số trẻ nhỏ sẽ cảm thấy cảm giác dễ chịu hơn khi được đặt nằm sấp và chà sát nhẹ lên lưng. Mẹ hãy thử để tìm cách cải thiện tình trạng bé khóc dạ đề.
11. Tạo không khí êm dịu.
Việc giảm các tác động như ánh đèn, tiếng ồn xung quanh không gian bé ngủ sẽ giúp bé có cảm giác thư giãn, êm dịu và bớt bị kích thích qua đó giúp hạn chế xảy ra tình trạng bé khóc đêm.
12. Không để bé tiếp xúc với khói thuốc.
Khói thuốc lá có thể là yếu tố kích hoạt tình trạng bé khóc dạ đề dai dẳng, mẹ nên hạn chế tối đa và không để bé phải tiếp xúc với khói thuôc.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Các Điều Cần Biết Về Thiểu Năng Tuần Hoàn Não

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là bệnh lý thường xảy ra ở người già, tuy nhiên hiện nay bệnh đang có xu hướng xuất hiện trẻ hóa. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não vô cùng nguy hiểm, nó có nguy cơ gây tử vong rất cao chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư.
thiểu năng tuần hoàn não

Người cao tuổi là đối tượng dễ mắc thiểu năng tuần hoàn não nhất (ảnh minh họa).
Thế nào là bệnh thiểu năng tuần hoàn não?
Bệnh thiểu năng tuần hoàn não xảy ra là trạng thái nhất thời, đột ngột xảy ra do chức năng thần kinh có sự thiếu sót. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não thường hồi phụ hoàn toàn sau 24 giờ, nhưng có xu hướng tái phát nhiều lần nguyên nhân do não bộ thiếu máu và thiếu oxy.
Bệnh thiểu năng tuần hoàn não diễn ra lâu ngày và có thể có nhiều biến chứng nguy hại như gây tai biến mạch máu não (hay đột quỵ não) do nhồi máu não hệ sống nền, điều này rất nguy hiểm khi một động mạch bị huyết khối gây tắc hoàn toàn. Người bệnh có thể bị tử vong do suy hô hấp, suy tuần hoàn vì thân não bị nhồi máu hoại tử cấp tính, phù não.
Tỷ lệ mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não.
Bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi và đang dần trẻ hóa, người lao động trí óc căng thẳng, người nam mắc bệnh nhiều hơn nữ.
Ngày nay số người mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não có tỷ lệ rất cao, chiếm khoảng 2/3 người đứng tuổi. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não chiếm tới 25% tổng số các ca tai biến xảy ra.
Nguyên nhân mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não.
Xơ vữa động mạch và thoái hóa đốt sống cổ là những nguyên nhấn chính gây nên bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Những nguyên nhân này đều gây ra hậu quả làm giảm lưu lượng máu cung cấp nuôi dưỡng não bộ, giảm khả năng cung cấp oxy cho não… từ đó gây ra nhiều triệu chứng khác nhau.
Làm gì khi bị thiểu năng tuần hoàn não.
Khi có những triệu chứng như đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, tê bì chân tay… người bệnh cần đi khám ngay và cần khám bệnh định kỳ thường xuyên. Khi được chấn đoán mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não người bệnh cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, nhất là chế độ ăn uống và luyện tập sao cho hợp lý cũng như cách dùng thuốc điều trị.
Phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn não.
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý hàng ngày, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cay, các loại cá (nên mỗi tuần ăn ba bữa cá). Cần hạn chế ăn nhiều thịt, không nên ăn mỡ động vật. Hạn chế tối đa uống rượu bia, và bỏ thuốc lá. Nên tăng cường tập thể thao đều đặn nhằm ngăn ngừa một số bệnh gián tiếp làm xuất hiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não như bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thừa cân béo phì.
Về mùa lạnh hay vừa đi ngoài trời nắng về những người cao tuổi không nên tắm nước lạnh, cần mặc đủ ấm, nằm ngủ nơi kín gió, tránh nằm nơi gió lùa. Vào mùa đông, mỗi khi tỉnh giấc nhất là lúc nửa đêm về sáng cần nằm tĩnh dưỡng trước khi ngồi dậy nhằm tránh bị lạnh đột rất nguy hiểm do mạch máu co lại đột ngột.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Chăm Sóc Cho Trẻ Hay Ốm Như Thế Nào?

Tình trạng trẻ hay ốm bố mẹ cần phải lưu ý tới nhiệt độ và chế độ ăn cho bé. Và cần quan tâm chăm sóc trẻ một cách hợp lý để tránh cho bé quấy khóc và mệt mỏi, khó chịu…
Có nên đưa con tới bác sĩ khi sốt?
Dù cho bé có sốt cao hay không, bố mẹ cũng nên đưa con đi khám ngay. Chỉ có ở bệnh viện hay phòng khám, các bác sĩ có nhiều phương tiện để khám bệnh cho con.
Có cần chăn mền cho cháu không?
Trường hợp con đang sốt, bố mẹ không nên đắp thêm chăn mền cho bé, vì sẽ làm tăng thêm nhiệt. Cần giữ nhiệt độ phòng ở mức 20-22 độ C và không để gió lùa, nên cho bé mặc áo quần rộng, thoáng…

bé hay ốm

Chăm sóc thế nào để bé dễ chịu?
- Giữ cho phòng thoáng và đủ ấm.
- Lau mặt, rửa chân tay cho trẻ bình thường như mọi ngày.
- Cha mẹ có thể tắm cho con bằng nước nóng ấm ở 37 độ C và tránh để gió lùa vào phòng tắm.
- Mỗi khi ốm trẻ luôn muốn có bố hoặc mẹ, ông bà ở bên cạnh. Bé sẽ thấy an tâm và được an ủi nhiều mỗi khi cảm thấy khó chịu. Nếu không có điều kiện ở bên bé, hay cho bé nhiều đồ chơi, sách tô màu để bé vui chơi.
- Luôn giữ sự lạc quan trước mặt bé với tình trạng ốm của bé.
=> Khi bé mọc răng bé cũng có thể bị sốt mẹ cần lưu ý nhé.

Khi con ra nhiều mồ hôi cần làm gi?
Trường hợp bé sốt và đổ nhiều mồ hôi, điều này là rất tốt. Đây là phản ứng của cơ thể làm thân nhiệt giảm xuống. Cha mẹ nên lau khô người và thay đồ cho bé.
Có cần bắt bé nằm tại giường không?
- Khi bé bị ốm bé sẽ tự động nằm nghỉ nếu mệt. Nhưng nếu bé không muốn nằm, cha mẹ hãy để bé ngồi dậy chơi hoặc đi lại trong nhà, đi tất để giữ ấm chân cho bé.
- Với các bé bị bệnh đang điều trị lâu hoặc còn trong thời gian phục hồi sức khỏe, cha mẹ hãy để con chơi bình thường, chỉ nên tránh những trò chơi làm bé kích động và không nên cho bé chơi với trẻ khác để tránh lây nhiễm.

Chế độ ăn của trẻ như thế nào?
Ở trẻ sơ sinh nếu không bị tướt có thể cho trẻ ăn bình thường, không nên ép trẻ ăn và cần cho trẻ uống thêm nước.
- Trường hợp trẻ đi tướt nên ngừng cho con bú và cho ăn theo chế độ riêng.
- Với các trẻ lớn có thể cho ăn súp, nước rau, chuối nghiền…
Khi trẻ nhận thấy trẻ có dấu hiệu khỏi bệnh, cha mẹ hãy dần cho trẻ ăn trở lại chế độ ăn bình thường.
- Trường hợp trẻ bị sốt, cha mẹ hãy cho con uống nhiều nước vì sốt làm cơ thể thiếu nước, để dễ uống ngoài nước lọc có thẻ cho con uống nước cam, nước chanh, nước rau…
- Thông thường trẻ sẽ thích uống nước lạnh hơn nước nóng, cha mẹ hãy cho con uống nước mát nhất là trường hợp hay bị nôn ói.
=> Khi trẻ ốm trẻ biếng ăn là chuyện thường, cha mẹ cần giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn nhé.

Giờ giấc chăm sóc như thế nào?
-Chăm sóc có giờ giấc giúp con đỡ mệt mỏi hơn là phải lan man cả ngày. Sau khi chăm sóc con, cha mẹ nên ghi thân nhiệt đo đước ban sáng và chiều lại cùng các hiện tượng nếu có như: nôn ói, đi tướt, ho,… để dễ dàng thông tin khi cần thiết.
- Cần cách ly bé với các bé khác và cả với người mang bầu nếu bé mắc bệnh lây lan.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Di Chứng Nguy Hiểm Do Tai Biến Mạch Máu Não

Đột quỵ não hay tên gọi khác là tai biến mạch máu não, đây là một trong những bệnh lý có nguy cơ gây tử vong rất cao. Bệnh xảy ra do máu cung cấp nuôi não bị gián đoạn đột ngột, biểu hiện chủ yếu qua các dạng chính là nhồi máu não (do tắc mạch máu não) và xuất huyết não (do chảy máu não). Trong đó, hiện tượng tai biến mạch máu não do nhồi máu não xảy ra chiếm 85%, do xuất huyết não chiếm 15%. Bệnh xảy ra để lại nhiều di chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não để lại những biến chứng gì?
Kết quả thống kê phòng chống đột quỵ não cho thấy, trong số hơn nửa bệnh nhân qua cơn tai biến mạch máu não được cứu sống, có tới 90% mắc di chứng vận động, 68% gặp phải biến chứng vừa và nhẹ, 27% gặp phải di chứng nặng. Trong đó, di chứng liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, không tự chủ trong tiểu tiện là những di chứng hay gặp ở người bệnh nhất.
Liệt nửa người: theo thống kê di chứng này có tới 90% người bị tai biến mạch máu não gặp phải. Đây được coi là di chứng nặng nề nhất, người bệnh gặp khó khăn trong đi lại và cử động tay chân. Những bệnh nhân này, dễ mắc thêm chứng rối loạn tâm lý do mặc cảm bản thân.
Rối loạn ngôn ngữ: không phát âm được là biểu hiện thường thấy. Do người bệnh bị méo miệng, phát âm bị mất nguyên âm cuối. Trường hợp nặng, người bệnh sau tai biến không nói được và cứ bập bẹ như trẻ tập nói.
Không tự chủ tiểu tiện: đây là di chứng thường gặp nhất ở người bệnh sau tai biến mạch máu não xảy ra. Do không chủ động được trong tiểu tiện, người bệnh gặp phải những bất tiện trong cuộc sống, dễ tở nên cáu gắt, bức bối và mệt mỏi.
Ngoài việc phải hứng chịu những di chứng sau đột quỵ não, người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ tai biến mạch máu não tái phát với hậu quả và chi phí nặng nề hơn so với lần đầu.
Chủ động phòng ngừa tai biến mạch máu não như thế nào?
Bệnh lý tai biến mạch máu não tuy xảy ra đột ngột nhưng là do không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như ăn uống thiếu khoa học, lười vận động, môi trường sống ô nhiễm và các bệnh lý mạn tình như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, rối loạn mỡ máu…
Các yếu tố nguy cơ trên đã kích thích tăng sinh gốc tự do trong quá trình chuyển hóa tại não, dẫn tới hình thành và phát triển các mảng xơ vữa khiến lòng mạch bị thu hẹp, lưu thông máu gặp khó khăn dẫn tới thiếu máu cung cấp cho não. Khi các mảng sơ vữa bong ra kết hợp với tế bào máu và các yếu tố khác hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn ở nhiều vị trí trong mạch máu não, dẫn tới tai biến mạch máu não xảy ra.
Vì vậy, để phòng ngừa tai biến mạch máu não xảy ra, chúng ta cần chủ động chăm sóc não bộ, kiểm soát gốc tự do để bảo vệ máu máu, tránh hình thành xơ vữa mạch máu và cục máu đông. Giúp dự phòng sớm và can thiệp tận gốc nguy cơ đột quỵ.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, vận động thể lực thường xuyên. Tránh căng thẳng, mất ngủ, stress cũng như cần hạn chế bia rượu và từ bỏ thuốc lá.
=> Bệnh thiểu năng tuần hoàn não không còn đáng lo ngại, bạn biết chưa.