Hiển thị các bài đăng có nhãn thiểu năng tuần hoàn não. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thiểu năng tuần hoàn não. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Các Điều Cần Biết Về Thiểu Năng Tuần Hoàn Não

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là bệnh lý thường xảy ra ở người già, tuy nhiên hiện nay bệnh đang có xu hướng xuất hiện trẻ hóa. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não vô cùng nguy hiểm, nó có nguy cơ gây tử vong rất cao chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư.
thiểu năng tuần hoàn não

Người cao tuổi là đối tượng dễ mắc thiểu năng tuần hoàn não nhất (ảnh minh họa).
Thế nào là bệnh thiểu năng tuần hoàn não?
Bệnh thiểu năng tuần hoàn não xảy ra là trạng thái nhất thời, đột ngột xảy ra do chức năng thần kinh có sự thiếu sót. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não thường hồi phụ hoàn toàn sau 24 giờ, nhưng có xu hướng tái phát nhiều lần nguyên nhân do não bộ thiếu máu và thiếu oxy.
Bệnh thiểu năng tuần hoàn não diễn ra lâu ngày và có thể có nhiều biến chứng nguy hại như gây tai biến mạch máu não (hay đột quỵ não) do nhồi máu não hệ sống nền, điều này rất nguy hiểm khi một động mạch bị huyết khối gây tắc hoàn toàn. Người bệnh có thể bị tử vong do suy hô hấp, suy tuần hoàn vì thân não bị nhồi máu hoại tử cấp tính, phù não.
Tỷ lệ mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não.
Bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi và đang dần trẻ hóa, người lao động trí óc căng thẳng, người nam mắc bệnh nhiều hơn nữ.
Ngày nay số người mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não có tỷ lệ rất cao, chiếm khoảng 2/3 người đứng tuổi. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não chiếm tới 25% tổng số các ca tai biến xảy ra.
Nguyên nhân mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não.
Xơ vữa động mạch và thoái hóa đốt sống cổ là những nguyên nhấn chính gây nên bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Những nguyên nhân này đều gây ra hậu quả làm giảm lưu lượng máu cung cấp nuôi dưỡng não bộ, giảm khả năng cung cấp oxy cho não… từ đó gây ra nhiều triệu chứng khác nhau.
Làm gì khi bị thiểu năng tuần hoàn não.
Khi có những triệu chứng như đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, tê bì chân tay… người bệnh cần đi khám ngay và cần khám bệnh định kỳ thường xuyên. Khi được chấn đoán mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não người bệnh cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, nhất là chế độ ăn uống và luyện tập sao cho hợp lý cũng như cách dùng thuốc điều trị.
Phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn não.
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý hàng ngày, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cay, các loại cá (nên mỗi tuần ăn ba bữa cá). Cần hạn chế ăn nhiều thịt, không nên ăn mỡ động vật. Hạn chế tối đa uống rượu bia, và bỏ thuốc lá. Nên tăng cường tập thể thao đều đặn nhằm ngăn ngừa một số bệnh gián tiếp làm xuất hiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não như bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thừa cân béo phì.
Về mùa lạnh hay vừa đi ngoài trời nắng về những người cao tuổi không nên tắm nước lạnh, cần mặc đủ ấm, nằm ngủ nơi kín gió, tránh nằm nơi gió lùa. Vào mùa đông, mỗi khi tỉnh giấc nhất là lúc nửa đêm về sáng cần nằm tĩnh dưỡng trước khi ngồi dậy nhằm tránh bị lạnh đột rất nguy hiểm do mạch máu co lại đột ngột.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Di Chứng Nguy Hiểm Do Tai Biến Mạch Máu Não

Đột quỵ não hay tên gọi khác là tai biến mạch máu não, đây là một trong những bệnh lý có nguy cơ gây tử vong rất cao. Bệnh xảy ra do máu cung cấp nuôi não bị gián đoạn đột ngột, biểu hiện chủ yếu qua các dạng chính là nhồi máu não (do tắc mạch máu não) và xuất huyết não (do chảy máu não). Trong đó, hiện tượng tai biến mạch máu não do nhồi máu não xảy ra chiếm 85%, do xuất huyết não chiếm 15%. Bệnh xảy ra để lại nhiều di chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não để lại những biến chứng gì?
Kết quả thống kê phòng chống đột quỵ não cho thấy, trong số hơn nửa bệnh nhân qua cơn tai biến mạch máu não được cứu sống, có tới 90% mắc di chứng vận động, 68% gặp phải biến chứng vừa và nhẹ, 27% gặp phải di chứng nặng. Trong đó, di chứng liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, không tự chủ trong tiểu tiện là những di chứng hay gặp ở người bệnh nhất.
Liệt nửa người: theo thống kê di chứng này có tới 90% người bị tai biến mạch máu não gặp phải. Đây được coi là di chứng nặng nề nhất, người bệnh gặp khó khăn trong đi lại và cử động tay chân. Những bệnh nhân này, dễ mắc thêm chứng rối loạn tâm lý do mặc cảm bản thân.
Rối loạn ngôn ngữ: không phát âm được là biểu hiện thường thấy. Do người bệnh bị méo miệng, phát âm bị mất nguyên âm cuối. Trường hợp nặng, người bệnh sau tai biến không nói được và cứ bập bẹ như trẻ tập nói.
Không tự chủ tiểu tiện: đây là di chứng thường gặp nhất ở người bệnh sau tai biến mạch máu não xảy ra. Do không chủ động được trong tiểu tiện, người bệnh gặp phải những bất tiện trong cuộc sống, dễ tở nên cáu gắt, bức bối và mệt mỏi.
Ngoài việc phải hứng chịu những di chứng sau đột quỵ não, người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ tai biến mạch máu não tái phát với hậu quả và chi phí nặng nề hơn so với lần đầu.
Chủ động phòng ngừa tai biến mạch máu não như thế nào?
Bệnh lý tai biến mạch máu não tuy xảy ra đột ngột nhưng là do không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như ăn uống thiếu khoa học, lười vận động, môi trường sống ô nhiễm và các bệnh lý mạn tình như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, rối loạn mỡ máu…
Các yếu tố nguy cơ trên đã kích thích tăng sinh gốc tự do trong quá trình chuyển hóa tại não, dẫn tới hình thành và phát triển các mảng xơ vữa khiến lòng mạch bị thu hẹp, lưu thông máu gặp khó khăn dẫn tới thiếu máu cung cấp cho não. Khi các mảng sơ vữa bong ra kết hợp với tế bào máu và các yếu tố khác hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn ở nhiều vị trí trong mạch máu não, dẫn tới tai biến mạch máu não xảy ra.
Vì vậy, để phòng ngừa tai biến mạch máu não xảy ra, chúng ta cần chủ động chăm sóc não bộ, kiểm soát gốc tự do để bảo vệ máu máu, tránh hình thành xơ vữa mạch máu và cục máu đông. Giúp dự phòng sớm và can thiệp tận gốc nguy cơ đột quỵ.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, vận động thể lực thường xuyên. Tránh căng thẳng, mất ngủ, stress cũng như cần hạn chế bia rượu và từ bỏ thuốc lá.
=> Bệnh thiểu năng tuần hoàn não không còn đáng lo ngại, bạn biết chưa.

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Dấu Hiệu Và Ngăn Ngừa Chứng Thiểu Năng Tuần Hoàn Não

Rối loạn tuần hoàn não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não đang trở nên phổ biến trong xã hội, những triệu chứng của bệnh xảy ra gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và công việc mỗi ngày. Ở giai đoạn đầu bệnh thiểu năng tuần hoàn nào còn có thể bù trừ, về sau khi chuyển sang giai đoạn mất bù với những cơn thiếu máu não thoáng qua.
Triệu chứng của chứng rối loạn tuần hoàn não.
Những dấu hiểu gặp phải như tay chân một bên người mỏi, có cảm giác tê bì, co giật, đang trí, khó nói… Những rối loạn này nếu không được điều trị kịp thời sẽ phát triển nặng hơn nhất là những người có sẵn các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch…
thiểu năng tuần hoàn não

Triệu chứng đau đầu là hay gặp nhất (minh họa)
Biểu hiện của rối loạn tuần hoàn não cấp tính là chứng tai biến mạch máu não, là bệnh nguy hiểm. Biểu hiện của bệnh thường là đau đầu dữ dội, hôn mê, nôn và buồn nôn, liệt chi, miệng méo, xuất huyết não, chảy máu não… người bệnh dễ tử vong.
Rối loạn tuần hoàn não mạn tính chính là biểu hiện của tình trạng thiếu máu não mạn tính, chúng có biểu hiện như sa sút trí tuệ ở người cao tuổi, đau đầu, chóng mặt….
Các rối loạn tuần hoàn não xảy ra ít nhiều có phù não, bệnh gây ra các rối loạn về tâm lý của người bệnh như: người bệnh dễ nóng giận, buồn vui thất thường, dễ lãng quên, thậm chí không nhớ được tên người trước mặt. Các rối loạn còn có thể gặp nữa, là rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh cảm giác nóng bừng bừng, toát mồ hôi, thở khó, lạnh các ngón chân và tay, sởn gai ốc… và rối loạn kích thích, rối loạn đại tiểu tiện…
Cần làm gì để phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não.
Để giúp phòng ngừa bệnh thiểu năng tuần hoàn não hiệu quả nhất, với người cao tuổi không nên ăn hoặc nên ăn ít mỡ động vật, kiêng rượu bia vì rượu bia làm ảnh hưởng nghiêm trọng chức năng của gan,… Tuyệt đối không hút thuốc lá và thuốc lào. Hạn chế sử dụng dầu động vật và không lạm dụng cả dầu thực vật trong chế biến món an. Người cao tuổi nên thường xuyên tập luyện thể lực mỗi ngày, với bài tập phù hợp và nhẹ nhàng.
Đối với những người có bị kèm tăng huyết áp cần đề phòng tai biến mạch máu não xảy ra. Vậy nên, những người bị rối loạn tuần hoàn não cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế và được theo dõi, điều trị và tư vấn các vấn đề sức khỏe một cách khoa học nhất.

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Gạo Lứt Chọn Lựa Tốt Cho Người Đái Tháo Đường

Gạo lứt nguyên cám được khuyến cáo giúp giảm sự tích tụ mảng bám động mạch, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và giảm cholesterol. Ngoài ra gạo lứt giải phóng đường chậm và giàu chất xơ, nên rất thích hợp với những người muốn giảm cân và người mắc đái tháo đường. Bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu lợi ích của gạo lứt đối với sức khỏe và giá trị dinh dưỡng.


Gạo lứt giàu chất xơ: có giá trị rất lớn với sức khỏe nhờ hàm lượng chất xơ cao có trong gạo lứt. Các chất xơ tự nhiên có trong gạo lứt có khả năng gắn kết các chất gây ung thư và các chất độc trong cơ thể, rồi loại bỏ không cho chúng bám vào thành ruột.
Gạo lứt giải phóng đường chậm: gạo lứt giúp ổn định mức đường máu. Nên nó là lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu cho thấy ăn gạo lứt hàng ngày giúp giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường lên tới 60% và những người thường xuyên ăn gạo trắng có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường cao hơn 100 lần.
Gạo lứt giàu Selen: khoáng chất selem trong gạo lứt giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh như ung thư, tim mạch và viêm khớp.
Hàm lượng Mangan cao trong gạo lứt: với một chén gạo lứt có thể cung cấp tới 80% nhu cầu mangan mỗi ngày. Khoáng chất mangan giúp cơ thể tổng hợp các chất béo, cũng như lợi ích cho hệ thống thần kinh và sinh sản của chúng.
=> Bạn không cần phải lo lắng bệnh thiểu năng tuần hoàn não nữa.
Gạo lứt giàu dầu tự nhiên: gạo lứt chứa nhiều hàm lượng dầu tự nhiên rất có lợi cho cơ thể giúp bình thường hóa nồng độ cholesterol trong cơ thể.
Gạo lứt giúp giảm cân: chất xơ có trong gạo lứt giúp chức năng ruột hoạt động tốt, dễ dàng tiêu hóa. Sự bổ sung gạo lứt vào chế độ ăn giúp ngăn ngừa tăng cân rất tốt.
Giúp giảm cholesterol máu: gạo lứt nguyên cám do không mất đi tính trọn vẹn như gạo qua tinh chế, nên nó được chứng minh làm giảm sự tích tụ các mảm bám thành động mạch, giảm nguy cơ tim mạch và giảm cholesterol trong máu.
Gạo lứt giàu chất chống oxy hóa: đây là một trong những giá trị tốt của gạo lứt, kết hợp với các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như quả việt quất, dâu tây, các loại trái cây khác và các loại rau. Thì khả năng chống oxy hóa của gạo lứt được đánh giá rất cao.
=> Tai biến mạch máu não nguy hiểm bạn biết những gì?
Qua đây, gạo lứt có thể được sử dụng thay thế cho gạo trắng trong hầu hết các công thức nấu ăn chay và cũng cung cấp hương vị đầy đủ, phong phú và hấp dẫn. Bột gạo lứt cũng có thể được sử dụng cho công thức làm bánh chay, bánh mì và bánh nướng. Vậy gạo lứt hẳn là sự lựa chọn tốt cho sức khỏe.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Phòng Ngừa Tai Biến Mạch Máu Não Hiệu Quả

Bệnh tai biến mạch máu não là bệnh liên quan tới hệ thần kinh rất phổ biến hiện nay, hệ lụy của nó gây ra rất lớn ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh cũng như xã hội. Vì vậy việc phòng ngừa tai biến mạch máu não là điều rất quan trọng.

Phòng Ngừa Tai Biến Mạch Máu Não Hiệu Quả

1. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.
- Gia vị hàng ngày như: tỏi, ớt, gừng, hạt tiêu, hành tây là những gia vị được khuyến khích sử dụng giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não.
- Ăn các loại trái cây giàu vitamin C và kali như: chuối, cam, bưởi… giúp cải thiện chức năng, ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch có tác dụng phòng ngừa đột quỵ não.
- Ăn các loại rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ và axit folic như: súp lơ, rau màu xanh đậm… có tác dụng giảm cholesterol và tăng tuần hoàn máu.
- Hạn chế: muối và các thực phẩm chứa hàm lượng muối cao. Khi chế biến đồ ăn nên giảm thiểu lượng muối, hạn chế các đồ ăn được chế biến sẵn vì các loại đồ ăn này thường chứa hàm lượng muối cao.
- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo như các loại thịt có màu đỏ, nội tạng động vật,..
2. Thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh.
Không hút hoặc cai thuốc lá, hạn chế hoặc bỏ uống rượu bia, hoạt động thể lực thường xuyên, luôn tạo cuộc sống tinh thần vui tươi từ đó giảm yếu tố nguy cơ xảy ra các bệnh tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. Và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh.
=> Bạn muốn biết vì sao bệnh thiểu năng tuần hoàn não không còn là nỗi lo.
3. Cần tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ.
Không nên tắm ngay sau khi lao động nặng hoặc đi ngoài trời nắng nóng về. Sáng sớm lúc thức dậy, để phòng tai biến xảy ra không nên bật dậy ra khỏi giường ngay.
Khi gặp các dấu hiệu như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, tê bì chân tay, nói khó khăn hoặc không hiểu người khác, liệt nửa người, liệt tay chân… nhanh chóng cấp cứu để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
4. Đi bộ 20 – 30 phút mỗi ngày.
Hãy dành khoảng 20-30 phút mỗi ngày để đi bộ, qua đó giúp giảm nguy cơ tai biến mạch máu não tới 30%. Và theo một nghiên cứu được thực hiện với hơn 40 nghìn người trong thời gian 12 năm, thực hiện đi bộ với cường độ cao còn có thể giảm tới 40% nguy cơ xảy ra tai biến mạch máu não.

Phòng Ngừa Tai Biến Mạch Máu Não Hiệu Quả

5. Tạo thói quen ngủ 7h mỗi ngày.
Với những người thực hiện ngủ đủ giờ mỗi đêm kéo dài khoảng 7 tiếng, giúp giảm 63% nguy cơ tai biến mạch máu não xảy ra so với người ngủ hơn 10 tiếng. Và những người ngủ có ngáy, theo nghiên cứu cũng chỉ ra người đó có khả năng phát triển hội chứng trao đổi chất, một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ xảy ra, cũng như phát triển bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Đái Tháo Đường Và Các Cơ Chế Gây Bệnh

Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa mà người bệnh mắc phải, có sự ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cơ thể. Chúng ta thường biết đến đái tháo đường với hai thể bệnh phổ biến là đái tháo đường type1 chiếm 10% số lượng người bệnh và 90% là đái tháo đường type2. Vậy cơ chế nào gây bệnh tiểu đường? Chúng ta cùng tìm hiểu cơ chế gây bệnh cho từng thể bệnh tiểu đường.

Benh tieu duong va cac co che gay benh


Cơ chế gây bệnh tiểu đường type1.
Hiện tại, cơ chế và nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type1 như nào chúng ta vẫn chưa biết rõ. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type1 có thể do:
Qua trung gian miễn dịch:
- Do có sự tiếp xúc: các yếu tố bên ngoài từ môi trường tấn công cơ thể như virut sởi, quai bị… cơ thể khi này giải phóng các kháng nguyên, kích thích cơ thể sản sinh kháng thể để hoạt hóa các phản ứng viêm tiểu đảo tự nhiên, tuyến tụy bị tấn công và bị phá hủy dẫn tới không còn khả năng sản xuất insulin.
- Các kháng thể sản sinh bất thường này có bản chất là protein trong máu (một phần của hệ miễn dịch cơ thể), nó được hình thành trong cơ thể người bệnh tiểu đường type1.
Không qua trung gian miễn dịch:
- Có thể không tìm thấy nguyên nhân hoặc nguyên nhân không rõ ràng.
- Có yếu tố di truyền được thể hiện rõ trong trường hợp này, gen gây bệnh tiểu đường có sự giống nhau.
=> Thiểu năng tuần hoàn não và những điều bạn cần biết.
Cơ chế gây bệnh tiểu đường type2.
Bệnh tiểu đường type2 có cơ chế gây bệnh liên quan mật thiết giữa sự rối loạn tiết insulin và đề kháng insulin.


Rối loạn tiết insulin: Có sự ảnh hưởng bởi việc tăng glucose trong máu làm tổn thương tế bào peta, dẫn tới tế bào peta của tuyến tụy bị suy giảm dẫn tới sự dối loạn tiết insulin của tụy. Rối loạn tiết insulin thường gặp ở người có thể trạng gầy gò.
Đề kháng insulin: mối liên hệ giữa insulin và cơ quan địch bị suy giảm hoặc mất tính nhạy cảm và thường gặp ở những người thừa cân béo phì.
Yếu tố tăng Glucagon: tế bào peta tuyến tụy tăng sinh nhiều glucagon hơn mức bình thường dẫn tới làm cho đường tích tụ trong máu tăng lên.
Yếu tố Incretin: đây là một hocmon được ruột tiết ra sau khi ăn, incretin có tác dụng kích thích tế bào peta tuyến tụy tăng sản xuất insulin, giảm tiết ra glucagon. Nếu hocmon incretin suy giảm sẽ dẫn tới insulin tiết ra không đủ để chuyển hóa đường sau khi ăn.
Tăng tái hấp thu glucose ở thận: glucose được thận tái hấp thu nhiều hơn mức bình thường dẫn tới làm tăng lượng đường tích tụ trong máu.
Rối loạn chức năng dẫn truyền thần kinh ở não: não bộ kiểm soát sự cân bằng giữa glucose và insulin và chất dẫn truyền thần kinh, trong quá trình dẫn truyền có sự rối loạn nào đó xảy ra làm mất sự cân bằng kiểm soát của não bộ, dẫn tới đường huyết sẽ tăng cao. Yếu tố này cũng liên quan đến việc thường xuyên bi stress, thèm ăn đồ ngọt…
=> Tai biến mạch máu não nguy hiểm như nào?

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Thiếu Máu Não Và Phương Pháp Điều Trị Bệnh

Các mô cơ quan trong cơ thể hoạt động nhờ vào chất dinh dưỡng và oxy, được máu cung cấp bằng hệ tuần hoàn trong cơ thể. Đặc biệt não bộ tiêu thụ 25% lượng oxy toàn bộ cơ thể, lưu lượng máu trung bình lên não khoảng 55ml/100g não/1 phút, nếu chỉ số này dao động ở mức 30-50ml được gọi là thiểu năng tuần hoàn não (hay thiếu máu não). Lưu lượng máu lên não bị giảm, có thể do xơ vữa mạch máu, thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép mạch máu đốt sống thân nền. Thiếu máu não gây ra cấc triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, trí nhớ giảm, rối loạn giấc ngủ… Hiện nay tình trạng thiếu máu não còn có xu hướng trẻ hóa, nhất là các bạn trẻ phải học tập và làm việc căng thẳng, gặp nhiều stress trong cuộc sống.

Thiếu Máu Não Và Phương Pháp Điều Trị Bệnh
Năng vận động đẩy lùi chứng thiếu máu não (minh họa)

Điều trị bệnh thiếu máu não như thế nào

Khi phát hiện các triệu chứng kể trên, cần đến khám ngày ở các cơ sở chuyên khoan để chẩn đoán chính xác tình trạng thiếu máu não. Điều trị thiếu máu não cần kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập và sử dụng các loại thuốc tùy theo tác nhân gây bệnh. Có thể ban đầu dùng thực phẩm chức năng hoặc đông dược có tác dụng tăng cường tuần hoàn não. Trong đông y có rất nhiều vị thuốc và bài thuốc có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não như dược vị từ hoa hồng, bạch thược, ngưu tất, xuyên khung… và các bài thuốc dân gian như huyết phủ trục ứ thang… Những vị thuốc, bài thuốc này giúp làm giãn mạch máu não, tăng cường tuần hoàn não, chống lão hóa tăng chí nhớ…

Ngoài ra, bệnh nhân thiếu máu não cần vận động thể lực với cường độ 30 phút trên ngày ở mức vừa phải như chạy bộ, đi bộ nhanh, đạp xe… kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế mỡ động vật và tăng cường hàm lượng đạm thực vật. Bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt nhằm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, phòng chống xơ vữa động mạch. Người bệnh cũng nên hạn hạn chế ăn các loại thịt đỏ (ăn dưới 250g mỗi tuần), tăng cường ăn nhiều cá nhằm bổ sung omega-3 và DHA, tăng cường thiêu thụ chất xơ có nhiều trong rau quả, gạo lức, các loại hạt họ đậu và nạp đủ axit folic từ thực phẩm ăn hàng ngày như rau chân vịt, nước ép cam, bánh mì… Trường hợp bệnh nhân có bệnh lý về đốt sống cổ cũng cần được điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu cũng như thăm khám tại các phòng khám chuyên khoa, để được chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp nhất. Người bệnh cũng có thể sử dụng sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên như Unibrain giúp tăng tuần hoàn não…

=> Xơ vữa động mạch có tác nhân từ bệnh tiểu đường bạn đã biết

Cuối cùng, những bệnh nhân mắc thiểu năng tuần hoàn não, nhất là những người trẻ tuổi cần tạo thối quen nghỉ ngoi và làm việc khoa học, tránh tình trạng căng thẳng khéo dài; tránh những đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê… và thực hiện lối sống khoa học với những hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh.

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Chế Độ Ăn Uống Với Thai Phụ Mắc Bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ

Trong và sau thai kỳ, phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh tiểu đường thời thai kỳ, vậy nên thai phụ cần thiết phải phòng ngừa và chữa trị kịp thời hiệu quả nhằm tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để điều trị và kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ một cách hiệu quả, quan trọng là xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Một số lời khuyên ăn uống tốt cho thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ.

Chế độ ăn uống tốt giúp phòng ngừa và điều trị hiệu quả tiểu đường thai kỳ (minh họa)

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Để xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý cho người bệnh tiểu đường nói chung và với thai phụ mắc đái đường cần chú ý:

- Không bỏ bữa, nên ăn đủ bữa: Nếu bạn ăn không đúng giờ, các bữa ăn sau đó lượng thức ăn tăng lên sẽ khiến lượng đường trong máu tích tụ gây bệnh tiểu đường.

- Bữa ăn sáng tốt: Vào sáng sớm đường trong máu sẽ tụt mạnh, để giữ ổn định đường huyết cần hạn chế carbon hydro (có nhiều trong bánh mì, hoa quả, sữa và ngũ cốc), cần cố gắng kích thíc tăng sự hấp thu protein và cần hạn chế hoa quả, nước ép hoa quả cùng nhau vào sáng sớm.

- Kiểm soát cân nặng theo chế độ ăn uống phù hợp: Những thai phụ tăng cân quá mức có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Vì thế trong khẩu phần ăn cần hạn chế và bổ sung cân bằng lượng chất béo, chất đạm và tăng cường chất xơ.

Các loại thực phẩm nên ăn khi bị tiểu đường thai kỳ

- Ăn các loại thực phẩm cung cấp calo và carbon hydro hàng ngày.

- Tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả tươi, rau xanh, bánh mì, ngũ cốc, đậu đỗ khô, bạc hà. Các loại thực phẩm này bị hấp thu chậm hơn.

- Nên thường xuyên bổ sung ăn nhiều trái cây, nhất là các trái cây ít đường như táo, cam, bưởi, quýt,… thực phẩm loại này cung cấp nhiều vitamin có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường.

- Nên ăn các loại hải sản như cá ngừ, cá trích,… chúng có chứa nhiều axit béo có lợi giúp làm giảm lượng cholesterol có hại trong cơ thể.

=> Bonidiabet giúp ổn định đường huyết bạn biết chưa

Những thực phẩm cần kiêng ăn khi bị tiểu đường thai kỳ

- Thai phụ trước tiên cần ghi nhớ hạn chế ăn uống các loại đồ ăn hay thức uống có chứa nhiều hàm lượng đường như bánh ngọt, nước ép trái cây đóng hộp, nước ngọt, trà hoa quả, mật ong, mật mía… các loại thực phẩm này sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng cao.

- Cần hạn chế các loại trái cây khô nhất là các loại quả mọng vì chúng chứa lượng đường cao.

- Thận trọng khi uống sữa, do trong sữa ngoài hàm lượng canxi, vitamin và khoáng chất có tỉ lệ cao là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho thai phụ thì trong sữa cũng có nhiều carbohydrate, nếu uống quá nhiều cùng một lúc sẽ không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, phụ nữ mang thai chỉ nên uống một cốc sữa khoảng 200ml/lần, uống từ 2-3 cốc sữa mỗi ngày.

- Phụ nữ mang thai không được uống rượu bia

Ngoài thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, phụ nữ mang  thai cần tăng cường vận động, rèn luyện sức khỏe, kiểm soát cân nặng, càn thư giãn tạo tinh thần thoải mái, chúng là những yếu tố hỗ trọ cho việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra cũng có thể tìm tham khảo và áp dụng một số bài thuốc nam chữa bệnh đường thai kỳ, với thành phần từ nguyên liệu tự nhiên cho hiệu quả khả quan và an toàn.

=> Thiểu năng tuần hoàn não những điều cần lưu ý

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Lựa Chọn Máy Đo Đường Huyết Phù Hợp Nhất

Nhằm kiểm soát tốt đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra với người bệnh. Người mắc bệnh đái đường bên cạnh việc điều trị bằng thuốc chữa bệnh tiểu đường thì việc có bên mình một máy đo đường huyết là điều thực sự cần thiêt để theo dõi sức khỏe. Để theo dõi một cách sát sao nhất tình trạng bệnh tiểu đường, thì việc đo kiểm tra đường huyết cần được thực hiện đều đặn hàng tuần. Tuy nhiên để lựa chọn cho mình một chiếc máy đo đường huyết phù hợp rất kho khăn với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, hiện trên thị trường có rất nhiều loại máy đo đường huyết với đủ chủng loại khác nhau. Vậy dựa vào những tiêu chí nào để người bệnh có thể lựa chọn được loại máy đo đường huyết ưng ý nhất.

Lựa Chọn Máy Đo Đường Huyết Phù Hợp Nhất

Máy đo đường huyết hỗ trợ đo kiểm đường huyết trong điều trị bệnh tiểu đường (minh họa)

Tiêu chí lựa chọn máy đo đường huyết tốt nhất.

- Độ chính xác và mức độ tin cậy của máy

- Dễ dàng sử dụng

- Giá phải phù hợp

- Phụ kiện đi kèm máy (như pin, que thử) có dễ tìm và đắt quá không

- Kết quả có được lưu lại không? Và lưu lại được bao nhiêu kết quả.

Thông số quan trọng chọn máy đo đường huyết

Sau khi tìm hiểu những tiêu chí nêu trên, để tìm mua cho mình một máy đo đường huyết tốt và phù hợp nhất, người bệnh tiểu đường cần dựa vào các thông số quan trọng của máy đo đường huyết như:

- Đơn vị đo của máy đo đường huyết: Có 2 loại đơn vị đo đường huyết là mg/dL và mmol/L; đơn vị mg/dL có chỉ số gấp 18 lần đơn vị đo mmol/L. Trong đó đơn vị mmol/L được sử dụng phổ biến, sử dụng đơn vị đo khác nhau không ảnh hưởng độ chính xác của chỉ số kết quả đo. Tuy nhiên để dễ dàng cho người bệnh tiểu đường theo dõi và báo kết quả với bác sĩ thì nên sử dụng đơn vị đo mmol/L phổ biến hiện nay.

- Có phải cài mã hay chip cài code không? Với các loại máy đời cũ khi sử dụng sang que thử có mã số khác, người dùng mỗi khi đo đường huyết lại phải cài lại mã code que thử cho máy hoặc phải dùng chip cài code cho lọ que thử mới. Điều này đôi khi là trở ngại cho bệnh nhân, nhất là người cao tuổi.

- Nhiệt độ bảo quản và nhiệt độ hoạt động máy như thế nào? Ở Việt Nam do khi hậu có sự thay đổi nhiệt độ rất cao giữa các  mùa. Nên chọn một loại máy có giải nhiệt độ bảo quản và hoạt động càng rộng càng tốt, giúp tiện lợi trong vận chuyển và người sử dụng bảo quản máy.

- Tỷ lệ hồng cầu của máy đo đường huyết: Ý nghĩa của chỉ số là máy cho kết quả đo tin cậy với những mẫu máu có tỷ lệ hồng cầu trong giới hạn quy định. Do người bệnh thường không biết chính xác chỉ số hồng cầu bản thân, nên cần chọn loại máy có tỷ lệ hồng cầu rộng.

=> Ổn định đường huyết với Bonidiabet
[MEDIA=youtube]oMx3MXXPx1k[/MEDIA]
Cô Minh chia sẻ Bonidiabet giúp cô ổn định đường huyết

Kích thước mẫu máu trong máy đo đường huyết

Để tránh mất nhiều máu trong cơ thể bệnh nhân có thể chọn lựa máy đo đường huyết có mẫu máu nhỏ nhất, hiện nay là o,5 microlit.

Kích thước bộ nhớ máy đo đường huyết: Để lưu được nhiều kết quả đo nên chọn loại máy có bộ nhớ lớn. Việc ghi chép lại kết quả đo kết hợp nhật ký theo dõi tình trạng bênh, sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh tiểu đường phù hợp cho bạn.

=> Bạn quan tâm tới Thiểu năng tuần hoàn não

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Chứng Thiếu Máu Não Và Những Điều Cần Biết

Hiểu rõ về bệnh lý thiếu máu não hay còn gọi bệnh thiểu năng tuần hoàn não, đặc biệt là bệnh thiểu năng tuần hoàn não xảy ra ở người cao tuổi, sẽ giúp khắc phục và điều trị bệnh thiếu máu não tốt hơn.

Chứng Thiếu Máu Não Và Những Điều Cần Biết

Xơ vữa động mạch một nguyên nhân gây thiếu máu não (minh họa)

Thiếu máu não là gì?

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não hay thiếu máu não được coi là bệnh lý rối loạn chức năng của não gây ra do mạch máu nuôi dưỡng não bị tắc, hẹp, chèn ép… làm cho lưu lượng máu lên nuôi dưỡng não bị ảnh hưởng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương nghiêm trọng.

=> Bạn quan tâm tới Tai biến mạch máu não

Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não?

Tình trạng thiếu máu não có rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có 2 nguyên nhân chủ yếu là đàm thấp (do xơ vữa thành mạch máu), huyết trệ (chủ yếu là dothoais hóa đốt sống cổ) những nguyên nhân làm hẹp lòng mạch gây giảm lượng máu lên não.

Biểu hiện của thiếu máu não?

-Chóng mặt, hoa mắt, ù tai: Người bệnh bị đau nhức đầu kèm theo là ù tai, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng nhất là khi thay đổi tư thế, từ nằm chuyển sang ngồi hoặc đứng. Tỷ lệ bị chóng mặt rất cao chiếm gần 90%.

-Đau đầu kéo dài: đây là triệu chứng sớm xuất hiện và hay gặp ở bệnh thiếu máu não, thường chiếm 90%. Ban đầu chỉ là những cơn đau nhói ở vùng đầu, về sau lan tỏa khắp đầu, đầu nhức và ê ẩm và nặng. Tình trạng nặng đầu khi di chuyển hoặc suy nghĩ nhiều.

-Mất ngủ: Có một số người có biểu hiện mất ngủ, ngủ không sâu giấc hay trằn trọc nửa đêm, đến sáng lại ngủ được. Tình trạng mất ngủ kéo dài làm toàn thân mệt mỏi, nghe không rõ, trí nhớ suy giảm, mất tập trung, không ổn định tinh thần, dễ kích động.

-Chân tay tê bì, nhức mỏi: Tình trạng thiếu máu đến các chi sẽ gây các chứng tê bì nhức mỏi chân tay. Bệnh nhân có cảm giác tê bì, kiến bò ở đầu ngón tay chân. Có bệnh nhân xuất hiện cảm giác đau dọc các xương sườn, đau theo hai đường gáy, cảm giác xương sống lạnh tất cả đều ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe người bệnh.

-Suy giảm trí nhớ: Tình trạng đau nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt… thường xuyên xảy ra sẽ khiến bệnh nhân giảm dần trí nhớ, nhanh quên mọi việc diễn ra xung quanh.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến thiếu máu não?

-Tuổi, giới tính: Tình trạng thiếu máu não thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc với cường cao. Nam giới dễ mắc bệnh hơn nữ giới.

-Một số người có bệnh lý về hệ tim mạch: người dễ mắc chứng thiếu máu não thường trong mình mắc các bệnh như cao huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường, hút thuốc lá, lười vận động, béo phì, stress, bia rượu…

Phòng và trị bệnh thiếu mãu não thế nào?

Trong cuộc sống, người cao tuổi cần có chế độ ăn uống hợp lý như ăn nhiều rau, quả, cá (mỗi tuần nên ăn vài ba bữa cá), hạn chế ăn nhiều thịt, không nên ăn mỡ động vật. Nên hạn chế đến mức tối đa uống rượu, bia. Nên bỏ thuốc lá hoặc thuốc lào. Tập thể dục đều đặn để ngăn ngừa một số bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thừa cân vì các bệnh này gián tiếp làm xuất hiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Thay Đổi Thói Quen Giúp Ngừa Bệnh Tim Và Bệnh Tiểu Đường

Với những thói quen hàng ngày trước đây, hãy biến hóa chúng bao gồm cả chế độ ăn uống, sẽ tăng cao khả năng giúp phòng ngừa những nguy cơ tiềm ẩn về tim mạch và bệnh tiểu đường. Theo các chuyên gia cho biết kết quả thực nghiệm, đã có những lời khuyên hữu ích sau.

Thay Đổi Thói Quen Giúp Ngừa Bệnh Tim Và Bệnh Tiểu Đường

Chế độ ăn lành mạnh giúp ngừa bệnh tim mạch và tiểu đường (minh họa)

1. Chuyển chất béo xấu thành tốt

Thực hiện điều này, nghĩa là thay vì ăn thịt chả chiên dầu mỡ thì chọn loại thực phẩm tốt hơn như cá hồi nướng. Các món ăn từ thịt, tuy hấp dẫn và thơm ngon nhưng lại chứa nhiều chất béo bão hòa, gây tăng lượng cholesterol xấu cho cơ thể.

Ngoài ra còn có các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa như bơ, phô mai, thịt mỡ… chúng cần được thay thế bằng các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa bao gồm các loại thực phẩm như hạnh nhân, hạt cải, hồ đào, óc chó…, dầu ô liu, dầu nành, dầu hướng dương, quả bơ, đỗ tương…

2. Ăn nhạt

Để thực hiện việc ăn uống không mắm muối quả là rất khó, vậy nên bạn cần thay thế mắm muối bằng các loại gia vị thảo mộc như chanh, tỏi, gừng… để làm hương vị cho món ăn. Tích cực tiêu dùng các loại thực phẩm tươi.

3. Nước và chất xơ

Một trong những yếu tố cần thiết để chống lại bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường là chất xơ và nước. Đây là những chất có nhiệm vụ đào thải cholesterol, chất béo có hại cho tim mạch ra khỏi cơ thể, nó cũng giúp phòng ngừa táo bón và giảm nguy cơ tiểm ẩn mắc bệnh. Mỗi ngày hãy bổ sung khoảng 20g chất xơ kết hợp uống khoảng 8 cốc nước mỗi ngày để phòng bệnh.

=> Bạn quan tâm tới Thiểu năng tuần hoàn não một trong những bệnh lý tim mạch

4. lương thực tăng cường hệ thống miễn dịch

-Măng tây: Là một loại rau rất tốt cho cho những người mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường, măng tây có chứa hàm lượng calo thấp, chứa nhiều kali, natri và hàm lượng dinh dưỡng cao như folate, vitamin K và những chất xơ cần thiết.

-Củ cải đường: là loại thực phẩm rất tốt cho một trái tim mạnh khỏe. Củ cải đường chứa nhiều kali giúp cải thiện sự mất cân bằng kali toàn thân.

-Đậu xanh: loại này chứa nhiều vitamin A, vitamin K, nước và chứa hàm lượng lớn chất xơ có lợi.

-Quả việt quất: loại quả chứa nhiều vitamin và chất chống oxi hóa cao.

-Bông cải xanh: Đây là một siêu thực phẩm có chứa nhiều các đặc tính chống ung thư và có hàm lượng vitamin C rất lớn.

=> Cô Minh chia sẻ Bonidiabet giúp cô ổn định đường huyết

5. Tập thể thao

Ngoại thực hiện chế độ ăn uống mà bạn thực hiện ra, người bệnh cần phải tập luyện thể thao thường xuyên và đều đặn, nhằm cải thiện và có lối sống lành mạnh cho tim, giúp tăng cường lưu thông máu, giảm cholesterol và duy trì cân nặng thích hợp. Tập luyện thể thao đặc biệt quan trọng với những người mắc bệnh tiền đái tháo đường vì nó có tác dụng ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 2.