Hiển thị các bài đăng có nhãn điều trị tiểu đường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn điều trị tiểu đường. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Một sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả

Với bệnh nhân tiểu đường để giữ ổn định đường huyết đã khó, làm giảm biến chứng của tiểu đường càng khó hơn. Giờ đây, đã có bonidiabet thành phần thảo dược, giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường xảy ra rất phù hợp với người bị tiểu đường.

Một sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường

Bác Hùng 72 tuổi, chia sẻ về tình trạng bệnh tiểu đường của bản thân mình cách đây 4 năm trước, mới thấy sự nguy hiểm của bệnh với sức khỏe con người lớn như nào. Cách đây 4 năm bác luôn thấy mệt mỏi, mắt mờ không còn đọc báo được nữa, mắt nhìn có nhiều đốm trắng, chân tay lúc nào cũng nóng ran, cảm giác tê bì, châm chích như kiến đốt. Bác sẻ chia với mọi người, ai cũng nói dấu hiệu của tuổi già thôi.

Những dấu hiệu lạ trên cơ thể mà bác Hùng cảm nhận được, chỉ có mình bác hiểu rõ về nó nên bác đã tới cơ sở y tế khám chữa bệnh. Sau nhiều sét nghiễm, bác Hùng được các bác sỹ thông báo mắc bệnh tiểu đường với mức đường huyết rất cao, bác rất bất ngờ và lo sợ. Bởi bác đã nghe trên TV đài nói nhiều về sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường, nay phải đối mặt với tiểu đường bảo sao bác không lo lắng cho được. Bác nhớ lại lúc đó, dù rất lo lắng nhưng được các bác sỹ giải thích chi tiết về bệnh tiểu đường cho bác biết, nên bác cũng đỡ lo lắng hơn và thực hiện theo đúng đơn thuốc bác sỹ kê, kèm theo đó là ăn uống kiêng khem. Khi dùng thuốc theo đơn, đường huyết có giảm nhưng không đều lúc cao lúc tụt, những khi đường huyết tụt thấp bác luôn thấy bủn rủn chân tay, mặt mày sa sẩm. Dù đường huyết đã giảm, nhưng mắt bác vẫn mờ, chân tay tê bì dường như nặng hơn.

Hiện tại Bác đã rất nhanh nhẹn và khỏe mạnh hơn cách đây 4 năm rất nhiều. Theo như bác Hùng kể thì cách đây 2 năm sau khi biết được thông tin về một người mắc bệnh tiểu dường dùng sản phẩm bonidiabet của canada hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả và rất khỏe mạnh, với những thông tin chính xác người thật việc thật. Nên bác đã tìm mua Bonidiabet về uống, nhờ sử dụng bonidiabet mà đường huyết của bác luôn giữ ổn đinh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị tiểu đường hiệu quả.

Trong thời gian đầu bác Hùng dùng 4 viên bonidiabet mỗi ngày kèm thuốc tây điều trị tiểu đường. Vì là sản phẩm từ thảo dược, có tác dụng ổn định đường huyết và hỗ trợ điều trị tiểu đường nên bác kiên trì dùng, chỉ sau 2 tháng không những đường huyết giảm và ổn định, mắt bác sáng hơn, chân tay đỡ tê bì. Kể từ đó đến nay, sau 2 năm dùng bonidiabet cơ thể bác khỏe mạnh hơn sưa, đường huyết luôn giữ ổn định ở mức cho phép nên bác đã giảm liều thuốc điều trị tiểu đường và sản phẩm bonidiabet. Bác nói cứ ổn định như này, bác không còn phải dùng đến thuốc điều trị tiểu đường nữa mà chỉ sử dụng bonidiabet để duy trì ổn định đường huyết.

So với cách đây 4 năm, hiện giờ mắt bác đã sáng hơn rất nhiều, mắt không còn nhiều ám điểm nữa, đọc báo xem TV đều không phải dùng kính. Chân tay không còn cảm giác tê bì, châm chích như kiến cắn nữa tất cả là nhờ bonidiabet đã hỗ trợ bác điều trị tiểu đường hiệu quả, kèm với ăn uống điều độ hợp lý, thể thao thường xuyên giúp bác sống vui khỏe với bệnh tiểu dường.

(Nguồn botania)

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Thuốc đông y điều trị tiểu đường hiệu quả

Điều trị tiểu đường thường phải phối hợp giữa chế độ ăn uống, vận động thể lực và thuốc. Trong đông y, các thầy thuốc dựa vào bệnh căn ở tam tiêu mà có những bài thuốc điều trị tiểu đường thích hợp.
Bệnh tiểu đường trong Đông Y gọi là chứng tiêu khát. Bệnh có nhiều nguyên nhân gây nên, tất cả đều gây uất nhiệt sinh hỏa gây thương tổn phần âm của tạng phủ. Uất nhiệt sinh hỏa khiến phế âm hư tổn gây khát, vị âm hư tổn gây đói nhiều làm người gầy, thận âm hư tổn làm dịch thải nhiểu có lẫn đường.
Theo đông y, việc điều trị tiểu đường cần dựa vào căn nguyên của bệnh, tùy vào bệnh ở hạ tiêu, trung tiêu hay thượng tiêu mà các thầy thuốc sử dụng bài thuốc nào điều trị tiểu đường cho phù hợp. Điều trị tiểu đường cần phải phối hợp tốt các yếu tố như chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, vận động thể lực tăng cường sức khỏe và thuốc điều trị tiểu đường. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y điều trị tiểu đường dựa vào căn nguyên ở tam tiêu, chúng ta cùng tìm hiểu và tham khảo.
Bệnh tiểu đường do thượng tiêu: người bệnh có biểu hiện khát nhiều, miệng khô, họng ráo, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu lớn... để điều trị tiểu đường dạng này, nên dùng các bài thuốc dưới đây:
  • Bài thuốc Thiên hoa phần thang thành phần dược liệu gồm: thiên hoa phần 36gr, sinh địa 24gr, mạch môn 24gr (bỏ lõi), đạo mễ 16gr, cam thảo 8gr, ngũ vị tử 8gr. Đem sắc với 600ml nước, bỏ bã và cho đạo mễ vào nấu chín, lọc lấy nước uống chia làm 4 lần ngày uống 3 lần và tối uống 1 lần.
  • Bài thuốc Nhị đông thang gồm các dược liệu: thiên môn 16gr (bỏ lõi), mạch đông 24gr (bỏ lõi), tri mẫu 8gr, nhân sâm 4gr, thiên hoa phấn 8gr, hoàng cầm 8gr, lá sen 8gr. Mỗi ngày một thang sắc uống trong ngày.
Bệnh tiểu đường do trung tiêu: người bệnh có biểu hiện ăn nhiều, mau đói, cồn cào ruột, người gầy nhanh, lưỡi rêu vàng khô, mạch hoạt ít lực... điều trị tiểu đường dạng này bằng các bài thuốc sau:
  • Bài thuốc Tang dịch thang gồm các dược liệu: huyền sâm 32gr, sinh địa 32gr, mạch môn 32gr (bỏ lõi), thiên phấn hoa 32gr, hoàng liên 10gr. Dùng một thang sắc lấy 300ml nước thuốc, chia làm 4 phần ngày uống 3 tối uống 1.
  • Bài thuốc Điều vị thừa khí thang gồm dược liệu: đại hoàng 16gr (bỏ vỏ và tẩm rượu sao vàng), cam thảo 8gr, mang tiêu 12gr. Cho cam thảo với đại hoàng vào sắc kỹ trước lấy 300ml nước thuốc bỏ bã, tiếp đến cho mang tiêu vào đun sôi nhẹ, dùng thuốc khi còn ấm chia ngày làm 3 lần.
  • Bài thuốc Sinh địa bát vật thang gồm dược liệu: sinh địa 15gr, tri mẫu 8gr, hoàng cầm 6gr, hoàng bá 6gr, lá sen 8gr, sơn dược 8gr, mạch đông 15gr (bỏ lõi), hoàng liên 6gr, đơn bì 8gr. Sắc nước uống khi thuốc còn ấm.
Bệnh tiểu đường do hạ tiêu: người bệnh có biểu hiện đi tiểu nhiều, lượng nước tiểu lớn và có đường, cơ thể mệt mỏi, đau lưng, mỏi khớp, miệng khô, ráo lưỡi, lòng bàn tay và bàn chân nóng, lưỡi ít rêu, mạch tế sác, vô lực... Điều trị tiểu đường dạng này cần dùng các bài thuốc sau:
  • Bài thuốc Lục vị địa hoàng hoàn gồm các dược liệu: hoài sơn 16gr, trạch tả 12gr, đan bì 12gr, sơn thù du 16gr, bạch lim 32gr. Tất cả các dược vị đem xấy khô, tán thành bột, luyện mật viên hoàn bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng 2 lần mỗi lần 15 viên uống với rượu loãng.
  • Bài thuốc Lục vị địa hoàng gia thạch hộc thiên hoa phấn gồm các dược vị: hoài sơn 16gr, trạch tả 12gr, đan bì 12gr, sơn thù du 16gr, bạch linh 12gr, thục địa 32gr, thiên hoa phấn 12gr, thạch hộc 12gr. Đem sắc lấy 400ml nước thuốc, chia làm 4 uống ngày 3 lần tối 1 lần.Bài 2.
Bệnh tiểu đường lâu ngày: người bệnh có biểu hiện đầy đủ các triệu chứng của tiêu khát có kèm theo đau lưng, lạnh chân tay, đại tiện lỏng, bụng sôi, da sạm đen, mắt thâm quầng, mạch hư nhược. Điều trị tiểu đường dạng này dùng bài thuốc sau đây:
  • Bài thuốc Tam nhân lộc nhung thang gồm các dược liệu: sơn thù du 16gr, ngưu tất 12gr, huyền sâm 12gr, địa cốt bì 12gr, 12gr lộc nhung, mạch môn 16gr (bỏ lõi), thục địa 16gr, hoàng kỳ 12gr, nhuc thung dung 12gr, kê nội kim 8gr, phá cố chỉ 8gr (tẩm muối sao), nhân sâm 8gr, ngũ vị tử 6gr. Lộc nhung để riêng, cho các vị thuốc khác sắc lấy 400ml nước thuốc, tiếp đến cho lộc nhung vào đun cho tan. Chia làm 4 phần ngày uống 3 tối uống 1 hoặc có thể làm viên hoàn dùng dần.
Kết luận: Tiểu đường là chứng bệnh mãn tính, vậy nên điều trị tiểu đường cần tích cực và phối hợp các yếu tố hỗ trợ như ăn uống, vận động thể lực để đạt được kết quả tốt. Trên đây là những bài thuốc trong Đông y dùng điều trị tiểu đường rất hiệu quả, chúng ta cùng tìm hiểu và tham khảo.
(Nguồn internet)

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Triệu chứng nhận biết thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Hiện nay tiểu đường thai kỳ rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, để không ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi và thai phụ, chúng ta cần phải nhận biết được các biểu hiện của bệnh tiểu đường thai kỳ.

Triệu chứng nhận biết thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ cũng giống như các loại bệnh tiểu đường khác, cũng ảnh hưởng tới insulin và hàm lượng đường huyết. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ là tình trạng mắc bệnh tiểu đường tạm thời ở thai phụ, xảy ra trong quá trình mang thai, sau khi sinh con thai phụ có thể khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường.

Nhưng khi được xác định mắc tiểu đường thai kỳ, đồng nghĩa là thai phụ có nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường type 2 về sau cao hơn. Ở một số thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ thường không có biểu hiện cụ thể, vì thế các thai phụ cần được kiểm tra định kỳ và kiểm tra đường huyết khi mang thai được 28 tuần.

Tuy tiểu đường thai kỳ không có nhiều biểu hiện cụ thể, nhưng chúng ta có thể nhận biết qua 4 triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường thai kỳ dưới đây cần nắm rõ để phòng tránh.

Triệu chứng nhận biết thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

1. Luôn cảm thấy khát nước đến khô họng.
Trong thời gian mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi bên cạnh đó chế độ ăn uống cũng thay đổi theo từng thời kỳ. Vì thế, một số triệu chứng của mang thai thông thường và triệu chứng tiểu đường thai kỳ khó phân biệt hơn. Nên khi thai phụ thấy thường xuyên khát nước, dù được uống nhiều nước nhưng vẫn cảm thấy khát khô cổ hãy cho bác sỹ biết ngay hiện tượng này.

2. Luôn cảm thấy buồn đi tiểu.
Khi cơ thể khát nước, đòi chúng ta phải uống nhiều nước hơn và quá trình bài tiết nước tiểu sẽ nhanh hơn. Nhưng buồn đi tiểu liên tục lại có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường dù cả khi bạn không uống nhiều nước.
Thực tế cho thấy, khi mang thai sẽ khiến thai phụ đi tiểu nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu buồn đi tiểu liên tục một cách bất thường, các thai phụ nên báo ngay cho bác sĩ biết bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc bệnh viêm đường tiết niệu.
>> Xem cách điều trị tiểu đường không cần dùng thuốc.

3. Luôn cảm thấy mệt mỏi kiệt sức nhanh.
Khi mang thai nhiều bà bầu cho rằng cơ thể mệt mỏi là chuyện bình thường. Nhưng khi cơ thể mệt mỏi kiệt sức nhanh và xảy ra thường xuyên hãy nghĩ tới bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc thiếu sắt. Thai phụ hãy chú ý nếu vẫn ăn uống đầy đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý và không có dấu hiệu bị ốm mà gặp phải các cảm giác mệt, thở dốc sau mỗi bữa ăn cần lưu ý tới dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ.

4. Lưỡi xuất hiện nhiều tưa.
Khi thấy tưa lưỡi xuất hiện dày, liên tục đây là biểu hiện của cơ thể đang thừa đường. Thai phụ khi bị tiểu đường trong thai kỳ, khiến lượng đường trong cơ thể dư thừa lại là nguồn nuôi dưỡng cho nấm candida sinh sôi dẫn tới hình thành tưa lưỡi. Vì vậy, khi thai phụ bị tưa lưỡi có khả năng cao mắc tiểu đường thai kỳ.

Kết luận: Khi mang thai, thai phụ phải thay đổi khá nhiều chế độ ăn uống, cơ thể cũng có nhiều thay đổi. Điều này khiến một số biểu hiện của cơ thể trong khi mang thai thông thường và triệu chứng của tiểu đường thai kỳ dễ bị hiểu nhầm. Vì thế chúng ta cũng như thai phụ cần hết sức lưu ý các biểu hiện nêu trên để phòng tránh và đối phó với tiểu đường thai kỳ hiệu quả.

(Nguồn internet)

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Điều trị tiểu đường bằng món ăn bài thuốc

Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý là điều rất quan trọng trong điều trị tiểu đường. Với mỗi thể bệnh sẽ cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp, khi này sẽ mang lại hiệu quả điều trị tiểu đường tốt nhất. Trong đông y, tùy theo thể bệnh tiểu đường do đâu và dựa vào công dụng của thực phẩm, mà các thầy thuốc đã phối hợp thành những món ăn, bài thuốc phù hợp cho người bệnh tiểu đường mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.

Điều trị tiểu đường bằng món ăn bài thuốc

Vậy người bệnh tiểu đường phù hợp với món ăn bài thuốc nào? Dưới đây là những món ăn bài thuốc phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường, chúng ta cùng tìm hiểu và tham khảo nhé.

Chứng âm hư dương hư
Người mắc bệnh tiểu đường dạng chứng âm hư dương hư có biểu hiện lâm sàng: tiểu nhiều lần, nước tiểu sẫm màu, đặc, lượng nước tiểu nhiều, mặt xạm, tai khô, sợ lạnh, lưỡi nhợt nhật, mạch thưa trầm, yếu... Nên áp dụng một số món ăn bài thuốc sau trong điều trị tiểu đường.
- Món chè sữa tười.
  • Nguyên liệu gồm 1000gr sữa bò, 40gr hạt óc chó rán, 20gr hạt óc chó sống, 50gr gạo lứt.
  • Chế biến: gạo lứt vo sạch ngâm nước khoảng 60 phút, vớt để ráo nước. Trộn cả 4 nguyên liệu trên với nhau rồi đem xay mịn, sàng lọc bỏ vụn thô. Đun nước sôi cho nguyên liệu đã xay mịn vào quấy đều và đun sôi lại là được, nên dùng vào bữa sáng và tối liên tục trong 3-4 tuần liền.
  • Công hiệu: giúp bổ âm ôn dương, bổ tỳ ích thận.
- Nhân sâm pha lòng trắng trứng gà. 
  • Nguyên liệu gồm 1 quả trứng gà và 6gr nhân sâm.
  • Chế biến: nhân sâm nghiền thành bột mịn trộn với lòng trắng trứng gà, dùng mỗi ngày một lần trong bữa ăn.
  • Công hiệu: giải khát, ích khí dưỡng âm.
- Cháo hải sâm. 

Điều trị tiểu đường bằng món ăn bài thuốc

  • Nguyên liệu gồm hải sâm 3 con, trứng gà 1 quả, lá lạch lợn 1 cái, địa phu tử 10gr, ruột cây hướng dương 10gr.
  • Chế biến: hải sâm ngâm nở, rửa sạch rồi thái miếng; lá lách lợn thái lát mỏng, trứng gà đánh bông đổ vào hải sâm và lá lạch lớn trộn đều đem hấp cách thủy tới chín, rồi cho vào nồi đất nấu với lượng nước vừa đủ; dùng vải màn lọc địa phu tử và ruột cây hướng dương cho vào nồi nấu cùng thêm khoảng 40 phút là dùng được. Dùng trong bữa ăn hoặc điểm tâm.
  • Công hiệu: bổ thận ích tinh, trừ hư nhiệt.
Thể Khí Âm Lưỡng Hư.
Người bệnh tiểu đường thể này có những biểu hiện như uống nước nhiều, tiểu nhiều lần, ăn nhiều, ngứa da, hay mọc mụn nhọt... nếu điều trị tiểu đường không tích cực sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số món ăn bài thuốc giúp điều trị tiểu đường thể này.
- Món canh rau chân vịt ngân nhĩ. 
  • Nguyên liệu gồm rau chân vịt 10gr, ngân nhĩ hay mộc nhĩ trắng 10gr.
  • Chế biến: ngân nhĩ ngâm nở bỏ rễ, rau chân vịt rửa sạch tất cả dùng để nấu canh uống mỗi ngày 1-2 lần trong bữa ăn, có thể dùng liên tục trong 4 tuần.
  • Công hiệu: bổ âm nhuận phổi, sản sinh nước bọt, giải khát.
- Chè xanh hấp cá rô phi. 
  • Nguyên liệu gồm cá rô phi 500gr, chè xanh vừa đủ.
  • Chế biến: cá rô phi làm sạch để nguyên vảy, nhét lá chè xanh vào bụng cá, đặt cá lên đĩa cho vào nồi hấp chín và dùng ngay.
  • Công hiệu: bổ hư, giải khát.
- Cháo ngọc trúc. 
  • Nguyên liệu gồm ngọc trúc khô 15-20gr (ngọc trúc tươi 30-60gr), gạo lứt 100gr, đường phèn.
  • Chế biến: ngọc trúc đem sắc lấy nước dùng để nấu cháo gạo lứt, khi cháo nhừ cho thêm ít đường phèn đun sôi lại là được. Món ăn dùng vào bữa sáng và tối, liên tục trong 5-10 ngày mỗi đợt điều trị tiểu đường.
  • Công hiệu: bổ âm nhuận phế, sản sinh nước bọt giải khát.
- Canh trai nấu mướp đắng. 
  • Nguyên liệu gồm 250gr mướp đắng, 100gr thịt chai.
  • Chế biến: chai ngâm sạch bùn đất, lấy thịt chai nấu với mướp đắng cùng lượng nước vừa đủ, khi chín thêm gia vị là được, dùng trong bữa ăn.
  • Công hiệu: thanh nhiệt giải độc, trừ buồn bực, giải khát.
Can Thận Âm Hư.
Người bệnh tiểu đường dạng này có những biểu hiện lâm sàng như: tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu ít, nước tiểu màu trắng, đặc, môi miệng khô, không muốn uống nước, cơ thể suy nhược, mỏi lưng, đuối sức, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch trầm thưa. Dưới đây là những món ăn giúp điều trị tiểu đường dạng này.
- Bí đỏ xào thịt ếch. 
  • Nguyên liệu gồm bí đỏ 250gr, thịt ếch 90gr, tỏi.
  • Chế biến: bí đỏ thái miếng mỏng, tỏi bóc vỏ giã nát, phi thơm tỏi rồi cho bí đỏ vào xào qua, cho thịt ếch vào thêm lượng nước vừa đủ hầm khoảng 30 phút với lửa nhỏ, thêm gia vị vừa ăn, dùng trong bữa ăn.
  • Công hiệu: ích khí dưỡng âm, giảm lượng đường giải khát.
- Canh ba ba bổ thận. 

Điều trị tiểu đường bằng món ăn bài thuốc

  • Nguyên liệu gồm ba ba 1 con khoảng 500gr, kỉ tử 30gr, thục địa hoàng 15gr.
  • Chế biến: Baba chặt miếng, cho thêm các vị thuốc địa hoàng, kỷ tử, rượu gia vị với lượng nước vừa phải, dùng lửa to đun đến sôi, sau đó hầm đến nhừ với lừa nhỏ là có thể dùng. Cách dùng: ăn riêng hoặc dùng ăn trong bữa ăn đều được.
  • Công hiệu: bổ can bổ thận, dưỡng âm bổ huyết.
Vị Nhiệt Phương Hại Chất Tiết.
Người bệnh tiểu đường dạng này có những biểu hiện lâm sáng như: ăn nhiều mau đói, người gầy, buồn bực, cơ thể nóng, ra mồ hôi, táo bón, khát nước, tiểu nhiều, lưỡi rêu vàng, nước bọt ít, mạch đập mạnh. Dưới đây là một số món ăn giúp điều trị tiểu đường dạng này.
- Món mì nấu với hoài sơn: 250g bột mì, 100g bột hoài sơn, 10g bột đậu xanh, 1 quả trứng gà. Chế biến: Cho bột mì, bột hoài sơn và bột đâu xanh, thêm một chút muối với trứng gà đem nhào đều thành khối mềm vừa phải, rồi thái thành mì sợi, đem nấu chín là có thể dùng được; dùng mỗi ngày 1 – 2 lần liên tục trong 3 – 4 tuần.
- Món chè bách hợp, tì bà và củ sen: 30g bách hợp tươi, 30g tì bà, 10g củ sen tươi, 2g hoa quế. Chế biến: Thái lát củ sen, tì bà bỏ hột, đổ nước vào cùng nấu với bách hợp tươi, nấu đến chín cho thêm bột đao thành dạng súp. Khi dùng cho thêm hoa quế là được. Có thể dùng vào bữa sáng và bữa tối. Công hiệu: thanh nhiệt, nhuận Phế, sản sinh nước bọt giải khát.
- Canh tụy lợn nấu với rau chân vịt và trứng gà: 1 cái tuỵ lợn, 3 quả trứng gà, 60g rau chân vịt. Chế biến: tụy lợn thái nhát mỏng, rau chân vịt thái nhỏ, khuấy đều trứng gà. Nấu chín tụy lợn trước, sau đó đổ trứng gà vào nồi đánh tan cho đến thành trứng hoa, rồi cho rau chân vịt thái nhỏ vào nấu sôi, thêm các gia vị như muối, hành, gừng. Dùng trong bữa cơm và có thể dùng thường xuyên. Công hiệu: bổ tỳ, ích Phế, nhuận giọng giải khát.
- Nấu cháo với bột cát căn: 30g bột cát căn, 100g gạo lức. Chế biến: gạo lức với lượng nước vừa phải nấu bằng lửa to, rồi đổi thành lửa nhỏ, nấu thêm nửa tiếng đồng hồ, sau đó đổ bột cát căn khuấy đều nấu với cháo cho đến nhừ. Công hiệu: thanh nhiệt sản sinh nước bọt, loại trừ buồn bực giải khát. Dùng vào bữa sáng và bữa tối hàng ngày, có thể dùng trong ba bốn tuần liền.
Kết luận: Trên đây là một số món ăn bổ dưỡng giúp điều trị tiểu đường và bồi bổ sức khỏe, chúng ta có thể áp dụng cho người tiểu đường sử dụng.

(Nguồn internet)

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Điều trị tiểu đường tại nhà cần phải kiểm soát tốt đường huyết

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần được điều trị sớm, kịp thời và đúng cách để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do tiểu đường sinh ra. Những biến chứng tiểu đường là vô cùng nguy hiểm và phức tạp, dễ dẫn tới tử vong.
Cần sớm điều trị tiểu đường kịp thời và đúng cách, kèm theo các biện pháp kiểm soát tiểu đường tại nhà là biện phá tốt nhất để phòng tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra. Vậy làm sao để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường? Dưới đây là các cách kiểm soát bệnh tiểu đường đơn giản tại nhà, hỗ trợ quá trình điều trị tiểu đường hiệu quả nhất.
1. Thực hiện chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường là hoàn khác nhau, nên không thể áp dụng chung một chế độ dinh dưỡng cho tất cả người bệnh tiểu đường. Nhất là chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cho quá trình điều trị tiểu đường. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường tham khảo.
- Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, giảm thiểu cholesterol và lượng chất béo bão hòa.
- Mỗi ngày ăn ít nhất 5 bữa rau củ quả tươi, là một trong những cách đơn giản mà hiệu quả để có một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh.
- Hạn chế ngũ cốc đã qua tinh chế mà thay bằng ngũ cốc nguyên cám.
- Bổ sung vào bữa ăn một số dạng protein.
2. Bỏ thuốc lá.
Hút thuốc lá gây hại rất lớn cho sức khỏe, vì thế người bệnh tiểu đường cần phải bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
3. Kiểm soát và duy trì cân nặng hợp lý.
Cân nặng giảm từ 5-10% giúp giảm kiểm soát đường huyết tốt hơn. Để giữ cân nặng hợp lý, các bữa ăn thường ngày chúng ta nên giảm khối lượng và tránh những thực phẩm không tốt, nên tăng cường ăn các loại rau củ quả tưởi.
4. Tăng cường vận động thể lực.
Thường xuyên vận động thể lực giúp bản thân kiểm soát tốt mức độ đường huyết và tăng cường hiệu quả sử dụng insulin tốt hơn. Mỗi ngày dành 30 phút tập luyện thể thao vừa sức như đi bộ, đạp xe là cách đơn giản và hiệu quả. Nhất là với người bệnh tiểu đường type 2 cần tăng cường tập luyện thể thao với các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp mỗi tuần 2-3 lần.
5. Lập kế hoạch cho bữa ăn hàng ngày.
Lên kế hoạch cho chế độ ăn uống hàng ngày và thực hiện nghiêm túc kế hoạch lập ra. Để có được chế độ ăn hợp lý người bệnh tiểu đường có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia về tiểu đường.
6. Thường xuyên kiểm tra đường huyết mỗi ngày.
Vào thời điểm nhất định trong ngày nên kiểm tra nồng độ đường huyết. Nên ghi chỉ số đường huyết vào sổ theo dõi sau mỗi lần kiểm tra. Kiểm tra thường xuyên mức độ đường huyết bao nhiêu lần là hợp lý, ta nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
7. Hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu bia.
Tình trạng hạ đường huyết có thể gây choáng váng co giật do các loại đồ uống có cồn. Tốt nhất nên loại bỏ rượu bia hoàn toàn ra khỏi cuộc sống hàng ngày. Nếu như bạn bắt buộc phải uống, hãy tham khảo bác sĩ để xem bao nhiêu là có thể chấp nhận được.
8. Giữ cho răng lợi khỏe mạnh.
Thường xuyên chải răng mỗi ngày 2 lần là biện pháp giúp cho răng lợi khỏe mạnh, hạn chế các nguy cơ về răng lợi do bệnh tiểu đường gây ra.
9. Duy trì tâm lý và tình cảm tốt.
Tâm lý và tình cảm người bệnh tiểu đường bị ảnh hưởng lớn do việc phải sống chung với chứng bệnh mạn tính tiểu đường. Vì thế, người mắc bệnh tiểu đường nên giữ tinh thần lạc quan, yêu đời bằng cách tham gia các hội nhóm hỗ trợ bệnh tiệu đường.
10. Chú ý tới bàn chân của bạn.
Người mắc bệnh tiểu đường rất dễ mắc phải các tổn thương ở bàn chân. Bệnh tiểu đường gây tổn thương hệ thần kinh theo hệ tuần hoàn, khiến chân dễ bị mất cảm giác dẫn tới các tổn thương nhỏ không được phát hiện sớm, lâu ngày dẫn tới viêm nhiểm nặng nề. Vì thế, người bệnh tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra bàn chân của mình, tránh các tổn thương xảy ra, nên đeo giày rộng thoải mái và giữ bàn chân khô thoáng, sạch sẽ.
Kết luận: Thực hiện tốt các cách trên sẽ giúp chúng ta kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, đồng thời hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.

(Nguồn internet)

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Như chúng ta đã biết, bệnh tiểu đường là bệnh lý mạn tính do sự rối loạn chuyển hóa chất trong cơ thể, gây nhiều tổn hại sức khỏe người bệnh. Bệnh tiểu đường lâu ngày dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và gây tốn kém chi phí chữa trị.

Thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Để giảm thiểu xảy ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh chúng ta cần điều trị tiểu đường một cách tích cực. Tuy nhiên, vì là bệnh lý mạn tính nên điều trị tiểu đường không khỏi hoàn toàn được. Nhờ vào chế độ ăn uống khoa học hợp lý và tập luyện thể thao thường xuyên kèm với tích cực điều trị tiểu đường, giúp cho 80% người bệnh tiểu đường type 2 có thể phòng ngừa được. Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về người bệnh tiểu đường nên ăn các loại thực phẩm nào như:

Thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Các loại đậu: nhóm thực phẩm này giúp giảm 47% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các loại đậu Hà Lan, đậu nành... là những loại thực phẩm chứa nhiều hàm lượng chất xơ, chất béo không bão hòa, protein... có lợi cho sức khỏe, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và ổn định đường huyết. Vì vậy, để giúp ổn định đường huyết trong quá trình điều trị tiểu đường, người bệnh nên bổ sung ăn thêm các loại đậu thường xuyên.

Thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Trái cây ít ngọt: một số loại trái cây tươi có công hiệu chống lão hóa, bổ sung vitamin và các muối khoáng tốt cho người bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn trực tiếp các loại trái cây thay vì dùng ép lấy nước uống, bởi hàm lượng chất xơ có trong trái cây hỗ trợ điều trị tiểu đường bằng cách làm giảm đường và chậm hấp thụ đường... Các loại trái cây tươi mà người bệnh tiểu đường nên ăn như: Quả anh đào rất giàu chất kích thích tuyến tụy sản sinh insulin; Quả ổi và bưởi giúp giảm đường huyết hiệu quả. Ngoài ra cũng phải kể đến các loại trái cây như: mơ, kiwi, xoài, bơ, lê...chúng rất giàu chất sơ và có chỉ số đường huyết thấp rất phù hợp cho người tiểu đường dùng. Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường nên hạn chế các loại trái cây như: cam, chuối, nho, dứa...

Các loại trái cây tươi tuy có lợi cho sức khỏe người bệnh tiểu đường, nhưng trong quá trình điều trị tiểu đường người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sỹ như không ăn nhiều hơn 150g trái cây tươi mỗi lần, khoảng cách ăn trái cây tối thiểu là 6 tiếng, uống nhiều nước lọc sau khi ăn các loại trái cây, tất cả nhằm tránh tăng lượng đường trong máu.

Thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường.

Các loại rau củ: cũng như trái cây, các loại rau củ cũng là nguồn cung cấp chất xơ và các loại vitamin. Người bệnh nên ăn các loại rau như: măng tây, bông cải xanh, cà rốt, rau muống, rau ngót, mồng tơi, rau cải, củ cải trắng...chúng rất giàu vitamin và chất xơ, vì vậy người bệnh nên dùng nhiều rau xanh trong ngày hơn, điều này tốt cho người bệnh tiểu đường. Với hàm lượng giàu chất xơ, giúp tăng khả năng giữ ổn định đường và tăng khả năng sản sinh insulin giúp hấp thụ đường tốt hơn. Vì vậy trong khi điều trị tiểu đường người bệnh nên tăng cường ăn các loại rau xanh.

Thực phẩm tốt cho người tiểu đường

Các loại cá, tôm, thịt nạc: Trong thịt nạc chứa nhiều hàm lượng đạm, ít chất béo bão hòa nên có tác dụng làm giảm dần các cholesterol xấu trong cơ thể, vì thế ăn nhiều thịt nạc rất có lợi cho người bệnh tiểu đường. Ngoài thịt nạc người bệnh tiểu đường có thể ăn các loại cá như cá hồi, cá bơn, cá rô phi, các ngừ, tôm, cua, thịt gia cầm bỏ da... Đây là nhóm thực phẩm giàu protein nên trong quá trình điều trị tiểu đường người bệnh nên ăn.

Kết luận: Mặc dù các loại thực phẩm trên là có lợi cho người bệnh tiểu đường, nhưng với người bệnh trong quá trình điều trị tiểu đường cần chú ý ăn uống điều độ, đầy đủ dưỡng chất và đúng giờ, không nên để bụng quá đói cũng như ăn quá no. Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa trong ngày. Kết hợp ăn uống khoa học và tập luyện thể thao thường xuyên là biện pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.

(Nguồn internet)

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Bệnh lý tim mạch do biến chứng bệnh tiểu đương

Việc điều trị tiểu đường cho người bệnh cần được tiến hành sớm và kịp thời nhất, bởi người mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ xơ vữa động mạch xảy ra sớm và phát triển nhanh hơn ở người bình thường. Khi không được điều trị tiểu đường kịp thời và tích cực, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ bị tai biến mạch máu não, viêm tắc động mạch chi dưới, huyết áp, suy tim...

Bệnh lý tim mạch do biến chứng bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường xẩy ra biến cố trên hệ tim mạch thường có mức độ trầm trọng và làm tăng nguy cơ: bệnh mạch vành 1,8 lần; tai biến mạch má não tăng 2,4 lần; viêm tác động mạch chi dưới 4,5 lần. Biến chứng bệnh tiểu đường là rất nguy hiểm, bởi khả năng gây tử vong của người bệnh raatts cao. Vì vậy cần phải điều trị tiểu đường sớm và tích cực để tránh các biến cố tim mạch, những biến cố tim mạch càng tăng cao nếu kết hợp với những yếu tố nguy cơ khác như rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, cao huyết áp...

Dưới đây là những biểu hiện thường gặp ở người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng tim mạch:

Viêm tắc động mạch chi dưới: là nguyên nhân gây nguy cơ hoại tử chi. Bệnh tiểu đường diễn ra lâu ngày, nếu không được điều trị tiểu đường tốt số người mắc viêm tắc động mạch chi dưới chiếm tới 50%. Người bệnh có cảm giác đau cách hồi, lạnh bàn chân, đau chân về đêm... viêm tắc động mạch chi dưới kết hợp với tổn thương thần kinh làm tăng nguy cơ hoại tử chi tới 7 lần, nguyên nhân của 50% số ca cắt đoạn chi không do chấn thương.

Bệnh lý tim mạch do biến chứng bệnh tiểu đường

Bệnh tim: bệnh lý tim ở người bệnh tiểu đường thường gặp và có tiên lượng manh là bệnh mạch vành. Người bệnh có những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim không biểu hiện, thiếu máu đột ngột, đột quỵ. Để phát hiện được bệnh mạch vành cần phải được đo điện tâm đồ khi có sự nghi ngờ lâm sáng áp dụng biện pháp gắng sức hay điện tim. Để cải thiện tình trạng của bệnh, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết bản thân.

Cao huyết áp: có thể xuất ở 50% số người bệnh tiểu đường type 2 sau độ tuổi 45 hoặc trước khi mắc bệnh. Cao huyết áp là nguyên nhân gây tổn thương thận ở người bệnh tiểu đường, nó đồng thời làm trầm trọng hơn biến chứng vi mạch và là yếu tố nguy cơ dấn đến biến chứng tim mạch. Vì vậy, cao huyết áp cần được phát hiện sớm và điều trị thường xuyên, giữ ổn định huyết áp dưới mức 140/90 mmHg và thấp hơn nếu có thêm các yếu tô nguy cơ khác.

Đột quỵ nao (hay tai biến mạch máu não): xảy ra do thiếu máu não đột ngột hoặc chảy máu não, vì vậy cần phát hiện sớm các cơn tai biến mạch máu não thoáng qua. Để phòng tránh đột quỵ não, cần điều trị tiểu đường và các yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu.

Các rối loạn mỡ máu như tăng triglicerid máu, tăng HDL cholesterol hay giảm HDL cholesterol. Các rối loạn mỡ máu này có thể được cải thiện nhờ kiểm soát tốt đường huyết bản thân, nếu vẫn chưa đạt được mức an toàn nhất thì cần phải điều trị rối loạn mỡ máu bằng thuốc và chế độ ăn hợp lý. Để nắm được tình trạng mỡ máu bản thân, người bệnh cần thăm khám và kiểm tra mỡ máu định kì mỗi năm một lần. Nếu đang trong quá trình điều trị rối loạn mỡ máu, nên 3 tháng kiểm tra 1 lần.

Bệnh lý tim mạch do biến chứng bệnh tiểu đường

Kết luận: Để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ đến tim mạch ở người bệnh tiểu đường, người bệnh cần giảm trọng lượng cơ thể, tăng cường tập luyện thể thao, cai và bỏ thuốc lá, rượu bia. Từ đó giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc và tử vong vì biến chứng tim mạch do tiểu đường.

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Nhận biết bệnh tiểu đường qua các dấu hiệu trên cơ thể

Đa số người mắc bệnh tiểu đường thường không có nhiều triệu chứng rõ rệt, nhưng khi thăm khám lại được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Điều này hoàn toàn đúng, vì tiểu đường là chứng bệnh mạn tính, bệnh không có nhiều dấu hiệu rõ rệt nên thường bị bỏ qua, chỉ đến khi thăm khám và được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường người bệnh mới biết, hoặc chỉ đến khi có các dấu hiệu rõ ràng nhất là lúc bệnh tiểu đường trở năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nhận biết bệnh tiểu đường qua các dấu hiệu trên cơ thể

Vì vậy khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra các triệu chứng trên cơ thể để nắm được mức độ của bệnh tiểu đường. Vì việc điềutrị tiểu đường cần tiến hành sớm và kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra, thậm chí dẫn tới tử vong. Vì vậy, bạn hãy lưu ý đến những dấu hiệu ở các cơ quan trên cơ thể để nhận biết và có hướng điều trị tiểu đường sớm nhất, đạt hiệu quả cao.
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu và tham khảo về một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh tiểu đường ở các cơ quan trên cơ thể.

1. Dấu hiệu ở mắt.
Khi bạn bị mắc bệnh tiểu đường, đường huyết trong cơ thể tăng cao khiến các mạch máu nhỏ trong mắt yếu đi, tích tụ nhiều cholesterol trong vong mạc. Đường huyết tăng cao lâu ngày khiến mắt giảm thị lực, có thể dẫn đến hậu quả nặng nề là mù lòa nếu điều trị tiểu đường không được tiến hành sớm và kịp thời. Mỗi khi bạn có cảm giác bỏng rát hoặc đau nhức mắt hãy đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa để sớm phát hiện tình trạng bệnh. Ngoài ra bạn nên khám bệnh định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe mắt luôn tốt.

Nhận biết bệnh tiểu đường qua các dấu hiệu trên cơ thể

2. Dấu hiệu ở da.
Khi bạn bị mắc tiểu đường, da trên cơ thể bạn sẽ trở nên kho dáp và ngứa ngáy. Đường huyết tăng cao là nguyên nhân khiến cho các loại nấm da phát triển mạnh, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm và vi khuẩn trên cơ thể. Đường huyết tăng cao cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuyến mồ hôi, khiến da đầu và da chân luôn ngứa ngáy khó chịu. Các chuyên gia cũng cho rằng ngứa da đầu được coi là một dấu hiệu nhận biết tăng đường huyết trong cơ thể.

3. Dấu hiệu ở chân.
Người bệnh tiểu đường thường có những dấu hiệu không bình thường xuất hiện ở bàn chân, do sự suy giảm bài tiết mồ hôi và việc sản sinh dầu gây ra. Những yếu tố này khi kết hợp với nhau có thể dẫn đến những tổn thương ở chân. Khi chân bị tổn thương quá trình liền sẹo sẽ rất chậm, vì máu cung cấp không thích hợp và hệ miễn dịch bị suy yếu đáng kể. Nguyên do là đường huyết không được kiểm soát tốt khiến cho hệ miễn dịch trở nên yếu, các tổn thương chân không được điều trị tích cực có thể bị hoại tử và đe dọa tới tính mạng. Vì vậy chú ý tới bàn chân không chỉ giúp điều trị tiểu đường đạt kết quả cao mà còn tránh được những tổn thương nặng tại chân do tiểu đường.

Nhận biết bệnh tiểu đường qua các dấu hiệu trên cơ thể

4. Nướu răng.
Răng lợi cũng là bộ phận chịu ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường, sâu răng hay chảy máu nướu răng là những dấu hiệu xảy ra ta có thể nhận biết. Các vấn đề phổ biến nhất ở miệng là các biểu hiện như sâu răng, khô miệng và viêm nướu răng nặng. Nguyên nhân là do đường trong nước bọt tăng cao dẫn tới tăng cường sự phát triển của nấm gây ra nhiều vấn đề về răng miệng. Vì vậy, nếu bạn bị sưng nướu răng thường xuyên hay có bất cứ bệnh răng miệng nào hãy kiểm tra đường huyết bản thân ngay.

Kết luận: Việc nhận biết được các triệu chứng tiểu đường xảy ra ở các cơ quan trên cơ thể, là cách nhanh nhất giúp quá trình điều trị tiểu đường diễn ra nhanh và kịp thời. Điều trị tiểu đường chỉ đạt hiệu quả khi ta phát hiện sớm tình trạng bệnh qua các biểu hiện trên cơ quan của cơ thể.


(Nguồn internet)

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

Bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm

Việc điều trị tiểu đường cần phải được tiến hành kịp thời và tích cực, không chỉ mang lại sức khỏe cho người bệnh mà còn giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là chứng bệnh do rối loạn nội tiết chuyển hóa carbohydrate, khi mà tuyến tụy tiết ra insulin bị thiếu hoặc insulin không được dùng hiệu quả. Người mắc bệnh tiểu đường thường có các triệu chứng nhận biết như:
- Thường xuyên khát nước, hay đột nhiên khát nước nhiều.
- Thường xuyên đi tiểu nhiều lần.
- Thường xuyên đói hay đói đột nhiên.
- Cơ thể mỏi mệt, sụt cân đột ngột.
- Mờ mắt
- Cơ thể ngứa, miệng khô.
Vì bệnh tiểu đường là chứng bệnh mạn tính, tuy không chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng cũng cần có phương pháp điều trị tiểu đường kịp thời, nhanh chóng nhằm nâng cao sức khỏe cho người bệnh, cũng nhữ phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường gầy ra. Dưới đây là một số biến chứng của bệnh tiểu đường có thể xảy ra như:
Biến chứng thần kinh: người mắc bệnh tiểu đường có thể gặp phải tổn thương về hệ thần kinh ngoại vi như: làm thay đổi và suy giảm cảm giác, chân tay tê bì, có cảm giác kim châm ở da, cơ thể mệt mỏi yếu đuối. Tổn thương thần kinh thường xảy ra ở bàn tay, bàn chân nên dễ gây các tổn thương gây loét dẫn tới nhiễm trùng, hoại tử và phải cắt cụt chi để đảm bảo tính mạng.
Biến chứng thận: là những tổn thương tại cơ quan thận dẫn tới chứng suy thận, làm giảm chức năng lọc và bài tiết. Nguyên do là các vi mạch tại thận có hàm lượng đường máu luôn cao hơn mức cho phép dẫn tới thận bị tổn thương.
Biến chứng mắt: bệnh tiểu đường có thể dẫn tới biến chứng tại cơ quan mắt, gây đuc thủy tinh thể, làm tăng nhãn áp, khiến người bệnh mù lòa, các mạch máu nhỏ tại võng mạc bị tác nghẽn, suy yếu vỡ trong lòng mắt dẫn tới những tổn thương gây ra các bệnh lý về võng mạc.
Biến chứng tim mạch: Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường là cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp. Người mắc bệnh tiểu đường rất dễ bị cao huyết áp, chứng xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não dẫn tới liệt hoặc tử vong cho người bệnh.
Biến chứng nhiễm trùng: những bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng và có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào điển hình như: răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận…
Kết luận: Biến chứng của bệnh tiểu đường thực sự rất nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn các biến chứng trên nếu kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu.

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Điều trị tiểu đường tự nhiên hiệu quả

Người bị bệnh tiểu đường nên tăng cường tiêu thụ các loại rau xanh. Các loại rau là thực phẩm giàu chất xơ, ít calo nên rất có lợi cho sức khỏe. Đồng thời cũng là cách điều trị tiểu đường tự nhiên rất hiệu quả mà không phụ thuộc thuốc.

dieu-tri-tieu-duong-tu-nhien

Vậy các loại rau nào tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường? Cách điều trị tiểu đường tự nhiên thực hiện như nào? Bài viết này cho chúng ta cùng tham khảo về các loại rau tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường và các phương pháp điều trị tiểu đường hiệu quả không phụ thuộc thuốc.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn các loại rau nào?

Rau xanh là nguồn thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người bệnh tiểu đường. Nó không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn là biện pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường tự nhiên rất tốt. Dưới đây là một số loại rau củ quả mà người bệnh tiểu đường nên ăn:

các loại rau tốt cho bệnh tiểu đường

Bông cải xanh: tốt cho sức khỏe người tiểu đường, trong bông cải xanh có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, giàu crom chất có vai trò kiểm soát đường huyết. Người bị tiểu đường có thể dùng bông cải xanh nấu súp, nấu với mì ống hay thịt hầm, hoặc xào với tỏi.

Bí ngô: đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thích hợp với người bị bệnh tiểu đường. Bí ngô được các nhà khoa học chứng mình có tác dụng phục hồi tế bào tuyến tụy, tăng khả ngăng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.

Rau dền: hàm lượng magie trong rau dền khá cao, nên rất thích hợp với người bệnh tiểu đường vì magie là khoáng chất có vai trò điều trị tiểu đường, cao huyết áp và táo bón.

Dưa chuột: tốt cho người bị bệnh tiểu đường vì trong nước ép dưa chuột có chứa hoạt chất cần thiết cho việc sản sinh insulin của tuyến tụy.

Đậu: là thực phẩm giúp ổn định đường huyết rất tốt, tiêu thụ đậu giúp no lâu và làm giảm sự tiêu hóa thức ăn sau ăn. Người mắc bệnh tiểu đường type2 nên tăng cường ăn loại thực phẩm này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Măng tây: là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường vì có khả năng giữ ổn định đường huyết ở mức kiểm soát được, tăng cường sản sinh insulin một loại hormone giúp hấp thu glucose.

Măng tây tốt cho người tiểu đường


Cà rốt: là thực phẩm chuyển hóa đường chậm chập, được cho là tốt với người tiểu đường bởi cà rốt cung cấp beta-caroten giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và kiểm soát tốt đường huyết.

Hành tây: là thực phẩm giúp kiểm soát sự tăng đường trong máu. Người bệnh tiểu đường thuốc xuyên uống một thìa cafe dịch ép hành tây mỗi sáng giúp giảm đường trong máu đáng kể chỉ sau 1-2 tháng.

Mướp đắng: có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng hạ đường huyết làm giảm biến chứng võng mạc và tăng cường dung nạp glucose, chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường.

Mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường

Cách điều trị tiểu đường tự nhiên.

Điều trị tiểu đường tự nhiên là hình thức chữa bệnh tiểu đường không phụ thuộc vào thuốc điều trị. Áp dụng phương pháp vận động thể lực, chế độ ăn uống khoa học trong điều trị tiểu đường giúp người bệnh có đủ sức khỏe và nhanh chóng ổn định đường huyết phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường gây ra.

Vận động thể lực: thực hiện kết hợp với chế độ ăn uống khoa học giúp kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa được biến chứng tiểu đường xảy ra. Vận động thể lực là biện pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường rất tốt, người bệnh nên thường xuyên tập thể thao hàng ngày như đi bộ, bơi lội, đạp xe... không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp giảm cân, giảm mỡ máu, hạn chế tăng huyết áp, cải thiện tình trạng tim mạch và giúp ổn định đường huyết. Tuy nhiên, các bài tập thể lực nên vừa sức không nên quá sức.

Ăn uống tập luyện điều trị tiểu đường

Chế độ ăn uống khoa học: bữa ăn cho người tiểu đường nên chia nhỏ thành 4-6 bữa mỗi ngày, tránh ăn quá nhiều trong một bữa. Khi người bệnh đang điều trị tiểu đường bằng tiêm insulin cần ăn một bữa phụ vào ban đêm để tránh hạ đường huyết. Tuyệt đối không dùng rượu bia và các chất kích thích khác vì có thể dẫn tới hạ đường huyết, nên ăn thêm 1-2 bữa phụ và ăn nhạt nếu có dấu hiệu tăng huyết áp.

Kết luận: Rau xanh không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp ổn định đường huyết nên rất phù hợp với người bị tiểu đường. Đồng thời kết hợp ăn uống và tập luyện thể thao cũng là biện pháp điều trị tiểu đường tự nhiên rất hiệu quả.

(Nguồn internet)