Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ hay ốm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ hay ốm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Chăm Sóc Cho Trẻ Hay Ốm Như Thế Nào?

Tình trạng trẻ hay ốm bố mẹ cần phải lưu ý tới nhiệt độ và chế độ ăn cho bé. Và cần quan tâm chăm sóc trẻ một cách hợp lý để tránh cho bé quấy khóc và mệt mỏi, khó chịu…
Có nên đưa con tới bác sĩ khi sốt?
Dù cho bé có sốt cao hay không, bố mẹ cũng nên đưa con đi khám ngay. Chỉ có ở bệnh viện hay phòng khám, các bác sĩ có nhiều phương tiện để khám bệnh cho con.
Có cần chăn mền cho cháu không?
Trường hợp con đang sốt, bố mẹ không nên đắp thêm chăn mền cho bé, vì sẽ làm tăng thêm nhiệt. Cần giữ nhiệt độ phòng ở mức 20-22 độ C và không để gió lùa, nên cho bé mặc áo quần rộng, thoáng…

bé hay ốm

Chăm sóc thế nào để bé dễ chịu?
- Giữ cho phòng thoáng và đủ ấm.
- Lau mặt, rửa chân tay cho trẻ bình thường như mọi ngày.
- Cha mẹ có thể tắm cho con bằng nước nóng ấm ở 37 độ C và tránh để gió lùa vào phòng tắm.
- Mỗi khi ốm trẻ luôn muốn có bố hoặc mẹ, ông bà ở bên cạnh. Bé sẽ thấy an tâm và được an ủi nhiều mỗi khi cảm thấy khó chịu. Nếu không có điều kiện ở bên bé, hay cho bé nhiều đồ chơi, sách tô màu để bé vui chơi.
- Luôn giữ sự lạc quan trước mặt bé với tình trạng ốm của bé.
=> Khi bé mọc răng bé cũng có thể bị sốt mẹ cần lưu ý nhé.

Khi con ra nhiều mồ hôi cần làm gi?
Trường hợp bé sốt và đổ nhiều mồ hôi, điều này là rất tốt. Đây là phản ứng của cơ thể làm thân nhiệt giảm xuống. Cha mẹ nên lau khô người và thay đồ cho bé.
Có cần bắt bé nằm tại giường không?
- Khi bé bị ốm bé sẽ tự động nằm nghỉ nếu mệt. Nhưng nếu bé không muốn nằm, cha mẹ hãy để bé ngồi dậy chơi hoặc đi lại trong nhà, đi tất để giữ ấm chân cho bé.
- Với các bé bị bệnh đang điều trị lâu hoặc còn trong thời gian phục hồi sức khỏe, cha mẹ hãy để con chơi bình thường, chỉ nên tránh những trò chơi làm bé kích động và không nên cho bé chơi với trẻ khác để tránh lây nhiễm.

Chế độ ăn của trẻ như thế nào?
Ở trẻ sơ sinh nếu không bị tướt có thể cho trẻ ăn bình thường, không nên ép trẻ ăn và cần cho trẻ uống thêm nước.
- Trường hợp trẻ đi tướt nên ngừng cho con bú và cho ăn theo chế độ riêng.
- Với các trẻ lớn có thể cho ăn súp, nước rau, chuối nghiền…
Khi trẻ nhận thấy trẻ có dấu hiệu khỏi bệnh, cha mẹ hãy dần cho trẻ ăn trở lại chế độ ăn bình thường.
- Trường hợp trẻ bị sốt, cha mẹ hãy cho con uống nhiều nước vì sốt làm cơ thể thiếu nước, để dễ uống ngoài nước lọc có thẻ cho con uống nước cam, nước chanh, nước rau…
- Thông thường trẻ sẽ thích uống nước lạnh hơn nước nóng, cha mẹ hãy cho con uống nước mát nhất là trường hợp hay bị nôn ói.
=> Khi trẻ ốm trẻ biếng ăn là chuyện thường, cha mẹ cần giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn nhé.

Giờ giấc chăm sóc như thế nào?
-Chăm sóc có giờ giấc giúp con đỡ mệt mỏi hơn là phải lan man cả ngày. Sau khi chăm sóc con, cha mẹ nên ghi thân nhiệt đo đước ban sáng và chiều lại cùng các hiện tượng nếu có như: nôn ói, đi tướt, ho,… để dễ dàng thông tin khi cần thiết.
- Cần cách ly bé với các bé khác và cả với người mang bầu nếu bé mắc bệnh lây lan.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Dưỡng Chất Đầy Đủ Và Cân Đối Cho Bé Biếng Ăn Khi Vào Lớp 1

Khi bước vào lớp 1 tình trạng bé biếng ăn thường xảy ra, là do thay đổi môi trường. Khi này cha mẹ cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
trẻ biếng ăn

Khi trẻ lên 6 tuổi, trẻ có sự thay đổi về môi trường học từ mẫu giáo lên lớp 1 dẫn tới tâm sinh lý bị thay đổi. Trẻ thường có những biểu hiện dễ nhận biết như: trẻ bị sút cân, trẻ biếng ăn, ngủ không ngon giấc hay giật mình, hay đổ mồ hôi trộm… Nếu lúc này, bố mẹ ép trẻ ăn nhiều sẽ dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, khi chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo và phù hợp thì trẻ dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, trẻ hay ốm yếu hơn và không đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Theo các bác sĩ chuyên khoa của Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết: với các bé khi bước vào lớp 1 thường sẽ xuất hiện tình trạng biếng ăn tâm lý tạm thời. Cha mẹ cần quan tâm theo dõi sự thay đổi hàng ngày của con để điều chỉnh thực đơn phù hợp và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con.
Chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý.
Nếu chỉ trông vào chế độ ăn uống như ở trường, rất khó để đảm bảo rằng trẻ sẽ nhận được đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, vì thể bố mẹ cần bổ sung thêm dưỡng chất vào bữa sáng và bữa tối cho con.
Theo các chuyên gia dinh dương cho biêt, lượng thực phẩm cần thiết trong một ngày đối với trẻ 6 tuổi bao gồm:
- Chất tinh bột cần từ 300-350g.
- Các loại thịt và tôm cá cần từ 200-250g.
- Sữa cần từ 400-500ml.
- Hàm lượng dầu mờ cần từ 30-40g.
- Lượng rau xanh trong ngày cần 300g.
- Các loại quả chín cần 300g.
- Lượng đường cần 20g.
Các chuyên gia dinh dưỡng, cũng đưa ra một số ý kiến cho cha mẹ biết để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho bé như sau:
- Các nhóm thực phẩm nên chế biến phong phú, đa dạng. Ví dụ thịt tôm cá hay rau có thể xào, rán, sốt còn hoa quả thì chế thành nước ép, sinh tố…
- Sau khi đi học về, cho trẻ ăn nhẹ bằng phô mai, váng sữa…
- Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn 2 tiếng.
- Duy trì mỗi bữa ăn của trẻ trong 30-40 phút. Nếu trẻ không ăn hết cơm thì không nên ép mà thay bằng sữa và hoa quả sau đó.
- Tăng khẩu phần ăn trong một bữa và giảm số bữa trong một ngày (chỉ gồm 3 bữa chính sáng, trưa, tối)
Điều quan trọng là bố mẹ tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trong giai đoạn quá độ từ mẫu giáo sang cấp 1 để bé không bị bỡ ngỡ, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mà vẫn đảm bảo sức khỏe.

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Những Sai Làm Tai Hại Khiến Bé Hay Ốm

Khi chăm sóc bé cha mẹ cần lưu ý tránh làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của bé, khi hệ miễn dịch của bé yếu ớt sẽ không chống lại được sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh khiến bé hay ôm yêu. Cha mẹ nên tránh các thói quen xấu sau đây, để tránh tình trạng bé hay ốm vặt.

Những sai lầm tai hại khiến bé hay ốm vặt
Hệ miễn dịch kém khiến trẻ hay ốm hơn (minh họa)

Cho con ăn nhiều đồ đóng gói sẵn, đồ ăn nhanh

Các loại thực phẩm ăn liền, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh… đều chứa hàm lượng chất béo chưa bão hòa, muối và hàm lượng đường cao. Chất béo chưa bão hòa làm ngăn cản hoạt động của hệ miễn dịch, hàm lượng đường và muối gây cản trở sự thực bào (quá trình các tế bào bạch cầu tiêu diệt virut, vi khuẩn có hại).

Vậy nên, cần cho trẻ ăn những món ăn tươi ngon, lanh mạnh cha mẹ tự làm sẽ là cách tốt nhất để đảm bảo trẻ đủ năng lượng và chất dinh dưỡng giúp bé chống lại các nguy cơ bệnh tật.

Để con thiếu ngủ

Trẻ không ngủ sâu giấc hay trẻ thiếu ngủ làm giảm khả năng sinh sản tế bào bạch cầu, do đó hệ miễn dịch của trẻ không đủ sức chống lại virut và vi khuẩn có hại, tác nhân gây nên tình trạng trẻ hay ốm vật. Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, không chỉ trẻ nhỏ mà cả người lớn khi thiếu ngủ thì cũng dễ mắc bệnh, cơ thể ốm yếu hơn do bị vi rút, vi khuẩn xâm nhập và hay mắc các bệnh vặt như bệnh cảm cúm.

Không khuyến khích con vận động

Đa phần cha mẹ nghĩ con ăn no, ngủ khỏe thì sẽ có sức đề kháng tốt. Điều này chưa đúng hoàn toàn, bởi nếu trẻ không được rèn luyện thể lực sẽ không có được sức khỏe thực sự tốt. Việc tập luyện thường xuyên giúp máu lưu thông, thúc đẩy quá trình đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, tăng cường hoạt động của kháng thể và tế bào bạch cầu trong cơ thể bé. Hàng ngày cho bé vận động 15 phút sẽ giúp hệ miễn dịch của bé khỏe mạnh, hoạt động tốt hơn. Với các trẻ sơ sinh, việc kích thích tay chân bé hoạt động cũng có tác dụng tương tự. Vì vậy, cha mẹ không nên để cho bé ở nhà với các hoạt động thụ động như xem tivi, chơi game….

Ốm là dùng kháng sinh

Theo các nghiên cứu cho biết thuốc kháng sinh làm giảm lượng hooc môn cần thiết cho hệ miễn dịch. Khi dùng thuốc kháng sinh, trẻ mau khỏi bệnh hơn nhưng hậu quả là cơ thể bé sẽ càng yếu hơn, dễ có nguy cơ mác bệnh ở những lần sau. Do trẻ bị suy giảm khả năng hệ miễn dịch tự chống chịu viut và vi khuẩn.

Vậy nên, khi trẻ mới chớm ốm cha mẹ cần quan sát, đánh giá các biểu hiện của trẻ để có quyết định xem liệu cơ thể trẻ có thể tự kiểm soát tình trạng bệnh hay không.

Khói thuốc trong nhà

Việc trong nhà có người hút thuốc khiến trẻ bị hút thuốc thụ động. Điều này ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể và gây ra một số bệnh nguy hiểm nhiều hơn cả hút thuốc lá chủ động. Vì thế, gia đình cần khuyến nghị các thành viên cai thuốc hoặc tránh hút thuốc trước mặt trẻ.

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Trẻ Biếng Ăn Làm Cản Trợ Tới Sự Phát Triển

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu vi chất cho sự phát triển, suy giảm sức đề kháng, suy dinh dưỡng là do bé biếng ăn. Hậu quả của việc bé biếng ăn là trẻ chậm lớn, còi xương và tăng nguy cơ thiểu năng trí tuệ.

bé biếng ăn gây cản trở tới sự phát triển
Trẻ biếng ăn gây cản trở tới sự phát triển của bé (minh họa)

1. Trẻ biếng ăn hấp thụ dinh dưỡng kém hơn.

Khả năng hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng ở trẻ biếng ăn kém hơn do hệ tiêu hóa ít làm việc hơn, vì thế cơ chế tiết dịch và enzyme cũng bị hạn chế. Đặc biệt, khi trẻ biếng ăn, nhiều cha mẹ cho trẻ nhịn ăn nhưng khi trẻ nhịn ăn trong một thời gian, men tiêu hóa không được tiết ra làm cho tình trạng biếng ăn lại càng trầm trọng hơn.

2. Biếng ăn khiến trẻ thấp còi hơn.

Ở trẻ biếng ăn lâu dài, trẻ thiếu các chất dinh dưỡng để tăng trưởng chiều cao và cân nặng. Từ đó trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng và còi xương cao hơn trẻ bình thường. Theo nghiên cứu cho thấy, nguy cơ thua kém chỉ số khối lượng cơ thể ở trẻ biếng ăn là 6% – 22%. Còn theo Viện dinh dưỡng quốc gia, ở Việt Nam có hơn 50% trẻ em bị thiếu vi chất, 1/3 trẻ em dưới 5 hiện nay bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Hơn thế nữa, trẻ biếng ăn còn có nguy cơ kém thông minh hơn so với trẻ bình thường. Theo thang chỉ số phát triển trí tuệ là 110 điểm, thì trẻ biếng ăn chỉ đạt trung bình 96 điểm, thấp hơn 14 điểm so với chỉ số chuẩn. Như vậy biếng ăn làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và thiểu năng trí tuệ ở trẻ từ những năm đầu đời.

3. Khả năng tiếp thu và phát triển trí não kém hơn.

Theo nghiên cứu của WHO, trẻ biếng ăn bị rối loạn nhận thức, cảm xúc, hậu quả việc biếng ăn ở trẻ làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức học tập có thể kéo dài đến 5 năm sau. Kết quả học tập và khả năng nhận thức ở trẻ biếng ăn kem hơn trẻ bình thường khác đến 30%.

4. Trẻ biếng ăn có hệ miễn dịch kém hơn.

Ngoài ra, trẻ biếng ăn còn bị suy giảm hệ miễn dịch, khả năng đề kháng yếu với các bệnh viêm nhiễm. Trẻ hay ốm vặt hơn và dễ bị cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp hơn so với trẻ bình thường khác. Vì hệ tiêu hóa ảnh hưởng tới 70% hệ miễn dịch của trẻ nên khi hệ vi sinh vật trong hệ tiêu hóa bị rối loạn, cơ thể trẻ sẽ rất dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn có hại, đe dọa hệ miễn dịch non nớt của trẻ.

5. Biếng ăn gây ra biếng ăn.

Hệ tiêu hóa làm việc ít hơn và lười biếng hơn do trẻ biếng ăn, ăn ít. Vậy nên, khi trẻ biếng ăn, lười ăn cha mẹ không nên cho trẻ nhịn ăn, vì nhịn ăn có thể làm tình trạng trẻ biếng ăn thêm trầm trọng.

Trẻ biếng ăn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, mà khi trẻ bị suy dinh dưỡng lại càng biếng ăn hơn, tạo thành một vòng xoắn bệnh lý rất khó điều trị. Vì vậy khi trẻ mới biếng ăn cần phải tìm cách khắc phục ngay, không nên để tình trạng biếng ăn kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Từ các hậu quả đó, cha mẹ cần chú ý theo dõi tình hình ăn uống của trẻ để giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn và bổ sung kịp thời các vi chất và lượng dinh dưỡng còn thiếu khi trẻ ăn ít để đảm bảo sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ cho trẻ.

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

3 Yếu Tố Khắc Phục Tình Trạng Trẻ Biếng Ăn

Đa phần cha mẹ luôn tìm cách ép trẻ ăn bằng được mỗi khi thấy trẻ biếng ăn, lười ăn. Trẻ biếng ăn, nếu  cha mẹ không hiểu đúng bản chất vì sao trẻ biếng ăn, sẽ rất khó tìm được đúng nguyên nhân để khắc phục tình trạng bé biếng ăn, lười ăn tận gộc, để đem lại cho bé cảm giác ngon miệng mỗi khi ăn.

khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn, trẻ hay ốm
Quấy khóc khi ăn là một trong các nguyên nhân của trẻ biếng ăn (minh họa)

Vậy trẻ biếng ăn là gì?

Mặc dù nhìn thấy được bé biếng ăn mỗi khi cho bé ăn, nhưng có rất nhiều bà cha mẹ ngày nay vẫn chưa nắm được các biểu hiện, mức độ cũng như nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ biếng ăn. Đây là những lý do khiến tỷ lệ chăm sóc con trẻ sai cách ngày một gia tăng ở nước ta.

Theo số liệu thống kê tham khảo từ Hội dinh dưỡng Việt Nam cho thấy:  Tính riêng ở Sài Gòn tỷ lệ cha mẹ cho con ăn sai cách tới 65%. Trong đó có 14% số cha mẹ ép buộc con trẻ ăn hết phần ăn dù trẻ quấy nhiễu, khóc lóc không chịu ăn; 19% cha mẹ vẫn phải đút ăn cho trẻ đã lớn (tự xúc ăn được) và 23% cha mẹ khi cho trẻ ăn phải bật tivi quảng cáo hay dùng đồ chơi để dụ trẻ ăn.

Theo khuyến cáo của các bác sỹ chuyên khoa nhi, việc ép ăn ở trẻ khi cha mẹ chưa chịu tìm hiểu nguyên nhân sẽ tác động đến tâm lý của trẻ và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển thể trạng của trẻ. Vì vậy, mọi biện pháp khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ nên cân nhắc khi ở trẻ có những dấu hiệu điển hình sau:

-Trẻ ăn rất ít, lười ăn, hay ngậm thức ăn lâu, mỗi bữa ăn kéo dài từ 45 - 60 phút.

-Trẻ từ chối ăn tất cả các loại thức ăn hoặc chỉ thích ăn một loại nhất định.

-Trẻ không hào hứng ăn, dù là món ăn mới.

-Trẻ quấy khóc, quậy phá, bụm miệng, bướng bỉnh khi ăn.

-Trẻ không tăng cân trong nhiều tháng liền hoặc nhẹ cân hơn so với chuẩn.

Khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ

Cha mẹ cần hiểu được bản chất của trẻ biếng ăn là trẻ ăn ít, lười ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết hoặc kén ăn, chỉ thích một món ăn nhất định. Vậy để trẻ hào hứng mỗi khi ăn, điều quan trọng nhất là cha mẹ cần phải đảm bảo được 3 yêu tố sau:

Yêu tố thứ nhất

Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé biếng ăn.

-Nếu bé biếng ăn do sinh lý (biếng ăn ở từng giai đoạn phát triển như khi trẻ biết bò, biết đi, mọc răng…) thì không đáng lo ngại vì bé sẽ ăn ngoan trở lại sau vài ngày.

-Nếu bé biếng ăn do bệnh lý như: trẻ bị nhiễm kí sinh trùng (giun, sán…), suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch và sức đề kháng kém làm trẻ hay ốm gây mệt mỏi chán ăn, trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa… cần bổ sung các vi chât, dưỡng chất mà trẻ thiếu hụt như kẽm, lysin, protein…; cha mẹ nên tây giun định kỳ cho trẻ, bổ sung thêm lợi khuẩn giúp cân bằng hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho trẻ.

-Nếu bé biếng ăn do tâm lý: Khi cho trẻ ăn, cha mẹ hay ép buộc, gò bó, quát nạt… đây là yếu tố tác động xấu đến tâm lý trẻ, khiến trẻ không chịu ăn và luôn sợ hãi  khi đến bữa ăn. Vì vậy cha mẹ nên thay đổi các ứng xử với trẻ mỗi khi cho trẻ ăn.

Yêu tố thứ hai

Cha mẹ nhanh chóng kích thích, khôi phục vị giác của trẻ bằng cách bổ sung đủ và cân bằng 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, tinh bột, chất béo, rau xanh. Đặc biệt, nên cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm chứa Kẽm và các loại thực phẩm có chứa emzym tiêu hóa để kích thích cảm giác thèm ăn cho trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, để hoàn toàn biến mất biếng ăn ở trẻ.

Yêu tố Thứ ba

Tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng cho trẻ bằng cách: Bổ sung các loại thực phẩm tăng cường lợi khuẩn kết hợp cho trẻ ăn nhiều thức ăn chứa nhiều vitamin, khoáng chất (rau xanh, hoa quả), các axít amin thiết yếu (thức ăn giàu đạm) hoặc bổ sung bằng đường uống một số chế phẩm tăng cường dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.

Ngoài ra, cần tăng cường vận động bởi các hoạt động vui chơi sẽ giúp trẻ tiêu hao nhiều năng lượng, nhanh có cảm giác đói, ăn ngon hơn và sức cũng khỏe tốt hơn.

Làm được những điều này, chứng biếng ăn ở trẻ sẽ chấm dứt, trẻ sẽ thèm ăn và ăn ngon miệng mỗi ngày.

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHI BÉ HAY ỐM

Vấn đề trăn trở của nhiều cha mẹ khi bé hay ốm vặt, chậm lớn và chỉ vài ngày phải tới bệnh viện một lần. Là tại sao trẻ hay ốm? Làm sao để con khỏe hơn? Cha mẹ không nên quá bao bọc hay vội vàng đưa bé đến viện khi bẹ có biểu hiện ốm, hay để bé có cơ hội được “tập tành” miễn dịch.

trẻ hay ốm tại sao?
Tại sao trẻ hay ốm vặt? (minh họa)

Bé hay ốm vặt là do đâu?

Bé hay ốm vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Do đó trẻ rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài và sực đề kháng kém dẫn đến bé hay ốm vặt. Khi còn nhỏ, hệ tiêu hóa của trẻ chưa tốt, chưa hoàn thiện hệ vi khuẩn đường ruột, chưa đủ các men tiêu hoá cũng là một trở ngại lớn cho việc tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, một số ít trường hợp có thể trẻ bị suy giảm miễn dịch, không có khả năng chống chọi với tác động của vi sinh vật gây bệnh.

Trẻ hay ốm vặt do quá lạm dụng kháng sinh

Kháng sinh rất quan trọng trong chữa trị nhiễm khuẩn, nhưng nó cũng tiêu diệt cả hệ vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa, gây rối loạn khuẩn đường ruột. Chúng ta biết rằng, các tế bào miễn dịch được sinh ra ở thành ruột, khi mất đi hệ vi khuẩn có ích này, là nguyên nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn..

Vì vậy, khi dùng kháng sinh cho trẻ nhỏ, cha mẹ không nên quá lạm dụng, cần bổ sung kịp thời các loại vi khuẩn có lợi từ men vi sinh. Cha mẹ nên quan tâm, dỗ dành trẻ ăn đầy đủ, để tăng cường sức khỏe chống chọi với bệnh tật, và đảm bảo dinh dưỡng.

trẻ hay ốm nếu không được vệ sinh tốt
Bé hay ốm do không được vệ sinh đúng cách (minh họa)

Không vệ sinh cho trẻ đúng cách

Do thói quen ngậm tay vào miệng, nên tay trẻ bị nhiễm bẩn dễ gây ra nhiều. Vị vậy cha mẹ cần lưu ý giúp trẻ giữ sạch đôi tay, ngăn ngừa các bệnh như viêm đường hô hấp cấp, cúm, chân tay miệng, tiêu chảy…. Trong thực tế, nhiều bậc cha me không có thói quen rửa tay bằng xà bông khi cho trẻ ăn hay cho trẻ bú. Đây chính là nguyên nhân không chỉ ở người lớn, mà đặc biệt là trẻ em dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn qua đường hô hấp, tiêu hóa như tiêu chảy, tả, giun sán, cúm… và nhất là bệnh tay chân miệng.

Khẩu phần ăn thiếu vi chất dinh dưỡng

Sự phát triển của trẻ cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ chưa chú ý tới sự cần bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn của trẻ. Vì vậy nhiều bé mắc các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng, làm ảnh hưởng tới trí tuệ, học hành và chậm phát triển thể chất… Trẻ nhỏ mắc các bệnh lý do thiếu vi chất có thể chia thành hai nhóm chính như sau:

-Nhóm thiếu vitamin: Các loại vitamin A,B,C rất cần thiết với cơ thể. Thiếu vitamin A ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và sự tăng trưởng của bé. Thiếu vitamin nhóm B làm ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa các chất. Thiếu vitamin nhóm C khiến hệ miễn dịch yếu, làm trẻ dễ bị lây nhiễm và mắc các bệnh về đường hô hấp, như viêm phổi hay suyễn.

-Nhóm thiếu sắt, kẽm, khoáng chât (selem): thường hay xảy ra ở những bé độ tuổi ăn dặm. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do trẻ ăn thịt, cá hoặc trẻ hay ăn nhả bã, hoặc cũng có thể do trẻ không chịu ăn rau, trái cây. Thiếu sắt nặng trẻ có thể bị thiếu máu. Các bệnh nhi thiếu kẽm, selen thường có miễn dịch kém. Bé hay chán ăn, mệt mỏi, dễ ốm vặt, nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa, viêm da, lở miệng.

Cách bảo vệ bé khỏi những cơn ốm vặt

Tổ chức WTO khuyên các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

Tiêm phòng đầy đủ các bệnh cho bé, giữ ấm cho bé khi đi ra ngoài.

Các bậc cha mẹ nhớ thường xuyên rửa tay cho con bằng sữa tắm hoặc xà bông diệt khuẩn sau khi bé nghịch hoặc trước khi ăn cơm.

Không cho bé tiếp xúc với trẻ đang bị ốm, người bệnh…

Khi bé ốm, cha mẹ không nên lạm dụng thuốc kháng sinh. Nếu chỉ là bệnh hắt hơi, xổ mũi, ho thông thường, bạn có thể chế biến những cây thuốc sẵn có để trị bệnh cho bé. Ví dụ: Bé bị ho, bạn có thể dùng húng chanh, gừng, cây núc nác…

Và đặc biệt là đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, uống đủ nước và chế độ ăn đủ chất.

Xem thêm Bé hay ôm tại đây : http://botania.com.vn/tin-tuc/Tuyet-chieu-danh-cho-be-bieng-an-hay-om.html