Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ biếng ăn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ biếng ăn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Chăm Sóc Cho Trẻ Hay Ốm Như Thế Nào?

Tình trạng trẻ hay ốm bố mẹ cần phải lưu ý tới nhiệt độ và chế độ ăn cho bé. Và cần quan tâm chăm sóc trẻ một cách hợp lý để tránh cho bé quấy khóc và mệt mỏi, khó chịu…
Có nên đưa con tới bác sĩ khi sốt?
Dù cho bé có sốt cao hay không, bố mẹ cũng nên đưa con đi khám ngay. Chỉ có ở bệnh viện hay phòng khám, các bác sĩ có nhiều phương tiện để khám bệnh cho con.
Có cần chăn mền cho cháu không?
Trường hợp con đang sốt, bố mẹ không nên đắp thêm chăn mền cho bé, vì sẽ làm tăng thêm nhiệt. Cần giữ nhiệt độ phòng ở mức 20-22 độ C và không để gió lùa, nên cho bé mặc áo quần rộng, thoáng…

bé hay ốm

Chăm sóc thế nào để bé dễ chịu?
- Giữ cho phòng thoáng và đủ ấm.
- Lau mặt, rửa chân tay cho trẻ bình thường như mọi ngày.
- Cha mẹ có thể tắm cho con bằng nước nóng ấm ở 37 độ C và tránh để gió lùa vào phòng tắm.
- Mỗi khi ốm trẻ luôn muốn có bố hoặc mẹ, ông bà ở bên cạnh. Bé sẽ thấy an tâm và được an ủi nhiều mỗi khi cảm thấy khó chịu. Nếu không có điều kiện ở bên bé, hay cho bé nhiều đồ chơi, sách tô màu để bé vui chơi.
- Luôn giữ sự lạc quan trước mặt bé với tình trạng ốm của bé.
=> Khi bé mọc răng bé cũng có thể bị sốt mẹ cần lưu ý nhé.

Khi con ra nhiều mồ hôi cần làm gi?
Trường hợp bé sốt và đổ nhiều mồ hôi, điều này là rất tốt. Đây là phản ứng của cơ thể làm thân nhiệt giảm xuống. Cha mẹ nên lau khô người và thay đồ cho bé.
Có cần bắt bé nằm tại giường không?
- Khi bé bị ốm bé sẽ tự động nằm nghỉ nếu mệt. Nhưng nếu bé không muốn nằm, cha mẹ hãy để bé ngồi dậy chơi hoặc đi lại trong nhà, đi tất để giữ ấm chân cho bé.
- Với các bé bị bệnh đang điều trị lâu hoặc còn trong thời gian phục hồi sức khỏe, cha mẹ hãy để con chơi bình thường, chỉ nên tránh những trò chơi làm bé kích động và không nên cho bé chơi với trẻ khác để tránh lây nhiễm.

Chế độ ăn của trẻ như thế nào?
Ở trẻ sơ sinh nếu không bị tướt có thể cho trẻ ăn bình thường, không nên ép trẻ ăn và cần cho trẻ uống thêm nước.
- Trường hợp trẻ đi tướt nên ngừng cho con bú và cho ăn theo chế độ riêng.
- Với các trẻ lớn có thể cho ăn súp, nước rau, chuối nghiền…
Khi trẻ nhận thấy trẻ có dấu hiệu khỏi bệnh, cha mẹ hãy dần cho trẻ ăn trở lại chế độ ăn bình thường.
- Trường hợp trẻ bị sốt, cha mẹ hãy cho con uống nhiều nước vì sốt làm cơ thể thiếu nước, để dễ uống ngoài nước lọc có thẻ cho con uống nước cam, nước chanh, nước rau…
- Thông thường trẻ sẽ thích uống nước lạnh hơn nước nóng, cha mẹ hãy cho con uống nước mát nhất là trường hợp hay bị nôn ói.
=> Khi trẻ ốm trẻ biếng ăn là chuyện thường, cha mẹ cần giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn nhé.

Giờ giấc chăm sóc như thế nào?
-Chăm sóc có giờ giấc giúp con đỡ mệt mỏi hơn là phải lan man cả ngày. Sau khi chăm sóc con, cha mẹ nên ghi thân nhiệt đo đước ban sáng và chiều lại cùng các hiện tượng nếu có như: nôn ói, đi tướt, ho,… để dễ dàng thông tin khi cần thiết.
- Cần cách ly bé với các bé khác và cả với người mang bầu nếu bé mắc bệnh lây lan.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Dưỡng Chất Đầy Đủ Và Cân Đối Cho Bé Biếng Ăn Khi Vào Lớp 1

Khi bước vào lớp 1 tình trạng bé biếng ăn thường xảy ra, là do thay đổi môi trường. Khi này cha mẹ cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
trẻ biếng ăn

Khi trẻ lên 6 tuổi, trẻ có sự thay đổi về môi trường học từ mẫu giáo lên lớp 1 dẫn tới tâm sinh lý bị thay đổi. Trẻ thường có những biểu hiện dễ nhận biết như: trẻ bị sút cân, trẻ biếng ăn, ngủ không ngon giấc hay giật mình, hay đổ mồ hôi trộm… Nếu lúc này, bố mẹ ép trẻ ăn nhiều sẽ dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, khi chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo và phù hợp thì trẻ dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, trẻ hay ốm yếu hơn và không đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Theo các bác sĩ chuyên khoa của Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết: với các bé khi bước vào lớp 1 thường sẽ xuất hiện tình trạng biếng ăn tâm lý tạm thời. Cha mẹ cần quan tâm theo dõi sự thay đổi hàng ngày của con để điều chỉnh thực đơn phù hợp và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con.
Chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý.
Nếu chỉ trông vào chế độ ăn uống như ở trường, rất khó để đảm bảo rằng trẻ sẽ nhận được đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, vì thể bố mẹ cần bổ sung thêm dưỡng chất vào bữa sáng và bữa tối cho con.
Theo các chuyên gia dinh dương cho biêt, lượng thực phẩm cần thiết trong một ngày đối với trẻ 6 tuổi bao gồm:
- Chất tinh bột cần từ 300-350g.
- Các loại thịt và tôm cá cần từ 200-250g.
- Sữa cần từ 400-500ml.
- Hàm lượng dầu mờ cần từ 30-40g.
- Lượng rau xanh trong ngày cần 300g.
- Các loại quả chín cần 300g.
- Lượng đường cần 20g.
Các chuyên gia dinh dưỡng, cũng đưa ra một số ý kiến cho cha mẹ biết để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho bé như sau:
- Các nhóm thực phẩm nên chế biến phong phú, đa dạng. Ví dụ thịt tôm cá hay rau có thể xào, rán, sốt còn hoa quả thì chế thành nước ép, sinh tố…
- Sau khi đi học về, cho trẻ ăn nhẹ bằng phô mai, váng sữa…
- Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn 2 tiếng.
- Duy trì mỗi bữa ăn của trẻ trong 30-40 phút. Nếu trẻ không ăn hết cơm thì không nên ép mà thay bằng sữa và hoa quả sau đó.
- Tăng khẩu phần ăn trong một bữa và giảm số bữa trong một ngày (chỉ gồm 3 bữa chính sáng, trưa, tối)
Điều quan trọng là bố mẹ tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trong giai đoạn quá độ từ mẫu giáo sang cấp 1 để bé không bị bỡ ngỡ, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mà vẫn đảm bảo sức khỏe.

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Chiến Thuật 4 Không 3 Cần Với Bé Biếng Ăn

Bé biếng ăn dẫn đến giảm sút cân năng, chiều cao, thậm chí có thể suy dinh dưỡng là áp lực của rất nhiều bậc cha mẹ. Vậy phải làm gì để thay đổi tình trạng bé biếng ăn? Cha mẹ hãy áp dụng chiến thuật 4 không, 3 cần dưới đây với trẻ biếng ăn, cha mẹ sẽ giúp trẻ tăng trường đều với các bạn cùng lứa.

chiến thuật 4 không 3 cần với bé biếng ăn
Bé không hào hứng với thức ăn dẫn đến biếng ăn (minh họa)

Chiến thuật “4 không” khi trẻ biếng ăn

Không ép trẻ ăn

Với mong muốn bé chóng lơn, nhiều bậc cha mẹ cố ép con ăn: sáng bao nhiêu cốc sữa, chiều bao nhiêu bát cháo...., tuy nhiên việc này chỉ làm trẻ sợ hãi và trẻ biếng ăn hơn. Khi bé ăn trong tâm trạng sợ hãi, ăn không có hứng thú sẽ làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ, khiến bé chậm lớn và còi cọc.

Bị ép ăn cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm hoặc có khuynh hướng hung hăng, gây hấn.

Không dụ trẻ ăn

Trong thực tế ngày nay, nhiều bậc cha mẹ để dụ con ăn thường hay cho con chơi ipad, điện thoại, xem hoạt hình,… Tuy nhiên, việc làm này lại khiến trẻ xao nhãng ăn uống và ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực của bé.

Không cho trẻ đi ăn rong

Việc cho trẻ ăn rong có thể khiến trẻ ăn được nhiều hơn do bị cuốn hút vào những thứ xung quanh. Nhưng mặt tiêu cực của nó khiến trẻ ăn một cách thụ động, không có ý thức ăn. Trẻ ăn mà không có cảm giác ngon miệng, không cảm nhận được mùi vị của món ăn.

Không thay thế cơm bằng đồ ăn vặt

Có rất nhiều bậc cha mẹ ở Việt Nam có suy nghĩ rằng: khi thấy con lười ăn bữa chính hay cho con ăn nhiều đồ ăn vặt như kẹo bánh, xúc xích, váng sữa… sẽ giúp trẻ no bụng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng: đồ ăn vặt đa phần đều nguy hại cho sức khỏe do nghèo chất dinh dưỡng mà lại chứa quá nhiều đường, dầu mỡ, chất béo, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể lực, trí lực của trẻ. Đây cùng là nguyên nhân gây nên tình trạng béo phì ở trẻ..

Chiến Thuật 3 cần cho bé biếng ăn

Thay đổi thói quen cho con ăn

Cha mẹ nên tập cho bé biếng ăn thói quen ăn uống khoa học, ăn đa dạng và cân đối giữa 4 nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin – khoáng chất, cha mẹ cũng nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Các bữa ăn nên diễn ra vào thời gian cố định và cách nhau khoảng 02 tiếng.

Mẹ cũng cần tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong mỗi bữa ăn bằng cách cho trẻ ăn theo nhu cầu và ăn cùng gia đình. Đây không chỉ là cơ hội giúp trẻ quan sát, học cách ăn từ người lớn mà còn là bữa cơm gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

Cải thiện vị giác cho trẻ

Thiếu vi chất nhất là kẽm và Selen là nguyên nhân khiến trẻ không hào hứng với thức ăn. Vậy nên, cần bổ sung cân bằng 2 vi chất này cùng với lysine và các vitamin nhóm B để tăng cường chuyển hóa thức ăn và làm tăng cảm giác thèm ăn cho trẻ.

Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý đến hương vị của món ăn, “biến tấu” bữa ăn của con thành những hình dễ thương, ngộ nghĩnh cũng là cách giúp trẻ hào hứng với thức ăn một cách không ngờ.

Tăng chức năng tiêu hóa và khả năng hấp thu

Enzym có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn thành dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Vì thế, để trẻ tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ dàng, phụ huynh cần bổ sung enzym có lợi cho đường ruột như Lipase, α- Amylase, Protease, Lactase…,  kết hợp với chất xơ (Inulin và FOS) và các acid amin (Lysine, Taurin). Khi hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, trẻ mới tăng cân và phát triển khỏe mạnh.

Trên đây là những “nguyên tắc vàng” dành cho mẹ để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ. Để tăng thêm sự hào hứng với các món ăn, mách mẹ mẹo nhỏ: Hãy cho trẻ cùng tham gia “làm bếp”, khi ấy, trẻ sẽ tự giác thích thú với món ăn mà mình chuẩn bị, từ đó dần tự lập và có trách nhiệm hơn với việc ăn uống.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

6 Cách Giúp Cha Mẹ Cải Thiện Tình Trạng Bé Biếng Ăn

Nỗi lo lắng của không ít cha mẹ là tình trạng bé biếng ăn, lười ăn. Để cải thiện tình trạng bé biếng ăn đó, và giúp con ăn ngoan, ăn đa dạng các loại thức ăn, cha mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây:

Cùng bé vào bếp cải thiện tình trạng bé biếng ăn
Cùng bé vào bếp giúp bé hào hứng với món ăn hơn (minh họa)

Cho trẻ thấy sự hào hứng với thức ăn

Cha mẹ nên nhớ rằng, trẻ đang ở độ tuổi tò mò và làm theo những điều trẻ thấy, nên đừng tỏ vẻ chán nản với thức ăn trước mặt trẻ, nhất là các mẹ hay thực hiện chế độ ăn kiêng khác với chế độ ăn của gia đình, điều này diễn ra trước mắt bé lâu ngày sẽ làm trẻ biếng ăn theo. Vì vậy, cha mẹ không thể ép con ăn ngoan, ăn nhiều trong khi chính bản thân lại không hào hứng với thức ăn, thường kết thúc bữa ăn quá sớm. Vậy nên, trong bữa ăn hãy ăn những món giống món của con và thể hiện sự thích thú, hào hứng với món ăn.

Cùng con cùng vào bếp

Với món ăn do tự tay trẻ làm ra, trẻ sẽ ăn nhiều hơn với thành quả của bản thân. Cha mẹ hãy để con vào bếp và giúp đỡ những công việc trong bếp như nhặt rau, khuấy trứng… Cảm giác được góp phần tạo ra bữa ăn, ý thức trách nhiệm cho bữa ăn sẽ kích thích trẻ muốn ăn hơn.

Đặt món mới cạnh món trẻ vốn yêu thích

Đây là một cách đơn giản mà rất hữu hiệu, trong bữa ăn vừa có món trẻ vốn thích ăn sẵn, vừa có món mới sẽ kích thích và giúp trẻ tiếp nhận món mới dễ dàng hơn. Trong khi đó cha mẹ hãy khuyến khích con nếm món mới, và cùng nếm món mới với con một cách hào hứng.

Rèn cho con nếp ăn cùng gia đình

Cả gia đình ăn cùng nhau không chỉ tạo không khí thân mật, ấm cúng mà còn kích thích trẻ trong việc ăn uống. Cha mẹ không nên tách riêng bữa ăn của con với bữa ăn gia đình khi thấy trẻ ăn chậm, khảnh ăn. Việc tách riêng bữa ăn của con với gia đình chỉ làm bé ăn kém hơn và không sửa được những tật xấu khi ăn của bé, vì xung quanh bé không có người để bé noi gương và bắt trước.

Hạn chế bánh kẹo, nước ngọt có ga trong nhà

Cha mẹ không nên tích các loại bánh kẹo, nước ngọt ở nhà và tuyệt đối không cho trẻ ăn những loại này trước mỗi bữa ăn. Khi trẻ được ăn thỏa thích bánh kẹo, bé sẽ không còn hứng thú với bữa ăn chính nữa. Ngoài ra, bánh kẹo và nước ngọt là những thực phẩm không tốt cho răng miệng của trẻ, làm trẻ nhanh đầy bụng nhưng lại nghèo chất dinh dưỡng.

Đừng vội bỏ cuộc

Đừng vội kết luận rằng con không thể ăn được cá, lươn,… hay một món ăn mới nào đó chỉ sau một lần thử nghiệm. Một đứa trẻ có thể phải mất tới 10-15 lần thử mới bắt đầu thích một món ăn mới. Do đó, nếu thấy con nhăn mặt lắc đầu trước đồ ăn lạ, hãy cứ đặt đĩa thức ăn xuống và thử tiếp ở lần sau. Chỉ trừ trường hợp trẻ bị dị ứng với thức ăn, còn không, trẻ em cần được ăn đa dạng các loại thức ăn để hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Trẻ Biếng Ăn Làm Cản Trợ Tới Sự Phát Triển

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu vi chất cho sự phát triển, suy giảm sức đề kháng, suy dinh dưỡng là do bé biếng ăn. Hậu quả của việc bé biếng ăn là trẻ chậm lớn, còi xương và tăng nguy cơ thiểu năng trí tuệ.

bé biếng ăn gây cản trở tới sự phát triển
Trẻ biếng ăn gây cản trở tới sự phát triển của bé (minh họa)

1. Trẻ biếng ăn hấp thụ dinh dưỡng kém hơn.

Khả năng hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng ở trẻ biếng ăn kém hơn do hệ tiêu hóa ít làm việc hơn, vì thế cơ chế tiết dịch và enzyme cũng bị hạn chế. Đặc biệt, khi trẻ biếng ăn, nhiều cha mẹ cho trẻ nhịn ăn nhưng khi trẻ nhịn ăn trong một thời gian, men tiêu hóa không được tiết ra làm cho tình trạng biếng ăn lại càng trầm trọng hơn.

2. Biếng ăn khiến trẻ thấp còi hơn.

Ở trẻ biếng ăn lâu dài, trẻ thiếu các chất dinh dưỡng để tăng trưởng chiều cao và cân nặng. Từ đó trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng và còi xương cao hơn trẻ bình thường. Theo nghiên cứu cho thấy, nguy cơ thua kém chỉ số khối lượng cơ thể ở trẻ biếng ăn là 6% – 22%. Còn theo Viện dinh dưỡng quốc gia, ở Việt Nam có hơn 50% trẻ em bị thiếu vi chất, 1/3 trẻ em dưới 5 hiện nay bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Hơn thế nữa, trẻ biếng ăn còn có nguy cơ kém thông minh hơn so với trẻ bình thường. Theo thang chỉ số phát triển trí tuệ là 110 điểm, thì trẻ biếng ăn chỉ đạt trung bình 96 điểm, thấp hơn 14 điểm so với chỉ số chuẩn. Như vậy biếng ăn làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và thiểu năng trí tuệ ở trẻ từ những năm đầu đời.

3. Khả năng tiếp thu và phát triển trí não kém hơn.

Theo nghiên cứu của WHO, trẻ biếng ăn bị rối loạn nhận thức, cảm xúc, hậu quả việc biếng ăn ở trẻ làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức học tập có thể kéo dài đến 5 năm sau. Kết quả học tập và khả năng nhận thức ở trẻ biếng ăn kem hơn trẻ bình thường khác đến 30%.

4. Trẻ biếng ăn có hệ miễn dịch kém hơn.

Ngoài ra, trẻ biếng ăn còn bị suy giảm hệ miễn dịch, khả năng đề kháng yếu với các bệnh viêm nhiễm. Trẻ hay ốm vặt hơn và dễ bị cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp hơn so với trẻ bình thường khác. Vì hệ tiêu hóa ảnh hưởng tới 70% hệ miễn dịch của trẻ nên khi hệ vi sinh vật trong hệ tiêu hóa bị rối loạn, cơ thể trẻ sẽ rất dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn có hại, đe dọa hệ miễn dịch non nớt của trẻ.

5. Biếng ăn gây ra biếng ăn.

Hệ tiêu hóa làm việc ít hơn và lười biếng hơn do trẻ biếng ăn, ăn ít. Vậy nên, khi trẻ biếng ăn, lười ăn cha mẹ không nên cho trẻ nhịn ăn, vì nhịn ăn có thể làm tình trạng trẻ biếng ăn thêm trầm trọng.

Trẻ biếng ăn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, mà khi trẻ bị suy dinh dưỡng lại càng biếng ăn hơn, tạo thành một vòng xoắn bệnh lý rất khó điều trị. Vì vậy khi trẻ mới biếng ăn cần phải tìm cách khắc phục ngay, không nên để tình trạng biếng ăn kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Từ các hậu quả đó, cha mẹ cần chú ý theo dõi tình hình ăn uống của trẻ để giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn và bổ sung kịp thời các vi chất và lượng dinh dưỡng còn thiếu khi trẻ ăn ít để đảm bảo sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ cho trẻ.

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

3 Yếu Tố Khắc Phục Tình Trạng Trẻ Biếng Ăn

Đa phần cha mẹ luôn tìm cách ép trẻ ăn bằng được mỗi khi thấy trẻ biếng ăn, lười ăn. Trẻ biếng ăn, nếu  cha mẹ không hiểu đúng bản chất vì sao trẻ biếng ăn, sẽ rất khó tìm được đúng nguyên nhân để khắc phục tình trạng bé biếng ăn, lười ăn tận gộc, để đem lại cho bé cảm giác ngon miệng mỗi khi ăn.

khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn, trẻ hay ốm
Quấy khóc khi ăn là một trong các nguyên nhân của trẻ biếng ăn (minh họa)

Vậy trẻ biếng ăn là gì?

Mặc dù nhìn thấy được bé biếng ăn mỗi khi cho bé ăn, nhưng có rất nhiều bà cha mẹ ngày nay vẫn chưa nắm được các biểu hiện, mức độ cũng như nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ biếng ăn. Đây là những lý do khiến tỷ lệ chăm sóc con trẻ sai cách ngày một gia tăng ở nước ta.

Theo số liệu thống kê tham khảo từ Hội dinh dưỡng Việt Nam cho thấy:  Tính riêng ở Sài Gòn tỷ lệ cha mẹ cho con ăn sai cách tới 65%. Trong đó có 14% số cha mẹ ép buộc con trẻ ăn hết phần ăn dù trẻ quấy nhiễu, khóc lóc không chịu ăn; 19% cha mẹ vẫn phải đút ăn cho trẻ đã lớn (tự xúc ăn được) và 23% cha mẹ khi cho trẻ ăn phải bật tivi quảng cáo hay dùng đồ chơi để dụ trẻ ăn.

Theo khuyến cáo của các bác sỹ chuyên khoa nhi, việc ép ăn ở trẻ khi cha mẹ chưa chịu tìm hiểu nguyên nhân sẽ tác động đến tâm lý của trẻ và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển thể trạng của trẻ. Vì vậy, mọi biện pháp khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ nên cân nhắc khi ở trẻ có những dấu hiệu điển hình sau:

-Trẻ ăn rất ít, lười ăn, hay ngậm thức ăn lâu, mỗi bữa ăn kéo dài từ 45 - 60 phút.

-Trẻ từ chối ăn tất cả các loại thức ăn hoặc chỉ thích ăn một loại nhất định.

-Trẻ không hào hứng ăn, dù là món ăn mới.

-Trẻ quấy khóc, quậy phá, bụm miệng, bướng bỉnh khi ăn.

-Trẻ không tăng cân trong nhiều tháng liền hoặc nhẹ cân hơn so với chuẩn.

Khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ

Cha mẹ cần hiểu được bản chất của trẻ biếng ăn là trẻ ăn ít, lười ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết hoặc kén ăn, chỉ thích một món ăn nhất định. Vậy để trẻ hào hứng mỗi khi ăn, điều quan trọng nhất là cha mẹ cần phải đảm bảo được 3 yêu tố sau:

Yêu tố thứ nhất

Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé biếng ăn.

-Nếu bé biếng ăn do sinh lý (biếng ăn ở từng giai đoạn phát triển như khi trẻ biết bò, biết đi, mọc răng…) thì không đáng lo ngại vì bé sẽ ăn ngoan trở lại sau vài ngày.

-Nếu bé biếng ăn do bệnh lý như: trẻ bị nhiễm kí sinh trùng (giun, sán…), suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch và sức đề kháng kém làm trẻ hay ốm gây mệt mỏi chán ăn, trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa… cần bổ sung các vi chât, dưỡng chất mà trẻ thiếu hụt như kẽm, lysin, protein…; cha mẹ nên tây giun định kỳ cho trẻ, bổ sung thêm lợi khuẩn giúp cân bằng hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho trẻ.

-Nếu bé biếng ăn do tâm lý: Khi cho trẻ ăn, cha mẹ hay ép buộc, gò bó, quát nạt… đây là yếu tố tác động xấu đến tâm lý trẻ, khiến trẻ không chịu ăn và luôn sợ hãi  khi đến bữa ăn. Vì vậy cha mẹ nên thay đổi các ứng xử với trẻ mỗi khi cho trẻ ăn.

Yêu tố thứ hai

Cha mẹ nhanh chóng kích thích, khôi phục vị giác của trẻ bằng cách bổ sung đủ và cân bằng 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, tinh bột, chất béo, rau xanh. Đặc biệt, nên cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm chứa Kẽm và các loại thực phẩm có chứa emzym tiêu hóa để kích thích cảm giác thèm ăn cho trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, để hoàn toàn biến mất biếng ăn ở trẻ.

Yêu tố Thứ ba

Tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng cho trẻ bằng cách: Bổ sung các loại thực phẩm tăng cường lợi khuẩn kết hợp cho trẻ ăn nhiều thức ăn chứa nhiều vitamin, khoáng chất (rau xanh, hoa quả), các axít amin thiết yếu (thức ăn giàu đạm) hoặc bổ sung bằng đường uống một số chế phẩm tăng cường dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.

Ngoài ra, cần tăng cường vận động bởi các hoạt động vui chơi sẽ giúp trẻ tiêu hao nhiều năng lượng, nhanh có cảm giác đói, ăn ngon hơn và sức cũng khỏe tốt hơn.

Làm được những điều này, chứng biếng ăn ở trẻ sẽ chấm dứt, trẻ sẽ thèm ăn và ăn ngon miệng mỗi ngày.

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

MỘT VÀI MÓN ĂN DÂN GIAN CHO TRẺ BIẾNG ĂN

Tình trạng trẻ biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân. Ngay cả khi cha mẹ cho con đi khám, cũng chưa chắc đã xác định được nguyên nhân sâu xa của việc bé biếng ăn. Vậy điều tốt nhất các mẹ làm cho bé là hãy phòng hơn tránh, nhưng tránh không được thì phải trị. Trong dân gian có nhiều món ăn bổ dưỡng, cha mẹ có thể tham khảo nấu cho bé, giúp đầy lùi tình trạng bé biếng ăn.

trẻ biếng ăn, bé biếng ăn
Trẻ biếng ăn nỗi lo của cha mẹ (minh họa)

1. Thảo dược đắc lực điều trị bé biếng ăn - Cao sơn tra

Dùng Cao sơn tra ngày 3 lần, mỗi ngày 10 – 30g. Trong Cao sơn tra có vị ngọt chua hợp khẩu vị, trẻ nhỏ rất  thích ăn, có hiệu quả chữa biếng ăn, lưu ý không nên để trẻ ăn quá nhiều.

Ngoài ra cha mẹ có thể lấy sơn tra tươi, mạch nha rang mỗi loại lấy 3 đến 10g, thêm 50g gạo nếp. Cách chế biến: dùng sơn tra, mạch nha sắc lấy nước, cho gạo nếp vào hỗn hợp nước đó náu thành cháo, khi ăn thêm một ít đường, mỗi ngày ăn 1 đến 2 lần liên tục ăn trong 5 ngày.

2. Các món với củ cải

Củ cải có tác dụng nhuận tràng rất tốt. Cho trẻ ăn cháo củ cải giúp hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của trẻ, trẻ hào hứng hơn với đồ ăn sẽ làm giảm tình trạng trẻ biếng ăn.

Dùng 10g hạt cải nấu thành canh, rồi cho 50g gạo tẻ vào đun nhỏ lửa thành cháo chín nhừ, cho trẻ ăn hay uống mỗi ngày một lần, trong 3 ngày liên tục.

Hoặc: Lấy 350g củ cải trắng rửa sạch cắt miếng rang chín 5 phần, thêm 150g thịt lợn nạc vào nấu cùng, thêm hành, gừng, hạt tiêu, muối đảo đều, bột mạch cho nước vào khuấy đều, kèm theo vỏ mạch, củ cải làm nhân bánh bột mạch. Mỗi ngày ăn 1 – 2 lần, ăn lúc đói, có tác dụng khang tỳ tiêu thức ăn, hòa vị hóa đờm, sử dụng thích hợp đối với trẻ biếng ăn.

3. Cháo nước ép quả lê

Ép lấy nước khoảng 3 đến 5 quả lê, lây 50g gạo tẻ nấu thành cháo chín nhừ, thêm nước ép lê vừa ép vào đun sôi là có thể dùng. Mỗi ngày ăn một lần, liên tục trong 1 tuần.

4. Nước mía

Lấy 50g gạo tẻ cho thêm lượng muối thích hợp nấu thành cháo nhừ. Lấy nước mía tươi khoảng 100 – 150ml cho vào đảo đều ăn nóng.

5. Hạt sen

Hạt sen đã bỏ tâm hoặc bột sen lấy khoảng 5g, gạo nếp 30g, cho hạt sen với lượng nước thích hợp luộc mềm sau đó cho gạo nếp vào đun lửa nhỏ đến khi hạt sen chín nhừ, ăn liên tục trong một tuần.

6. Nước ép dưa chuột

Lấy dưa chuột, ca thơm mỗi loại 1 lượng thích hợp, dưa chuột bỏ hột, dùng vài xô sạch ép lấy nước. Trộn lẫn hai loại nước ép này dùng uống giải khát, không giới hạn liều lượng, sử dụng thích hợp cho trẻ biếng ăn do nóng trong đình trệ.

7. Đậu tằm

Dùng 500g đậu tằm, đường đỏ lượng thích hợp, cho đậu tằm ngâm trong nước, sau đó bỏ vỏ phơi nắng khô, nghiền thành bột, mỗi lần 30 – 60g cho thêm lượng đường đỏ thích hợp cùng nước nóng trộn đều là ăn được. Món ăn này sử dụng thích hợp cho tỳ vị không khỏe, tiêu hóa kém dẫn đến biếng ăn.

Khi bổ sung  cho trẻ biếng ăn bằng các món ăn trên, mẹ vừa cung cấp nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho bé, vừa hỗ trợ dẩy lùi nạn biếng ăn của trẻ.

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

NGUYÊN NHÂN TRẺ BIẾNG ĂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ khi chăm trẻ là mỗi khi trẻ biếng ăn. Mà phần lớn nguyên nhân trẻ biếng ăn đều do các tác động của yếu tố bên ngoài đến bữa ăn của trẻ. Để cải thiện và chấm dứt tình trạng bé biếng ăn này, cha mẹ có thể tham khảo cách khắc phục những nguyên nhân chính dưới đây:

trẻ biếng ăn do tâm lý sợ hãi
Trẻ biếng ăn do tâm lý sợ hãi (minh họa)

1. Tâm lý Sợ ăn là nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn

Nguyên nhân chính và thường gặp nhất ở trẻ biếng ăn là chứng tâm lý sợ ăn. Điều này là do cha mẹ không hiểu được tâm lý của con, thấy con ăn ít hoặc không ăn thì cố ép con phải ăn, mà không biết được con đã ăn đủ chưa, liệu con có muốn ăn món ăn đó không. Nhiều cha mẹ khi thấy con không ăn, hay ăn ít thì dọa nạt con trẻ khi không nịnh nọt được, khiến con sợ hãi khi ăn, khóc lóc khi ăn.

Cách khắc phục: Cha mẹ cần phải tìm hiểu được nguyên nhân trẻ biếng ăn.

Nếu trẻ ăn đủ no không ép trẻ ăn, khiến trẻ kinh hãi khi ăn quá nhiều một món ăn.

Nếu món ăn không hợp với khẩu vị của con, hãy tập cho trẻ ăn ít một đến khi đủ lượng yêu cầu, không bắt ép con ăn liền một lúc.

Tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ, quan tâm và giành nhiều thời gian bên trẻ hơn, nhất là khi cho trẻ ăn.

Tuyệt đối không nên cho thuốc vào đồ ăn hay sữa của trẻ.

2. Thực đơn nhàm chán

Món ăn chế biến đơn điệu, ít thay đổi thành phần, cho trẻ ăn trong thời gian dài, khiến trẻ có cảm giác chán ngán mỗi khi ăn.

Cách khắc phục: Thường xuyên thay đổi thực đơn món ăn, cách chế biến thức ăn cho trẻ thật phong phú, cha mẹ có thể trang trí món ăn theo hình dáng bắt mắt kích thích vị giác của trẻ.

thực đơn nhàm chán làm trẻ biếng ăn
Món ăn nhàm chán cũng là nguyên nhân trẻ biếng ăn (minh họa)

3. Chế biến món ăn không phù hợp với tuổi của trẻ

Cho trẻ ăn trong nhiều ngày món hầm rau củ rồi xay nhuyễn.

Trẻ bị thiếu dinh dưỡng do chỉ cho trẻ ăn nước hầm, không cho ăn trực tiếp thịt xương hầm.

Cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn, hoặc nghiền nát thức ăn khi trẻ đã lớn.

Pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc hoặc pha với nước hầm xương khiến trẻ khó tiêu hóa.

Cách khắc phục:

Cho bé ăn đồ ăn với độ thô theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Thay đổi thường xuyên thực đơn và cách chế biến món ăn cho bé

4. Trẻ Biếng ăn do bị bệnh

Cha mẹ cần quan tâm con trẻ nhiều hơn khi trẻ bị bệnh, cơ thể yếu, mệt mỏi, trẻ có cảm giác chán ăn dẫn đến trẻ biếng ăn, không chịu ăn.

Cách khắc phục:

Kích thích bé ăn nhiều hơn, bằng những món ăn trẻ yêu thích khi trẻ bị bệnh.

Tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển đều.

Tẩy giun cho bé theo định kỳ, giữ vệ sinh các nhân và vệ sinh chung cho trẻ, tránh bệnh tật.

5. Trẻ biếng ăn theo từng giai đoạn phát triển

Vào các thời điểm bé biết lẫy, ngồi, mọc răng… bé sẽ ăn ít trong một vài ngày hoặc kéo dài vài tuần. Sau đó bé sẽ ăn uống bình thường trở lại. Tuy nhiên, trường hợp trẻ biếng ăn trong vài tuần, nếu không lưu ý trẻ sẽ sinh ra thói quen lười ăn.

Cách khắc phục: Cha mẹ nắm dõ quá trình phát triển của con trẻ theo từng giai đoạn, để biết được nguyên nhân bé biếng ăn. Khi này cha mẹ nên chia nhỏ và chia thành nhiều bữa ăn để bổ sung được đầy đủ dinh đưỡng cần thiết cho trẻ, tránh trẻ bị còi cọc và suy dinh dưỡng.

6. Sử dụng thuốc cũng là nguyên nhân trẻ biếng ăn

Khi trẻ được điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, sẽ làm loạn khuẩn đường ruột, giảm quá trình lên mem thức ăn dẫn đến trẻ biếng ăn. Hoặc sử dụng thuốc kích thích ăn cũng xảy ra tình trạng này.

Cách khắc phục: Cho trẻ ăn thêm bữa phụ bằng sữa chua hoặc các men vi sinh để hỗ trợ thiết lập lại hệ vi sinh ở ruột.

Lưu ý: không được sử dụng thuốc kích thích với trẻ dưới 2 tuổi, và nó sẽ làm nặng thêm tình trạng biếng ăn ở trẻ sau khi ngừng thuốc.

7. Bẩm sinh trẻ đã biếng ăn

Con số trẻ biếng ăn do bẩm sinh theo thống kê là 5%. Các bé này từ khi sinh ra đã biếng ăn, chúng chỉ ngủ, và chơi mà không bao giờ đòi bú hay đòi ăn.

Cách khắc phục: Do đây là tình trạng biếng ăn ngay từ khi bẩm sinh, nên cha mẹ cần đưa bé tới bác sĩ dinh dưỡng và chủ động cho trẻ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ.