Hiển thị các bài đăng có nhãn bé hay ốm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bé hay ốm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Chăm Sóc Cho Trẻ Hay Ốm Như Thế Nào?

Tình trạng trẻ hay ốm bố mẹ cần phải lưu ý tới nhiệt độ và chế độ ăn cho bé. Và cần quan tâm chăm sóc trẻ một cách hợp lý để tránh cho bé quấy khóc và mệt mỏi, khó chịu…
Có nên đưa con tới bác sĩ khi sốt?
Dù cho bé có sốt cao hay không, bố mẹ cũng nên đưa con đi khám ngay. Chỉ có ở bệnh viện hay phòng khám, các bác sĩ có nhiều phương tiện để khám bệnh cho con.
Có cần chăn mền cho cháu không?
Trường hợp con đang sốt, bố mẹ không nên đắp thêm chăn mền cho bé, vì sẽ làm tăng thêm nhiệt. Cần giữ nhiệt độ phòng ở mức 20-22 độ C và không để gió lùa, nên cho bé mặc áo quần rộng, thoáng…

bé hay ốm

Chăm sóc thế nào để bé dễ chịu?
- Giữ cho phòng thoáng và đủ ấm.
- Lau mặt, rửa chân tay cho trẻ bình thường như mọi ngày.
- Cha mẹ có thể tắm cho con bằng nước nóng ấm ở 37 độ C và tránh để gió lùa vào phòng tắm.
- Mỗi khi ốm trẻ luôn muốn có bố hoặc mẹ, ông bà ở bên cạnh. Bé sẽ thấy an tâm và được an ủi nhiều mỗi khi cảm thấy khó chịu. Nếu không có điều kiện ở bên bé, hay cho bé nhiều đồ chơi, sách tô màu để bé vui chơi.
- Luôn giữ sự lạc quan trước mặt bé với tình trạng ốm của bé.
=> Khi bé mọc răng bé cũng có thể bị sốt mẹ cần lưu ý nhé.

Khi con ra nhiều mồ hôi cần làm gi?
Trường hợp bé sốt và đổ nhiều mồ hôi, điều này là rất tốt. Đây là phản ứng của cơ thể làm thân nhiệt giảm xuống. Cha mẹ nên lau khô người và thay đồ cho bé.
Có cần bắt bé nằm tại giường không?
- Khi bé bị ốm bé sẽ tự động nằm nghỉ nếu mệt. Nhưng nếu bé không muốn nằm, cha mẹ hãy để bé ngồi dậy chơi hoặc đi lại trong nhà, đi tất để giữ ấm chân cho bé.
- Với các bé bị bệnh đang điều trị lâu hoặc còn trong thời gian phục hồi sức khỏe, cha mẹ hãy để con chơi bình thường, chỉ nên tránh những trò chơi làm bé kích động và không nên cho bé chơi với trẻ khác để tránh lây nhiễm.

Chế độ ăn của trẻ như thế nào?
Ở trẻ sơ sinh nếu không bị tướt có thể cho trẻ ăn bình thường, không nên ép trẻ ăn và cần cho trẻ uống thêm nước.
- Trường hợp trẻ đi tướt nên ngừng cho con bú và cho ăn theo chế độ riêng.
- Với các trẻ lớn có thể cho ăn súp, nước rau, chuối nghiền…
Khi trẻ nhận thấy trẻ có dấu hiệu khỏi bệnh, cha mẹ hãy dần cho trẻ ăn trở lại chế độ ăn bình thường.
- Trường hợp trẻ bị sốt, cha mẹ hãy cho con uống nhiều nước vì sốt làm cơ thể thiếu nước, để dễ uống ngoài nước lọc có thẻ cho con uống nước cam, nước chanh, nước rau…
- Thông thường trẻ sẽ thích uống nước lạnh hơn nước nóng, cha mẹ hãy cho con uống nước mát nhất là trường hợp hay bị nôn ói.
=> Khi trẻ ốm trẻ biếng ăn là chuyện thường, cha mẹ cần giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn nhé.

Giờ giấc chăm sóc như thế nào?
-Chăm sóc có giờ giấc giúp con đỡ mệt mỏi hơn là phải lan man cả ngày. Sau khi chăm sóc con, cha mẹ nên ghi thân nhiệt đo đước ban sáng và chiều lại cùng các hiện tượng nếu có như: nôn ói, đi tướt, ho,… để dễ dàng thông tin khi cần thiết.
- Cần cách ly bé với các bé khác và cả với người mang bầu nếu bé mắc bệnh lây lan.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Khắc Phục Khóc Đêm Ở Trẻ Sơ Sinh

Tình trạng trẻ khóc dạ đề (khóc đêm) là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, trẻ quấy khóc vào khung giờ cố định mặc dù ban ngày trẻ rất ngoan và không có biểu hiện gì. Thời gian khóc kéo dài 3 tiếng, ba bốn ngày trên tuần. Tình trạng trẻ khóc dạ đề khiến cha mẹ cũng như người thân rất lo lắng và lúng túng đối phó.
trẻ khóc dạ đề

Khóc dạ đề là gì?
- Theo Đông y: hiện tượng trẻ khóc đêm thường xuất hiện ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, và được gọi là chứng “Tiêu nhi dạ đề”. Về đêm trẻ quấy khóc, khó chịu chăn trở, ngủ không yên; trẻ ngủ nhưng thỉnh thoảng giật mình tỉnh giấc khóc thét. Thường thì trẻ khóc từng đợt, cũng có khi khóc lè nhè cả đêm.
- Theo y học hiện đại: hiện tượng trẻ khóc dạ đề là do tăng nhu động ruột. Bình thường nhu động ruột điều hòa không đau, nhưng nhu động nhuột đột nhiên tăng lên, không đều gây đau bụng dữ dội làm cho trẻ khó chịu quấy khóc, khóc hết cơn đau thì nín.
=> Bé hay ốm và những điều mẹ cần lưu ý.
Cách chữa khóc dạ đề cho trẻ.
- Nếu mẹ còn đang cho bé bú, hãy tránh xa những loại thức ăn có tính kích thích như hành, tỏi, cà ri, sô cô la, cà phê… các loại thực phẩm này theo sữa mẹ và gây kích thích ruột trẻ khiến trẻ quấy khóc.
- Khi mẹ cho con bú hãy cho trẻ bú nơi kín gió, môi tường yên tĩnh, giảm tiếng ồn và tắt bớt đèn.
- Bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho bé hệ tiêu hóa khỏe mạnh thông qua men vi sinh. Hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa gần như vô trùng, nên rất dễ phản ứng với các tác nhân bên ngoài. Mà lợi khuẩn quan trọng nhất với trẻ là vi khuẩn ruột kết, mẹ nên bổ sung men vi sinh vào sữa hoặc rắc chút ít lên núm ti trước khi cho bé bú.
- Với trẻ bị đầy hơi, mẹ có thể chữa cho bé bằng các thảo mộc. Mỗi khi sử dụng, mẹ lấy một ít thảo mộc hãm nước ít nhất 10 phút cho trẻ uống. Nếu trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ mỗi ngày uống khoảng 3 tách trà trên. Với các bé lớn hơn, mẹ cho bé uống 1-2 muỗng mỗi lần và 3 lần mỗi ngày, tốt nhất sau mỗi cữ bú. Hoặc mẹ có thể pha 1-2 tách trà vào nước tắm cho bé cũng có tác dụng tương tự.
=> Bé biếng ăn suy dinh dưỡng và giải pháp khắc phục.
Theo các vị lương y cho biết, khóc dạ đề ở trẻ chủ yếu do thần khí còn chưa phát triển đầy đủ, khả năng thích ứng còn yếu, trẻ dễ bị các tác động bên ngoài làm khiếp sợ. Một số nguyên nhân khác là trẻ bị tâm nhiệt (tang tâm nhiệt nóng), tỳ vị hư hàn (bụng lạnh, tiêu hóa yếu)…
Khóc dạ đề còn do hằng ngày trẻ nhỏ không được chăm sóc đầy đủ, ăn ngủ không có giờ giấc nhất định, ban ngày hoặc trước lúc ngủ đùa nghịch quá độ khiến thần kinh căng thẳng, kích thích quá mạnh. Trẻ nhỏ bị còi xương và suy dinh dưỡng cũng hay khóc dạ đề.
Bác sĩ cho biết, khóc dạ đề có rất nhiều nguyên nhân, trẻ cần phải thăm khám tìm hiểu rõ nguyên nhân cụ thể để có bài thuốc đặc trị phù hợp.

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Để Bé Biếng Ăn Không Còn Là Nỗi Lo Cha Mẹ Biết Chưa

Phải làm sao khi bé biếng ăn? Đối với một số cha mẹ thì tình trạng bé biếng ăn, lười ăn dường như là một cực hình và nỗi lo lắng to lớn. Tuy nhiên, có một số cha mẹ không hề lo lắng tình trạng bé biếng ăn xảy ra. Vậy điều khác biệt này nằm ở đâu?

Để Bé Biếng Ăn Không Còn Là Nỗi Lo Cha Mẹ Biết Chưa

Bài trí món ăn bắt mắt kích thích trẻ biếng ăn (minh họa)

Có một số gia đình, mỗi khi đến bữa ăn của bé, là không khí trở nên căng thăng. Nịnh nọt, quát mắng vẫn không cải thiện được tình trạng bé lười ăn. Bữa ăn của bé thường kéo dài cả tiếng đồng hồ bởi tình trạng bé ngậm đồ ăn trong miệng, không chịu nuốt. Bé biếng ăn trở nên còi cọc, thiếu chất lại càng làm nỗi lo lắng của cha mẹ tăng cao.

Vậy làm nào để chấm dứt tình trạng bé biếng ăn luôn làm cha mẹ bối rối trong xử lý. Tuy nhiên có một số cha mẹ lại có cách xử lý vấn đề bé lười ăn hết sức nhẹ nhàng, giúp con ăn ngon miệng và đủ dưỡng chất cho bé. Hãy tìm hiểu nhé:

Đảm bảo dinh dưỡng trong bữa phụ

Vì bé lười ăn nên lượng dưỡng chất bé hấp thụ bị thiếu hụt vì thế cha mẹ cần đảm bảo các bữa phụ cho bé. Bữa phụ cho bé cha mẹ cũng nên cho bé ăn đúng giờ giấc cố định, tránh mỗi ngày mỗi giờ khác nhau. Lượng thức ăn trong bữa phụ cũng không cần nhiều, nhưng phải đảm bảo dinh dưỡng và nên theo ý thích của bé ở mức độ chấp nhận. Một số món ăn cung cấp dưỡng chất tốt cho bé mẹ nên cho bé ăn trong bữa phụ như: cháo, súp, chè đậu xanh…

[MEDIA=youtube]tBEu-IJ0-hM[/MEDIA]
Mẹ cháu Nhật Duy chia sẻ Bonikiddy giúp con hết lười ăn

Ngon con mắt, đói con bụng

Trẻ rất dễ bị kích thích bởi màu sắc và vẻ đẹp của các món ăn. Mẹ cần bài trí món ăn sao cho thật bắt mắt để hấp dẫn bé ngay từ đầu nhé, điều này sẽ kích thíc sự tò mò về mùi vị của món ăn.

Bổ sung dưỡng chất cần thiết

Cha mẹ phải hiểu rằng, để bé hết biếng ăn cần phải trị tận gốc vấn đề. Ngoài các tác động từ bên ngoài, thiếu vi chất cũng làm bé biếng ăn. Vì vậy để chấm dứt tình trạng bé biếng ăn cha mẹ cần bổ sung vi chất thiết yếu cho trẻ, trong đó có hai vi chất cần thiết là kẽm và selen.

- Kẽm là vi chất cần thiết cho thành phần của hơn 300 enzym, thiếu vi chất kẽm làm giảm sự nhạy cảm vị giác khiến bé không cảm nhận được mùi vị của thức ăn, trẻ ăn không ngon miếng. Thiếu vi chất lâu ngày dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ.

- Selen tuy là vi chất có tỉ lệ nhỏ trong cơ thể nhưng đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của trẻ. Selen là chất chống oxy hoác, giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do, vì thế mà selen có vai trò rất lớn với hệ miễn dịch của trẻ, trẻ thiếu vi chất selen dễ bị ốm yếu và hay mắc các bệnh về hô hấp. => Mẹ quan tâm tới bé hay ốm

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Những lưu Ý Giúp Tăng Cường Hệ Miễn Dịch Khỏe Mạnh Cho Bé

Ở trẻ sơ sinh hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ như ở người lớn. Mặc dù bé nhận được lượng lớn kháng thể từ cơ thể mẹ từ khi còn là bào thai và trong giai đoạn bú mẹ, nhưng lượng kháng thể này sẽ suy giảm rất nhanh chóng. Sự suy giảm hệ miễn dịch khiến trẻ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, virut và các nguyên nhân khác… làm bé hay ốm yếu, kém phát triển, còi cọc. Dưới đây là những gợi ý cho mẹ để giúp bé yêu có được hệ miễn dịch và sức đề kháng khỏe mạnh, chống chọi với bệnh tật, trẻ phát triển tốt, để mẹ không phải lo lắng bé hay ốm do các tác nhân có hại gây nên.

Những lưu Ý Giúp Tăng Cường Hệ Miễn Dịch Khỏe Mạnh Cho Bé

Tăng cường lợi khuẩn đường ruột cho bé hệ miễn dịch khỏe mạnh (minh họa)

1. Đường ruột khỏe cho hệ miễn dịch khỏe mạnh

Để quá trình phát triển của trẻ luôn thuận lợi, bé cần một hệ miễn dịch và sức đề kháng khỏe mạnh, để có được điều này bé cần có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, với lượng lớn các lợi khuẩn đường ruột.

Các lợi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của trẻ, đây là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể, nó giúp bé luôn được khỏe mạnh. Trong những năm đầu đời, lợi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sự hình thành các cơ quan quan trọng cùng với chức năng miễn dịch.

Trong đường ruột có chứa khoảng 100 nghỉ tỷ vi khuẩn, chúng hoạt động như một hệ thống bảo vệ cho cơ thể khỏi những tác nhân gây hại xâm nhập cơ thể như virut, vi khuẩn…

Vậy nên, bé có được một hệ tiêu hóa tốt sẽ có được một hệ miễn dịch và sức đề kháng khỏe mạnh, ngược lại nếu đường ruột của bé yếu ớt thì bé khó có được sự phát triển khỏe mạnh.

2. Đầu tư sớm cho đường ruột.

Hệ tiêu hóa của bé được hoàn thiện khi cơ thể của bé có đủ lượng lợi khuẩn cần thiết. Hệ vi sinh đường ruột của trẻ được hình thành trong 2 năm đầu đời, chứ không cần phải đợi đến 4-5 tuổi.

Để bé có thể khỏe mạnh, điều cần thiết là bé phải có một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh. Bé mà không được sự cân bằng giữa các vi khuẩn đường ruột, bé sẽ có nguy cơ đau bụng và mắc các bệnh di ứng như nấm gây ngứa, hen suyễn. Vì thế, càng phải sớm hình thành cho bé hệ lợi khuẩn đường ruột, ngay sau khi sinh, để bé có được cơ thể khỏe mạnh. Sữa mẹ rất tốt cho đường ruột của bé, vậy cha mẹ nên cho con bú bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và để trẻ bú càng lâu càng tốt.

Cha mẹ nên cho bé ăn một số loại chất béo động vật, tinh bột dạng thô, chất đạm và các loại rau lá, đây là một trong những cách xây dựng cho bé một hệ tiêu hóa an toàn và khỏe mạnh. Cha mẹ, cũng nên cho trẻ ăn một số thực phẩm lên men như sữa chua, loại có bổ sung probiotic, loại có lợi khuẩn sống sẽ rất tốt cho chế độ ăn uống của trẻ, để cha mẹ không phải lo tình trạng bé biếng ăn.

Ngoài probiotic ra, cha mẹ cũng nên lựa chọn những thực phẩm dinh dưỡng có bổ sung prebiotic cho hệ tiêu hóa của trẻ. Prebiotic là các loại chất xơ thực phẩm không được tiêu hóa ở dạ dày và ruột non, nên chúng chở thành nguồn thức ăn cho probiotic. Nhờ vậy mà các lợi khuẩn có điều kiện phát triển mạnh hơn. Prebiotic có nhiều trong đậu nành, yến mạch thô, lúa mì nguyên cám, chuối, tỏi, atiso, rau quả màu xanh… Prebiotic cũng có nhiều trong sữa mẹ, khi mà nguồn sữa mẹ giảm đi, nên bổ sung bằng các thực phẩm dinh dưỡng khác cho bé.

3. Những kẻ phá bĩnh

Ngoài những yếu tố giúp kích thích sự tăng trưởng của lợi khuẩn thì cũng có những yếu tố bất lợi phá hủy nó. Trong đó, kháng sinh là một trong những kẻ thù đáng gờm cho cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Vì vậy, cha mẹ nên lưu ý chỉ dùng kháng sinh cho bé trong trường hợp bất khả kháng, và có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm loại thuốc an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ hơn để thay thế.

Trẻ ăn quá nhiều đồ ăn ngọt, nhiều đường và căng thẳng cũng là yếu tố làm cho hệ lợi khuẩn yếu dần. Vậy nên, cha mẹ cần chú ý đến khâu lựa chọn thực phẩm và cho bé một chế độ ăn lành mạnh.

=> Cha mẹ quan tâm tới Bé mọc răng

Nắm rõ và hiểu biết về hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ, chính là chìa khóa giúp cha mẹ cách bảo vệ và tăng cường miễn dịch cho trẻ, để trẻ có được sự phát triển khỏe mạnh.

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Bứa Sáng Với Những Món Ăn Hấp Dẫn Cho Bé Biếng Ăn

Bữa ăn sáng, tưởng như đơn giản nhưng nó lại giữ vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của bé. Đối với các bé biếng ăn thì việc đảm bảo dinh dưỡng cho bé qua các bữa ăn sáng là hết sức cần thiết. Vì vậy, cha mẹ cần cho bé ăn gì trong bữa sáng? Dưới đây là một số gợi ý cho cha mẹ biết đến một vài món ăn bổ dưỡng để cha mẹ chế biến cho bé yêu.

Bứa Sáng Với Những Món Ăn Hấp Dẫn Cho Bé Biếng Ăn

Bữa sáng với ngũ cốc trộn cho bé biếng ăn đủ dinh dưỡng (minh họa)

Ngũ cốc, thức ăn dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn

Với trẻ biếng ăn thì các loại ngũ cốc nguyên hạt trộn cùng với sữa ít béo hoặc không béo sẽ là lựa chọn lạnh mạnh và đúng đắn, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Loại thực phẩm này ít béo mà lại giàu canxi và tinh bột, cung cấp đủ năng lượng trong ngày cho trẻ. Ngoài ra, với các loại ngũ cốc đóng hộp còn được tăng cường các dưỡng chất quan trọng như axit folic và vitamin nhóm B.

Đã tăng kích thích khẩu vị cho bé, cha mẹ cũng có thể trộn thêm trái cây tùy sở thích của bé như nho khô, chuối… vào bát ngũ cốc thay cho việc dùng đường. Cha mẹ có thể lựa chọn cho bé một số loại ngũ cốc giàu chất xơ và ít béo sau:

-Lúa mì: Cha mẹ nên chọn loại có ít nhất 2-5g chất xơ và không có nhiều hơn 10-12g đường mỗi khẩu phần.

-Nho khô: đây là lựa chọn tốt dự trữ thức ăn trong tủ nhà bạn, nếu không thêm đường mà món ăn vẫn chứa đầy đủ dinh dưỡng của ngũ cốc nguyên hạt. Cho nho khô vào món ăn sẽ hấp dẫn bé hơn.

-Snack ngũ cốc: các loại snack được làm hoàn toàn từ ngũ cốc luôn có sức thu hút mạnh mẽ, mà cũng cung cấp dinh dưỡng tốt cho bé.

-Bột yến mạch: chỉ mất vài phút chế biến là cha mẹ đã có cho con một bát bột yến mạch và lựa chọn này càng thích hợp trong những ngày lạnh. Để món ăn thêm hấp dẫn, cha mẹ có thể thêm trái cây vào cho có vị ngọt hoặc bột quế hay gia vị khác để món ăn có hương vị khác lạ.

=>  Mẹ muốn biết thông tin Bé mọc răng

Trứng, bánh và rau

Chỉ cần một vài nguyên liệu đơn gian, cha mẹ cũng có thể chế biến cho bé một bữa sáng thịnh soạn. Và để tiết kiệm thời gian, cha mẹ có thể chuẩn bị nguyên liệu từ tối hôm trước.

-Bánh: Có thể mua trước ở tiệm hoặc chọn bột mà chỉ cần thêm chút ít nước để tiết kiệm thời gian cho bữa sáng. Loại bột này mẹ chỉ cần nhào sơ là có thể đem rán được rồi. Để tăng giá trị dinh dưỡng, mẹ có thể thêm trái cây tươi, các loại hạt, cà rốt hoặc khoai tây nghiền; dùng xi-rô, sữa chua hoặc kem để trang trí bánh.

Bứa Sáng Với Những Món Ăn Hấp Dẫn Cho Bé Biếng Ăn 1

Bánh mì trứng bữa sáng đủ dưỡng chất cho bé biếng ăn (minh họa)

-Trứng: món này dễ chế biến và cũng nhanh chóng kích thích bé với mùi thơm lựng. Để tăng cường protein trong chứng và kích thích bằng cách thêm nấm, cà chua, rau vào món trứng tráng, giúp bé có đủ dưỡng chất.

-Cha mẹ cũng có thể tạo cho bé một chiếc bánh với ngũ cốc nguyên hạt, trứng chiên, một lát mỏng thịt nguội, một ít phomat ít béo. Một món ăn đơn giản và thật thơm ngon.

=> Bé hay ốm do biếng ăn mẹ đừng lo lắng

Bánh mỳ nướng, bánh mỳ sandwich với bơ đậu phộng.

Một món ăn là lựa chọn tốt cho bé như bánh mỳ, tuy nhiên mẹ nên chọn cho bé bánh mỳ được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, để cung cấp cho bé nguồn năng lượng dồi dào. Với bơ đâyh phộng, đây là nguồn cung cấp protein dồi dào, nhưng cũng chứa nhiều hàm lượng axit béo, không tốt cho bé vậy nên cha mẹ cần lựa chọn và lưu ý thành phần của chúng; hoặc có thể thay bơ bằng hạnh nhân hoặc bơ làm từ hạt hướng dương chúng cũng rất ít chất béo.

Trái cây đóng hộp.

Khi buổi sáng cha mẹ có quá ít thời gian, có thể chọn trái cây đống hộp thay thế. Tuy nhiên, chỉ cần một quả chuối, một chút sữa ít béo, không béo hoặc sữa chua là cha mẹ có thể chế một ly sinh tốt giàu vitamin, khoáng chất và canxi cho bé yêu.

Các món ăn thật đơn giản mà lại dễ dàng chuẩn bị đúng không nào? Với các món ăn này chắc chắn mẹ sẽ không phải lo lắng về tình trạng biếng ăn của bé nữa rồi.

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Phương Pháp Dân Gian Trị Chứng Khóc Dạ Đề Ở Trẻ

Khóc dạ đề rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, hàng đêm chứng kiến tiếng khóc của con mà không cách nào dỗ được, đã làm phiền lòng rất nhiều bậc cha mẹ, nó không chỉ trẻ mà cả cha mẹ cũng mệt mỏi. Chứng khóc dạ đề hay khóc đêm ở trẻ, không được coi là  bệnh lý trong y khoa hiện đại, mà chỉ được đề cập trong y học cổ truyền. Vì vậy, khi trẻ mắc chứng khóc đêm, theo kinh nghiệm dân gian đã sử dụng một số loại cây cỏ có sẵn quanh ta như gừng tươi, hành, lá vông nem, rau má, dấp cá,… để chữa chứng khóc đêm ở trẻ nhỏ.

Phương Pháp Dân Gian Trị Chứng Khóc Dạ Đề Ở Trẻ

Bé khóc đêm nỗi lo lắng của không chỉ cha mẹ trẻ (minh họa)

Khóc đêm theo đông y còn gọi là chứng “tiểu nhi dạ đề” trẻ khóc vào mỗi đêm, trẻ khó chịu, ngủ không yên giấc, trẻ hay giật mình, tỉnh giấc và khóc thét. Có những trường hợp trẻ quấy khóc về đem do trẻ bi đói, tã quần ướt do đái dầm, do bị muỗi hay con trùng đốt… chúng không thuộc phạm vi chứng khóc dạ đề ở trẻ nhỏ.

Một nguyên do khác khiến trẻ khóc dạ đề là do hàng ngày trẻ không được chăm sóc đầy đủ, việc ăn ngủ thất thường, trước khi ngủ trẻ bị kích động quá độ khiến thần kinh non trẻ bị căng thẳng và kích thích quá mạnh. Hoặc có thể do trẻ bị thiếu vi chất dẫn đến còi xương suy dinh dưỡng cũng khiến bé hay khóc về đêm.

=> Có thể mẹ quan tâm tới Bé biếng ăn

Dưới đây là một số biểu hiện khóc dạ đề ở trẻ nhỏ, mà từ đó trong dân gian có những bài thuốc hay giúp cha mẹ cải thiện được chứng khóc đem của trẻ.

Biểu hiện 1: Bé khóc đêm, tiếng khóc nhỏ, hay ưỡn người khi khóc, trán vỗ mồ hôi. Trẻ xanh xao, uể oải, mệt mỏi hay buồn ngủ, hơi thở lạnh, bụng đau và lạnh, chán ăn, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng. Trẻ cần được làm ấm và tăng cường tiêu hóa với bài thuốc nhu:

-Bài thuốc 1: Sử dụng 5g gừng tươi, 15g đường. Gừng rửa sạch, bỏ vỏ, thái chỉ,hãm với nước sôi khoảng 5 phút, sau đó cho đường vào quấy đều, chia cho trẻ uống trong ngày và trước khi ngủ.

-Bài thuốc 2: Sử dụng 5-10 củ hành cả rễ, rửa sạch, thái ngắn, 25g gạo tẻ, 3 lát gừng tươi. Gạo vo sạch cho vào nồi nấu cháo, cháo chín cho hành và gừng vào đun sôi trở lại là được. Chia ra cho trẻ ăn trong ngày.

-Bài thuốc 3: Sử dụng 6g bạch truật (sao vàng), 8g đẳng sâm, 6g phục linh, 3g cam thảo. Tất cả đem sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày.

Biểu hiện 2: Bé khóc đêm, tiếng khó to, mặt đỏ, môi đỏ hơi thở nóng, quáy khó không yên, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, lưỡi đỏ, lưỡi rêu vàng mỏng. Bé cần được làm mát và giải nhiệt.

-Bài thuốc 1: Sử dụng 6g lá vông tẻ (lá vông nem), 8g diếp cá, 12g rau má, 2 lát gừng tươi. Tất cả đem sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày.

-Bài thuốc 2: Sử dụng 15g đăng tâm thảo (hay còn gọi cỏ bấc đèn), đem sắc lấy 2 nước, rồi khuấy đều 2 nước lại, chia ra 2 lần cho trẻ uống trong ngày. Cỏ bấc đèn mọc ở khắp nơi, hay gặp ở những nơi ẩm ướt. Khi thu hoạch cắt toàn cây, rạch dọc thân lấy riêng lõi phơi khô để dùng dần

-Bài thuốc 3: Sử dụng 5g lá tre, 25g gạo tẻ. Lá tre đem sắc lấy nước, dùng nước này và cho gạo vào nồi nấu cháo cho trẻ ăn trong ngày.

Biểu hiện 3: Trẻ khóc đêm, hay bất chợt tỉnh dậy và khóc thét trong đêm, hay khiếp sợ, tính tình nhút nhát, lưỡi hồng nhạt, rêu trắng mỏng. Trẻ cần được dưỡng tâm an thần.

-Bài thuốc 1: Sử dụng khoảng 20 hạt sen, hạt sen để cả tâm đem sắc lấy nước, chia thành 2 lần cho trẻ uống trong ngày, để trẻ dễ uống có thể pha thêm chút đường.

-Bài thuốc 2: Sử dụng 3-5g xác ve sầu (trong đông y xác ve sầu được gọi là thiền y, thiền thoái), ve sầu bỏ đầu bỏ chân đem sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày. Hoặc đem sấy khô, nghiền thành bộ mịn, bỏ vào lọ cất dùng dần.

=> Mẹ quan tâm tới tình trạng Bé hay ốm

Một số cách dùng thuốc đắp bên ngoài

-Dùng lá trầu không hơ ấm, ấp vào rốn bé, ôm và ấp bụng bé vào bụng mẹ hoặc cha, để hơi ấm truyền sang cho con, một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yêu. Cách này có tác dụng đối với trẻ thuộc dạng tỳ vị hư hàn.

-Dùng 7-9 hạt bìm bìm, giã nát trộn với nước ấm thành bột nhão. Trước khi trẻ ngủ, lấy bột đắp lên rốn và cố định lại. Cách này thích hợp với tất cả trẻ khóc dạ đề.

-Dùng những con tằm bị chết cứng tự nhiên, cong queo, màu trắng hơi lốm đốm, đem sấy khô bỏ lọ cất dùng dần. Loại tằm này dân gian gọi là tằm vôi, đông y gọi là cương tàm, cương trùng… Khi bé mắc chứng khóc đêm, trước khi ngủ lấy mấy con tằm giã nát hòa rượu, đem đắp vào 2 gan bàn chân trẻ và cố định lại. Thích hợp vợi tất cả dạng khóc dạ đề ở trẻ nhỏ.

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Để Trẻ Thèm Ăn Tự Nhiên Hết Biếng Ăn

Nhiều cha mẹ thường nghĩ rằng ép trẻ ăn thêm một vài thìa thức ăn trẻ sẽ no bụng. Tuy nhiên, nó vô tình gây nên nỗi ám ảnh, sợ hãi của bé với thức ăn, lâu dần dẫn đến tình trạng bé biếng ăn, lười ăn cha mẹ lại ép bé ăn tạo thành một vòng luẩn quẩn. Bé biếng ăn dẫn đến nhiều nguy hại tới sức khỏe vì bé không nhận đủ dưỡng chất cho cơ thể. Vậy làm thế nào để trẻ thèm ăn tự nhiên?

Để Trẻ Thèm Ăn Tự Nhiên Hết Biếng Ăn
Cùng vào bếnh kích thích trẻ thèm ăn tự nhiên bé hết biếng ăn (minh họa)

Theo các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu chó thấy: trẻ có cảm giác thèm ăn tự nhiên, trẻ sẽ có cảm giác ăn ngon miệng hơn, cảm giác vui vẻ và hào hứng hơn với thức ăn, từ đó trẻ hấp thụ dinh duongx tốt hơn. Ngược lại, khi trẻ bị ép ăn, bị dọa nạt và quát mắng khi ăn, trẻ sẽ hình thành tâm lý lo lắng, sợ hãi dẫn đến bé biếng ăn, lười ăn hơn.

Hệ quả của việc ép ăn

Theo một nghiên cứu ở canada cho thấy: những trẻ bị ép ăn hết phần ăn của mình thường có nguy cơ rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn quá nhiều dẫn đến béo phì.

Theo kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng của trẻ khu vực Đông Nam Á, tại Việt Nam có đến 50% trẻ bị thiếu dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển cơ thể, bắt nguồn từ việc bị ép ăn quá nhiều.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết việc ép trẻ ăn có thể ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của trẻ. Nhiều cha mẹ lấy việc ăn làm điều kiện để thưởng quà cho trẻ. Tình trạng kéo dài, trẻ lại tái diễn chiêu trò với cha mẹ, ngoài ra cũng dễ làm trẻ căng thẳng, trầm cảm hoặc có khuynh hướng bạo lực và gây hấn.

Cho trẻ ăn dặm đúng cách

Để việc ăn uống của trẻ không còn là nỗi lo lắng, trước hết cha mẹ cần tập cho trẻ ăn dặm đúng cách và phù hớp với lứa tuổi. Bắt đầu từ thức ăn loãng rồi đến đặc dần. Với mỗi thức ăn mới, không nên vội vàng ép trẻ ăn mà kiên trì cho bé ăn từ 7-10 lần, từng ít một để trẻ làm quen và phòng trường hợp trẻ có thể dị ứng với thức ăn đó.

==> Mẹ quan tâm tới giai đoạn bé mọc răng

Thực đơn phong phú, đủ đầy dinh dưỡng

Với thực đơn phong phú, đủ dưỡng chất là yếu tố quan trọng cải thiện tình trạng ăn uống của bé, tránh được cảm giác nhàm chán và đơn điệu. Cha mẹ hãy linh hoạt với thực đơn ăn uống có nhiều món, nhiều màu sắc, chỉ cần lượng vừa đủ không quá nhiều. Với những món ăn phong phú, bắt mắt trẻ sẽ hứng thú khám phá món ăn, hào hứng và sẽ ăn ngon hơn, hấp thụ đủ dưỡng chất cần thiết.

Hòa nhập với bữa cơm gia đình

Để Trẻ Thèm Ăn Tự Nhiên Hết Biếng Ăn 1
Bữa cơm gia đình ấm cùng giúp trẻ ăn nhiều hơn mẹ hết lo bé lười ăn (minh họa)

Hãy để bé ngồi ăn cùng mâm cơm gia đình, đừng tách riêng bữa ăn của bé trong một không gian riêng và giờ giấc riêng. Bởi khi được ngồi ăn cùng với cha mẹ sẽ mang lại cho trẻ cảm giác ấm cúng, vui vẻ và hào hứng với ăn uống, đồng thời kích thích phát triển giác quan và trí não của trẻ.

Vẫn động vừa phải

Cần để trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, thay vì chơi điện tử, xem tivi, việc tham gia các hoạt động nhiều sẽ đốt cháy calo dẫn đến cảm giác đói bụng và thèm ăn của trẻ.

Bổ sung vi chất thiếu hụt

Hậu quả của việc bé biếng ăn là bé bị thiếu hụt dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn. Vì vậy, bé biếng ăn kéo dài mẹ cần bổ sung vi chất dinh dưỡng bù đắp thiếu hụt cho trẻ và tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tật và suy dinh. Mẹ cần bổ sung các khoáng chất như canxi, vitamin D, kẽm, magie… để trẻ phát triển chiều cao cân nặng và tăng cường hệ miễn dịch.

==> Cha mẹ lưu ý tình trạng bé hay ốm vì thiếu vi chất

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Khuyến Khích Bé Biếng Ăn Tự Ăn Bốc

Tình trạng bé biếng ăn, lười ăn là nỗi lo lắng không chỉ riêng cha mẹ trẻ mà của cả gia đình nữa, bé biếng ăn do đồ ăn không thích hợp hay do nguyên nhân khác nữa; vậy làm sao để cải thiện tình trạng bé biếng ăn này đây? Cha mẹ hãy tham khảo những mẹo hay để giúp cải thiện tình trạng bé biếng ăn nhé:

Khuyến Khích Bé Biếng Ăn Tự Ăn Bốc
Ăn bốc hay tự ăn giúp mẹ cải thiện tình trạng bé biếng ăn (minh họa)

Hãy cho tự dùng tay lấy đồ ăn

Với trẻ được 6-7 tháng tuổi, trẻ luôn thích dùng tay cầm nắm mọi thứ; cha mẹ sẽ thấy trẻ luôn đưa tay ra với theo bản năng mỗi khi có sự kích thích. Đôi khi điều này làm cha mẹ cảm thấy phiền toài và lo sợ  vì bé cố nhoài người để với nắm những thứ mình thích, tuy nhiên cha mẹ lại ước rằng khi ăn bé cũng cảm thấy hứng thú như vậy thì tốt biết nhường nào. Theo các chuyên gia tâm lý trẻ em, cha mẹ hãy khuyến khích con trẻ tự tay cầm lấy đồ ăn. Việc này kích thích trẻ tự lấy đồ mình muốn ăn; cha mẹ có thể để trẻ dùng tay tự bốc trai cây, bánh quy, bánh bao.. với sự kiểm soát của mình, để tránh bé bị thương hay lấy quá nhiều đồ ăn.

==> Có thể mẹ quan tâm tới việc bé hay ốm

Cho con tự cầm thìa

Với trẻ từ 10-12 tháng tuổi khi ăn trẻ rất thích được cầm thìa, lấy thìa như đồ chơi và khua khoắng trong bữa ăn, điều này khiến cha mẹ mất kiên nhẫn và có thể quát nạt trẻ hay thậm chí sẽ tịch thu thìa trong tay trẻ. Thực tế, điều này chỉ làm trẻ sợ hãi và không còn hứng thú với việc ăn uống nữa.

Vậy thay vì tịch thu thìa trong tay của trẻ, hay quát nạt trẻ. Thì cha mẹ có thể khuyến khích trẻ tự dùng thìa múc thức ăn tự ăn, ban đầu có thể trẻ vụng về làm rơi vãi thức ăn, cha mẹ nên kiên nhẫn và khích lệ để kích thích trẻ ăn và ăn nhiều hơn.

Khi trẻ được 1 tuổi trở lên, bàn tay trẻ đã khóe léo hơn rất nhiều; cha mẹ để con ngồi bàn ăn và cho bé một chiếc bát với một ít thức ăn trong bát, để bé tự dùng tay hay cầm thìa lấy thức ăn đó và tự ăn, khi bé ăn hết thì cha mẹ lại cho thêm thức ăn vào bát; tuy nhiên cha mẹ cũng nên lưu ý không để quá nhiều thức ăn vào bát vì có thể thay vì ăn trẻ sẽ quay ra nghịch phá thức ăn.

Cha mẹ cũng nên cổ vũ và khích lệ trẻ tự ăn trong mỗi bữa ăn.

Cha mẹ không nên e sợ con sẽ làm bẩn quần áo, hoặc nếu không thì có thể cho bé mặc yếm mỗi khi ăn. Việc để bé tự dùng tay hay thìa lấy đồ ăn, cha mẹ nên khích lệ và cổ vũ bé làm vậy, về lâu dài sẽ khiến trẻ được kích thích và hứng thú mỗi khi tới bữa ăn và tự mình lấy đồ ăn.

Thậm chí, với đồ ăn dạng lỏng như súp hay cháo, cha mẹ cũng có thể khích lệ con tự ăn bằng thìa hay dùng ống hút. Lâu dài cha mẹ đã dẫn hình thành cho bé thói quen tự ăn thành công.

===> bé mọc răng cũng có thể lười ăn uống

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Chế Biến Các Món Ăn Từ Khoai Lang Cho Bé Biếng Ăn

Khoai lang có thể trị chứng bé biếng ăn được nhiều bà mẹ dỉ tai nhau gần đây, nhưng chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào chứng tỏ khả năng chữa trị chứng bé biếng ăn của khoai lang. Tuy nhiên có thể thấy khoai lang có rất nhiều ích lợi không thể phủ nhận. Vậy nên chế biến các món ăn từ khoai lang cho bé biếng ăn nhé cha mẹ.

Chế Biến Các Món Ăn Từ Khoai Lang Cho Bé Biếng Ăn
Món ăn ngon từ khoai lang cho bé biếng ăn (minh họa)

Việc chế biến các món ăn từ khoai lang dễ làm, dễ ăn mà lại nhiều dinh dưỡng, đây cũng là nguồn bổ sung dưỡng chất cần thiết cho bé, đặc biết là bé biếng ăn đối tượng dễ thiếu hụt dưỡng chất. Dưới đây là một số món ăn được chế biến từ khoai lang, cha mẹ tham khảo nhé.

==> Thông tin thêm về tình trạng bé hay ốm do biếng ăn

1.Cháo cá khoai lang

Nguyên liệu: thịt cá quả 100gr, khoai lang 50gr, cháo trắng 1 bát, dầu oliu 1 muỗng.

Cách chế biến:

-Cá quả hấp cách thủy, xé nhỏ thịt, lọc bỏ xương răm.

-Luộc chín khoai lang rồi tán nhuyễn.

-Dùng một bát cháo trắng cho vào nồi đun sôi rồi cho thịt cá và khoai lang vào, nêm nếm vừa đủ gia vị và cho một ít dầu oliu, tiếp tục đun sôi vài phút tắt bếp, để nguội rồi cho bé ăn.

Đây là món ăn thơm ngon lại hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ, cha mẹ nên nấu cho bé thưởng thức nhé.

2.Khoai lang bột thịt gà cho bé biếng ăn

Món ăn được chế biến từ bột thịt gà kết hợp khoai lang, với khoai lang là nguyên liệu chính, giúp kích thích hệ tiêu hóa cho bé cảm giác ăn ngon miệng và đủ chất dinh dưỡng với thịt gà.

Nguyên liệu: thịt gà nạc 170g, khoai lang 350g, dầu ăn, gia vị

Cách chế biến:

-Rửa sạch thịt gà, luộc chín trong vòng 15 phút. Thịt gà có thể thái xé nhỏ hoặc xay nhuyễn sao cho phù hợp độ tuổi của bé, để bé dễ ăn.

-Rửa sạch khoai lang rồi luộc chín trong khoảng 15-20 phút, chắt hết nước đun tiếp khoảng 2 phút cho khoai chín bằng hơi.

-Khoai chín thêm nước tán nhuyễn thành hỗn hợp sền sệt. Cho tiếp bột thịt gà và một chút nước  vào hỗn hợp. Cho vào nồi đun sôi, thêm dầu ăn và gia vị cho vừa khẩu vị của bé.

3.Chè khoai lang nước cốt dừa

Thêm món chè khoai lang nước cốt dừa vào thực đơn cho bé yêu cha mẹ nhé. Nước cốt dừa vị thơm, cùng vị bùi bùi của khoai lang chắc chắn sẽ khơi dậy vị giác và giúp bé yêu ăn ngon.

Nguyên liệu: nước cốt dừa, khoai lang tím, đường, bột năng.

Cách chế biến:

-Sơ chế khoai lang: Rửa sạch khoai lang tím, hấp hoặc luộc chín, bỏ vỏ dằm hoặc tán nhuyễn.

-Nấu chè: Cho khoảng 1-2 bát nước vào nồi, cho đường vào khuấy tan tiếp đến cho khoai lang được dằm nhỏ hay tán nhuyễn vào quấy đều cho tới khi nước sôi. Hòa bột năng với một ít nước rồi đổ từ từ vào nồi, khuấy đều tay cho đến khi hỗ hợp chè sánh và sôi trở lại, tiếp đến thêm 100ml nước cốt dừa vào đảo đều rồi tắt bếp.

-Để kích thích trẻ, múc chè ra bát, dùng nước cốt dừa còn lại trang trí bát chè khoai lang bằng hình ảnh bắt mắt hoa hoặc các hình họa dễ thương.

Trên đây là một vài món ăn được chế biến kết hợp với khoai lang, đơn giản mà cũng thật ngon và bổ dưỡng cha mẹ nên làm cho bé ăn nhé.
==> Ngoài ra bé mọc răng cũng là nguyên nhân khiến bé biếng ăn