Hiển thị các bài đăng có nhãn bé mọc răng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bé mọc răng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Chăm Sóc Cho Trẻ Hay Ốm Như Thế Nào?

Tình trạng trẻ hay ốm bố mẹ cần phải lưu ý tới nhiệt độ và chế độ ăn cho bé. Và cần quan tâm chăm sóc trẻ một cách hợp lý để tránh cho bé quấy khóc và mệt mỏi, khó chịu…
Có nên đưa con tới bác sĩ khi sốt?
Dù cho bé có sốt cao hay không, bố mẹ cũng nên đưa con đi khám ngay. Chỉ có ở bệnh viện hay phòng khám, các bác sĩ có nhiều phương tiện để khám bệnh cho con.
Có cần chăn mền cho cháu không?
Trường hợp con đang sốt, bố mẹ không nên đắp thêm chăn mền cho bé, vì sẽ làm tăng thêm nhiệt. Cần giữ nhiệt độ phòng ở mức 20-22 độ C và không để gió lùa, nên cho bé mặc áo quần rộng, thoáng…

bé hay ốm

Chăm sóc thế nào để bé dễ chịu?
- Giữ cho phòng thoáng và đủ ấm.
- Lau mặt, rửa chân tay cho trẻ bình thường như mọi ngày.
- Cha mẹ có thể tắm cho con bằng nước nóng ấm ở 37 độ C và tránh để gió lùa vào phòng tắm.
- Mỗi khi ốm trẻ luôn muốn có bố hoặc mẹ, ông bà ở bên cạnh. Bé sẽ thấy an tâm và được an ủi nhiều mỗi khi cảm thấy khó chịu. Nếu không có điều kiện ở bên bé, hay cho bé nhiều đồ chơi, sách tô màu để bé vui chơi.
- Luôn giữ sự lạc quan trước mặt bé với tình trạng ốm của bé.
=> Khi bé mọc răng bé cũng có thể bị sốt mẹ cần lưu ý nhé.

Khi con ra nhiều mồ hôi cần làm gi?
Trường hợp bé sốt và đổ nhiều mồ hôi, điều này là rất tốt. Đây là phản ứng của cơ thể làm thân nhiệt giảm xuống. Cha mẹ nên lau khô người và thay đồ cho bé.
Có cần bắt bé nằm tại giường không?
- Khi bé bị ốm bé sẽ tự động nằm nghỉ nếu mệt. Nhưng nếu bé không muốn nằm, cha mẹ hãy để bé ngồi dậy chơi hoặc đi lại trong nhà, đi tất để giữ ấm chân cho bé.
- Với các bé bị bệnh đang điều trị lâu hoặc còn trong thời gian phục hồi sức khỏe, cha mẹ hãy để con chơi bình thường, chỉ nên tránh những trò chơi làm bé kích động và không nên cho bé chơi với trẻ khác để tránh lây nhiễm.

Chế độ ăn của trẻ như thế nào?
Ở trẻ sơ sinh nếu không bị tướt có thể cho trẻ ăn bình thường, không nên ép trẻ ăn và cần cho trẻ uống thêm nước.
- Trường hợp trẻ đi tướt nên ngừng cho con bú và cho ăn theo chế độ riêng.
- Với các trẻ lớn có thể cho ăn súp, nước rau, chuối nghiền…
Khi trẻ nhận thấy trẻ có dấu hiệu khỏi bệnh, cha mẹ hãy dần cho trẻ ăn trở lại chế độ ăn bình thường.
- Trường hợp trẻ bị sốt, cha mẹ hãy cho con uống nhiều nước vì sốt làm cơ thể thiếu nước, để dễ uống ngoài nước lọc có thẻ cho con uống nước cam, nước chanh, nước rau…
- Thông thường trẻ sẽ thích uống nước lạnh hơn nước nóng, cha mẹ hãy cho con uống nước mát nhất là trường hợp hay bị nôn ói.
=> Khi trẻ ốm trẻ biếng ăn là chuyện thường, cha mẹ cần giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn nhé.

Giờ giấc chăm sóc như thế nào?
-Chăm sóc có giờ giấc giúp con đỡ mệt mỏi hơn là phải lan man cả ngày. Sau khi chăm sóc con, cha mẹ nên ghi thân nhiệt đo đước ban sáng và chiều lại cùng các hiện tượng nếu có như: nôn ói, đi tướt, ho,… để dễ dàng thông tin khi cần thiết.
- Cần cách ly bé với các bé khác và cả với người mang bầu nếu bé mắc bệnh lây lan.

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Các Món Cháo Thơm Ngon Bổ Dưỡng Cho Bé Biếng Ăn

Tình trạng bé biếng ăn, lười ăn đang làm nhiều cha mẹ lo lắng. Tình trạng bé biếng ăn kéo dài còn gây ra nhiều hệ lụy, trẻ kém ăn, hấp thụ kém, thiếu dưỡng chất dẫn đến còi cọc, chậm phát triển so với những trẻ bình thường. Để cải thiện tình trạng bé biếng ăn cha mẹ có cần tạo cho bé có cảm giác thèm ăn, bởi những kích thích vị giác và thị giác. Cha mẹ có thể tham khảo và chế biến một vài món cháo thơm ngon, bổ dưỡng trong cho bé biếng ăn, vừa giúp bé hết biếng ăn mà lại bổ dưỡng.

Các Món Cháo Thơm Ngon Bổ Dưỡng Cho Bé Biếng Ăn

Cháo chim cút bổ dưỡng mà lạ miệng cho bé biếng ăn (minh họa)

1. Cháo chim cút cho trẻ biếng ăn

Món cháo chim cút thơm ngon, nóng hổi, vừa lạ miệng vừa kích thích vị giác của trẻ, giúp trẻ ăn được nhiều hơn và cung cấp đủ dinh dưỡng.

Nguyên liệu chế biến: 300-500g chim cút, 30g gạo nệp, 50g gạo tẻ, gia vị và một chút vỏ quýt khô.

Cách nấu: Chim cút làm sạch, bỏ tuột và phổi, đem ướp với mắm muối trong 20 phút. Vỏ quýt khô tán thành bột rắc vào bụng chim cút; sau khi ướp và rắc bột vỏ quýt lên chim cút, ta cho chim cút với gạo và nước vào nồi ninh cho nhừ rồi lấy cho trẻ ăn. Đây là món cháo bổ dưỡng, bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho trẻ biếng ăn.

Mẹ cháu Nhật Duy chia sẻ Bonikiddy giúp bé tăng cường hệ miễn dịch

2. Cháo ếch cho bé biếng ăn

Cũng như món cháo làm từ Chim Cút, món cháo nấu thịt ếch cũng là món ăn phù hợp với bé biếng ăn. Cha mẹ có thể nấu cho trẻ ăn.

Nguyên liệu chế biến: Thịt ếch 1 con (khoảng 150-200g), 50g cà rốt, 50g gạo, gia vị.

Cách nấu: Thịt ếch làm sạch bỏ đầu, ruột và chân rồi đem thịt ếch ướp gia vị trong 20 phút. Dùng nồi cho gạo, nước và thịt ếch vào rồi ninh cho nhừ. Nêm gia vị cho vừa rồi múc ra bát cho bé ăn các mẹ nhé.

Các Món Cháo Thơm Ngon Bổ Dưỡng Cho Bé Biếng Ăn 1

Cháo ếch thơm ngon bổ dưỡng cho bé biếng ăn lười ăn (minh họa)

3. Cháo trứng cho con yêu

Trứng được biết đến là nhóm thực phẩm bổ dưỡng phù hợp với trẻ nhất là trẻ biếng ăn.

Nguyên liệu chế biến: trứng gà 2 quả, gạo nếp, đậu xanh, đậu đen và các loại gia vị.

Cách nấu: Gạo nếp, đậu đen, đậu xanh tất cả đem xay thành bột rồi cho vào nồi quấy đều cùng nước. Trứng gà đánh đều, khi cháo sôi đổ trứng vào quấy đều đánh bông. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp. Món cháo này, mẹ nên cho bé ăn nóng, món này giúp bồi bổ dinh dưỡng cho bé biếng ăn mẹ nhé.

=> Bé mọc răng biếng ăn mẹ cần biết

4. Cháo tim heo cho bé biếng ăn

Nhiều bé rất thích được ăn tim gà, tim heo, các bé biếng ăn cũng không ngoại lệ. Để thay đổi khẩu vị cho bé, mẹ có thể dùng tim heo nấu cháo cho trẻ ăn.

Nguyên liệu chế biến: 100-200g tim heo, gạo nếp, gạo tẻ via vị vừa đủ.

Cách nấu: Cho gạo vào nồi cùng với nước ninh cho nhừ. Tim heo đem băm nhỏ, tẩm ướp gia vị trong 10p cho ngấm và xào chín tới. Sau khi cháo được ninh nhừ, cho tim đã xào vào quấy đều, nêm gia vị cho vừa miệng. Múc ra bát cho bé yêu ăn nhé mẹ.

Với các món cháo vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng này, bé yêu sẽ được cung cấp rất nhiều dưỡng chất, rất thích hợp để cha mẹ chế biến trong các bữa ăn của bé biếng ăn, chúc cá mẹ thành công.

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Những lưu Ý Giúp Tăng Cường Hệ Miễn Dịch Khỏe Mạnh Cho Bé

Ở trẻ sơ sinh hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ như ở người lớn. Mặc dù bé nhận được lượng lớn kháng thể từ cơ thể mẹ từ khi còn là bào thai và trong giai đoạn bú mẹ, nhưng lượng kháng thể này sẽ suy giảm rất nhanh chóng. Sự suy giảm hệ miễn dịch khiến trẻ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, virut và các nguyên nhân khác… làm bé hay ốm yếu, kém phát triển, còi cọc. Dưới đây là những gợi ý cho mẹ để giúp bé yêu có được hệ miễn dịch và sức đề kháng khỏe mạnh, chống chọi với bệnh tật, trẻ phát triển tốt, để mẹ không phải lo lắng bé hay ốm do các tác nhân có hại gây nên.

Những lưu Ý Giúp Tăng Cường Hệ Miễn Dịch Khỏe Mạnh Cho Bé

Tăng cường lợi khuẩn đường ruột cho bé hệ miễn dịch khỏe mạnh (minh họa)

1. Đường ruột khỏe cho hệ miễn dịch khỏe mạnh

Để quá trình phát triển của trẻ luôn thuận lợi, bé cần một hệ miễn dịch và sức đề kháng khỏe mạnh, để có được điều này bé cần có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, với lượng lớn các lợi khuẩn đường ruột.

Các lợi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của trẻ, đây là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể, nó giúp bé luôn được khỏe mạnh. Trong những năm đầu đời, lợi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sự hình thành các cơ quan quan trọng cùng với chức năng miễn dịch.

Trong đường ruột có chứa khoảng 100 nghỉ tỷ vi khuẩn, chúng hoạt động như một hệ thống bảo vệ cho cơ thể khỏi những tác nhân gây hại xâm nhập cơ thể như virut, vi khuẩn…

Vậy nên, bé có được một hệ tiêu hóa tốt sẽ có được một hệ miễn dịch và sức đề kháng khỏe mạnh, ngược lại nếu đường ruột của bé yếu ớt thì bé khó có được sự phát triển khỏe mạnh.

2. Đầu tư sớm cho đường ruột.

Hệ tiêu hóa của bé được hoàn thiện khi cơ thể của bé có đủ lượng lợi khuẩn cần thiết. Hệ vi sinh đường ruột của trẻ được hình thành trong 2 năm đầu đời, chứ không cần phải đợi đến 4-5 tuổi.

Để bé có thể khỏe mạnh, điều cần thiết là bé phải có một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh. Bé mà không được sự cân bằng giữa các vi khuẩn đường ruột, bé sẽ có nguy cơ đau bụng và mắc các bệnh di ứng như nấm gây ngứa, hen suyễn. Vì thế, càng phải sớm hình thành cho bé hệ lợi khuẩn đường ruột, ngay sau khi sinh, để bé có được cơ thể khỏe mạnh. Sữa mẹ rất tốt cho đường ruột của bé, vậy cha mẹ nên cho con bú bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và để trẻ bú càng lâu càng tốt.

Cha mẹ nên cho bé ăn một số loại chất béo động vật, tinh bột dạng thô, chất đạm và các loại rau lá, đây là một trong những cách xây dựng cho bé một hệ tiêu hóa an toàn và khỏe mạnh. Cha mẹ, cũng nên cho trẻ ăn một số thực phẩm lên men như sữa chua, loại có bổ sung probiotic, loại có lợi khuẩn sống sẽ rất tốt cho chế độ ăn uống của trẻ, để cha mẹ không phải lo tình trạng bé biếng ăn.

Ngoài probiotic ra, cha mẹ cũng nên lựa chọn những thực phẩm dinh dưỡng có bổ sung prebiotic cho hệ tiêu hóa của trẻ. Prebiotic là các loại chất xơ thực phẩm không được tiêu hóa ở dạ dày và ruột non, nên chúng chở thành nguồn thức ăn cho probiotic. Nhờ vậy mà các lợi khuẩn có điều kiện phát triển mạnh hơn. Prebiotic có nhiều trong đậu nành, yến mạch thô, lúa mì nguyên cám, chuối, tỏi, atiso, rau quả màu xanh… Prebiotic cũng có nhiều trong sữa mẹ, khi mà nguồn sữa mẹ giảm đi, nên bổ sung bằng các thực phẩm dinh dưỡng khác cho bé.

3. Những kẻ phá bĩnh

Ngoài những yếu tố giúp kích thích sự tăng trưởng của lợi khuẩn thì cũng có những yếu tố bất lợi phá hủy nó. Trong đó, kháng sinh là một trong những kẻ thù đáng gờm cho cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Vì vậy, cha mẹ nên lưu ý chỉ dùng kháng sinh cho bé trong trường hợp bất khả kháng, và có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm loại thuốc an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ hơn để thay thế.

Trẻ ăn quá nhiều đồ ăn ngọt, nhiều đường và căng thẳng cũng là yếu tố làm cho hệ lợi khuẩn yếu dần. Vậy nên, cha mẹ cần chú ý đến khâu lựa chọn thực phẩm và cho bé một chế độ ăn lành mạnh.

=> Cha mẹ quan tâm tới Bé mọc răng

Nắm rõ và hiểu biết về hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ, chính là chìa khóa giúp cha mẹ cách bảo vệ và tăng cường miễn dịch cho trẻ, để trẻ có được sự phát triển khỏe mạnh.

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Bứa Sáng Với Những Món Ăn Hấp Dẫn Cho Bé Biếng Ăn

Bữa ăn sáng, tưởng như đơn giản nhưng nó lại giữ vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của bé. Đối với các bé biếng ăn thì việc đảm bảo dinh dưỡng cho bé qua các bữa ăn sáng là hết sức cần thiết. Vì vậy, cha mẹ cần cho bé ăn gì trong bữa sáng? Dưới đây là một số gợi ý cho cha mẹ biết đến một vài món ăn bổ dưỡng để cha mẹ chế biến cho bé yêu.

Bứa Sáng Với Những Món Ăn Hấp Dẫn Cho Bé Biếng Ăn

Bữa sáng với ngũ cốc trộn cho bé biếng ăn đủ dinh dưỡng (minh họa)

Ngũ cốc, thức ăn dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn

Với trẻ biếng ăn thì các loại ngũ cốc nguyên hạt trộn cùng với sữa ít béo hoặc không béo sẽ là lựa chọn lạnh mạnh và đúng đắn, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Loại thực phẩm này ít béo mà lại giàu canxi và tinh bột, cung cấp đủ năng lượng trong ngày cho trẻ. Ngoài ra, với các loại ngũ cốc đóng hộp còn được tăng cường các dưỡng chất quan trọng như axit folic và vitamin nhóm B.

Đã tăng kích thích khẩu vị cho bé, cha mẹ cũng có thể trộn thêm trái cây tùy sở thích của bé như nho khô, chuối… vào bát ngũ cốc thay cho việc dùng đường. Cha mẹ có thể lựa chọn cho bé một số loại ngũ cốc giàu chất xơ và ít béo sau:

-Lúa mì: Cha mẹ nên chọn loại có ít nhất 2-5g chất xơ và không có nhiều hơn 10-12g đường mỗi khẩu phần.

-Nho khô: đây là lựa chọn tốt dự trữ thức ăn trong tủ nhà bạn, nếu không thêm đường mà món ăn vẫn chứa đầy đủ dinh dưỡng của ngũ cốc nguyên hạt. Cho nho khô vào món ăn sẽ hấp dẫn bé hơn.

-Snack ngũ cốc: các loại snack được làm hoàn toàn từ ngũ cốc luôn có sức thu hút mạnh mẽ, mà cũng cung cấp dinh dưỡng tốt cho bé.

-Bột yến mạch: chỉ mất vài phút chế biến là cha mẹ đã có cho con một bát bột yến mạch và lựa chọn này càng thích hợp trong những ngày lạnh. Để món ăn thêm hấp dẫn, cha mẹ có thể thêm trái cây vào cho có vị ngọt hoặc bột quế hay gia vị khác để món ăn có hương vị khác lạ.

=>  Mẹ muốn biết thông tin Bé mọc răng

Trứng, bánh và rau

Chỉ cần một vài nguyên liệu đơn gian, cha mẹ cũng có thể chế biến cho bé một bữa sáng thịnh soạn. Và để tiết kiệm thời gian, cha mẹ có thể chuẩn bị nguyên liệu từ tối hôm trước.

-Bánh: Có thể mua trước ở tiệm hoặc chọn bột mà chỉ cần thêm chút ít nước để tiết kiệm thời gian cho bữa sáng. Loại bột này mẹ chỉ cần nhào sơ là có thể đem rán được rồi. Để tăng giá trị dinh dưỡng, mẹ có thể thêm trái cây tươi, các loại hạt, cà rốt hoặc khoai tây nghiền; dùng xi-rô, sữa chua hoặc kem để trang trí bánh.

Bứa Sáng Với Những Món Ăn Hấp Dẫn Cho Bé Biếng Ăn 1

Bánh mì trứng bữa sáng đủ dưỡng chất cho bé biếng ăn (minh họa)

-Trứng: món này dễ chế biến và cũng nhanh chóng kích thích bé với mùi thơm lựng. Để tăng cường protein trong chứng và kích thích bằng cách thêm nấm, cà chua, rau vào món trứng tráng, giúp bé có đủ dưỡng chất.

-Cha mẹ cũng có thể tạo cho bé một chiếc bánh với ngũ cốc nguyên hạt, trứng chiên, một lát mỏng thịt nguội, một ít phomat ít béo. Một món ăn đơn giản và thật thơm ngon.

=> Bé hay ốm do biếng ăn mẹ đừng lo lắng

Bánh mỳ nướng, bánh mỳ sandwich với bơ đậu phộng.

Một món ăn là lựa chọn tốt cho bé như bánh mỳ, tuy nhiên mẹ nên chọn cho bé bánh mỳ được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, để cung cấp cho bé nguồn năng lượng dồi dào. Với bơ đâyh phộng, đây là nguồn cung cấp protein dồi dào, nhưng cũng chứa nhiều hàm lượng axit béo, không tốt cho bé vậy nên cha mẹ cần lựa chọn và lưu ý thành phần của chúng; hoặc có thể thay bơ bằng hạnh nhân hoặc bơ làm từ hạt hướng dương chúng cũng rất ít chất béo.

Trái cây đóng hộp.

Khi buổi sáng cha mẹ có quá ít thời gian, có thể chọn trái cây đống hộp thay thế. Tuy nhiên, chỉ cần một quả chuối, một chút sữa ít béo, không béo hoặc sữa chua là cha mẹ có thể chế một ly sinh tốt giàu vitamin, khoáng chất và canxi cho bé yêu.

Các món ăn thật đơn giản mà lại dễ dàng chuẩn bị đúng không nào? Với các món ăn này chắc chắn mẹ sẽ không phải lo lắng về tình trạng biếng ăn của bé nữa rồi.

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Để Trẻ Thèm Ăn Tự Nhiên Hết Biếng Ăn

Nhiều cha mẹ thường nghĩ rằng ép trẻ ăn thêm một vài thìa thức ăn trẻ sẽ no bụng. Tuy nhiên, nó vô tình gây nên nỗi ám ảnh, sợ hãi của bé với thức ăn, lâu dần dẫn đến tình trạng bé biếng ăn, lười ăn cha mẹ lại ép bé ăn tạo thành một vòng luẩn quẩn. Bé biếng ăn dẫn đến nhiều nguy hại tới sức khỏe vì bé không nhận đủ dưỡng chất cho cơ thể. Vậy làm thế nào để trẻ thèm ăn tự nhiên?

Để Trẻ Thèm Ăn Tự Nhiên Hết Biếng Ăn
Cùng vào bếnh kích thích trẻ thèm ăn tự nhiên bé hết biếng ăn (minh họa)

Theo các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu chó thấy: trẻ có cảm giác thèm ăn tự nhiên, trẻ sẽ có cảm giác ăn ngon miệng hơn, cảm giác vui vẻ và hào hứng hơn với thức ăn, từ đó trẻ hấp thụ dinh duongx tốt hơn. Ngược lại, khi trẻ bị ép ăn, bị dọa nạt và quát mắng khi ăn, trẻ sẽ hình thành tâm lý lo lắng, sợ hãi dẫn đến bé biếng ăn, lười ăn hơn.

Hệ quả của việc ép ăn

Theo một nghiên cứu ở canada cho thấy: những trẻ bị ép ăn hết phần ăn của mình thường có nguy cơ rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn quá nhiều dẫn đến béo phì.

Theo kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng của trẻ khu vực Đông Nam Á, tại Việt Nam có đến 50% trẻ bị thiếu dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển cơ thể, bắt nguồn từ việc bị ép ăn quá nhiều.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết việc ép trẻ ăn có thể ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của trẻ. Nhiều cha mẹ lấy việc ăn làm điều kiện để thưởng quà cho trẻ. Tình trạng kéo dài, trẻ lại tái diễn chiêu trò với cha mẹ, ngoài ra cũng dễ làm trẻ căng thẳng, trầm cảm hoặc có khuynh hướng bạo lực và gây hấn.

Cho trẻ ăn dặm đúng cách

Để việc ăn uống của trẻ không còn là nỗi lo lắng, trước hết cha mẹ cần tập cho trẻ ăn dặm đúng cách và phù hớp với lứa tuổi. Bắt đầu từ thức ăn loãng rồi đến đặc dần. Với mỗi thức ăn mới, không nên vội vàng ép trẻ ăn mà kiên trì cho bé ăn từ 7-10 lần, từng ít một để trẻ làm quen và phòng trường hợp trẻ có thể dị ứng với thức ăn đó.

==> Mẹ quan tâm tới giai đoạn bé mọc răng

Thực đơn phong phú, đủ đầy dinh dưỡng

Với thực đơn phong phú, đủ dưỡng chất là yếu tố quan trọng cải thiện tình trạng ăn uống của bé, tránh được cảm giác nhàm chán và đơn điệu. Cha mẹ hãy linh hoạt với thực đơn ăn uống có nhiều món, nhiều màu sắc, chỉ cần lượng vừa đủ không quá nhiều. Với những món ăn phong phú, bắt mắt trẻ sẽ hứng thú khám phá món ăn, hào hứng và sẽ ăn ngon hơn, hấp thụ đủ dưỡng chất cần thiết.

Hòa nhập với bữa cơm gia đình

Để Trẻ Thèm Ăn Tự Nhiên Hết Biếng Ăn 1
Bữa cơm gia đình ấm cùng giúp trẻ ăn nhiều hơn mẹ hết lo bé lười ăn (minh họa)

Hãy để bé ngồi ăn cùng mâm cơm gia đình, đừng tách riêng bữa ăn của bé trong một không gian riêng và giờ giấc riêng. Bởi khi được ngồi ăn cùng với cha mẹ sẽ mang lại cho trẻ cảm giác ấm cúng, vui vẻ và hào hứng với ăn uống, đồng thời kích thích phát triển giác quan và trí não của trẻ.

Vẫn động vừa phải

Cần để trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, thay vì chơi điện tử, xem tivi, việc tham gia các hoạt động nhiều sẽ đốt cháy calo dẫn đến cảm giác đói bụng và thèm ăn của trẻ.

Bổ sung vi chất thiếu hụt

Hậu quả của việc bé biếng ăn là bé bị thiếu hụt dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn. Vì vậy, bé biếng ăn kéo dài mẹ cần bổ sung vi chất dinh dưỡng bù đắp thiếu hụt cho trẻ và tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tật và suy dinh. Mẹ cần bổ sung các khoáng chất như canxi, vitamin D, kẽm, magie… để trẻ phát triển chiều cao cân nặng và tăng cường hệ miễn dịch.

==> Cha mẹ lưu ý tình trạng bé hay ốm vì thiếu vi chất

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Những Dấu Hiệu Bé Mọc Răng Và Cách Chăm Sóc

Bước vào giai đoạn bé mọc răng từ 6-8 tháng tuổi và hoàn thiện hàm răng cho đến khi 3 tuổi. Giai đoạn này trẻ hay gặp nhiều vấn đề về sức khỏe do quá trình hình thành răng gây nên, vậy cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý và kiến thức chăm sóc bé, phòng ngừa các vấn đề sức khỏe có hại cho bé yêu. Sau đây là một số triệu chứng khi bé mọc răng và cách chăm sóc trẻ mà cha mẹ cần biết.

Những Dấu Hiệu Bé Mọc Răng Và Cách Chăm Sóc

Dấu hiệu bé mọc răng và cách chăm sóc (minh họa)

Triệu chứng, cách chăm sóc khi trẻ mọc răng

Bé chảy nước dãi

Giai đoạn trẻ mọc răng cha mẹ sẽ nhận thấy bé có hiện tượng chảy dãi quanh miệng, đây là hiện tượng sinh lý bình thường cha mẹ không nên quá lo lắng, chỉ cần lấy khăn mềm lau sạch dãi cho trẻ để tránh nước dãi chảy xuống cổ gây mẩn ngứa là bé khó chịu…

Bé ngứa răng và thích căn

Lợi bé bị kích thích khi mầm răng nhú lên khiến lợi bé ngứa ngáy. Trẻ có xu hướng đút tay vào miệng gặm, hay nhai đồ vật mà trẻ cầm nắm được. Để đảm bảo vệ sinh và không làm hỏng lợi bé, cha mẹ nên chuẩn bị đồ chơi chuyên dụng. Nếu trẻ khi bú hay cắn, mẹ có thể dùng trợ ti cho bé.

Bé bị ho

Cha mẹ không nên quá lo lắng nếu trẻ ho nhẹ không kèm theo sốt, sổ mũi, hắt hơi vì đây là biểu hiện do việc trẻ tiết nhiều nước dãi. Nếu trẻ ho nhiều, dặn cố để lấy hơi khi ho, ho mà mặt đỏ bừng hay hơi tái, trẻ bỏ bú, mệt mỏi.. cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay.

Trẻ quấy khóc

Bố mẹ cần quan sát kĩ trẻ nhé, vì không phải trẻ nào cũng quấy khóc hay khó chịu trong giai đoạn mọc răng, quá trình này ở mỗi bé là không giống nhau.

==> Có thể là do bé khóc dạ đề

Bé bỏ ăn

Vào giai đoạn mọc răng bé hay bỏ bú hoặc biếng ăn, do mọc răng gây khó chịu cho trẻ. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám nếu trẻ bỏ bú thời gian dài và không chịu ăn, để có cách chăm sóc phù hợp. Cha mẹ cũng có thể kéo dài thời gian giữa các kì bú hay ăn để trẻ thấy đói và muốn ăn.

==>Cha mẹ quan tâm đến tình trạng Bé biếng ăn

Sốt khi bé mọc răng

Cha mẹ cần hết sức lưu ý khi thấy bé bị sốt, vì hiện chưa có bằng chứng nào chứng minh trẻ sốt trong giai đoạn mọc răng là bình thường, do có trẻ sốt nhẹ, có trẻ sốt cao thậm chí co giật và kéo dài nhiều ngày. Tuyệt đối không chườm lạnh để hạ sốt dễ khiến trẻ bị sốc do lạnh đột ngột, cha mẹ chỉ cần dùng khăn ấm và cho trẻ mặc thoáng nếu trẻ sốt dưới 39 độ. Trẻ sốt trên 39 độ, cha mẹ có thể cho trẻ uống hạ sốt theo liều lượng chỉ định và thường xuyên đo thân nhiệt bé. Nếu tình trạng này kéo dài cần đưa trẻ đi khám đề phong trẻ sốt do nguyên nhân khác gây nên.

Bé khó ngủ

Khi thấy bé khó ngủ, hay thức giấc vào ban đêm, cha mẹ có thể để bé tự ngủ hoặc dỗ bé ngủ băng cách xoa lưng, vỗ nhẹ…

Những hiện tượng trên chỉ xảy ra trong giai đoạn ủ răng, sau khi răng bé đã mọc, bé sẽ trở lại bình thường. Do đó bố mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên cũng cần chú ý quan sát trẻ, theo dõi các triệu chứng khi bé mọc răng và cách chăm sóc khi bé mọc răng để giúp trẻ phát triển tốt nhất, nếu nhận thấy những vấn đề bất thường cần đưa trẻ đi kiểm tra để có biện pháp chăm sóc kịp thời. Hy vọng các biện pháp Chăm sóc khi bé mọc răng trên đây sẽ giúp ích cho bố mẹ bổ sung kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc bé tốt hơn

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Khuyến Khích Bé Biếng Ăn Tự Ăn Bốc

Tình trạng bé biếng ăn, lười ăn là nỗi lo lắng không chỉ riêng cha mẹ trẻ mà của cả gia đình nữa, bé biếng ăn do đồ ăn không thích hợp hay do nguyên nhân khác nữa; vậy làm sao để cải thiện tình trạng bé biếng ăn này đây? Cha mẹ hãy tham khảo những mẹo hay để giúp cải thiện tình trạng bé biếng ăn nhé:

Khuyến Khích Bé Biếng Ăn Tự Ăn Bốc
Ăn bốc hay tự ăn giúp mẹ cải thiện tình trạng bé biếng ăn (minh họa)

Hãy cho tự dùng tay lấy đồ ăn

Với trẻ được 6-7 tháng tuổi, trẻ luôn thích dùng tay cầm nắm mọi thứ; cha mẹ sẽ thấy trẻ luôn đưa tay ra với theo bản năng mỗi khi có sự kích thích. Đôi khi điều này làm cha mẹ cảm thấy phiền toài và lo sợ  vì bé cố nhoài người để với nắm những thứ mình thích, tuy nhiên cha mẹ lại ước rằng khi ăn bé cũng cảm thấy hứng thú như vậy thì tốt biết nhường nào. Theo các chuyên gia tâm lý trẻ em, cha mẹ hãy khuyến khích con trẻ tự tay cầm lấy đồ ăn. Việc này kích thích trẻ tự lấy đồ mình muốn ăn; cha mẹ có thể để trẻ dùng tay tự bốc trai cây, bánh quy, bánh bao.. với sự kiểm soát của mình, để tránh bé bị thương hay lấy quá nhiều đồ ăn.

==> Có thể mẹ quan tâm tới việc bé hay ốm

Cho con tự cầm thìa

Với trẻ từ 10-12 tháng tuổi khi ăn trẻ rất thích được cầm thìa, lấy thìa như đồ chơi và khua khoắng trong bữa ăn, điều này khiến cha mẹ mất kiên nhẫn và có thể quát nạt trẻ hay thậm chí sẽ tịch thu thìa trong tay trẻ. Thực tế, điều này chỉ làm trẻ sợ hãi và không còn hứng thú với việc ăn uống nữa.

Vậy thay vì tịch thu thìa trong tay của trẻ, hay quát nạt trẻ. Thì cha mẹ có thể khuyến khích trẻ tự dùng thìa múc thức ăn tự ăn, ban đầu có thể trẻ vụng về làm rơi vãi thức ăn, cha mẹ nên kiên nhẫn và khích lệ để kích thích trẻ ăn và ăn nhiều hơn.

Khi trẻ được 1 tuổi trở lên, bàn tay trẻ đã khóe léo hơn rất nhiều; cha mẹ để con ngồi bàn ăn và cho bé một chiếc bát với một ít thức ăn trong bát, để bé tự dùng tay hay cầm thìa lấy thức ăn đó và tự ăn, khi bé ăn hết thì cha mẹ lại cho thêm thức ăn vào bát; tuy nhiên cha mẹ cũng nên lưu ý không để quá nhiều thức ăn vào bát vì có thể thay vì ăn trẻ sẽ quay ra nghịch phá thức ăn.

Cha mẹ cũng nên cổ vũ và khích lệ trẻ tự ăn trong mỗi bữa ăn.

Cha mẹ không nên e sợ con sẽ làm bẩn quần áo, hoặc nếu không thì có thể cho bé mặc yếm mỗi khi ăn. Việc để bé tự dùng tay hay thìa lấy đồ ăn, cha mẹ nên khích lệ và cổ vũ bé làm vậy, về lâu dài sẽ khiến trẻ được kích thích và hứng thú mỗi khi tới bữa ăn và tự mình lấy đồ ăn.

Thậm chí, với đồ ăn dạng lỏng như súp hay cháo, cha mẹ cũng có thể khích lệ con tự ăn bằng thìa hay dùng ống hút. Lâu dài cha mẹ đã dẫn hình thành cho bé thói quen tự ăn thành công.

===> bé mọc răng cũng có thể lười ăn uống

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Chế Biến Các Món Ăn Từ Khoai Lang Cho Bé Biếng Ăn

Khoai lang có thể trị chứng bé biếng ăn được nhiều bà mẹ dỉ tai nhau gần đây, nhưng chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào chứng tỏ khả năng chữa trị chứng bé biếng ăn của khoai lang. Tuy nhiên có thể thấy khoai lang có rất nhiều ích lợi không thể phủ nhận. Vậy nên chế biến các món ăn từ khoai lang cho bé biếng ăn nhé cha mẹ.

Chế Biến Các Món Ăn Từ Khoai Lang Cho Bé Biếng Ăn
Món ăn ngon từ khoai lang cho bé biếng ăn (minh họa)

Việc chế biến các món ăn từ khoai lang dễ làm, dễ ăn mà lại nhiều dinh dưỡng, đây cũng là nguồn bổ sung dưỡng chất cần thiết cho bé, đặc biết là bé biếng ăn đối tượng dễ thiếu hụt dưỡng chất. Dưới đây là một số món ăn được chế biến từ khoai lang, cha mẹ tham khảo nhé.

==> Thông tin thêm về tình trạng bé hay ốm do biếng ăn

1.Cháo cá khoai lang

Nguyên liệu: thịt cá quả 100gr, khoai lang 50gr, cháo trắng 1 bát, dầu oliu 1 muỗng.

Cách chế biến:

-Cá quả hấp cách thủy, xé nhỏ thịt, lọc bỏ xương răm.

-Luộc chín khoai lang rồi tán nhuyễn.

-Dùng một bát cháo trắng cho vào nồi đun sôi rồi cho thịt cá và khoai lang vào, nêm nếm vừa đủ gia vị và cho một ít dầu oliu, tiếp tục đun sôi vài phút tắt bếp, để nguội rồi cho bé ăn.

Đây là món ăn thơm ngon lại hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ, cha mẹ nên nấu cho bé thưởng thức nhé.

2.Khoai lang bột thịt gà cho bé biếng ăn

Món ăn được chế biến từ bột thịt gà kết hợp khoai lang, với khoai lang là nguyên liệu chính, giúp kích thích hệ tiêu hóa cho bé cảm giác ăn ngon miệng và đủ chất dinh dưỡng với thịt gà.

Nguyên liệu: thịt gà nạc 170g, khoai lang 350g, dầu ăn, gia vị

Cách chế biến:

-Rửa sạch thịt gà, luộc chín trong vòng 15 phút. Thịt gà có thể thái xé nhỏ hoặc xay nhuyễn sao cho phù hợp độ tuổi của bé, để bé dễ ăn.

-Rửa sạch khoai lang rồi luộc chín trong khoảng 15-20 phút, chắt hết nước đun tiếp khoảng 2 phút cho khoai chín bằng hơi.

-Khoai chín thêm nước tán nhuyễn thành hỗn hợp sền sệt. Cho tiếp bột thịt gà và một chút nước  vào hỗn hợp. Cho vào nồi đun sôi, thêm dầu ăn và gia vị cho vừa khẩu vị của bé.

3.Chè khoai lang nước cốt dừa

Thêm món chè khoai lang nước cốt dừa vào thực đơn cho bé yêu cha mẹ nhé. Nước cốt dừa vị thơm, cùng vị bùi bùi của khoai lang chắc chắn sẽ khơi dậy vị giác và giúp bé yêu ăn ngon.

Nguyên liệu: nước cốt dừa, khoai lang tím, đường, bột năng.

Cách chế biến:

-Sơ chế khoai lang: Rửa sạch khoai lang tím, hấp hoặc luộc chín, bỏ vỏ dằm hoặc tán nhuyễn.

-Nấu chè: Cho khoảng 1-2 bát nước vào nồi, cho đường vào khuấy tan tiếp đến cho khoai lang được dằm nhỏ hay tán nhuyễn vào quấy đều cho tới khi nước sôi. Hòa bột năng với một ít nước rồi đổ từ từ vào nồi, khuấy đều tay cho đến khi hỗ hợp chè sánh và sôi trở lại, tiếp đến thêm 100ml nước cốt dừa vào đảo đều rồi tắt bếp.

-Để kích thích trẻ, múc chè ra bát, dùng nước cốt dừa còn lại trang trí bát chè khoai lang bằng hình ảnh bắt mắt hoa hoặc các hình họa dễ thương.

Trên đây là một vài món ăn được chế biến kết hợp với khoai lang, đơn giản mà cũng thật ngon và bổ dưỡng cha mẹ nên làm cho bé ăn nhé.
==> Ngoài ra bé mọc răng cũng là nguyên nhân khiến bé biếng ăn