Hiển thị các bài đăng có nhãn khóc dạ đề. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khóc dạ đề. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

Mẹo Cải Thiện Tình Trạng Khóc Dạ Đề Ở Trẻ Nhỏ

Tình trạng bé khóc đêm ở trẻ sơ sinh hay dân gian còn gọi là khóc dã tràng, dùng chỉ những trẻ sơ sinh tự nhiên khóc vào một thời điểm nhất định trong ngày, khóc nhiều ngày liên tục như vậy mà cha mẹ hay người thân trong gia đình không dỗ nín được. Theo dân gian, tình trạng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh xảy ra thì trẻ sẽ khóc đủ 100 ngày mới thôi.
Mẹo khắc phục tình trạng khó dạ đề ở trẻ sơ sinh
Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh? Những lưu ý nào giúp cha mẹ tránh được tình trạng bé khóc đêm? Sau đây là những mẹo khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh khóc đêm hữu ích nhất cho cha mẹ:
1. Theo dõi chế độ ăn uống của mẹ khi trẻ còn đang bú mẹ.
- Trong quá trình ăn uống của mẹ, có thể ăn một số thực phẩm gây kích ứng khó chịu cho bé như rau họ cải (cải bắp, súp lơ), socola, các thực phẩm có thể gây dị ứng cho bé như sữa, đậu nành, lúa mạch, trứng, đậu phộng, cá khiến bé khóc đêm hay khóc dạ đề.
- Mẹ không nhất thiết phải kiêng ăn các loại thực phẩm này, mà chỉ cần lưu ý khi ăn thực phẩm nào mà thấy khóc dạ đề nhiều thì rất có thể bé bị dị ứng hay không quen với loại thức ăn đó.
- Mẹ có thể chuyển sang loại thực phẩm khác có thành phần dinh dưỡng tương tự, để không bị thiếu chất khi nuôi con và tránh được tình trạng bé khóc dạ đề.
2. Khi bé đang uống sữa công thức hãy đổi sang loại khác.
- Một số thành phần protein trong sữa công thức có thể gây dị ứng cho bé, do đó mẹ có thể đổi sang một loại sữa công thức khác nếu tình trạng bé khóc đêm vẫn xảy ra hoặc bé chỉ thích hợp với bú sữa mẹ.
- Tuy nhiên, chưa có nhiều bằng chứng liên quan cho rằng việc sử dụng sữa có ít thành phần gây dị ứng sẽ làm dễ chịu hơn khiến bé hết khóc dạ đề.
3. Sự dụng men vi sinh theo khi cần thiết.
Khi cân nhắc sử dụng men vi sinh cho bé, mẹ cần tham vấn ý kiến từ bác sĩ. Ở một số bé khi được dùng men vi sinh giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, sẽ giảm bớt được tình trạng bé khóc đêm. Trong các loại sữa công thức thường có sẵn men vi sinh có lợi cho bé.
4. Mẹ dùng thảo dược khi bé khóc dạ đề.
- Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, có một số loại thảo dược giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn cải thiện tình trạng bé khóc dạ đề xảy ra.
Mẹo khắc phục tình trạng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh
- Tuy nhiên mẹ cần nhớ rằng, không phải tất cả dù là thảo dược thiên nhiên đều an toàn với bé. Vậy nên, mẹ cần thận trọng và tốt hơn nên hỏi ý kiến của bác sỹ chuyên khoa nếu muốn áp dụng dùng thảo dược để chữa chứng bé khóc dạ đề.
5. Massage cho bé cảm giác dễ chịu và thư thái.
- Massage giúp cho bé có cảm giác dễ chịu, thư thái và là sợi dây gắn kết mẹ với bé, nên mẹ không phải quá lo lắng về việc massage như nào cho bé bớt khóc dạ đề.
- Mẹ chỉ cần đặt bé nằm trên bụng mình, nhẹ nhàng massage lưng cho bé, rồi đến tay, chân và bụng.
6. Tăng vận động cho bé.
Vận động nhiều hơn sẽ giúp một số bé được giải tỏa căng thẳng. Tùy theo độ tuổi của bé mà mẹ có thể tìm hiểu và chọn các loại hình hoạt động phù hợp như nhảy múa, lắc lư cùng bé hoặc đẩy xe bé đi vòng quanh nhà.
7. Ủ ấm cơ thể cho bé.
Trẻ nhỏ thường dễ bị hạ thân nhiệt, mẹ ủ ấm không chỉ làm bé cảm thấy dễ chịu mà còn giúp bé cảm thấy an toàn. Tuy nhiên, về mùa hè thời tiết nóng bức thì đây không phải là lựa chọn phù hợp.
8. Tạo âm thanh nền.
Một âm thanh nhè nhẹ lặp đi lặp lại sẽ giúp bé trấn an khi cáu gắt và hạn chế được tình trạng bé khóc đêm xảy ra, đó có thể là âm thanh từ tiếng quạt đều đều...
9. Bật nhạc êm dịu thư giãn.
Với các khúc nhạc êm dịu như các bài hát ru sẽ giúp bé thư giãn và giảm được tình trạng bé khóc đêm. Các âm thanh thiên nhiên cũng giúp ích rất nhiều cho bé có cảm giác thư thái, mẹ hãy thử với nhiều loại âm thanh êm dịu khác nhau để tìm ra âm thanh phù hợp với bé yêu.
10. Tạo áp lực lên bụng bé.
Ở một số trẻ nhỏ sẽ cảm thấy cảm giác dễ chịu hơn khi được đặt nằm sấp và chà sát nhẹ lên lưng. Mẹ hãy thử để tìm cách cải thiện tình trạng bé khóc dạ đề.
11. Tạo không khí êm dịu.
Việc giảm các tác động như ánh đèn, tiếng ồn xung quanh không gian bé ngủ sẽ giúp bé có cảm giác thư giãn, êm dịu và bớt bị kích thích qua đó giúp hạn chế xảy ra tình trạng bé khóc đêm.
12. Không để bé tiếp xúc với khói thuốc.
Khói thuốc lá có thể là yếu tố kích hoạt tình trạng bé khóc dạ đề dai dẳng, mẹ nên hạn chế tối đa và không để bé phải tiếp xúc với khói thuôc.

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Phương Pháp Dân Gian Trị Chứng Khóc Dạ Đề Ở Trẻ

Khóc dạ đề rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, hàng đêm chứng kiến tiếng khóc của con mà không cách nào dỗ được, đã làm phiền lòng rất nhiều bậc cha mẹ, nó không chỉ trẻ mà cả cha mẹ cũng mệt mỏi. Chứng khóc dạ đề hay khóc đêm ở trẻ, không được coi là  bệnh lý trong y khoa hiện đại, mà chỉ được đề cập trong y học cổ truyền. Vì vậy, khi trẻ mắc chứng khóc đêm, theo kinh nghiệm dân gian đã sử dụng một số loại cây cỏ có sẵn quanh ta như gừng tươi, hành, lá vông nem, rau má, dấp cá,… để chữa chứng khóc đêm ở trẻ nhỏ.

Phương Pháp Dân Gian Trị Chứng Khóc Dạ Đề Ở Trẻ

Bé khóc đêm nỗi lo lắng của không chỉ cha mẹ trẻ (minh họa)

Khóc đêm theo đông y còn gọi là chứng “tiểu nhi dạ đề” trẻ khóc vào mỗi đêm, trẻ khó chịu, ngủ không yên giấc, trẻ hay giật mình, tỉnh giấc và khóc thét. Có những trường hợp trẻ quấy khóc về đem do trẻ bi đói, tã quần ướt do đái dầm, do bị muỗi hay con trùng đốt… chúng không thuộc phạm vi chứng khóc dạ đề ở trẻ nhỏ.

Một nguyên do khác khiến trẻ khóc dạ đề là do hàng ngày trẻ không được chăm sóc đầy đủ, việc ăn ngủ thất thường, trước khi ngủ trẻ bị kích động quá độ khiến thần kinh non trẻ bị căng thẳng và kích thích quá mạnh. Hoặc có thể do trẻ bị thiếu vi chất dẫn đến còi xương suy dinh dưỡng cũng khiến bé hay khóc về đêm.

=> Có thể mẹ quan tâm tới Bé biếng ăn

Dưới đây là một số biểu hiện khóc dạ đề ở trẻ nhỏ, mà từ đó trong dân gian có những bài thuốc hay giúp cha mẹ cải thiện được chứng khóc đem của trẻ.

Biểu hiện 1: Bé khóc đêm, tiếng khóc nhỏ, hay ưỡn người khi khóc, trán vỗ mồ hôi. Trẻ xanh xao, uể oải, mệt mỏi hay buồn ngủ, hơi thở lạnh, bụng đau và lạnh, chán ăn, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng. Trẻ cần được làm ấm và tăng cường tiêu hóa với bài thuốc nhu:

-Bài thuốc 1: Sử dụng 5g gừng tươi, 15g đường. Gừng rửa sạch, bỏ vỏ, thái chỉ,hãm với nước sôi khoảng 5 phút, sau đó cho đường vào quấy đều, chia cho trẻ uống trong ngày và trước khi ngủ.

-Bài thuốc 2: Sử dụng 5-10 củ hành cả rễ, rửa sạch, thái ngắn, 25g gạo tẻ, 3 lát gừng tươi. Gạo vo sạch cho vào nồi nấu cháo, cháo chín cho hành và gừng vào đun sôi trở lại là được. Chia ra cho trẻ ăn trong ngày.

-Bài thuốc 3: Sử dụng 6g bạch truật (sao vàng), 8g đẳng sâm, 6g phục linh, 3g cam thảo. Tất cả đem sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày.

Biểu hiện 2: Bé khóc đêm, tiếng khó to, mặt đỏ, môi đỏ hơi thở nóng, quáy khó không yên, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, lưỡi đỏ, lưỡi rêu vàng mỏng. Bé cần được làm mát và giải nhiệt.

-Bài thuốc 1: Sử dụng 6g lá vông tẻ (lá vông nem), 8g diếp cá, 12g rau má, 2 lát gừng tươi. Tất cả đem sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước trong ngày.

-Bài thuốc 2: Sử dụng 15g đăng tâm thảo (hay còn gọi cỏ bấc đèn), đem sắc lấy 2 nước, rồi khuấy đều 2 nước lại, chia ra 2 lần cho trẻ uống trong ngày. Cỏ bấc đèn mọc ở khắp nơi, hay gặp ở những nơi ẩm ướt. Khi thu hoạch cắt toàn cây, rạch dọc thân lấy riêng lõi phơi khô để dùng dần

-Bài thuốc 3: Sử dụng 5g lá tre, 25g gạo tẻ. Lá tre đem sắc lấy nước, dùng nước này và cho gạo vào nồi nấu cháo cho trẻ ăn trong ngày.

Biểu hiện 3: Trẻ khóc đêm, hay bất chợt tỉnh dậy và khóc thét trong đêm, hay khiếp sợ, tính tình nhút nhát, lưỡi hồng nhạt, rêu trắng mỏng. Trẻ cần được dưỡng tâm an thần.

-Bài thuốc 1: Sử dụng khoảng 20 hạt sen, hạt sen để cả tâm đem sắc lấy nước, chia thành 2 lần cho trẻ uống trong ngày, để trẻ dễ uống có thể pha thêm chút đường.

-Bài thuốc 2: Sử dụng 3-5g xác ve sầu (trong đông y xác ve sầu được gọi là thiền y, thiền thoái), ve sầu bỏ đầu bỏ chân đem sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày. Hoặc đem sấy khô, nghiền thành bộ mịn, bỏ vào lọ cất dùng dần.

=> Mẹ quan tâm tới tình trạng Bé hay ốm

Một số cách dùng thuốc đắp bên ngoài

-Dùng lá trầu không hơ ấm, ấp vào rốn bé, ôm và ấp bụng bé vào bụng mẹ hoặc cha, để hơi ấm truyền sang cho con, một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yêu. Cách này có tác dụng đối với trẻ thuộc dạng tỳ vị hư hàn.

-Dùng 7-9 hạt bìm bìm, giã nát trộn với nước ấm thành bột nhão. Trước khi trẻ ngủ, lấy bột đắp lên rốn và cố định lại. Cách này thích hợp với tất cả trẻ khóc dạ đề.

-Dùng những con tằm bị chết cứng tự nhiên, cong queo, màu trắng hơi lốm đốm, đem sấy khô bỏ lọ cất dùng dần. Loại tằm này dân gian gọi là tằm vôi, đông y gọi là cương tàm, cương trùng… Khi bé mắc chứng khóc đêm, trước khi ngủ lấy mấy con tằm giã nát hòa rượu, đem đắp vào 2 gan bàn chân trẻ và cố định lại. Thích hợp vợi tất cả dạng khóc dạ đề ở trẻ nhỏ.

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Những Dấu Hiệu Bé Mọc Răng Và Cách Chăm Sóc

Bước vào giai đoạn bé mọc răng từ 6-8 tháng tuổi và hoàn thiện hàm răng cho đến khi 3 tuổi. Giai đoạn này trẻ hay gặp nhiều vấn đề về sức khỏe do quá trình hình thành răng gây nên, vậy cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý và kiến thức chăm sóc bé, phòng ngừa các vấn đề sức khỏe có hại cho bé yêu. Sau đây là một số triệu chứng khi bé mọc răng và cách chăm sóc trẻ mà cha mẹ cần biết.

Những Dấu Hiệu Bé Mọc Răng Và Cách Chăm Sóc

Dấu hiệu bé mọc răng và cách chăm sóc (minh họa)

Triệu chứng, cách chăm sóc khi trẻ mọc răng

Bé chảy nước dãi

Giai đoạn trẻ mọc răng cha mẹ sẽ nhận thấy bé có hiện tượng chảy dãi quanh miệng, đây là hiện tượng sinh lý bình thường cha mẹ không nên quá lo lắng, chỉ cần lấy khăn mềm lau sạch dãi cho trẻ để tránh nước dãi chảy xuống cổ gây mẩn ngứa là bé khó chịu…

Bé ngứa răng và thích căn

Lợi bé bị kích thích khi mầm răng nhú lên khiến lợi bé ngứa ngáy. Trẻ có xu hướng đút tay vào miệng gặm, hay nhai đồ vật mà trẻ cầm nắm được. Để đảm bảo vệ sinh và không làm hỏng lợi bé, cha mẹ nên chuẩn bị đồ chơi chuyên dụng. Nếu trẻ khi bú hay cắn, mẹ có thể dùng trợ ti cho bé.

Bé bị ho

Cha mẹ không nên quá lo lắng nếu trẻ ho nhẹ không kèm theo sốt, sổ mũi, hắt hơi vì đây là biểu hiện do việc trẻ tiết nhiều nước dãi. Nếu trẻ ho nhiều, dặn cố để lấy hơi khi ho, ho mà mặt đỏ bừng hay hơi tái, trẻ bỏ bú, mệt mỏi.. cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay.

Trẻ quấy khóc

Bố mẹ cần quan sát kĩ trẻ nhé, vì không phải trẻ nào cũng quấy khóc hay khó chịu trong giai đoạn mọc răng, quá trình này ở mỗi bé là không giống nhau.

==> Có thể là do bé khóc dạ đề

Bé bỏ ăn

Vào giai đoạn mọc răng bé hay bỏ bú hoặc biếng ăn, do mọc răng gây khó chịu cho trẻ. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám nếu trẻ bỏ bú thời gian dài và không chịu ăn, để có cách chăm sóc phù hợp. Cha mẹ cũng có thể kéo dài thời gian giữa các kì bú hay ăn để trẻ thấy đói và muốn ăn.

==>Cha mẹ quan tâm đến tình trạng Bé biếng ăn

Sốt khi bé mọc răng

Cha mẹ cần hết sức lưu ý khi thấy bé bị sốt, vì hiện chưa có bằng chứng nào chứng minh trẻ sốt trong giai đoạn mọc răng là bình thường, do có trẻ sốt nhẹ, có trẻ sốt cao thậm chí co giật và kéo dài nhiều ngày. Tuyệt đối không chườm lạnh để hạ sốt dễ khiến trẻ bị sốc do lạnh đột ngột, cha mẹ chỉ cần dùng khăn ấm và cho trẻ mặc thoáng nếu trẻ sốt dưới 39 độ. Trẻ sốt trên 39 độ, cha mẹ có thể cho trẻ uống hạ sốt theo liều lượng chỉ định và thường xuyên đo thân nhiệt bé. Nếu tình trạng này kéo dài cần đưa trẻ đi khám đề phong trẻ sốt do nguyên nhân khác gây nên.

Bé khó ngủ

Khi thấy bé khó ngủ, hay thức giấc vào ban đêm, cha mẹ có thể để bé tự ngủ hoặc dỗ bé ngủ băng cách xoa lưng, vỗ nhẹ…

Những hiện tượng trên chỉ xảy ra trong giai đoạn ủ răng, sau khi răng bé đã mọc, bé sẽ trở lại bình thường. Do đó bố mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên cũng cần chú ý quan sát trẻ, theo dõi các triệu chứng khi bé mọc răng và cách chăm sóc khi bé mọc răng để giúp trẻ phát triển tốt nhất, nếu nhận thấy những vấn đề bất thường cần đưa trẻ đi kiểm tra để có biện pháp chăm sóc kịp thời. Hy vọng các biện pháp Chăm sóc khi bé mọc răng trên đây sẽ giúp ích cho bố mẹ bổ sung kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc bé tốt hơn

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Khóc Dạ Đề Ở Trẻ - Nguyên Nhân Và Giải Pháp

Nỗi ám ảnh của không ít gia đình có trẻ nhỏ, đó là chứng khóc dạ đề ở trẻ nhỏ. Nhiều bậc cha mẹ tỏ ra lo lắng, thương con nhưng không nắm rõ nguyên nhân để xử lý. Vì vậy cha mẹ cần nắm bắt và được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về chứng bệnh khóc dạ đề ở trẻ, để mọi việc được giải quyết trong tầm kiểm soát.

Trẻ khóc dạ đề nỗi lo của nhiều bậc tra mẹ
Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh nỗi lo của các bậc cha mẹ (minh họa)

1.Thế nào là khóc dạ đề?

Hiện tượng bé ngủ không yên giấc, trăn trở khó chịu, thường xuyên khóc về đêm được gọi là bệnh chứng trẻ khóc dạ đề. Hoặc khi trẻ đang ngủ mà giật mình liên tục, tỉnh ngủ, khóc thét. Trẻ khóc dạ đề thường khóc theo từng đợt, thậm chí có trường hợp khóc kéo dài hết đêm, đến khi trời sáng thì hết khóc mới chịu ngủ thiếp đi.

2.Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc dạ đề

Chứng khóc dạ đề ở trẻ  sơ sinh có nhiều nguyên nhân gây ra:

-Trong sinh hoạt hàng ngày, trẻ không được chăm sóc đầy đủ.

-Chế độ ăn ngủ không điều độ, không khoa học.

-Ban ngày trẻ đùa nghịch quá độ khiến thần kinh về đêm bị kích thích mạnh, trở nên căng thẳng.

-Trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương.

-Trẻ có hệ tiêu hóa kém hoặc mắc chứng sợ hãi khi về đêm.

3. Đâu là giải pháp?

Giải pháp tạm thời

-Khi bé khóc cha mẹ không nên ru, dỗ trẻ bằng cách rung lắc vì bé có thể bị xuất huyết não. Cha mẹ nên ôm bé vào lòng, quấn bé vào khăn mỏng, đỡ bé lên vai xoa vỗ lưng bé, giúp bé thư giãn và bớt khóc.

-Tắt bớt đèn và tạo không gian yên tĩnh cho bé ngủ.

-Mẹ nên lưu ý tránh ăn một số thức ăn có thể làm bé dị ứng khi bú sữa mẹ như: bắp cải, hành, súp lơ, socola… Đặc biệt không nên dùng các thực phẩm có chứa cafein, nicotin (có trong thuốc lá)..

-Khi bé khóc đêm cha mẹ không nên quát nạt vì sẽ làm bé khóc nhiều và lâu hơn. Cha mẹ nên khắc phục bằng cách massage nhẹ nhàng cho bé, mở nhạc êm dịu cho bé nghe…

-Tạo lập thói quen cho trẻ đi ngủ đúng giờ, không để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày. Trước giờ đi ngủ, không để trẻ bị kích thích quá mức hay ức chế thần kinh.

Giải pháp lâu dài

-Cha mẹ cần thực hiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp và khoa học cho trẻ. Tránh để bé ăn không đúng bữa, ngủ không đúng giờ; chế độ ăn phải đủ chất dinh dưỡng cần thiết, cho bé bú liên tục nhưng phải đúng lượng, đúng giờ.

-Bên cạnh đó, các phụ huynh có thể cho bé sử dụng các sản phẩm bổ sung dưỡng chất dành  riêng cho trẻ nhỏ để giúp bé tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc, phát triển khỏe mạnh.

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN BÉ KHÓC DẠ ĐỀ

Bé hay quấy và bé khóc dạ đề là nỗi ám ảnh lo lắng thường gặp ở các cha mẹ trẻ và cũng ít ai biết khóc dạ đề là gì?  Vậy tình trặng bé khóc dạ đề do đâu? Nắm được các nguyên nhân bé khóc đêm cha mẹ sẽ dễ dàng kiểm soát tình trạng bé khóc dạ đề.

nguyên nhân bé khóc dạ đề
Bé hay khóc đêm nỗi ám ảnh của cha mẹ (ảnh minh họa)

Vậy Tại sao gọi là khóc dạ đề?

Bé khóc dạ đề hay bé khóc đêm, trong dân gian còn gọi là khóc dã tràng chỉ việc bé tự nhiên khóc vào thời điểm cố định trong ngày, và không dỗ nín được. Theo dân gian thì bé khóc dạ đề sẽ khóc rất nhiều ngày, thường là 100 ngày mới thôi.

Bé khóc dạ đề không phải là một bệnh hay bác sĩ đưa ra chẩn đoán. Chúng ta phải hiểu rằng bé khóc dạ đề có sự kết hợp của các yếu tố như: bé ở độ tuổi từ 3 tuần đến 3 tháng , bé khóc rất lâu khoảng 3 tiếng, ít nhất 3 lần và kéo dài 3 tuần trở lên. Hầu hết các bé sẽ khóc vào giờ nhất định thường vào khoảng chiều tối. Trẻ khóc rất lớn, liên tục, mỗi khi khóc bé có thể bị ợ, xì hơi do bé sẽ co chân vào người, nắm chặt hai bàn tay và co bụng.

Lý giải nguyên nhân các bé hay khóc dạ đề

Có đến khoảng 20% em bé khóc dạ đề ở độ tuổi 3 tuần đến 3 tháng. Tuy vậy, đây vẫn là một bí ẩn, không phải là kết quả của di truyền hay bất thường gì xảy ra trong quá trình mang thai hay phát triển của bé. Dưới đây là một số giả thiết được đưa ra nhằm giải thích việc này:

Kích thích quá mức: Theo các chuyên gia, bé sơ sinh có chế bảo vệ, cơ chế này sẽ giúp bé tắt đi khi bé tiếp nhận quá nhiều âm thanh và ánh sáng môi trường xung quanh. Trong 1 tháng đầu, khi các giác quan của bé gần hoàn thiện, các kích thích từ môi trường trở nên quá tải so với khi ở trong bụng mẹ, để giải tỏa bé sẽ khóc cho đến khi bé thích nghi và quen dần với môi trường.

Trào ngược: Ở một số bé hay ợ trớ, kém ăn và thường khó chịu trong và sau khi ăn, đây là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày, thực quản, xảy ra ở em bé khi cơ thắt tại thực quản chưa hoạt động hiệu quả. Đây cũng được lý giải như một nguyên nhân gây ra khóc dạ đề.

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Khi mới sinh, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt chưa phát triển sẽ rất khó khăn cho bé, để tiêu hóa được các loại thức ăn, dù chỉ là sữa mẹ. Thức ăn có thể chưa được tiêu hóa hoàn toàn và đi rất nhanh qua ruột, sinh ra nhiều khí khiến bé đau bụng bé hay khóc mỗi khi đau bụng, xì hơi.

Dị ứng thức ăn: Một số bé khi bú mẹ có thể dị ứng với một số thức ăn trong khẩu phần của mẹ. Bé không dung nạp lactose, một loại đường có trong sữa, cũng là nguyên nhân thường gây khó chịu dẫn đến trẻ hay khóc.

Mẹ hút thuốc lá: Theo một số nghiên cứa cho biết tỉ lệ trẻ khóc dạ đề ở mẹ hút thuốc lá cao hơn mẹ không hút thuốc. Ngoài ra việc trẻ hút thuốc là thụ động cũng là nguyên nhân khiến bé khóc dạ đề.

Khắc phục tình trạng bé khóc dạ đề!

Thật không dễ để dỗ dành khi bé đang khóc thét lên. Tuy nhiên mẹ có thể tìm hiểu một số cách giúp phòng ngừa lần khóc tiếp theo cũng như giúp bé khóc ít hơn. Chú ý rằng, việc sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào hay thay đổi nhiều trong khẩu phần ăn của mẹ cần được thông qua tư vấn của bác sĩ.

Không có bài thuốc nào hay hơn khi không kết hợp bạn luôn dỗ dành bé trong một tư thế dỗ dành thoải mái với tư thế bé ưa thích nhất và luôn giữ bình tĩnh, chắc rằng các bạn luôn giữ căn phòng phải thoáng đãng, yên tĩnh để bé nghỉ ngơi bằng cách vỗ về, thủ thỉ, hát những lời yêu thương ngọt ngào ru bé ngủ. Không nên có quá nhiều người tập trung dỗ bé, điều này sẽ càng làm hoảng sợ hơn. mecuti cũng nhắc các bà mẹ là thời gian dỗ dành bé khóc dạ rất mệt mỏi, các bạn nên nhờ chồng hay người nhà xoa dịu và dỗ dành em bé. Chúc các bạn thành công trong việc chăm sóc sức khỏe của các bé nhé.


xem thêm về bé khóc dạ đề: http://botania.com.vn/tin-tuc/Be-khoc-da-de-va-khoc-dem-khong-ro-nguyen-nhan.html
nguồn bài: http://suckhoedoisong24h.com/threads/tim-hieu-nguyen-nhan-be-khoc-da-de.1284/