Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Những Điều Cần Làm Khi Thấy Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não

Não là cơ quan rất quan trọng và nhạy cảm của cơ thể. Tai biến mạch máu não xảy ra có thể làm bệnh nhân bị liệt, hôn mê thậm chí tử vong tùy vào diện tích vùng não bị ảnh hưởng và mức độ trầm trọng của tổn thương. Vì vậy, nhận biết các dấu hiệu cảnh báo tai biến mạch máu não và xử trí ngay là rất quan trọng. Theo các bác sĩ, tai biến mạch máu não có các triệu chứng rất đa dạng, tùy theo mức độ tổn thương và vị trí não tổn thương mà có biểu hiện khác nhau.

Luyện tập phục hồi sau tai biến mạch máu não
Luyện tập phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não (minh họa)

Các triệu chứng thường gặp của tai biến mạch máu não gồm:

-Miệng méo, yếu, liệt tay chân một bên.

-Nói khó, nói ngọn hoặc không nói được

-Tê hoặc mất cảm giác ở một nửa bên thân thể

-Hôn mê, lú lẫn

-Mù một mắt hoặc không nhìn được một bên

-Ngoài ra có thể có nhức đầu, nôn ói, hoặc co giật.

Khi thấy một hoặc nhiều các triệu chứng trên, cần phải nghĩ tới đột quỵ. Một số người chỉ bị những triệu chứng này thoáng qua, sau đó hồi phục trong 24 giờ, không để lại di chứng nào, đây là tai biến mạch máu não thoáng qua. Những người này cần phải thăm khám ngay để xác định sớm nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ để điều trị dự phòng sớm tránh tái phát.

Khi bắt gặp người bị tai biến mạch máu não, cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ và điều trị phục hồi tốt nhất, tránh những tổn thương và nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên trước khi đưa đến bệnh viện người bệnh cần phải nhớ 5 bước xử trí sau:

1.Cần đỡ ngay người bệnh để không bị ngã chấn thương.

2.Đặt bệnh nhân nằm chỗ thoáng, nếu nôn ói đặt nghiêng qua một bên, để bệnh nhân dễ thở cần móc hết đàm nhớt.

3.Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

4.Nếu cơ sở y tế ban đầu đủ điều kiện chữa trị thì không cần phải chuyển viện, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì bệnh có thể nặng hơn khi di chuyển xa.

5.Không tự ý cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào khác.

Người bệnh cần có chế độ tập luyện và phục hồi sau khi bị tai biến mạch máu não

Di chứng do tai biến mạch máu não để lại thường rất nặng nề, nó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh và làm tăng gánh nặng cho xã hội. Bệnh nhân sau tai biến thường có tâm lý không tích cực. Do đó cần phải có chế độ tập luyện hợp và tích cực giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sớm hòa nhập xã hội

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của tai biến mạch máu não, mà có những chế độ tập luyện và hồi phục chức năng thích hợp. Trường hợp nặng, người bệnh chưa tự vận động được, gia đình cần phải hỗ trợ bệnh nhân thay đổi tư thế, vệ sinh các vị trí tì đè chống loét… Trường hợp nhẹ cần để bệnh nhân tự lập ở mức tối đa. Quá trình luyện tập cần đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn.

Các bệnh nhân tai biến mạch máu não được điều trị, tập luyện theo một chương trình phục hồi chức năng tòan diện như vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu tại bệnh viện và giám sát chương trình tại nhà do các bác sĩ, kỹ thuật viên cũng như sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình. Các chương trình luyện tập được xây dựng phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể với mục đích chung là giúp hồi phục tối đa tổ chức não bị tổn thương, giảm đáng kể các thương tật thứ phát sau tai biến mạch máu não, đưa bệnh nhân trở lại với cuộc sống hàng ngày.

Tập luyện phục hồi chức năng sớm cho bệnh nhân tai biến mạch máu não sẽ đem lại hiệu quả phục hồi tốt hơn với các bệnh nhân tập luyện muộn. Việc sử dụng kỹ thuật vị thế đúng kết hợp việc tập vận động thường xuyên mỗi ngày từ hai đến ba lần, sau đó tùy theo sự tiến triển của bệnh nhân để ứng dụng các kỹ thuật phục hồi chức năng cho phù hợp sẽ giúp cho bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt hơn sau khi bị tai biến.

Những Thắc Mắc Đúng Sai Về Bệnh Tiểu Đường

Hiện nay bệnh tiểu đường đang trở nên phổ biến, với tỷ lệ mắc bệnh cao kể cả người trẻ tuổi. Trước sự bùng phát nguy hiểm của bệnh tiểu đường, mỗi chúng ta hãy tìm hiểu và bổ sung kiến thức về các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh tiểu đường và hậu quả của bệnh tiểu đường gây ra.

Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm (minh họa)

1.Người bệnh có mức đường trong máu tăng bất thường?

Điều này đúng. Do insulin sản sinh không trọn vẹn, nên đường không được chuyển hóa sau ăn dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.

2.Đái tháo đường bùng phát thành đại dịch thế giới và Vì vậy có khả năng lây nhiễm cao?

Điều này sai. Bệnh đái tháo đường được coi là đại dịch vì bệnh bùng phát nhanh, số người mắc luôn tăng cao. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường hoàn toàn không phải bệnh lây nhiễm, nguyên do phát sinh bệnh dễ dàng là do rối loạn chức năng của tuyến tụy (tụy không có hoặc tiết không đủ insulin)

3.Phụ nữ có bầu bị đái đường thai kỳ, tiềm ẩn nguy cơ phát triển bệnh sau này?

Điều này đúng. Hiện nay, phụ nữ có bầu bị đái đường thai kỳ ước lượng có khoảng 5 %. Những trường hợp này, không có chế độ chăm sóc và chữa trị hợp lý, sau này rất có nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 2.

4.Gia đình không ai mắc bệnh tiểu đường thì không có nguy cơ bị bệnh này?

Điều này sai. Yếu tố mắc bệnh tiểu đường do di truyền chỉ có khoảng 30% (bố, hoặc mẹ… bị đái tháo đường). Còn lại, người mắc bệnh tiểu đường do các nhân tố như thừa cân, béo phì, lối sống an nhàn ít vận động… chiếm tới 70%.

5.Trong gia đình bố hoặc mẹ, hay cả 2 người đều bị đái tháo đường, bạn nghĩ mình kiểu gì cũng mắc bệnh nên chẳng phải kiêng khem hay lưu ý bảo vệ gì?

Điều này sai. Cha mẹ có bị đái tháo đường tuýp 2 thì cũng không có nghĩa là bạn không phải kiêng khen hay lưu ý điều gì. Thực tế, nhân tố di truyền là một nguy cơ tiềm tàng nhưng nó chưa phải là nguyên nhân duy nhất gây bệnh. Nếu bạn thực hiện chế độ ăn uống, vận động hợp lý sẽ tránh được các yêu tố gây bệnh khác từ đó làm chậm quá trình phát bệnh tiểu đường (nếu có).

6.Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh là do chế độ ăn uống thiếu cân bằng, lười vận động?

Điều này đúng. Chế độ ăn uống thiếu cân bằng, cùng lối sống ít vận động là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tiểu đường.

7.Luôn luôn bị áp lực có nguy cơ dễ mắc bệnh tiểu đường?

Điều này sai. Đây không phải là thủ phạm dẫn đến bệnh tiểu đường. Tuy nhiên nó là yếu tố có thể làm bệnh nặng lên vì làm tăng mức đường huyết.

8.Không có triệu chứng của bệnh nên không thể mắc bệnh?

Điều này sai. Tiểu đường tuýp 2 không có triệu chứng bên ngoài rõ ràng những năm đầu, bệnh thường chẩn đoán muộn sau khoảng 7-10 năm.

9.Khát và uống rất nhiều nước chắc chắn bị bệnh?

Điều này sai. Để chắc chắn có bị bệnh hay không, cần có sự kiểm tra kỹ lưỡng của bác sĩ. Đôi khi bệnh ở thể tuýp 2 (do tiết giảm insulin và đề kháng insulin) ít làm người bệnh khác nước hơn thể bệnh tuýp 1 (do tuyến tụy không tiết insulin).

10.Không được hút thuốc và uống rượu bia khi mắc bệnh?

Điều này đúng. Uông rượu bia nhiều hay hút thuốc lá không chỉ có hại cho sức khỏe mọi người mà đặc biệt nguy hiểm đối với người bệnh tiểu đường. Rượu hủy hoại tế bào tiết insulin một cách từ từ. Còn thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ tiềm ẩn mắc các bệnh tim mạch do biến chứng đái tháo đường gây ra.

11.Vận động cơ thể nhiều có khả năng làm bệnh nặng hơn?

Điều này sai. Cần dành 20 – 30 phút vận động cơ thể mỗi ngày, có tác dụng giảm các phân tử lipít, các phân tử đường và tăng ôxi trong máu. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường không nên vận động gắng sức trong thời gian ngắn.

12.Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 chẳng thể đi chơi hay đi du lịch nhiều…?

Điều này sai. Người bệnh vẫn có khả năng thực hiện những sinh hoạt khác như đi chơi, đi xem phim, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch…. Tuy nhiên, nếu bạn đi du lịch xa cần hỏi ý kiến bác sĩ để có được hỗ trợ hợp lý.

13.Bị đái tháo đường đã nhiều năm nên bạn biết mình phải làm những gì và không cần đến sự hỗ trợ của thầy thuốc?

Điều này sai. mặc dù bạn đã tận tường bệnh tình của mình nhưng cũng không được chủ quan vì tiểu đường gây ra những biến chứng rất nguy kịch (chẳng hạn như có khả năng làm mù loà, gây tàn phế hay tử vong). Người bệnh nên đến gặp lương y để kiểm tra thường kì nhiều lần trong năm, mục đích là phát hiện và chữa trị kịp thời các biến chứng.

14. Chủ yếu người bệnh thuộc nhóm tiểu đường tuýp 2?

Điều này đúng. 90 – 95% người bệnh bị tiểu đường tuýp 2. tiểu đường tuýp 1 phần nhiều xảy ra ở trẻ con và người trẻ tuổi (dưới 30 tuổi).

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Những Thói Quen Giúp Ngừa Bệnh Tiểu Đường Hàng Ngày

Không chỉ người mắc bệnh tiểu đường mà cả người bình thường, thực hiện kiểm soát hàm lượng đường trong máu tức là đang kiểm soát cuộc sống của mình. Thực hiện việc này không chỉ cần thiết cho người bệnh tiểu đường mà còn thiết thực cho cả những người không mắc bệnh tiểu đường.

Những thói quen giúp ngừa bệnh tiểu đường
Những thói quen giúp ngừa bệnh tiểu đường hữu ích (minh họa)

Trong cuộc sống hàng ngày, người mắc đái tháo đường và người bình thường chỉ cần thay đổi một số thói quen, là có thể giữ hàm lượng đường trong thân thể ở mức thấp, qua đó giúp bạn sống lâu hơn.

Tập thể thao

Thường xuyên tập luyện thể thao giúp giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường, với mỗi 30 phút rèn luyện thân thể hàng ngày, như đi bộ, đạp xe,… sẽ giúp giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Ngưng hút thuốc lá

Thói quen hút thuốc là một trong các tác nhân làm tăng nguy cơ kháng insulin, từ đó dẫn đến bệnh đái tháo đường. Hút thuốc lá ở người bệnh tiểu đường, tăng nguy cơ bị các biến chứng về tim mạch, đột quỵ…

Xóa bỏ bức xúc

Mỗi khi bị stress có thể kích thích cơ thể sinh ra nhiều loại hormone làm hàm lượng đường trong máu tăng cao. Khi cảm thấy lo lắng, bất an hãy thư gian cơ thể bằng cách dùng một ly trà, đi dạo hoặc hít thở sâu, hay chơi nhạc hoặc nghe nhạc, tập yoga…

Giảm cân

Cơ thể dư thừa mỡ, béo phì làm giảm việc tiếp thu insulin, từ đó làm bệnh đái tháo đường trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, cần tránh ăn các loại thức ăn giàu mỡ, cần thực hiện chế độ giảm cân.

Ngủ đủ giấc

Một số ý kiến của các chuyên gia, việc thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể có phản ứng tương tự kháng insulin tiền thân của bệnh tiểu đường. Như ta biết, insulin có nhiệm vụ biến glucose thành năng lượng, vì vậy khi xảy ra tình trạng kháng insulin, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao.

Ăn nhiều rau củ

Việc hấp thụ các loại lương thực sẽ tác động lớn đến hàm lượng đường trong máu. Các loại thức ăn chứa nhiều carbohydrate sẽ làm tăng lượng đường trong máu, vì vậy cần giảm ăn thực phẩm chứa nhiều carbohydrate như bánh kẹo… Thay vào đó, nên ăn nhiều rau lá xanh đậm vì các loại rau này chứa nhiều khoáng chất, chất xơ và vitamin.

Uống đủ nước

Uống nhiều nước không chỉ giúp máu lưu thông tốt mà còn làm sạch dạ dày. Uống nước là liệu pháp đơn giản trị bệnh đái tháo đường.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Biện pháp kiểm tra bệnh tiểu đường hữu hiệu chính là thực hiện xét nghiệm máu. Việc giữ ổn định lượng đường trong máu gần mức thông thường có thể giúp ngừa hoặc trì hoãn các tác dụng phụ của bệnh đái tháo đường như hao phí mạch máu, thận, mắt và thần kinh.

Tránh xa chất cồn

Uống nhiều rượu bia có khả năng làm tăng lượng đường trong máu ở người bệnh tiểu đường. Vậy nên cần hạn chế và tránh xa chất cồn.

chăm sóc chân

Người bệnh tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra và chăm sóc bàn chân cẩn thận, đây là điều không kém phần quan trọng trong việc kiểm soát biến chứng bệnh tiểu đường. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường như sưng phồng, lở loét, móng chân nhiễm trùng… cần phải được điều trị ngay. Những dấu hiệu này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử phải đoạn chi.

Tác dụng của mật ong và bệnh đái tháo đường

Mật ong không chỉ là một lương thực tẩm bổ, nó còn là thuốc chữa một số bệnh. tuy nhiên, với người bệnh tiểu đường, mật ong có phải là một loại thuốc?

Thành phần của mật ong gồm có 38% fructoza, 31% đường gluco và một số chất hoá học polisacarit khác. Chính Vì thế, mật ong không được khuyên dùng đối với bệnh nhân đái tháo đường.

Đối với người bệnh tiểu đường được chữa trị bằng insulin, mật ong được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân dùng thuốc quá liều, dẫn đến bị hạ đường huyết, thậm chí hôn mê.

Trong những trường hợp như vậy, uống một tẹo mật ong sẽ là cách cấp cứu kịp thời, làm tăng nhanh lượng gluco trong máu, giúp nhược điểm được những hậu quả nguy kịch do dùng thuốc quá liều gây nên. Đây thực sự là phương pháp rất giản dị mà những bệnh nhân đái tháo đường và gia đình cần ghi nhớ.

Khóc Dạ Đề Ở Trẻ - Nguyên Nhân Và Giải Pháp

Nỗi ám ảnh của không ít gia đình có trẻ nhỏ, đó là chứng khóc dạ đề ở trẻ nhỏ. Nhiều bậc cha mẹ tỏ ra lo lắng, thương con nhưng không nắm rõ nguyên nhân để xử lý. Vì vậy cha mẹ cần nắm bắt và được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về chứng bệnh khóc dạ đề ở trẻ, để mọi việc được giải quyết trong tầm kiểm soát.

Trẻ khóc dạ đề nỗi lo của nhiều bậc tra mẹ
Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh nỗi lo của các bậc cha mẹ (minh họa)

1.Thế nào là khóc dạ đề?

Hiện tượng bé ngủ không yên giấc, trăn trở khó chịu, thường xuyên khóc về đêm được gọi là bệnh chứng trẻ khóc dạ đề. Hoặc khi trẻ đang ngủ mà giật mình liên tục, tỉnh ngủ, khóc thét. Trẻ khóc dạ đề thường khóc theo từng đợt, thậm chí có trường hợp khóc kéo dài hết đêm, đến khi trời sáng thì hết khóc mới chịu ngủ thiếp đi.

2.Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc dạ đề

Chứng khóc dạ đề ở trẻ  sơ sinh có nhiều nguyên nhân gây ra:

-Trong sinh hoạt hàng ngày, trẻ không được chăm sóc đầy đủ.

-Chế độ ăn ngủ không điều độ, không khoa học.

-Ban ngày trẻ đùa nghịch quá độ khiến thần kinh về đêm bị kích thích mạnh, trở nên căng thẳng.

-Trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương.

-Trẻ có hệ tiêu hóa kém hoặc mắc chứng sợ hãi khi về đêm.

3. Đâu là giải pháp?

Giải pháp tạm thời

-Khi bé khóc cha mẹ không nên ru, dỗ trẻ bằng cách rung lắc vì bé có thể bị xuất huyết não. Cha mẹ nên ôm bé vào lòng, quấn bé vào khăn mỏng, đỡ bé lên vai xoa vỗ lưng bé, giúp bé thư giãn và bớt khóc.

-Tắt bớt đèn và tạo không gian yên tĩnh cho bé ngủ.

-Mẹ nên lưu ý tránh ăn một số thức ăn có thể làm bé dị ứng khi bú sữa mẹ như: bắp cải, hành, súp lơ, socola… Đặc biệt không nên dùng các thực phẩm có chứa cafein, nicotin (có trong thuốc lá)..

-Khi bé khóc đêm cha mẹ không nên quát nạt vì sẽ làm bé khóc nhiều và lâu hơn. Cha mẹ nên khắc phục bằng cách massage nhẹ nhàng cho bé, mở nhạc êm dịu cho bé nghe…

-Tạo lập thói quen cho trẻ đi ngủ đúng giờ, không để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày. Trước giờ đi ngủ, không để trẻ bị kích thích quá mức hay ức chế thần kinh.

Giải pháp lâu dài

-Cha mẹ cần thực hiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp và khoa học cho trẻ. Tránh để bé ăn không đúng bữa, ngủ không đúng giờ; chế độ ăn phải đủ chất dinh dưỡng cần thiết, cho bé bú liên tục nhưng phải đúng lượng, đúng giờ.

-Bên cạnh đó, các phụ huynh có thể cho bé sử dụng các sản phẩm bổ sung dưỡng chất dành  riêng cho trẻ nhỏ để giúp bé tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc, phát triển khỏe mạnh.

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Bệnh Thiểu Năng Tuần Hoàn Não Hiện Nay Đang Gia Tăng

Những năm trở lại đây, số lượng người bị thiểu năng tuần hoàn não (hay suy giảm tuần hoàn não, thiếu máu não) đang tăng cao. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là thiểu năng tuần hoàn não không chỉ sảy ra ở người cao tuổi mà đang có xu hướng dần trẻ hóa.

Thiểu năng tuần hoàn não ngày càng gia tăng
Thiểu năng tuần hoàn não do thoái hóa đốt sống cổ (minh họa)

Suy giảm tuần hoàn não là tình trạng thiếu máu cung cấp cho não, dẫn đến não bị thiếu oxy, trong khi tế bào não có nhu cầu sử dụng oxy cao nhất trong cơ thể. Tình trạng này xảy ra người bệnh dễ rơi vào trạng thái mất tỉnh táo, say xẩm mặt mày, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ý thức và ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động và công việc hàng ngày. Bệnh thường xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài 2-3 phút mỗi lần, nếu không được điều trị kịp thời có thể bị các biến chứng nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, đột quỵ.

1. Ai cũng có thể mắc phải

Khác với suy nghĩ trước đây, phần đa thiểu năng tuần hoàn não xảy ra ở người cao tuổi, nhưng ngày nay ai cũng có thể bị bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Nguy cơ nhiều đối tượng mắc phải, dù là nhân viên văn phòng, người lao động trí óc và người béo phì. Bởi họ thường xuyên phải làm việc căng thẳng, suy nghĩ nhiều lại ít vận động dẫn đến trí não suy giảm, dây thần kinh ở các đốt sống và các khớp bị mô mỡ dưới da chèn ép nhiều hơn, khiến lưu lượng máu lên não bị hạn chế hoạc bị tắc nghẽn.

2. Nguyên nhân và triệu chứng

Nguyên nhân khiến bệnh suy giảm tuần hoàn não ngày càng phổ biến là do: công việc căng thẳng, cuộc sống bận rộn, môi trường ô nhiễm và thực phẩm thiếu an toàn…. Bệnh có triệu chứng sớm và dễ gặp nhất là chóng mặt, nhức đầu chiếm đến hơn 80% các trường hợp. Khi tế bào não không được cung cấp máu đầy đủ, người bệnh hay gặp tình trạng say xẩm mặt mày, hoa mắt dẫn đến đi loạng choạng, không vững rất dễ xảy ra các sự cố khi lưu thông trên đường hoặc những chỗ gập ghềnh.

Nghiêm trọng hơn cả là hiện tượng chân tay tê mỏi, làm người bệnh rất khó chịu và mất ngủ về đêm. Tình trạng mất ngủ kéo dài, bệnh nhân sẽ có cảm giác toàn thân mệt mỏi, sa sút trí tuệ, chán làm việc và dễ bị kích động. Những điều này góp phần làm người bệnh suy giảm dần trí nhớ, dễ quên trước quên sau, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.

3. Ngăn ngừa

Chủ động bảo vệ bản thân của mỗi người là yếu tố vô cùng quan trọng, để hạn chế chứng thiểu năng tuần hoàn não. Tăng cường luyện tập thể thao, sử dụng thực phẩm an toàn và chế biến lành mạnh, ít dầu mỡ sẽ góp phần giảm nguy cơ các mô và mạch máu bị chèn ép. Người làm việc văn phòng, lao động trí óc cần có chế độ nghỉ ngơi thư giãn định kỳ trong quá trình làm việc, cũng giúp não bộ thoát khỏi tình trạng căng thẳng và quá tải. Ngoài ra, khi có những dấu hiệu trên và được chẩn đoán mắc bệnh suy giảm tuần hoàn não, cần tìm hiểu và lựa chọn một loại sản phẩm giúp cải thiện tình trạng của bệnh để ngăn ngừa biến chứng về sau.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dược phẩm hỗ trợ điều trị thiểu năng tuần hoàn não, chúng đều được chế từ thành phần chính là cao bạch quả. Cao bạch quả có tác dụng cải thiện lưu lượng máu lên não, chống gốc tự do… Vì vậy, không chỉ có hiểu quả trong việc tăng tuần hoàn não mà còn làm giảm tổn thương của tế bào, giúp bảo vệ thần kinh, ngăn ngừa cục máu đông, giúp máu lưu thông dễ dàng.

Những triệu chứng của suy giảm tuần hoàn não đôi lúc khiến chúng ta nhầm lẫn với các bệnh thông thường của cuộc sống hiện nay nên thiếu sự quan tâm. Tuy nhiên, tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của chính bạn để làm việc và chăm sóc gia đình được tốt nhất.

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Chiến Thuật 4 Không 3 Cần Với Bé Biếng Ăn

Bé biếng ăn dẫn đến giảm sút cân năng, chiều cao, thậm chí có thể suy dinh dưỡng là áp lực của rất nhiều bậc cha mẹ. Vậy phải làm gì để thay đổi tình trạng bé biếng ăn? Cha mẹ hãy áp dụng chiến thuật 4 không, 3 cần dưới đây với trẻ biếng ăn, cha mẹ sẽ giúp trẻ tăng trường đều với các bạn cùng lứa.

chiến thuật 4 không 3 cần với bé biếng ăn
Bé không hào hứng với thức ăn dẫn đến biếng ăn (minh họa)

Chiến thuật “4 không” khi trẻ biếng ăn

Không ép trẻ ăn

Với mong muốn bé chóng lơn, nhiều bậc cha mẹ cố ép con ăn: sáng bao nhiêu cốc sữa, chiều bao nhiêu bát cháo...., tuy nhiên việc này chỉ làm trẻ sợ hãi và trẻ biếng ăn hơn. Khi bé ăn trong tâm trạng sợ hãi, ăn không có hứng thú sẽ làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ, khiến bé chậm lớn và còi cọc.

Bị ép ăn cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm hoặc có khuynh hướng hung hăng, gây hấn.

Không dụ trẻ ăn

Trong thực tế ngày nay, nhiều bậc cha mẹ để dụ con ăn thường hay cho con chơi ipad, điện thoại, xem hoạt hình,… Tuy nhiên, việc làm này lại khiến trẻ xao nhãng ăn uống và ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực của bé.

Không cho trẻ đi ăn rong

Việc cho trẻ ăn rong có thể khiến trẻ ăn được nhiều hơn do bị cuốn hút vào những thứ xung quanh. Nhưng mặt tiêu cực của nó khiến trẻ ăn một cách thụ động, không có ý thức ăn. Trẻ ăn mà không có cảm giác ngon miệng, không cảm nhận được mùi vị của món ăn.

Không thay thế cơm bằng đồ ăn vặt

Có rất nhiều bậc cha mẹ ở Việt Nam có suy nghĩ rằng: khi thấy con lười ăn bữa chính hay cho con ăn nhiều đồ ăn vặt như kẹo bánh, xúc xích, váng sữa… sẽ giúp trẻ no bụng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng: đồ ăn vặt đa phần đều nguy hại cho sức khỏe do nghèo chất dinh dưỡng mà lại chứa quá nhiều đường, dầu mỡ, chất béo, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể lực, trí lực của trẻ. Đây cùng là nguyên nhân gây nên tình trạng béo phì ở trẻ..

Chiến Thuật 3 cần cho bé biếng ăn

Thay đổi thói quen cho con ăn

Cha mẹ nên tập cho bé biếng ăn thói quen ăn uống khoa học, ăn đa dạng và cân đối giữa 4 nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin – khoáng chất, cha mẹ cũng nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Các bữa ăn nên diễn ra vào thời gian cố định và cách nhau khoảng 02 tiếng.

Mẹ cũng cần tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong mỗi bữa ăn bằng cách cho trẻ ăn theo nhu cầu và ăn cùng gia đình. Đây không chỉ là cơ hội giúp trẻ quan sát, học cách ăn từ người lớn mà còn là bữa cơm gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

Cải thiện vị giác cho trẻ

Thiếu vi chất nhất là kẽm và Selen là nguyên nhân khiến trẻ không hào hứng với thức ăn. Vậy nên, cần bổ sung cân bằng 2 vi chất này cùng với lysine và các vitamin nhóm B để tăng cường chuyển hóa thức ăn và làm tăng cảm giác thèm ăn cho trẻ.

Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý đến hương vị của món ăn, “biến tấu” bữa ăn của con thành những hình dễ thương, ngộ nghĩnh cũng là cách giúp trẻ hào hứng với thức ăn một cách không ngờ.

Tăng chức năng tiêu hóa và khả năng hấp thu

Enzym có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn thành dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Vì thế, để trẻ tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ dàng, phụ huynh cần bổ sung enzym có lợi cho đường ruột như Lipase, α- Amylase, Protease, Lactase…,  kết hợp với chất xơ (Inulin và FOS) và các acid amin (Lysine, Taurin). Khi hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, trẻ mới tăng cân và phát triển khỏe mạnh.

Trên đây là những “nguyên tắc vàng” dành cho mẹ để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ. Để tăng thêm sự hào hứng với các món ăn, mách mẹ mẹo nhỏ: Hãy cho trẻ cùng tham gia “làm bếp”, khi ấy, trẻ sẽ tự giác thích thú với món ăn mà mình chuẩn bị, từ đó dần tự lập và có trách nhiệm hơn với việc ăn uống.

Những Thực Phẩm Giúp Ổn Định Đường Huyết

Tất cả các chứng giảm đường huyết, bệnh tiểu đường (đái tháo đường), hoặc chứng nghiện đường sinh ra từ lượng đường không ổn thỏa trong máu. Để nhanh chóng ổn định lượng đường trong máu hãy thêm những thực phẩm bồi bổ vào trong chế độ ăn uống của bạn.

Nhóm thực phẩm giúp ổn định đường huyết
Nhóm thực phẩm giúp ổn định đường huyết (minh họa)


Cá là một trong những thực phẩm tốt, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, mà còn rất tốt cho não và toàn cơ thể. Ngoài ra cá có hàm lượng protein cao, hàm lượng chất béo thấp và không chứa carbonhydrat.

Thịt cá rất giàu vitamin B, kẽm, sắt, magie. Các khoáng chất này kết hợp với hàm lượng protein, các chất chất dinh dưỡng khác, giúp ngăn chặn lượng đường trong máu tăng lên, chống lại cảm giác đói. Mỗi tuần nên ăn từ 3-4 bữa các, và thử ăn các loại cá khác nhau để tìm được loại cá hợp với khẩu vị.

Sữa chua

Sữa chua cũng là một thực phẩm giúp giảm lượng đường trong máu. Sữa chua không chứa nhiều đường, hàm lượng carbonhydrat cao. Các carbonhydrat được hấp thụ từ từ vào máu, các vi sinh trong sữa chua giúp hỗ trợ tiêu hóa của cơ thể. Hàm lượng protein trong sữa chua cao giúp ngăn chặn sự tăng sinh lượng insulin, tăng cảm giác nó. Hơn nữa sữa chua cũng chứa nhiều vitamin B, canxi, kali còn giúp chống lại bệnh cao huyết áp.

Hạnh nhân

Để cân bằng lượng đường trong máu thì hạnh nhân là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo. Hạnh nhân có vị hơi ngọt, chứa nhiều protein và chất béo lành mạnh, chứa rất ít carbonhydrate. Hạnh nhân chứa nhiều chất xơ nên làm chậm tiêu hóa, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. hơn thế nữa, nó còn rất có lợi trong việc giữ làn da đẹp và trái tim bạn khỏe khoắn.

Rau lá màu xanh sẫm

Để ngăn lượng đường trong máu tăng cao thì các loại rau màu lá xanh sẫm là một trong những thực phẩm tuyệt vời. Trong các loại rau này có chứa nhiều khoáng chất crom, đây là khoáng chất giúp giảm insulin, ngăn lượng đường trong máu tăng cao, thậm chí còn có tác dụng giảm cân. Rau lá màu xanh thẫm có hàm lượng carbonhydrate, chất béo, và calo, nhưng lại chứa nhiều protein, sắt, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C. Vì vậy nên ăn rau lá xanh ít nhất 2-3 lần trong ngày.

Khoai lang

Khoai lang cũng là một trong những thực phẩm không làm tăng lượng đường huyết. Khoai lang có nguồn carbonhydate phức có tác dụng làm giảm tiến trình hấp thu glucose, giảm tiến trình tăng insulin của cơ thể. Ngoài ra, khoai lang còn giàu chất xơ và protein giúp no lâu nên giúp ổn định được đường huyết.

Trứng

Trứng là một trong những nguồn protein chay tuyệt trần, rất có thể, trứng là nguồn protein động vật tốt nhất giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Trứng rất giàu vitamin B, và crom giúp ngăn chặn cảm xúc mau đói. Trứng cũng giàu protein giúp bạn no hơn trong nhiều giờ nên bạn không lo bị tụt đường huyết do đói.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

6 Cách Giúp Cha Mẹ Cải Thiện Tình Trạng Bé Biếng Ăn

Nỗi lo lắng của không ít cha mẹ là tình trạng bé biếng ăn, lười ăn. Để cải thiện tình trạng bé biếng ăn đó, và giúp con ăn ngoan, ăn đa dạng các loại thức ăn, cha mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây:

Cùng bé vào bếp cải thiện tình trạng bé biếng ăn
Cùng bé vào bếp giúp bé hào hứng với món ăn hơn (minh họa)

Cho trẻ thấy sự hào hứng với thức ăn

Cha mẹ nên nhớ rằng, trẻ đang ở độ tuổi tò mò và làm theo những điều trẻ thấy, nên đừng tỏ vẻ chán nản với thức ăn trước mặt trẻ, nhất là các mẹ hay thực hiện chế độ ăn kiêng khác với chế độ ăn của gia đình, điều này diễn ra trước mắt bé lâu ngày sẽ làm trẻ biếng ăn theo. Vì vậy, cha mẹ không thể ép con ăn ngoan, ăn nhiều trong khi chính bản thân lại không hào hứng với thức ăn, thường kết thúc bữa ăn quá sớm. Vậy nên, trong bữa ăn hãy ăn những món giống món của con và thể hiện sự thích thú, hào hứng với món ăn.

Cùng con cùng vào bếp

Với món ăn do tự tay trẻ làm ra, trẻ sẽ ăn nhiều hơn với thành quả của bản thân. Cha mẹ hãy để con vào bếp và giúp đỡ những công việc trong bếp như nhặt rau, khuấy trứng… Cảm giác được góp phần tạo ra bữa ăn, ý thức trách nhiệm cho bữa ăn sẽ kích thích trẻ muốn ăn hơn.

Đặt món mới cạnh món trẻ vốn yêu thích

Đây là một cách đơn giản mà rất hữu hiệu, trong bữa ăn vừa có món trẻ vốn thích ăn sẵn, vừa có món mới sẽ kích thích và giúp trẻ tiếp nhận món mới dễ dàng hơn. Trong khi đó cha mẹ hãy khuyến khích con nếm món mới, và cùng nếm món mới với con một cách hào hứng.

Rèn cho con nếp ăn cùng gia đình

Cả gia đình ăn cùng nhau không chỉ tạo không khí thân mật, ấm cúng mà còn kích thích trẻ trong việc ăn uống. Cha mẹ không nên tách riêng bữa ăn của con với bữa ăn gia đình khi thấy trẻ ăn chậm, khảnh ăn. Việc tách riêng bữa ăn của con với gia đình chỉ làm bé ăn kém hơn và không sửa được những tật xấu khi ăn của bé, vì xung quanh bé không có người để bé noi gương và bắt trước.

Hạn chế bánh kẹo, nước ngọt có ga trong nhà

Cha mẹ không nên tích các loại bánh kẹo, nước ngọt ở nhà và tuyệt đối không cho trẻ ăn những loại này trước mỗi bữa ăn. Khi trẻ được ăn thỏa thích bánh kẹo, bé sẽ không còn hứng thú với bữa ăn chính nữa. Ngoài ra, bánh kẹo và nước ngọt là những thực phẩm không tốt cho răng miệng của trẻ, làm trẻ nhanh đầy bụng nhưng lại nghèo chất dinh dưỡng.

Đừng vội bỏ cuộc

Đừng vội kết luận rằng con không thể ăn được cá, lươn,… hay một món ăn mới nào đó chỉ sau một lần thử nghiệm. Một đứa trẻ có thể phải mất tới 10-15 lần thử mới bắt đầu thích một món ăn mới. Do đó, nếu thấy con nhăn mặt lắc đầu trước đồ ăn lạ, hãy cứ đặt đĩa thức ăn xuống và thử tiếp ở lần sau. Chỉ trừ trường hợp trẻ bị dị ứng với thức ăn, còn không, trẻ em cần được ăn đa dạng các loại thức ăn để hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.