Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

CHỮA BỆNH CAO HUYẾT ÁP BẰNG THẢO DƯỢC

Xu hướng gia tăng bệnh cao huyết áp ngày càng cao, đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao trên thế giới. Trong y học cổ truyền có rất nhiều loại thảo dược, cây thuốc quý có tác dụng chữa trị làm giảm  huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp. Nội dung bài viết này, giới thiệu đến các bạn một số loại thảo dược có tác dụng hạ huyết áp.

1. Hoa hòe

Hoa hòe có tác dụng tốt với người cao huyết áp
Hoa hòe có tác dụng giảm huyết áp rất tôt (minh họa)

Cách dùng: 12g hoa hòe, 6g quyết minh tử, 2g cam thảo nam, dùng sắc uống ngày một thang.

Công dụng của Hoa hòe

Hoa hòe trong Đông y gọi là hòe mễ, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, được dùng làm thuốc. Vậy nên ta mới phải thu hái hoa hòe khi còn ở dạng nụ, hoa hòe khi được thu hái tuốt lấy nụ hoa, đem sao.

Y học đã chứng minh được tác dụng sinh học của hoa hòe: hoạt chất Rutin trong hoa hòe có tác dụng làm bền vững và giảm tính thấm của mao mạch, chống co thắt và giảm trương lực cơ trơn… Trong thực tế, hoa hòe được dùng để dự phòng tai biến của bệnh xơ vữa động mạch, chưa bệnh cao huyết áp, ngoài ra hoa hòe còn có tác dụng trong trường hợp phụ nữ bị băng huyết, ho ra máu, chảy máu cam, làm vết thương chóng liền sẹo…

2. Hoa cúc vàng

Hoa cúc có tác dụng tốt với người cao huyết áp
Hoa cúc có tác dụng tốt với người cao huyết áp (minh họa)

Cách dùng: 12g hoa cúc, 12g quyết minh tử sao thơm, 6g lá dâu, 6g hòe hoa, 2g cam thảo nam, dùng sắc uống ngày một thang, chia uống nhiều lần trong ngày.

Công dụng Hoa cúc vàng

-Trong y học cổ truyền: Hoa cúc vị đắn,ngọt, tính hơi hàn. Tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc, sáng mắt.

-Theo y học hiện đại: Dịch triết cồn hoa cúc vàng có tác dụng làm hạ huyết áp kéo dài thông qua tác dụng giãn mạch ngoại vi. Trong thực tiễn lâm sàng, hoa cúc vàng là loại hoa giúp chữa bệnh cao huyết áp bằng thảo dược bằng cách làm giảm nhẹ các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, choáng váng. Ngoài ra còn được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh cảm lạnh, viêm não, cảm cúm…

3. Ích mẫu

Cách dùng: 12g Ích mẫu thảo, 12g lá dâu, 12g cam thảo nam, dùng sắc uống ngày một thang.

Công dụng Ích mẫu

Ích mẫu được dùng cả thân lá và quả. Thường được dùng để chữa các bệnh phụ nữ, ngoài ra còn dùng để chưa cao huyết áp, mạch vành, rối loạn thần kinh…

Tác dụng sinh học của ích mẫu trên tim mạch đã được các nhà khoa học chứng minh. Cao lỏng ích mẫu có tác dụng làm hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giảm tác dụng co mạch của adrenalin… Ngoài ra, ích mẫu còn có tác dụng tốt đối với cơ tim có bệnh. Tác dụng an thần của ích mẫu đã được ghi nhận sẽ chữa bệnh cao huyết áp bằng thảo dược.

4. Cây xú ngô đồng

Cách dùng: 12g Lá xú ngô đồng, 12g cúc hoa, 6g hoa hòe, 2g cam thảo nam, dùng sắc uống ngày một thang.

-Xích đồng nam còn được gọi: bấn hoa đỏ, mò đỏ, xú ngô đồng

-Bạch đồng nữ còn được gọi: bấn trắng, mò trắng, vậy trắng.

Lá của hai cây này được dùng để làm thuốc, dưới dạng chè thuốc. Theo các nhà khoa học, lá xú ngô đồng có tác dụng hạ huyết áp. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy huyết áp hạ rõ rệt.

Lá xú ngô đồng trong lâm sàng được sử dụng để chữa bệnh cao huyết áp bằng thảo. Liều dùng hàng ngày 9-16g, chia 3-4 lần uống. Chè lá còn có tác dụng an thần, giảm đau và chống viêm.

5. Đỗ trọng

Cách dùng: 100g đỗ trọng, 12g nhân sâm dùng ngâm với 1 lít rượu trắng. Mỗi lần dùng 5ml, ngày 2-3 lần. Hay 5-12g đỗ trọng dùng sắc uống ngày một thang. Hoặc 5-12g đỗ trọng, 12g cúc hoa, 6g hoa hòe dùng sắc uống ngày một thang.

Công dụng cây đỗ trọng

Là vỏ của cây đỗ trọng, chưa thấy mọc hoang ở nước ta. Vị thuốc này ta vẫn còn phải nhập. Trong đỗ trọng, có các alkaloid, D.glucosid, resin, acid hữu cơ, albumin, tinh dầu, chất béo…

Tác dụng sinh học của đỗ trọng trên tim mạch đã được chứng minh là tác dụng hạ huyết áp do ức chế trong tâm vận mạch ở hành tủy. Ngoài ra còn có tác dụng làm mạnh sự co bóp cơ tim, lợi tiểu… Liên Xô (cũ) đã chính thức công nhận đỗ trọng được dùng để chữa bệnh cao huyết áp bằng thảo dược, được dùng dưới dạng cao lỏng, thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

Cần chú ý: liều thấp có tác dụng giãn mạch, liều cao lại gây co mạch.

Đỗ trọng có thể dùng để điều trị tăng huyết áp có biến chứng suy tim. Ngoài ra còn có thể chữa các bệnh đau lưng, ra mồ hôi trộm, phụ nữ hay sẩy thai, trẻ em bị co giật.


Xem thêm bệnh Cao huyết áp tại đây : http://botania.com.vn/tin-tuc/cao-huyet-ap-can-benh-cua-thoi-dai.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét