Vào những đợt giao mùa, bé hay ốm do các bệnh về thời tiết thay đổi, mà cơ thể bé chưa kịp thích nghi với những thay đổi môi trường, bé hay ốm do mắc các bệnh như cảm cúm, sốt phát ban, chân tay miệng, viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết, tiêu chảy… Dưới đây là dấu hiệu và cách phòng tránh các bệnh bé hay ốm mắc phải cha mẹ cần lưu ý:
Thời tiết giao mùa trẻ rất dễ mắc bệnh (minh họa)
1. Cảm cúm
Bé có dấu hiệu như: ngạt mũi, đau họng, ho, sốt, nhức mỏi toàn thân.. dấu hiệu ngạt mũi, chảy nước mũi kéo dài hơn các dấu hiệu khác.
Phòng tránh: Giữ ấm cho trẻ (nhất là trẻ mới sinh), nhất là ngực, cổ đầu, tay chân. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là người có biểu hiện cúm. Tránh ăn uống đồ lạnh, tăng cương dinh dưỡng và vitaminC. Ở trẻ sơ sinh có thể tiêm phòng hàm năm cho bé.
2. Sốt phát ban, viêm não Nhật bản, tay chân miệng
-Trẻ bị sốt phát ban: thường do virus sởi hoặc virus rubella gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nên bé mắc phải khi tiếp xúc gần môi trường với người bệnh.
Triệu chứng: Da bé xuất hiện nhiều nốt đỏ li ti ở vùng mặt rồi lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Cơ thể bé mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng…
Phòng tránh: Cần cho bé tiêm phòng sởi và rubella theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
-Viêm Não Nhật Bản: Có thể xuất hiện bệnh rải rác quanh năm, nhưng tỷ lệ mắc bệnh cao vào các tháng hè (tháng 5, 6 và 7). Bệnh rất nguy hiểm không chỉ làm trẻ tử vong, mà khi cứu sống cũng để lại nhiều di chứng như liệt vận động, câm, điếc, mù...
Triệu chứng: Sau thời gian ủ bệnh (từ 5-15 ngày) bệnh sẽ xuất hiện theo 3 giai đoạn: Giai đoạn khởi phát: trẻ bị sốt đột ngột, kèm ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu,... Giai đoạn toàn phát: Cơ thể trẻ sốt cao 38°C- 40°C kéo dài, có dấu hiệu viêm màng não (đau đầu, cứng gáy), rồi loạn ý thức (kích thích vật vã hoặc li bì), tổn thương thần kinh khu trú (co giật, run giật tự nhiên ngón tay, liệt cứng mi mắt hoặc toàn thân)… Giai đoạn hồi phục: trẻ qua khỏi được có thể hồi phục hoàn toàn. Một số trường hợp nặng có thể để lại di chứng liệt cứng tay chân, rối loạn tin thần, chậm phát triển trí tuệ…
Hướng xử lý: Trẻ bị viêm não Nhật Bản cần phải được điều trị tại bệnh viện. Trong khi đợi đưa bé vào viện trẻ sốt cao cần được hạ sốt bằng thuốc, kết hợp chườm khăn mát ở chán và bẹn, tuyệt đối không chườm đá lạnh.
-Bệnh Tay Chân Miệng: là dịch bệnh nguy hiểm ở trẻ em, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, có thể gây tử vong cao. Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng của bệnh ở trẻ vô cùng quan trong và cần thiết, để có hướng điều trị kịp thời.
Triệu chứng: trẻ liên tục chảy nước bọt, xổ mũi, đau họng, mệt mỏi...Giai đoạn toàn phát: bé biếng ăn hoặc bỏ ăn, khó ngủ, quấy khóc, run chi,... Vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi: xuất hiện những vết loét đỏ. Trên da trẻ: xuất hiện bóng nước hình bầu dục, hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để lại vết thâm da.
Phòng ngừa: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu, sau khi mặc, thay tả, hoặc sau khi tiếp xúc với những vết loét, phân, nước tiểu, nước bọt của trẻ bệnh..Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn. Cách ly trẻ bệnh để tránh tình trạng bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng.Theo dõi các dấu hiệu nặng: khi có một trong các triệu chứng sau: sốt cao trên 39oC, giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.
3 Viêm phế quản
Dấu hiệu: Bệnh thường gặp ở bé 3-6 tháng tuổi. Cha mẹ nên lưu ý khi trẻ có dấu hiệu như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao... Sau 3-5 ngày thì bé ho ngày một nhiều, xuất hiện thở khó, thở rít.
Phòng tránh: Trước khi chăm sóc bé cha mẹ nên rửa tay bằng xà phòng, không hôn bé, không để trẻ sơ sinh tiếp xúc nơi đông người… Nếu bé bị sổ mũi, cha mẹ cần hút rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch muối sinh lý thương xuyên, nhằm ngăn virus xâm hại…
4. Tiêu chảy
Do rotavirus gây ra, thường gặp ở các bé từ 3-24 tháng tuổi, virut có thểm xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.
Dấu hiệu: Thông thường bé sẽ nôn trước, sau 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài. Trẻ có thể ho, sốt nên dễ hiểu nhầm với bệnh viêm đường hô hấp, viêm mũi họng. Bệnh kéo dài 3-7 ngày, biến chứng nguy hiểm là mất nước, mất muối quá nhiều, dẫn đến trụy tim hoặc tử vong nếu không bù nước kịp thời.
Phòng bệnh: Tiêm Vacxin là cách phòng bệnh tốt nhất, ngoài ra cần đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, không để bé tiếp xúc với vật nuôi trong nhà…
Ngoài các bệnh nêu trên ra, khi giao mùa trẻ còn dễ mắc các bệnh khác mà cha mẹ cũng cần lưu ý như viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết….
Xem thêm Bé Hay Ho tại: http://botania.com.vn/tin-tuc/Tuyet-chieu-danh-cho-be-bieng-an-hay-om.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét