Hiển thị các bài đăng có nhãn cao huyết áp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cao huyết áp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Bệnh lý tim mạch do biến chứng bệnh tiểu đương

Việc điều trị tiểu đường cho người bệnh cần được tiến hành sớm và kịp thời nhất, bởi người mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ xơ vữa động mạch xảy ra sớm và phát triển nhanh hơn ở người bình thường. Khi không được điều trị tiểu đường kịp thời và tích cực, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ bị tai biến mạch máu não, viêm tắc động mạch chi dưới, huyết áp, suy tim...

Bệnh lý tim mạch do biến chứng bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường xẩy ra biến cố trên hệ tim mạch thường có mức độ trầm trọng và làm tăng nguy cơ: bệnh mạch vành 1,8 lần; tai biến mạch má não tăng 2,4 lần; viêm tác động mạch chi dưới 4,5 lần. Biến chứng bệnh tiểu đường là rất nguy hiểm, bởi khả năng gây tử vong của người bệnh raatts cao. Vì vậy cần phải điều trị tiểu đường sớm và tích cực để tránh các biến cố tim mạch, những biến cố tim mạch càng tăng cao nếu kết hợp với những yếu tố nguy cơ khác như rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, cao huyết áp...

Dưới đây là những biểu hiện thường gặp ở người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng tim mạch:

Viêm tắc động mạch chi dưới: là nguyên nhân gây nguy cơ hoại tử chi. Bệnh tiểu đường diễn ra lâu ngày, nếu không được điều trị tiểu đường tốt số người mắc viêm tắc động mạch chi dưới chiếm tới 50%. Người bệnh có cảm giác đau cách hồi, lạnh bàn chân, đau chân về đêm... viêm tắc động mạch chi dưới kết hợp với tổn thương thần kinh làm tăng nguy cơ hoại tử chi tới 7 lần, nguyên nhân của 50% số ca cắt đoạn chi không do chấn thương.

Bệnh lý tim mạch do biến chứng bệnh tiểu đường

Bệnh tim: bệnh lý tim ở người bệnh tiểu đường thường gặp và có tiên lượng manh là bệnh mạch vành. Người bệnh có những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim không biểu hiện, thiếu máu đột ngột, đột quỵ. Để phát hiện được bệnh mạch vành cần phải được đo điện tâm đồ khi có sự nghi ngờ lâm sáng áp dụng biện pháp gắng sức hay điện tim. Để cải thiện tình trạng của bệnh, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết bản thân.

Cao huyết áp: có thể xuất ở 50% số người bệnh tiểu đường type 2 sau độ tuổi 45 hoặc trước khi mắc bệnh. Cao huyết áp là nguyên nhân gây tổn thương thận ở người bệnh tiểu đường, nó đồng thời làm trầm trọng hơn biến chứng vi mạch và là yếu tố nguy cơ dấn đến biến chứng tim mạch. Vì vậy, cao huyết áp cần được phát hiện sớm và điều trị thường xuyên, giữ ổn định huyết áp dưới mức 140/90 mmHg và thấp hơn nếu có thêm các yếu tô nguy cơ khác.

Đột quỵ nao (hay tai biến mạch máu não): xảy ra do thiếu máu não đột ngột hoặc chảy máu não, vì vậy cần phát hiện sớm các cơn tai biến mạch máu não thoáng qua. Để phòng tránh đột quỵ não, cần điều trị tiểu đường và các yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu.

Các rối loạn mỡ máu như tăng triglicerid máu, tăng HDL cholesterol hay giảm HDL cholesterol. Các rối loạn mỡ máu này có thể được cải thiện nhờ kiểm soát tốt đường huyết bản thân, nếu vẫn chưa đạt được mức an toàn nhất thì cần phải điều trị rối loạn mỡ máu bằng thuốc và chế độ ăn hợp lý. Để nắm được tình trạng mỡ máu bản thân, người bệnh cần thăm khám và kiểm tra mỡ máu định kì mỗi năm một lần. Nếu đang trong quá trình điều trị rối loạn mỡ máu, nên 3 tháng kiểm tra 1 lần.

Bệnh lý tim mạch do biến chứng bệnh tiểu đường

Kết luận: Để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ đến tim mạch ở người bệnh tiểu đường, người bệnh cần giảm trọng lượng cơ thể, tăng cường tập luyện thể thao, cai và bỏ thuốc lá, rượu bia. Từ đó giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc và tử vong vì biến chứng tim mạch do tiểu đường.

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Chứng Suy Giảm Ham Muốn Ở Người Bệnh Tiểu Đường

Ngày nay bệnh tiểu đường đang là mối lo lắng không chỉ riêng người mắc bệnh tiểu đường, mà đối với cả xã hội do những ảnh hưởng mà đái tháo đường ảnh hưởng tới chất lượng sinh hoạt, sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Trong khi đái tháo đường ngày càng gia tăng cả số lượng và độ tuổi, khiến nhiều người phải lo lắng. Bệnh tiểu đường về lâu dài gây ra nhiều hệ lụy với những biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, thần kinh… trong đó có chứng suy giảm ham muốn sinh lý ở cả nam và nữ.

Chứng Suy Giảm Ham Muốn Ở Người Bệnh Tiểu Đường
Chứng suy giảm sinh ly ám ảnh người mắc bệnh tiểu đường (minh họa)

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cách phòng ngừa và khắc phục tình trạng giảm ham muốn này như thế nào?

Vậy tại sao đái tháo đường gây giảm ham muốn?

Ở những bệnh nhân đái tháo đường, một trong những hệ lụy ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe của người bệnh là chứng giảm ham muốn sinh lý ở cả nữ giới và nam giới. Đó là các biến chứng xảy ra ở cơ quan liên quan như thận, thần kinh, mắt, chân và tim đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh lý tình duc.

Rắc rối phổ biến hay gặp nhất ở nam giới đó là chứng rối loạn dương cương, làm giảm khả năng cương cứng của nam giới. Đàn ông mắc đái tháo đường thường gặp phải những vấn đề về tim mạch, hệ thần kinh mà cụ thể là chứng xơ vữa động mạch ở cơ quan sinh sản và những cơ quan vùng phụ cận. Đây chính là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn cương dương ở nam giới.

Vậy nên, vấn đề kiểm soát đường huyết là hết sức cần thiết và quan trọng trong việc ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường, nhằm hạn chế những nguy cơ gây giảm ham muốn tình duc. Giảm nguy cơ gây rối loạn dương cương, ham muốn tình duc nói và cá biến chứng ở những cơ quan khác trong cơ thể.

==> Xem người dùng chia sẻ về  Bonidiabet giúp ổn định đường huyết.

Biện pháp ngăn ngừa và cách điều trị giảm ham muốn ở người bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường được chẩn đoán bị rối loạn chức năng sinh lý, giảm hảm muốn tình duc, người bệnh cần chú ý tới việc thực hiện phương pháp ngăn ngừa và tích cực điều trị hiệu quả. Một số lưu ý và nguyên tắc chung mà bệnh nhân đái tháo đường cần thực hiện và ngăn ngừa những biến chứng về sau là:

-Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý nhằm kiểm soát tốt hàm lượng đường huyết; ngoài ra cũng cần chú ý kiểm soát vấn đề về huyết áp. ==> Xem thêm về  Cao huyết áp

-Từ bỏ thuốc lá, rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác.

-Luôn luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, giảm căng thẳng và mệt mỏi.

-Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bừa bãi. Khi thấy đái tháo đường có tiến triển nặng thêm, cần đến bác sỹ thăm khám để có hướng điều trị kịp thời và đúng đắn nhất. Vì vậy, cần nghiêm túc thực hiện khám sức khỏe định kỳ.

-Ở nam giới mắc bệnh tiểu đường bị chứng rối loạn dương cương, có hàm lượng testosterone quá thấp cần được bổ sung testosterone bằng miếng dán.

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Tai biến mạch máu não là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh

Ngày nay tai biến mạch máu não là một chứng bệnh không còn quá xa lạ với mọi người, với những tác động mà tai biến mạch máu não gây nên cho sức khỏe của người bệnh, thì việc quan tâm và hiểu về tai biến mạch máu não là một điều cần thiết. Vậy bệnh tai biến mạch máu não là gì? Nguyên nhân gây nên bệnh tai biến mạch máu não. Những thông tin sau sẽ giúp hiểu hơn về bềnh tai biến mạch máu não.

Tai biến mạch máu não là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh
 
Cao huyết áp và tim mạch nguyên nhân gây tai biến mạch máu não (minh họa)

1.Bệnh tại biến mạch máu não là gì?

Khi lưu lượng máu cung cấp cho não bị ngưng đột ngột, sẽ sảy ra tình trạng đột quỵ hay tai biến mạch máu não. Tình trạng này được giải thích xảy ra là do tắc mạch máu não hoặc vỡ mạch máu não. Tai biến mạch máu não là dạng tai biến hay gặp ở người cao tuổi, bởi người cao tuổi sức khỏe bị suy yếu, sức đề kháng không còn tốt. Khi người cao tuổi gặp tai biến mạch máu não thì tỉ lệ tử vong rất cao.

Theo một thông kê cho thấy, tai biến mạch máu não được xếp vào 1 trong 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở một số nước; và nằm trong top 10 nguyên nhân gây tử vong ở những nước còn lại. Tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu báo trước nên không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái hôn mê sâu, gây tử vong cho bệnh nhân; ở một số bệnh nhân được cứu chữa kịp thời nhưng vẫn gặp phải những di chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

2.Nguyên nhân gây bệnh tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não không tự nhiên mà sinh ra, nó có sự kết hợp của nhiều yếu tố từ các căn bệnh có sẵn trong cơ thể gây nên. Tuy nhiên có một số nguyên nhân chủ yếu, gây nên tai biến mạch máu não bao gồm:

Cao huyết áp: bệnh cao huyết áp được xác định là nguyên nhân hàng đầu gây ra tai biến mạch máu não. Bệnh cao huyết áp làm tăng áp lực tác động của máu lên thành động mạch, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lưu truyền máu lên não nói riêng và các cơ quan khác trong cơ thể nói chung. Người mắc bệnh cao huyết áp có nguy cơ mắc bệnh tai biến mạch máu não cao hơn 2,5 lần so với người bình thường, và tỉ lệ tử vong cũng cao hơn.

Xơ vữa động mạch: cũng được coi là nguyên nhân chủ yếu gây nên tai biến mạch máu não; nguyên do là các mảng sơ vữa bám ở thành mạch máu gây hẹp lòng mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não gây ra tai biến mạch máu não.

Các bệnh về tim: như ta đã biết, tim là cơ quan quan trọng giúp co bóp đẩy máu đến các cơ quan, khi cơ thể mắc cấc bệnh về tim làm ảnh hưởng quá trình co bóp để cung cấp mau từ tim bị cản trở. Vì thế mà lượng máu lưu truyền tới các cơ quan và não không đáp ứng  đủ nhu cầu sẽ gây nên tình trạng thiếu máu não.

Chảy máu não: là hiện tượng xảy ra khi các mạch máu não vận chuyển đến não bị vỡ, máu không được vận chuyển tới nuôi não mà chảy tràn ra gây chèn ép tế bào não. Từ những tác động này, khiến não bị tổn thương dẫn đến tai biến mạch máu não xuất hiện và ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe.

Với những thông tin về bệnh tai biến mạch máu não trên đây, là những hiểu biết chung cơ bản nhất để chúng ta nhận biết bệnh tai biến mạch máu não, từ những thông tin này chúng ta cùng phòng tránh tai biến mạch máu não xảy ra.

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Các Nguy Cơ Và Nguyên Nhân Của Tai Biến Mạch Máu Não

Tai biến mạch máu não hiện nay rất phổ biến và để lại hậu quả nghiêm trọng trong tất cả các bệnh lão khoa. Tai biến mạch máu não tuy chỉ do 2 nguyên nhân chính gây nên, nhưng lại có nhiều yếu tố nguy cơ phối hợp dẫn đến tai biến mạch máu não. Nội dung bài viết này, nhằm chia sẻ tới các bạn thông tin hữu ích để phòng bệnh tai biến mạch máu não hiệu quả.

nguy cơ nguyên nhân cua bệnh tai biến mạch máu não
Tắc nghẽn và vỡ mạch máu não gây nên tai biến mạch máu não (minh họa)

Hai nguyên nhân chính dẫn đến tai biến mạch máu não

1.Chảy máu não do mạch máu não bị vỡ: Khi động mạch máu não bị vỡ hay rò gỉ, máu thoát ra khỏi lòng mạch hình thành cục máu đông gây chèn ép tế bào não, khiến các tế bào não bị tổn thương dẫn đến hoại tử. Vỡ mạch máu, nguyên nhân có thể gây ra do các bệnh như cao huyết áp, do chấn thương vùng đầu hoặc chứng phình động mạch.

2.Tắc mạch máu não: Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất của tai biến mạch máu não, nguyên nhân này gây nên khoảng 85% các cơn đột quỵ. Tắc mạch máu não dẫn đến thiếu máu cục bộ, suy giảm nghiêm trọng lưu lượng máu cung cấp cho não. Những tắc nghẽn này thường do cục máu đông được hình thành trong các động mạch não hoặc từ các động mạch khác bị cuốn vào dòng máu cung cấp não bộ. Cục máu đông này được hình thành do các bệnh lý bệnh tiểu đường gây xơ vữa động mạch, mảng bám.

Các nguyên nhân gây nên tai biến mạch máu não có thể do kết quả của nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp lại. Các yếu tố nguy cơ này có thể thay đổi được, có thể không thay đổi được.

a.Nhóm nguy cơ không thể thay đổi

-Tuổi tác: sau 55 tuổi có tần suất tai biến mạch máu não tăng, tuy nhiên số ca đột quỵ trước tuổi 65 có đến ¼ số bệnh nhân. Độ tuổi trung bình mắc bệnh từ 50-70 tuổi, nhiều nhất là 75 tuổi trở lên.

-Giới tính: tỉ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới, nhưng trên 65 tuổi thì phụ nữ dễ mắc đột quỵ hơn nam giới.

-Chủng tộc: nguy cơ tai biến mạch máu não ở người da đen>da vàng> da trắng

-Tiền sử có đột quỵ não hay cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua. Cũng như tai biến mạch máu, thiếu máu cục bộ thoáng qua cũng do cục máu đông hay mảng vụn xơ vữa gây nên. Cũng có thể được xem như trường hợp khẩn cấp như các loại khác của đột quỵ, là dấu hiệu sớm cảnh báo tai biến mạch máu não trong tương lai.

- Di truyền: nguy cơ tai biến tăng cao nếu trong gia đình có người từng bị đột quỵ.

b.Những nguy cơ có thể thay đổi được

-Cao huyết áp: gây xuất huyết do vỡ mạch máu. Giảm huyết áp có thể giảm nguy cơ tai biến mạch máu não.

-Hút thuốc lá: nghiện thuốc lá tăng nguy cơ cao gấp 3 lần so với người không hút. Hút thuốc lá gây ảnh hương tới huyết áp, đẩy nhanh quá trình xơ vữa mạch máu, hình thành cục máu đông… vì vậy cần bỏ ngay thuốc lá.

-Bệnh tiểu đường: làm tăng xơ vữa động mạch dấn đến tăng nguy cơ tai biến mạch máu não cao gấp 2-4 lần bình thường.

-Các bệnh lý của tim mạch (rung nhĩ, bệnh van tim, nhồi máu cơ tim...) làm hình thành cục máu đông theo dòng tuần hoàn gây tắc mạch máu não.

-Hẹp động mạch cảnh do dị dạng mạch máu não.

-Các bệnh lý về máu

+Bệnh hồng cầu hình liềm: ở người bình thường, hồng cầu hình đĩa lõm 2 mặt với hình dạng này hồng cầu dễ dàng di chuyển ngay cả trong những mạch máu nhỏ nhất. Nhưng ở một số người, hồng cầu lại có hình liềm làm cho hồng cầu khó di chuyển và dễ kết thành khối trong lòng mạch.

+Bệnh lý đa hồng cầu: làm chậm dòng máu dễ hình thành cục máu đông.

+Bệnh lý tăng đông máu : ở người này, dễ hình thành cục máu đông hơn người bình thường.

Tuy có nhiều yếu tố dẫn đến tai biến mạch máu não, nhưng đa phần là những yếu tố có thể thay đổi các thói quen sinh hoạt hằng ngày và điều trị tốt các bệnh lý khác như tăng huyết áp, đái tháo đường ... có thể giảm thiểu tỷ lệ dẫn đến tai biến mạch máu não.

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

Món Ăn Bài Thuốc Cho Người Mắc Tai Biến Mạch Máu Não

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tai biến mạch máu não. Tai biến mạch máu não là bệnh trạng thường gặp ở người cao tuổi… bệnh thường khởi phát đột ngột, đa phần gây tử vong nhanh chóng cho bệnh nhân hoặc để lại nhiều di chứng tàn phế nghiêm trọng.

tai biến mạch máu não do tắc nghẽn mạch máu
Tắc nghẽn động mạch máu não gây tai biến mạch mạch máu não (minh họa)

Các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não chủ yếu do: cao huyết áp và xơ vữa động mạch hoặc có sự kết hợp của cả hai, tai biến còn có thể gặp ở người mắc bệnh tim mạch, bệnh nhân bệnh tiểu đường, thiểu năng tuần hoàn não…

Theo y học cổ truyền thì tai biến mạch máu não theo thuộc phạm trù trúng phong. Phong có nội phong và ngoại phong. Tai biến mạch máu não thuộc về nội phong; Trúng phong là bệnh cấp tính, diễn biến nhanh và nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh vì vậy cần cấp cứu kịp thời ngay. Căn cứ vào triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh để xử lý đúng, thích hợp và điều trị có hiệu quả. Ngoài việc điều trị băng y học hiện đại kết hợp với y học cổ truyền, thì các món ăn, bài thuốc cũng có tác dụng hỗ trợ đắc lực giúp người bệnh máu chóng phục hồi, qua cơn nguy hiểm và giảm bớt các biến chứng và di chứng.

Bài 1: 12g nhân quả đào, 12g thảo quyết minh, sắc kỹ tất cả và cho vào ít mật ong quấy đều. Tác dụng chữa tăng huyết áp tắc mạch máu não. Người bị xuất huyết não không được dùng bài thuốc này.

Bài 2: Cháo trai, sò: Thịt trai 50g, thịt sò (hàu) 50g, cho 100g gạo tẻ vào nước trai, sò nấu thành cháo dùng ăn mỗi ngày 2 lần. Tác dụng hiệu quả chứng cao huyết áp tai biến mạch máu não, chóng mặt, nhức đầu, gan dương thịch. Lưu ý người mắc chứng hư hàn không được dùng.

Bài 3: Cháo hoa cúc: Cắt bỏ cuống hoa, đem sấy khô và tán nhuyễn. Mỗi lần dùng 100g gạo tẻ nấu cháo, cháo chín cho 15g bột hoa cúc vào quấy đều, đung sôi vài phút là dùng được, dùng vào 2 bữa sáng chiều. Hoặc dùng mầm cây cúc tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho vào 100g gạo tẻ nấu thành cháo để ăn. Món này phù hợp với người bệnh mắc chứng trúng phong, cao huyết áp, nhức đầu chóng mặt. Lưu ý người cao tuổi, tỳ hư, bệnh tiểu đường không được dùng.

Bài 4: 15g hoàng kỳ, bạch thược sao vàng và quế mỗi thứ 15g, 15g gừng tươi, đem sắc kỹ lấy nước bỏ bã. Dùng 100g gạo tẻ, táo tàu 4 quả, nước vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo chín cho nước thuốc vào quấy đều, mỗi ngày ăn một lần. Chữa di chứng sau tai biến mạch máu não (sau khi trúng phong, khí huyết đều hư, liệt nửa người, chân tay teo mềm không hoạt động được, lưỡi thâm, bựa lưỡi trắng, mạch vi hoạt…). Điều trị liên tục sẽ có hiệu quả, những người huyết áp không cao, xuất huyết não đã dừng khám chẩn đoán tắc mạch não có thể dùng bài thuốc này.

Bài 5: 10g hoàng kỳ, 10 quả táo tầu, 10g đương qui, 10g kỷ tử, 100g thịt lợn nạc thái lát. Tất cả cho vào ninh nhừ, cho thêm ít gia vị, ăn thịt uống nước. Bài thuốc này có tác dụng bổ hư trợ dương, sinh huyết, tăng cường khí huyết. Thích hợp với người bị di chứng sau tai biến mạch máu não như chân tay teo, tê liệt, bán thân bất toại… Lưu ý những người mắc ngoại cảm nóng, gan dương đều thinh thì không dùng được bài thuốc này.

Bài 6: 30g kỷ tử, 30g mạch môn đông, tất cả sắc lấy nước uống thay nước chè, uống hết trong ngày. Chữa trị các chứng sau tai biến như chóng mặt nhức đầu, nhìn mờ không rõ, huyết áp tăng, mặt đỏ phừng phừng. Người mắc chứng hư hàn, đi ngoài lỏng thì không được dùng bài thuốc này.

Bài 7: 100g thiên ma, não lợn một bộ làm sạch, tất cả cho vào bát đổ nước vừa đủ, hấp cách thủy. Dùng hàng ngày hoặc cách ngày dùng một lần. Có công hiệu chữa bán thân bất toại do tai biến mạch máu não.

Bài 8: Vừng đen hòa với đường: Mỗi lần dùng hai thìa vừng đen đã rang chín, hòa một ít đường trắng, quấy đều, uống với nước sôi, có tác dụng sinh huyết, giãn cơ bắp, chữa bán thân bất toại.

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Những Thực Phẩm Giúp Ổn Định Đường Huyết

Tất cả các chứng giảm đường huyết, bệnh tiểu đường (đái tháo đường), hoặc chứng nghiện đường sinh ra từ lượng đường không ổn thỏa trong máu. Để nhanh chóng ổn định lượng đường trong máu hãy thêm những thực phẩm bồi bổ vào trong chế độ ăn uống của bạn.

Nhóm thực phẩm giúp ổn định đường huyết
Nhóm thực phẩm giúp ổn định đường huyết (minh họa)


Cá là một trong những thực phẩm tốt, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, mà còn rất tốt cho não và toàn cơ thể. Ngoài ra cá có hàm lượng protein cao, hàm lượng chất béo thấp và không chứa carbonhydrat.

Thịt cá rất giàu vitamin B, kẽm, sắt, magie. Các khoáng chất này kết hợp với hàm lượng protein, các chất chất dinh dưỡng khác, giúp ngăn chặn lượng đường trong máu tăng lên, chống lại cảm giác đói. Mỗi tuần nên ăn từ 3-4 bữa các, và thử ăn các loại cá khác nhau để tìm được loại cá hợp với khẩu vị.

Sữa chua

Sữa chua cũng là một thực phẩm giúp giảm lượng đường trong máu. Sữa chua không chứa nhiều đường, hàm lượng carbonhydrat cao. Các carbonhydrat được hấp thụ từ từ vào máu, các vi sinh trong sữa chua giúp hỗ trợ tiêu hóa của cơ thể. Hàm lượng protein trong sữa chua cao giúp ngăn chặn sự tăng sinh lượng insulin, tăng cảm giác nó. Hơn nữa sữa chua cũng chứa nhiều vitamin B, canxi, kali còn giúp chống lại bệnh cao huyết áp.

Hạnh nhân

Để cân bằng lượng đường trong máu thì hạnh nhân là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo. Hạnh nhân có vị hơi ngọt, chứa nhiều protein và chất béo lành mạnh, chứa rất ít carbonhydrate. Hạnh nhân chứa nhiều chất xơ nên làm chậm tiêu hóa, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. hơn thế nữa, nó còn rất có lợi trong việc giữ làn da đẹp và trái tim bạn khỏe khoắn.

Rau lá màu xanh sẫm

Để ngăn lượng đường trong máu tăng cao thì các loại rau màu lá xanh sẫm là một trong những thực phẩm tuyệt vời. Trong các loại rau này có chứa nhiều khoáng chất crom, đây là khoáng chất giúp giảm insulin, ngăn lượng đường trong máu tăng cao, thậm chí còn có tác dụng giảm cân. Rau lá màu xanh thẫm có hàm lượng carbonhydrate, chất béo, và calo, nhưng lại chứa nhiều protein, sắt, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C. Vì vậy nên ăn rau lá xanh ít nhất 2-3 lần trong ngày.

Khoai lang

Khoai lang cũng là một trong những thực phẩm không làm tăng lượng đường huyết. Khoai lang có nguồn carbonhydate phức có tác dụng làm giảm tiến trình hấp thu glucose, giảm tiến trình tăng insulin của cơ thể. Ngoài ra, khoai lang còn giàu chất xơ và protein giúp no lâu nên giúp ổn định được đường huyết.

Trứng

Trứng là một trong những nguồn protein chay tuyệt trần, rất có thể, trứng là nguồn protein động vật tốt nhất giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Trứng rất giàu vitamin B, và crom giúp ngăn chặn cảm xúc mau đói. Trứng cũng giàu protein giúp bạn no hơn trong nhiều giờ nên bạn không lo bị tụt đường huyết do đói.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Trà Xanh Giúp Phòng Ngừa Bệnh Tiểu Đường

Uống trà hàng ngày, như là một nét văn hóa của rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trà được dùng rất đa dạng, trà đen (lá trà được xao phơi khô), trà tươi (dùng trực tiếp lá trà tươi). Trong các loại trà như: trà xanh, trà đen, trà Ô long có chứa hàm lượng polyphenol, được các nhà nghiên cứu tin tưởng có thể làm tăng hoạt động của insulin. Qua đó, uống trà (nhất là trà xanh) giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường rất hiệu quả, đặc biệt là bệnh tiểu đường tuyp2…

Trà xanh giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường
Trà xanh giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 (minh họa)

Lợi ích của trà:

-Giúp cải thiện độ nhạy cảm insulin.

-Giúp duy trì huyết áp khỏe mạnh.

-Ngăn ngừa hình thành cục máu đông

-Giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

-Giảm thiểu rủi ro phát triển bệnh tiểu đường tuyp 2.

-Giảm thiểu rủi ro mắc bệnh ung thư.

Theo một nghiên cứu của Hà Lan, chi ra rằng uống trà có thể giảm 40% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, trà xanh không chưa bệnh cho người bệnh đái tháo đường, nhưng trà xanh là một món quà từ thiên nhiên giúp khôi phục sự cân bằng hệ thống cơ thể, loại bỏ độc tố tích lũy từ nội hóa của môi trường.

Trà xanh ức chế enzyme amylase tiêu hóa tinh bột, qua đó làm chậm tốc độ đường có trong tinh bột được chuyển hóa và đưa vào máu.

Ngăn chặn sự trao đổi chất và hấp thu chất béo: cảm giác no ngay cả khi uống nước. Uống Trà xanh cũng làm tăng thêm tác dụng này bằng cách làm các cơ dạ dày và ruột thư giãn, từ đó làm chậm chuyển động vật lý của thức ăn, qua đó hạn chế calo hấp thụ. Uống trà xanh giúp ngăn chặn sự trao đổi chất và hấp thu chất béo trung tính qua đường tiêu hóa. Đây là những chất béo không tốt, làm tắc nghẽn động mạch…

Giúp chuyển hóa chất béo: tăng tỉ lệ chuyển hóa chất béo. Trong trà có chứa lượng caffenine thấp hơn so với café. Lưu ý rằng, ở đây cơ thể sẽ chuyển hóa chất béo và không axit amin khi có sự hiện diện của insulin như là thực hiện chức năng của gan.

Giảm nhu cầu insulin trong cơ thể: ở người bệnh tiểu đường có nồng độ insulin cao nên tích lũy chất béo nhanh hơn. Cơ thể không thể chuyển hóa axit amin và chất béo như một nguồn năng lượng, khi thiếu hụt insulin. Người ta cho rằng trà xanh cũng có thể cung cấp đường cho các tế bào cơ bắp, từ đó nhu cầu tổng thể insulin trong cơ thể giảm.

Giàu chất chống oxy hóa: ở bệnh nhân đái tháo đường do mất cân băng nội tiết tốt nên thường bị cao huyết áp và rối loạn thần kinh. Trong trà xanh có chứa Polyphenol chất chống oxy hóa làm cho các gốc tự do không phản ứng với cholesterol trong máu, loại cholesterol “xấu” có thể góp phần làm xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ. Vì khả năng trà xanh có thể kích thích sự trao đổi chất, cải thiện lưu thông (trao đổi bào), và tăng cường hệ miễn dịch, nó cung cấp nhiều năng lượng và máu cho não. Trà đã được ghi nhận là có tính kích thích nhưng làm cơ thể thư giãn. Mức giảm căng thẳng là rất quan trọng đối với bệnh đái tháo đường để duy trì hệ thống sinh lý của họ cân bằng. Căng thẳng kích thích sản xuất adrenaline, điều này làm tăng lượng đường trong máu. Trà xanh cũng giúp bảo vệ các tế bào não và tế bào thần kinh khỏi bị hư hại gây ra bởi lipid peroxy trong hệ thần kinh và quá trình oxy hóa glucose.

Polyphenol được biết là có đặc tính chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ chống lại viêm nhiễm và chất gây ung thư. Nói cách khác, các tính chất trong trà có thể giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường tuýp 2 cũng như ung thư.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị di chứng tai biến mạch máu não

Trước đây, trình độ y tế còn kém, tai biến mạch máu não là cách kết thúc cuộc đời người già. Ngày nay, với hệ thống khoa học trình độ y tế hiện đại, qua đó có phương pháp chẩn đoán hiện đại và nhiều loại thuốc mới có hiệu quả trong điều trị tai biến mạch máu não, đây là những lý do giúp cho việc dự phòng và điều trị có hiệu quả cao trong việc điều trị tai biến mạch máu não.

Thuốc đông y điều trị tai biến mạch máu não
Điều trị tai biến mạch máu não bằng y học cổ truyền (minh họa)

Như chúng ta đã biết tai biến mạch máu não là hậu quả của những bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim trong các bệnh về van tim. Tai biến mạch máu não gồm có: Cơn thiếu máu thoáng qua; nhũn não; xuất huyết não.

-Cơn thiếu máu thoáng qua thường: đây dạng tai biến thoáng qua kéo dài 5-10 phút, khu trú, không để lại di chứng. Bệnh nhân cảm thấy chóng mặt, nói khó, giảm cơ lực hay liệt nhẹ.

-Nhũn não: thường xuất hiện đột ngột  là do tắc một nhánh động mạch não, gây liệt nhẹ sau đó dần dần nặng lên dẫn đến hôn mê và có thể tử vong.

-Xuất huyết não: là do vỡ một động mạch trong não. Thường xảy ra đột ngột với các dấu hiệu liệt nửa mặt, liệt nửa người, hôn mê ở nhiều mức độ khác nhau. Ngoài ra ở những vị trí chảy máu khác nhau trong não sẽ có những triệu chứng khác nhau. Xuất huyết não thường nặng hơn, tiên lượng xấu hơn, dễ tử vong ngay. Bệnh thường khởi phát đột ngột, phần lớn gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại di chứng tàn phế nghiêm trọng.

Trong y học cổ truyền tai biến mạch máu não thuộc phạm trù “trúng phong”. Khi qua được giai đoạn nguy kịch bệnh thường để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh, gia đình và xã hội như: liệt nửa người, miệng méo, mắt xếch, đại tiểu tiện không tự chủ…

Tham khảo một số bài thuốc Y học cổ truyền, và kết hợp cùng y học hiện đại để điều trị các di chứng do tai biến mạch máu não gây ra:

Bán thân bất toại

Đây là di chứng nặng nề nhất, làm cho bệnh nhân liệt hoàn toàn hoặc khó khăn trong đi lại, cử động chân tay. Điều trị di chứng này tùy theo nguyên nhân mà có cách điều trị khác nhau.

-Do khí huyết hư không đủ nuôi dưỡng cơ thể, làm trở ngại kinh lạc thì phải dưỡng khí, ích huyết, ôn kinh bằng thuốc bổ trung ích khí gia phụ tử uống với thất vị đại hoàng hoàn.

+Bài Bổ trung ích khí: 20g hoàng kỳ, 8g cam thảo, 12g nhân sâm, 12g đương quy, 10g trần bì, 4g thăng ma, 4g sài hồ, 12g bạch truật, 6g phụ tử. Cho 600ml nước sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày, mỗi ngày một thang.

+Bài Thất vị đại hoàng toàn: 320g thục địa, 160g sơn thù, 120g phục linh, 160g sơn dược, 120g đơn bì, 40g vỏ quế, 120g trạch tả. Tất cả các vị tán bột mịn, hoàn viên 4g, mỗi lần uống 2-3 viên với thang Bổ trung ích khí gia phụ tử.

-Do phong tà làm tắc mạch (mạch tý) thì phải thông dương, ích khí, điều hòa dinh vệ và cho uống bài: hoàng kỳ, quế chi ngũ vật thang gồm 16g hoàng kỳ, 16g bạch thược, 16g sinh khương, 12g quế chi, 5 quả đại táo. Cho 600ml nước sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.

Rối loạn ngôn ngữ (khó nói)

-Nếu phong đờm ở họng gây nói khó, nói ngọng thì phải khu phong, trừ đờm, thông khiếu, dùng bài thuốc; Thần tiên giải ngữ đơn: 4g bạch phụ tử, 12g xương bồ, 8g viễn chí, 8g thiên ma, 4g toàn yết, 12g khương hoạt, 6g nam tinh, 4g mộc hương, 4g cam thảo. Cho 600ml nước sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày, mỗi ngày dùng một thang.

-Nếu do thận khí suy hư, tính khí không lên được gây nói khó, nói ngọng thì cho uống Địa hoàng ẩm tử: 16g thục địa, 16g ba kích, 12g sơn thù, 12g nhu.c thung dung, 8g hắc phụ tử, 8g quan quế, 16g thạch giải, 12g phục linh, 12g thạch xương bồ, 8g viễn chí, 12g mạch môn, 6g ngũ vị tử. Cho 750ml nước sắc còn 250ml chia uống 3 lần trong ngày, mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Chú ý: Với người cao huyết áp không được uống bài thuốc này.

Tiểu tiện không tự chủ (do thận hư)

Phải tư bổ thận âm và bổ thận dương, dùng bài thuốc Địa hoàng ẩm tử (như trên).

Đại tiện không tự chủ

Phải ôn bổ mệnh môn, chỉ tả sát trường, dùng bài thuốc Tứ thần hoàn: 50g nhu.c đậu khấu, 80g ngũ vị tử , 160g phá cổ chỉ, 40g ngô thù du. Tán mịn tất cả các vị. Đồ chín 320g gừng tươi, sinh khương, 100 quả đại táo, lấy thịt quả giã nhuyễn trộn đều với bột mịn các vị thuốc trên hoàn thành viên, mỗi viên 3g. Ngày uống 3 lần vào lúc đói, mỗi lần 5 viên.

Chóng mặt ù tai

Phải bình can tiêm dương và dùng bài Thiên ma câu đằng ẩm: 8g thiên ma, 16g câu đằng, 20g thạch quyết minh, 12g tang ký sinh, 12g sơn chi, 12g hoàng cầm, 12g ngưu tất, 12g đỗ trọng, 12g ích mẫu, 20g dạ giao đằng, 16g phục thần. Cho 750ml nước sắc còn 250ml chia uống 3 lần trong ngày, mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

5 Bài Thuốc Điều Trị Thiểu Năng Tuần Hoàn Não

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não theo Y học Cổ truyền thuộc phạm vi các chứng đầu thống, huyễn vựng, thất miên, tiểu trúng phong… với các phương pháp điều trị phong phú từ dùng thuốc, xoa bóp, châm cứu đến dưỡng sinh, y trị thực, khí công… Dưới đây là một số bài thuốc Đông y rất đơn giản trong cấu trúc cũng như cách dùng để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần.

bài thuốc điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Bài thuốc đông y giúp điều trị thiểu năng tuần hoàn não (minh họa)

Bài thuốc 1: 10g Thiên ma, 9g bán hạ chế, 7g xuyên khung, 15g sa tiền tử. Tất cả các vị tán vụn trộn đều, mỗi lần lấy 40g cho vào túi vải, hãm với nước sôi trong bình kín sau 20 phút là dùng được, dùng uống thay trà trong ngày. Công dụng: sáng mắt, tức phong, táo thấp, hóa đàm, bài thuốc dùng thích hợp với những người bị thiểu năng tuần hoàn não có biểu hiện triệu chứng hay chóng mặt, buồn nôn, mình mẩy nặng nề, lợm giọng, đại tiện lỏng nát... Những người bị âm hư hỏa vượng, hay phiền táo thì không nên dùng bài này.

Bài thuốc 2: 15-18g sắn dây tươi (sinh cát căn), 6-9g câu đằng. Hai dược vị này thái vụn trộn đều, mỗi lần sử dụng lấy 20 - 30g cho vào túi vải hãm với nước sôi trong bình kín, dùng được sau chừng 20 - 30 phút, dùng uống thay trà trong ngày. Công dụng: bình can tức phong, thăng thanh sinh tân, bài thuốc dùng rất tốt cho người bị thiểu năng tuần hoàn não do xương sụn cột sống cổ hư có cao huyết áp, đầu gáy đau cứng, tai ù tai điếc. Tuy nhiên, không dùng bài thuốc này cho người dễ bị đi lỏng do tỳ vị hư yếu.

Bài thuốc 3: Đan sâm, xuyên khung, thảo quyết minh, sơn tra, liều lượng vừa đủ như nhau. Tất cả các dược vị này đem thái vụn, sao thơm, dùng mỗi lần 20 - 30g hãm với nước sôi trong bình kín, dùng được sau 20 phút, dùng uống thay trà trong ngày. Công dụng: làm giảm cholesterol máu, hoạt huyết hoá ứ. Lưu ý: không sử dụng bài thuốc này với phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh.

Bài thuốc 4: 10g hồng hoa, 30g đan sâm, 30g sinh sơn tra. Tất cả các dược vị đem sắc kỹ lấy nước uống, chia uống 2 lần sáng và chiều, dùng 1 thang mỗi ngày. Công dụng: làm giảm cholesterol trong máu, hoạt huyết hóa ứ, tiêu trệ, bài thuốc dùng thích hợp cho những người bị thiểu năng tuần hoàn não có tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành và rối loạn lipid máu. Lưu ý: Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh thì không nên dùng bài này.

Bài thuốc 5: 12g sinh địa sấy khô, 12g mạch môn, 12g huyền sâm, 9g thạch hộc, 9g nữ trinh tử, 9g nhuc dung. Tất cả dược vị đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, chia uống 2 lần sáng và chiều. Công dụng: Thanh nhiệt tư âm, bổ can ích thận, dùng thích hợp cho những người bị thiểu năng tuần hoàn não có các chứng đầu choáng đầu, mắt hoa, tứ chi tê bì, khó thở tức ngực, miệng khô họng ráo, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ. Người có chứng đàm thấp, tỳ vị hư yếu dễ đi lỏng thì không nên dùng bài thuốc này.