Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Trẻ Biếng Ăn Làm Cản Trợ Tới Sự Phát Triển

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu vi chất cho sự phát triển, suy giảm sức đề kháng, suy dinh dưỡng là do bé biếng ăn. Hậu quả của việc bé biếng ăn là trẻ chậm lớn, còi xương và tăng nguy cơ thiểu năng trí tuệ.

bé biếng ăn gây cản trở tới sự phát triển
Trẻ biếng ăn gây cản trở tới sự phát triển của bé (minh họa)

1. Trẻ biếng ăn hấp thụ dinh dưỡng kém hơn.

Khả năng hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng ở trẻ biếng ăn kém hơn do hệ tiêu hóa ít làm việc hơn, vì thế cơ chế tiết dịch và enzyme cũng bị hạn chế. Đặc biệt, khi trẻ biếng ăn, nhiều cha mẹ cho trẻ nhịn ăn nhưng khi trẻ nhịn ăn trong một thời gian, men tiêu hóa không được tiết ra làm cho tình trạng biếng ăn lại càng trầm trọng hơn.

2. Biếng ăn khiến trẻ thấp còi hơn.

Ở trẻ biếng ăn lâu dài, trẻ thiếu các chất dinh dưỡng để tăng trưởng chiều cao và cân nặng. Từ đó trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng và còi xương cao hơn trẻ bình thường. Theo nghiên cứu cho thấy, nguy cơ thua kém chỉ số khối lượng cơ thể ở trẻ biếng ăn là 6% – 22%. Còn theo Viện dinh dưỡng quốc gia, ở Việt Nam có hơn 50% trẻ em bị thiếu vi chất, 1/3 trẻ em dưới 5 hiện nay bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Hơn thế nữa, trẻ biếng ăn còn có nguy cơ kém thông minh hơn so với trẻ bình thường. Theo thang chỉ số phát triển trí tuệ là 110 điểm, thì trẻ biếng ăn chỉ đạt trung bình 96 điểm, thấp hơn 14 điểm so với chỉ số chuẩn. Như vậy biếng ăn làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và thiểu năng trí tuệ ở trẻ từ những năm đầu đời.

3. Khả năng tiếp thu và phát triển trí não kém hơn.

Theo nghiên cứu của WHO, trẻ biếng ăn bị rối loạn nhận thức, cảm xúc, hậu quả việc biếng ăn ở trẻ làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức học tập có thể kéo dài đến 5 năm sau. Kết quả học tập và khả năng nhận thức ở trẻ biếng ăn kem hơn trẻ bình thường khác đến 30%.

4. Trẻ biếng ăn có hệ miễn dịch kém hơn.

Ngoài ra, trẻ biếng ăn còn bị suy giảm hệ miễn dịch, khả năng đề kháng yếu với các bệnh viêm nhiễm. Trẻ hay ốm vặt hơn và dễ bị cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp hơn so với trẻ bình thường khác. Vì hệ tiêu hóa ảnh hưởng tới 70% hệ miễn dịch của trẻ nên khi hệ vi sinh vật trong hệ tiêu hóa bị rối loạn, cơ thể trẻ sẽ rất dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn có hại, đe dọa hệ miễn dịch non nớt của trẻ.

5. Biếng ăn gây ra biếng ăn.

Hệ tiêu hóa làm việc ít hơn và lười biếng hơn do trẻ biếng ăn, ăn ít. Vậy nên, khi trẻ biếng ăn, lười ăn cha mẹ không nên cho trẻ nhịn ăn, vì nhịn ăn có thể làm tình trạng trẻ biếng ăn thêm trầm trọng.

Trẻ biếng ăn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, mà khi trẻ bị suy dinh dưỡng lại càng biếng ăn hơn, tạo thành một vòng xoắn bệnh lý rất khó điều trị. Vì vậy khi trẻ mới biếng ăn cần phải tìm cách khắc phục ngay, không nên để tình trạng biếng ăn kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Từ các hậu quả đó, cha mẹ cần chú ý theo dõi tình hình ăn uống của trẻ để giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn và bổ sung kịp thời các vi chất và lượng dinh dưỡng còn thiếu khi trẻ ăn ít để đảm bảo sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ cho trẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét