Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ khóc dạ đề. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ khóc dạ đề. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Khắc Phục Khóc Đêm Ở Trẻ Sơ Sinh

Tình trạng trẻ khóc dạ đề (khóc đêm) là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, trẻ quấy khóc vào khung giờ cố định mặc dù ban ngày trẻ rất ngoan và không có biểu hiện gì. Thời gian khóc kéo dài 3 tiếng, ba bốn ngày trên tuần. Tình trạng trẻ khóc dạ đề khiến cha mẹ cũng như người thân rất lo lắng và lúng túng đối phó.
trẻ khóc dạ đề

Khóc dạ đề là gì?
- Theo Đông y: hiện tượng trẻ khóc đêm thường xuất hiện ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, và được gọi là chứng “Tiêu nhi dạ đề”. Về đêm trẻ quấy khóc, khó chịu chăn trở, ngủ không yên; trẻ ngủ nhưng thỉnh thoảng giật mình tỉnh giấc khóc thét. Thường thì trẻ khóc từng đợt, cũng có khi khóc lè nhè cả đêm.
- Theo y học hiện đại: hiện tượng trẻ khóc dạ đề là do tăng nhu động ruột. Bình thường nhu động ruột điều hòa không đau, nhưng nhu động nhuột đột nhiên tăng lên, không đều gây đau bụng dữ dội làm cho trẻ khó chịu quấy khóc, khóc hết cơn đau thì nín.
=> Bé hay ốm và những điều mẹ cần lưu ý.
Cách chữa khóc dạ đề cho trẻ.
- Nếu mẹ còn đang cho bé bú, hãy tránh xa những loại thức ăn có tính kích thích như hành, tỏi, cà ri, sô cô la, cà phê… các loại thực phẩm này theo sữa mẹ và gây kích thích ruột trẻ khiến trẻ quấy khóc.
- Khi mẹ cho con bú hãy cho trẻ bú nơi kín gió, môi tường yên tĩnh, giảm tiếng ồn và tắt bớt đèn.
- Bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho bé hệ tiêu hóa khỏe mạnh thông qua men vi sinh. Hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa gần như vô trùng, nên rất dễ phản ứng với các tác nhân bên ngoài. Mà lợi khuẩn quan trọng nhất với trẻ là vi khuẩn ruột kết, mẹ nên bổ sung men vi sinh vào sữa hoặc rắc chút ít lên núm ti trước khi cho bé bú.
- Với trẻ bị đầy hơi, mẹ có thể chữa cho bé bằng các thảo mộc. Mỗi khi sử dụng, mẹ lấy một ít thảo mộc hãm nước ít nhất 10 phút cho trẻ uống. Nếu trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ mỗi ngày uống khoảng 3 tách trà trên. Với các bé lớn hơn, mẹ cho bé uống 1-2 muỗng mỗi lần và 3 lần mỗi ngày, tốt nhất sau mỗi cữ bú. Hoặc mẹ có thể pha 1-2 tách trà vào nước tắm cho bé cũng có tác dụng tương tự.
=> Bé biếng ăn suy dinh dưỡng và giải pháp khắc phục.
Theo các vị lương y cho biết, khóc dạ đề ở trẻ chủ yếu do thần khí còn chưa phát triển đầy đủ, khả năng thích ứng còn yếu, trẻ dễ bị các tác động bên ngoài làm khiếp sợ. Một số nguyên nhân khác là trẻ bị tâm nhiệt (tang tâm nhiệt nóng), tỳ vị hư hàn (bụng lạnh, tiêu hóa yếu)…
Khóc dạ đề còn do hằng ngày trẻ nhỏ không được chăm sóc đầy đủ, ăn ngủ không có giờ giấc nhất định, ban ngày hoặc trước lúc ngủ đùa nghịch quá độ khiến thần kinh căng thẳng, kích thích quá mạnh. Trẻ nhỏ bị còi xương và suy dinh dưỡng cũng hay khóc dạ đề.
Bác sĩ cho biết, khóc dạ đề có rất nhiều nguyên nhân, trẻ cần phải thăm khám tìm hiểu rõ nguyên nhân cụ thể để có bài thuốc đặc trị phù hợp.

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Khóc Dạ Đề Ở Trẻ - Nguyên Nhân Và Giải Pháp

Nỗi ám ảnh của không ít gia đình có trẻ nhỏ, đó là chứng khóc dạ đề ở trẻ nhỏ. Nhiều bậc cha mẹ tỏ ra lo lắng, thương con nhưng không nắm rõ nguyên nhân để xử lý. Vì vậy cha mẹ cần nắm bắt và được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về chứng bệnh khóc dạ đề ở trẻ, để mọi việc được giải quyết trong tầm kiểm soát.

Trẻ khóc dạ đề nỗi lo của nhiều bậc tra mẹ
Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh nỗi lo của các bậc cha mẹ (minh họa)

1.Thế nào là khóc dạ đề?

Hiện tượng bé ngủ không yên giấc, trăn trở khó chịu, thường xuyên khóc về đêm được gọi là bệnh chứng trẻ khóc dạ đề. Hoặc khi trẻ đang ngủ mà giật mình liên tục, tỉnh ngủ, khóc thét. Trẻ khóc dạ đề thường khóc theo từng đợt, thậm chí có trường hợp khóc kéo dài hết đêm, đến khi trời sáng thì hết khóc mới chịu ngủ thiếp đi.

2.Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc dạ đề

Chứng khóc dạ đề ở trẻ  sơ sinh có nhiều nguyên nhân gây ra:

-Trong sinh hoạt hàng ngày, trẻ không được chăm sóc đầy đủ.

-Chế độ ăn ngủ không điều độ, không khoa học.

-Ban ngày trẻ đùa nghịch quá độ khiến thần kinh về đêm bị kích thích mạnh, trở nên căng thẳng.

-Trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương.

-Trẻ có hệ tiêu hóa kém hoặc mắc chứng sợ hãi khi về đêm.

3. Đâu là giải pháp?

Giải pháp tạm thời

-Khi bé khóc cha mẹ không nên ru, dỗ trẻ bằng cách rung lắc vì bé có thể bị xuất huyết não. Cha mẹ nên ôm bé vào lòng, quấn bé vào khăn mỏng, đỡ bé lên vai xoa vỗ lưng bé, giúp bé thư giãn và bớt khóc.

-Tắt bớt đèn và tạo không gian yên tĩnh cho bé ngủ.

-Mẹ nên lưu ý tránh ăn một số thức ăn có thể làm bé dị ứng khi bú sữa mẹ như: bắp cải, hành, súp lơ, socola… Đặc biệt không nên dùng các thực phẩm có chứa cafein, nicotin (có trong thuốc lá)..

-Khi bé khóc đêm cha mẹ không nên quát nạt vì sẽ làm bé khóc nhiều và lâu hơn. Cha mẹ nên khắc phục bằng cách massage nhẹ nhàng cho bé, mở nhạc êm dịu cho bé nghe…

-Tạo lập thói quen cho trẻ đi ngủ đúng giờ, không để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày. Trước giờ đi ngủ, không để trẻ bị kích thích quá mức hay ức chế thần kinh.

Giải pháp lâu dài

-Cha mẹ cần thực hiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp và khoa học cho trẻ. Tránh để bé ăn không đúng bữa, ngủ không đúng giờ; chế độ ăn phải đủ chất dinh dưỡng cần thiết, cho bé bú liên tục nhưng phải đúng lượng, đúng giờ.

-Bên cạnh đó, các phụ huynh có thể cho bé sử dụng các sản phẩm bổ sung dưỡng chất dành  riêng cho trẻ nhỏ để giúp bé tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc, phát triển khỏe mạnh.