Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Dưỡng Chất Đầy Đủ Và Cân Đối Cho Bé Biếng Ăn Khi Vào Lớp 1

Khi bước vào lớp 1 tình trạng bé biếng ăn thường xảy ra, là do thay đổi môi trường. Khi này cha mẹ cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
trẻ biếng ăn

Khi trẻ lên 6 tuổi, trẻ có sự thay đổi về môi trường học từ mẫu giáo lên lớp 1 dẫn tới tâm sinh lý bị thay đổi. Trẻ thường có những biểu hiện dễ nhận biết như: trẻ bị sút cân, trẻ biếng ăn, ngủ không ngon giấc hay giật mình, hay đổ mồ hôi trộm… Nếu lúc này, bố mẹ ép trẻ ăn nhiều sẽ dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, khi chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo và phù hợp thì trẻ dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, trẻ hay ốm yếu hơn và không đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Theo các bác sĩ chuyên khoa của Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết: với các bé khi bước vào lớp 1 thường sẽ xuất hiện tình trạng biếng ăn tâm lý tạm thời. Cha mẹ cần quan tâm theo dõi sự thay đổi hàng ngày của con để điều chỉnh thực đơn phù hợp và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con.
Chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý.
Nếu chỉ trông vào chế độ ăn uống như ở trường, rất khó để đảm bảo rằng trẻ sẽ nhận được đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, vì thể bố mẹ cần bổ sung thêm dưỡng chất vào bữa sáng và bữa tối cho con.
Theo các chuyên gia dinh dương cho biêt, lượng thực phẩm cần thiết trong một ngày đối với trẻ 6 tuổi bao gồm:
- Chất tinh bột cần từ 300-350g.
- Các loại thịt và tôm cá cần từ 200-250g.
- Sữa cần từ 400-500ml.
- Hàm lượng dầu mờ cần từ 30-40g.
- Lượng rau xanh trong ngày cần 300g.
- Các loại quả chín cần 300g.
- Lượng đường cần 20g.
Các chuyên gia dinh dưỡng, cũng đưa ra một số ý kiến cho cha mẹ biết để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho bé như sau:
- Các nhóm thực phẩm nên chế biến phong phú, đa dạng. Ví dụ thịt tôm cá hay rau có thể xào, rán, sốt còn hoa quả thì chế thành nước ép, sinh tố…
- Sau khi đi học về, cho trẻ ăn nhẹ bằng phô mai, váng sữa…
- Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn 2 tiếng.
- Duy trì mỗi bữa ăn của trẻ trong 30-40 phút. Nếu trẻ không ăn hết cơm thì không nên ép mà thay bằng sữa và hoa quả sau đó.
- Tăng khẩu phần ăn trong một bữa và giảm số bữa trong một ngày (chỉ gồm 3 bữa chính sáng, trưa, tối)
Điều quan trọng là bố mẹ tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trong giai đoạn quá độ từ mẫu giáo sang cấp 1 để bé không bị bỡ ngỡ, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mà vẫn đảm bảo sức khỏe.

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Gạo Lứt Chọn Lựa Tốt Cho Người Đái Tháo Đường

Gạo lứt nguyên cám được khuyến cáo giúp giảm sự tích tụ mảng bám động mạch, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và giảm cholesterol. Ngoài ra gạo lứt giải phóng đường chậm và giàu chất xơ, nên rất thích hợp với những người muốn giảm cân và người mắc đái tháo đường. Bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu lợi ích của gạo lứt đối với sức khỏe và giá trị dinh dưỡng.


Gạo lứt giàu chất xơ: có giá trị rất lớn với sức khỏe nhờ hàm lượng chất xơ cao có trong gạo lứt. Các chất xơ tự nhiên có trong gạo lứt có khả năng gắn kết các chất gây ung thư và các chất độc trong cơ thể, rồi loại bỏ không cho chúng bám vào thành ruột.
Gạo lứt giải phóng đường chậm: gạo lứt giúp ổn định mức đường máu. Nên nó là lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu cho thấy ăn gạo lứt hàng ngày giúp giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường lên tới 60% và những người thường xuyên ăn gạo trắng có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường cao hơn 100 lần.
Gạo lứt giàu Selen: khoáng chất selem trong gạo lứt giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh như ung thư, tim mạch và viêm khớp.
Hàm lượng Mangan cao trong gạo lứt: với một chén gạo lứt có thể cung cấp tới 80% nhu cầu mangan mỗi ngày. Khoáng chất mangan giúp cơ thể tổng hợp các chất béo, cũng như lợi ích cho hệ thống thần kinh và sinh sản của chúng.
=> Bạn không cần phải lo lắng bệnh thiểu năng tuần hoàn não nữa.
Gạo lứt giàu dầu tự nhiên: gạo lứt chứa nhiều hàm lượng dầu tự nhiên rất có lợi cho cơ thể giúp bình thường hóa nồng độ cholesterol trong cơ thể.
Gạo lứt giúp giảm cân: chất xơ có trong gạo lứt giúp chức năng ruột hoạt động tốt, dễ dàng tiêu hóa. Sự bổ sung gạo lứt vào chế độ ăn giúp ngăn ngừa tăng cân rất tốt.
Giúp giảm cholesterol máu: gạo lứt nguyên cám do không mất đi tính trọn vẹn như gạo qua tinh chế, nên nó được chứng minh làm giảm sự tích tụ các mảm bám thành động mạch, giảm nguy cơ tim mạch và giảm cholesterol trong máu.
Gạo lứt giàu chất chống oxy hóa: đây là một trong những giá trị tốt của gạo lứt, kết hợp với các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như quả việt quất, dâu tây, các loại trái cây khác và các loại rau. Thì khả năng chống oxy hóa của gạo lứt được đánh giá rất cao.
=> Tai biến mạch máu não nguy hiểm bạn biết những gì?
Qua đây, gạo lứt có thể được sử dụng thay thế cho gạo trắng trong hầu hết các công thức nấu ăn chay và cũng cung cấp hương vị đầy đủ, phong phú và hấp dẫn. Bột gạo lứt cũng có thể được sử dụng cho công thức làm bánh chay, bánh mì và bánh nướng. Vậy gạo lứt hẳn là sự lựa chọn tốt cho sức khỏe.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Phòng Ngừa Tai Biến Mạch Máu Não Hiệu Quả

Bệnh tai biến mạch máu não là bệnh liên quan tới hệ thần kinh rất phổ biến hiện nay, hệ lụy của nó gây ra rất lớn ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh cũng như xã hội. Vì vậy việc phòng ngừa tai biến mạch máu não là điều rất quan trọng.

Phòng Ngừa Tai Biến Mạch Máu Não Hiệu Quả

1. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.
- Gia vị hàng ngày như: tỏi, ớt, gừng, hạt tiêu, hành tây là những gia vị được khuyến khích sử dụng giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não.
- Ăn các loại trái cây giàu vitamin C và kali như: chuối, cam, bưởi… giúp cải thiện chức năng, ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch có tác dụng phòng ngừa đột quỵ não.
- Ăn các loại rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ và axit folic như: súp lơ, rau màu xanh đậm… có tác dụng giảm cholesterol và tăng tuần hoàn máu.
- Hạn chế: muối và các thực phẩm chứa hàm lượng muối cao. Khi chế biến đồ ăn nên giảm thiểu lượng muối, hạn chế các đồ ăn được chế biến sẵn vì các loại đồ ăn này thường chứa hàm lượng muối cao.
- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo như các loại thịt có màu đỏ, nội tạng động vật,..
2. Thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh.
Không hút hoặc cai thuốc lá, hạn chế hoặc bỏ uống rượu bia, hoạt động thể lực thường xuyên, luôn tạo cuộc sống tinh thần vui tươi từ đó giảm yếu tố nguy cơ xảy ra các bệnh tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. Và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh.
=> Bạn muốn biết vì sao bệnh thiểu năng tuần hoàn não không còn là nỗi lo.
3. Cần tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ.
Không nên tắm ngay sau khi lao động nặng hoặc đi ngoài trời nắng nóng về. Sáng sớm lúc thức dậy, để phòng tai biến xảy ra không nên bật dậy ra khỏi giường ngay.
Khi gặp các dấu hiệu như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, tê bì chân tay, nói khó khăn hoặc không hiểu người khác, liệt nửa người, liệt tay chân… nhanh chóng cấp cứu để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
4. Đi bộ 20 – 30 phút mỗi ngày.
Hãy dành khoảng 20-30 phút mỗi ngày để đi bộ, qua đó giúp giảm nguy cơ tai biến mạch máu não tới 30%. Và theo một nghiên cứu được thực hiện với hơn 40 nghìn người trong thời gian 12 năm, thực hiện đi bộ với cường độ cao còn có thể giảm tới 40% nguy cơ xảy ra tai biến mạch máu não.

Phòng Ngừa Tai Biến Mạch Máu Não Hiệu Quả

5. Tạo thói quen ngủ 7h mỗi ngày.
Với những người thực hiện ngủ đủ giờ mỗi đêm kéo dài khoảng 7 tiếng, giúp giảm 63% nguy cơ tai biến mạch máu não xảy ra so với người ngủ hơn 10 tiếng. Và những người ngủ có ngáy, theo nghiên cứu cũng chỉ ra người đó có khả năng phát triển hội chứng trao đổi chất, một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ xảy ra, cũng như phát triển bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Khắc Phục Khóc Đêm Ở Trẻ Sơ Sinh

Tình trạng trẻ khóc dạ đề (khóc đêm) là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, trẻ quấy khóc vào khung giờ cố định mặc dù ban ngày trẻ rất ngoan và không có biểu hiện gì. Thời gian khóc kéo dài 3 tiếng, ba bốn ngày trên tuần. Tình trạng trẻ khóc dạ đề khiến cha mẹ cũng như người thân rất lo lắng và lúng túng đối phó.
trẻ khóc dạ đề

Khóc dạ đề là gì?
- Theo Đông y: hiện tượng trẻ khóc đêm thường xuất hiện ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, và được gọi là chứng “Tiêu nhi dạ đề”. Về đêm trẻ quấy khóc, khó chịu chăn trở, ngủ không yên; trẻ ngủ nhưng thỉnh thoảng giật mình tỉnh giấc khóc thét. Thường thì trẻ khóc từng đợt, cũng có khi khóc lè nhè cả đêm.
- Theo y học hiện đại: hiện tượng trẻ khóc dạ đề là do tăng nhu động ruột. Bình thường nhu động ruột điều hòa không đau, nhưng nhu động nhuột đột nhiên tăng lên, không đều gây đau bụng dữ dội làm cho trẻ khó chịu quấy khóc, khóc hết cơn đau thì nín.
=> Bé hay ốm và những điều mẹ cần lưu ý.
Cách chữa khóc dạ đề cho trẻ.
- Nếu mẹ còn đang cho bé bú, hãy tránh xa những loại thức ăn có tính kích thích như hành, tỏi, cà ri, sô cô la, cà phê… các loại thực phẩm này theo sữa mẹ và gây kích thích ruột trẻ khiến trẻ quấy khóc.
- Khi mẹ cho con bú hãy cho trẻ bú nơi kín gió, môi tường yên tĩnh, giảm tiếng ồn và tắt bớt đèn.
- Bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho bé hệ tiêu hóa khỏe mạnh thông qua men vi sinh. Hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa gần như vô trùng, nên rất dễ phản ứng với các tác nhân bên ngoài. Mà lợi khuẩn quan trọng nhất với trẻ là vi khuẩn ruột kết, mẹ nên bổ sung men vi sinh vào sữa hoặc rắc chút ít lên núm ti trước khi cho bé bú.
- Với trẻ bị đầy hơi, mẹ có thể chữa cho bé bằng các thảo mộc. Mỗi khi sử dụng, mẹ lấy một ít thảo mộc hãm nước ít nhất 10 phút cho trẻ uống. Nếu trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ mỗi ngày uống khoảng 3 tách trà trên. Với các bé lớn hơn, mẹ cho bé uống 1-2 muỗng mỗi lần và 3 lần mỗi ngày, tốt nhất sau mỗi cữ bú. Hoặc mẹ có thể pha 1-2 tách trà vào nước tắm cho bé cũng có tác dụng tương tự.
=> Bé biếng ăn suy dinh dưỡng và giải pháp khắc phục.
Theo các vị lương y cho biết, khóc dạ đề ở trẻ chủ yếu do thần khí còn chưa phát triển đầy đủ, khả năng thích ứng còn yếu, trẻ dễ bị các tác động bên ngoài làm khiếp sợ. Một số nguyên nhân khác là trẻ bị tâm nhiệt (tang tâm nhiệt nóng), tỳ vị hư hàn (bụng lạnh, tiêu hóa yếu)…
Khóc dạ đề còn do hằng ngày trẻ nhỏ không được chăm sóc đầy đủ, ăn ngủ không có giờ giấc nhất định, ban ngày hoặc trước lúc ngủ đùa nghịch quá độ khiến thần kinh căng thẳng, kích thích quá mạnh. Trẻ nhỏ bị còi xương và suy dinh dưỡng cũng hay khóc dạ đề.
Bác sĩ cho biết, khóc dạ đề có rất nhiều nguyên nhân, trẻ cần phải thăm khám tìm hiểu rõ nguyên nhân cụ thể để có bài thuốc đặc trị phù hợp.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Bệnh Rối Loạn Tuần Hoàn Não Ở Người Trẻ Tuổi

Chứng bệnh thiểu năng tuần hoàn não hay còn gọi khác chứng rối loạn tuần hoàn não, thiếu máu não xảy ra khi có hiện tượng suy giảm tuần hoàn máu não. Người trẻ mắc thiểu năng tuần hoàn não có thể gặp phải những hậu quả khôn lường, vì đây là nhóm đối tượng trẻ tuổi có thể trạng, sức khỏe tốt, tâm lý thường chủ quan, không mấy lưu tâm tới các triệu chứng ban đầu của bệnh.

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não xảy ra với dấu hiệu ban đầu là những cơn thiếu máu não thoáng qua, thiếu máu não thoáng qua là một sự rối loạn nhất thời xảy ra tại não hoặc võng mạc, triệu chứng thường mất đi trong 24 giờ. Đây cũng được coi là triệu chứng ban đầu của nguy cơ mắc tai biến mạch máu não về sau. Khi không được chữa trị, các dấu hiệu của bệnh thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ tuổi sẽ dẫn tới không ít hệ lụy:

- Bệnh xảy ra ở mức độ nhẹ: người bệnh cảm thấy mỏi chân tay, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, chán chường, rối loạn cảm xúc, trí nhớ sa sút, tập trung kém… Đối với người trẻ tuổi, nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và công việc.

- Bệnh xảy ra ở mức độ nặng: xảy ra tình trạng nói lắp ở người bệnh, giao tiếp khó khăn, mất trí nhớ tạm thời. Bệnh xảy ra có sự kết hợp với các yếu tố bất lợi về huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường… người bễnh dễ mắc phải tai biến mạch máu não và có nguy cơ tử vong rất cao.

Nguyên nhân thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ tuổi

Hiện nay bệnh thiểu năng tuần hoàn não không còn chỉ xảy ra ở những người cao tuổi, mà đang dần có xu hướng trẻ hóa và trở nên phổ biến hơn. Với các nguyên nhân dẫn tới như:

- Thường xuyên làm việc trí óc căng thẳng.

- Gặp phải stress vì áp lực trong cuộc sống, công việc, gia đinh.

- Người trẻ thường có lối sống lười vận động, phụ thuộc nhiều vào công nghệ, thụ động, ít luyện tập thể lực.

- Có chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn đồ ăn giàu đạm và chất béo.

- Chưa có thói quen quan tâm đến các thay đổi về sức khỏe.

Phòng và điều trị thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ.

- Tăng cường rau xanh trong bữa ăn, hạn chế các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe tim mạch như: đồ ăn nhiều ngọt nhiều béo, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, nước ngọt có ga…

- Vận động thể lực thường xuyên, tập thể thao vừa sức, hạn chế dùng các thiết bị công nghệ.

- Thực hiện tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, hạn chế dùng các chất kích thích và thường xuyên vận động sẽ là phương án lý tưởng để phòng ngừa mọi bệnh tật, bao gồm cả chứng thiểu năng loạn tuần hoàn não.

Ngoài ra, có thể bổ sung các thực phẩm chức năng có tác dụng hoạt huyết, bổ máu, an thần để cải thiện tình trạng bệnh thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ tuổi.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Đái Tháo Đường Và Các Cơ Chế Gây Bệnh

Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa mà người bệnh mắc phải, có sự ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cơ thể. Chúng ta thường biết đến đái tháo đường với hai thể bệnh phổ biến là đái tháo đường type1 chiếm 10% số lượng người bệnh và 90% là đái tháo đường type2. Vậy cơ chế nào gây bệnh tiểu đường? Chúng ta cùng tìm hiểu cơ chế gây bệnh cho từng thể bệnh tiểu đường.

Benh tieu duong va cac co che gay benh


Cơ chế gây bệnh tiểu đường type1.
Hiện tại, cơ chế và nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type1 như nào chúng ta vẫn chưa biết rõ. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type1 có thể do:
Qua trung gian miễn dịch:
- Do có sự tiếp xúc: các yếu tố bên ngoài từ môi trường tấn công cơ thể như virut sởi, quai bị… cơ thể khi này giải phóng các kháng nguyên, kích thích cơ thể sản sinh kháng thể để hoạt hóa các phản ứng viêm tiểu đảo tự nhiên, tuyến tụy bị tấn công và bị phá hủy dẫn tới không còn khả năng sản xuất insulin.
- Các kháng thể sản sinh bất thường này có bản chất là protein trong máu (một phần của hệ miễn dịch cơ thể), nó được hình thành trong cơ thể người bệnh tiểu đường type1.
Không qua trung gian miễn dịch:
- Có thể không tìm thấy nguyên nhân hoặc nguyên nhân không rõ ràng.
- Có yếu tố di truyền được thể hiện rõ trong trường hợp này, gen gây bệnh tiểu đường có sự giống nhau.
=> Thiểu năng tuần hoàn não và những điều bạn cần biết.
Cơ chế gây bệnh tiểu đường type2.
Bệnh tiểu đường type2 có cơ chế gây bệnh liên quan mật thiết giữa sự rối loạn tiết insulin và đề kháng insulin.


Rối loạn tiết insulin: Có sự ảnh hưởng bởi việc tăng glucose trong máu làm tổn thương tế bào peta, dẫn tới tế bào peta của tuyến tụy bị suy giảm dẫn tới sự dối loạn tiết insulin của tụy. Rối loạn tiết insulin thường gặp ở người có thể trạng gầy gò.
Đề kháng insulin: mối liên hệ giữa insulin và cơ quan địch bị suy giảm hoặc mất tính nhạy cảm và thường gặp ở những người thừa cân béo phì.
Yếu tố tăng Glucagon: tế bào peta tuyến tụy tăng sinh nhiều glucagon hơn mức bình thường dẫn tới làm cho đường tích tụ trong máu tăng lên.
Yếu tố Incretin: đây là một hocmon được ruột tiết ra sau khi ăn, incretin có tác dụng kích thích tế bào peta tuyến tụy tăng sản xuất insulin, giảm tiết ra glucagon. Nếu hocmon incretin suy giảm sẽ dẫn tới insulin tiết ra không đủ để chuyển hóa đường sau khi ăn.
Tăng tái hấp thu glucose ở thận: glucose được thận tái hấp thu nhiều hơn mức bình thường dẫn tới làm tăng lượng đường tích tụ trong máu.
Rối loạn chức năng dẫn truyền thần kinh ở não: não bộ kiểm soát sự cân bằng giữa glucose và insulin và chất dẫn truyền thần kinh, trong quá trình dẫn truyền có sự rối loạn nào đó xảy ra làm mất sự cân bằng kiểm soát của não bộ, dẫn tới đường huyết sẽ tăng cao. Yếu tố này cũng liên quan đến việc thường xuyên bi stress, thèm ăn đồ ngọt…
=> Tai biến mạch máu não nguy hiểm như nào?

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Khắc Phục Tình Trạng Trẻ Biếng Ăn Cha Mẹ Nhé

Hẳn đã không ít lần các bậc phụ huynh có trẻ biếng ăn, đã trổ tài với các ngón nghề chỉ cốt sao cho con ăn dù chỉ một vài thìa cơm hay miếng thịt. Và cũng không ít lần cha mẹ băn khoăn tại sao bé nhà người khác lại ai uống dễ dàng thế, còn bé nhà mình thì lại vất vả với mọi biện pháp cũng không cải thiện… Vậy làm thế nào để trẻ thèm ăn hay thậm chí là không còn sợ ăn?

Để bé tự ăn giúp cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ (minh họa).

Chỉ gợi ý cho bé ăn khi bé đã đói.

Bé chưa đói thì ắt hẳn bé sẽ từ chối ăn đồ ăn. Hãy để cho bé biếng ăn nhà bạn biết đến cơn đói? Bạn hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn. Hãy đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ăn. Hãy quan sát và ghi nhớ thời gian bé đói, vào những giờ bé đói đấy hãy cho bé ăn. Trẻ em thích cuộc sống điều độ.

=> Bé mọc răng và những điều cha mẹ nên biết?

Hãy giảm những bữa ăn vặt.

Bạn thử xem liệu bé có hay ăn vặt không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.

Hãy giảm khẩu phần ăn của bé

Một bát cơm đầy có ngọn quả không kích thích sự thèm ăn của bé chút nào. Trái lại là đằng khác, nó khiến trẻ sợ và ngán. Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh.

Món ăn đa dạng đẹp mắt

Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé món trứng đúc thịt, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi bé không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử. Hơn nữa, bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam rực rỡ, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh, có cà chua đỏ…

Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột… Dù là cách nào, bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành.

Để bé tự ăn

Cha mẹ hãy để trẻ tự ăn nếu trẻ đã lớn tầm 2 hoặc 3 tuổi. Nếu mẹ cứ bón mãi, dần dần bé nhận thấy rằng ăn đúng là một việc chịu khó, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc, cũng là mẹ làm cho bé. Hãy làm sao để bé thấy rằng được ăn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy.

Cả nhà cùng ăn

Ngồi ăn một mình thật buồn chán. Nếu bố kể chuyện có một con chim đến làm tổ trong vườn nhà thế nào, mẹ thì kể một chuyện vui khi đi chợ… Thế là bé vừa ăn vừa giỏng tai nghe, quên khuấy cái bát cơm đáng ghét.

=> Khắc phục tình trạng bé hay ốm cha mẹ nên biết!