Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Đái Tháo Đường Và Các Cơ Chế Gây Bệnh

Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa mà người bệnh mắc phải, có sự ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cơ thể. Chúng ta thường biết đến đái tháo đường với hai thể bệnh phổ biến là đái tháo đường type1 chiếm 10% số lượng người bệnh và 90% là đái tháo đường type2. Vậy cơ chế nào gây bệnh tiểu đường? Chúng ta cùng tìm hiểu cơ chế gây bệnh cho từng thể bệnh tiểu đường.

Benh tieu duong va cac co che gay benh


Cơ chế gây bệnh tiểu đường type1.
Hiện tại, cơ chế và nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type1 như nào chúng ta vẫn chưa biết rõ. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type1 có thể do:
Qua trung gian miễn dịch:
- Do có sự tiếp xúc: các yếu tố bên ngoài từ môi trường tấn công cơ thể như virut sởi, quai bị… cơ thể khi này giải phóng các kháng nguyên, kích thích cơ thể sản sinh kháng thể để hoạt hóa các phản ứng viêm tiểu đảo tự nhiên, tuyến tụy bị tấn công và bị phá hủy dẫn tới không còn khả năng sản xuất insulin.
- Các kháng thể sản sinh bất thường này có bản chất là protein trong máu (một phần của hệ miễn dịch cơ thể), nó được hình thành trong cơ thể người bệnh tiểu đường type1.
Không qua trung gian miễn dịch:
- Có thể không tìm thấy nguyên nhân hoặc nguyên nhân không rõ ràng.
- Có yếu tố di truyền được thể hiện rõ trong trường hợp này, gen gây bệnh tiểu đường có sự giống nhau.
=> Thiểu năng tuần hoàn não và những điều bạn cần biết.
Cơ chế gây bệnh tiểu đường type2.
Bệnh tiểu đường type2 có cơ chế gây bệnh liên quan mật thiết giữa sự rối loạn tiết insulin và đề kháng insulin.


Rối loạn tiết insulin: Có sự ảnh hưởng bởi việc tăng glucose trong máu làm tổn thương tế bào peta, dẫn tới tế bào peta của tuyến tụy bị suy giảm dẫn tới sự dối loạn tiết insulin của tụy. Rối loạn tiết insulin thường gặp ở người có thể trạng gầy gò.
Đề kháng insulin: mối liên hệ giữa insulin và cơ quan địch bị suy giảm hoặc mất tính nhạy cảm và thường gặp ở những người thừa cân béo phì.
Yếu tố tăng Glucagon: tế bào peta tuyến tụy tăng sinh nhiều glucagon hơn mức bình thường dẫn tới làm cho đường tích tụ trong máu tăng lên.
Yếu tố Incretin: đây là một hocmon được ruột tiết ra sau khi ăn, incretin có tác dụng kích thích tế bào peta tuyến tụy tăng sản xuất insulin, giảm tiết ra glucagon. Nếu hocmon incretin suy giảm sẽ dẫn tới insulin tiết ra không đủ để chuyển hóa đường sau khi ăn.
Tăng tái hấp thu glucose ở thận: glucose được thận tái hấp thu nhiều hơn mức bình thường dẫn tới làm tăng lượng đường tích tụ trong máu.
Rối loạn chức năng dẫn truyền thần kinh ở não: não bộ kiểm soát sự cân bằng giữa glucose và insulin và chất dẫn truyền thần kinh, trong quá trình dẫn truyền có sự rối loạn nào đó xảy ra làm mất sự cân bằng kiểm soát của não bộ, dẫn tới đường huyết sẽ tăng cao. Yếu tố này cũng liên quan đến việc thường xuyên bi stress, thèm ăn đồ ngọt…
=> Tai biến mạch máu não nguy hiểm như nào?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét