Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Chăm Sóc Cho Trẻ Hay Ốm Như Thế Nào?

Tình trạng trẻ hay ốm bố mẹ cần phải lưu ý tới nhiệt độ và chế độ ăn cho bé. Và cần quan tâm chăm sóc trẻ một cách hợp lý để tránh cho bé quấy khóc và mệt mỏi, khó chịu…
Có nên đưa con tới bác sĩ khi sốt?
Dù cho bé có sốt cao hay không, bố mẹ cũng nên đưa con đi khám ngay. Chỉ có ở bệnh viện hay phòng khám, các bác sĩ có nhiều phương tiện để khám bệnh cho con.
Có cần chăn mền cho cháu không?
Trường hợp con đang sốt, bố mẹ không nên đắp thêm chăn mền cho bé, vì sẽ làm tăng thêm nhiệt. Cần giữ nhiệt độ phòng ở mức 20-22 độ C và không để gió lùa, nên cho bé mặc áo quần rộng, thoáng…

bé hay ốm

Chăm sóc thế nào để bé dễ chịu?
- Giữ cho phòng thoáng và đủ ấm.
- Lau mặt, rửa chân tay cho trẻ bình thường như mọi ngày.
- Cha mẹ có thể tắm cho con bằng nước nóng ấm ở 37 độ C và tránh để gió lùa vào phòng tắm.
- Mỗi khi ốm trẻ luôn muốn có bố hoặc mẹ, ông bà ở bên cạnh. Bé sẽ thấy an tâm và được an ủi nhiều mỗi khi cảm thấy khó chịu. Nếu không có điều kiện ở bên bé, hay cho bé nhiều đồ chơi, sách tô màu để bé vui chơi.
- Luôn giữ sự lạc quan trước mặt bé với tình trạng ốm của bé.
=> Khi bé mọc răng bé cũng có thể bị sốt mẹ cần lưu ý nhé.

Khi con ra nhiều mồ hôi cần làm gi?
Trường hợp bé sốt và đổ nhiều mồ hôi, điều này là rất tốt. Đây là phản ứng của cơ thể làm thân nhiệt giảm xuống. Cha mẹ nên lau khô người và thay đồ cho bé.
Có cần bắt bé nằm tại giường không?
- Khi bé bị ốm bé sẽ tự động nằm nghỉ nếu mệt. Nhưng nếu bé không muốn nằm, cha mẹ hãy để bé ngồi dậy chơi hoặc đi lại trong nhà, đi tất để giữ ấm chân cho bé.
- Với các bé bị bệnh đang điều trị lâu hoặc còn trong thời gian phục hồi sức khỏe, cha mẹ hãy để con chơi bình thường, chỉ nên tránh những trò chơi làm bé kích động và không nên cho bé chơi với trẻ khác để tránh lây nhiễm.

Chế độ ăn của trẻ như thế nào?
Ở trẻ sơ sinh nếu không bị tướt có thể cho trẻ ăn bình thường, không nên ép trẻ ăn và cần cho trẻ uống thêm nước.
- Trường hợp trẻ đi tướt nên ngừng cho con bú và cho ăn theo chế độ riêng.
- Với các trẻ lớn có thể cho ăn súp, nước rau, chuối nghiền…
Khi trẻ nhận thấy trẻ có dấu hiệu khỏi bệnh, cha mẹ hãy dần cho trẻ ăn trở lại chế độ ăn bình thường.
- Trường hợp trẻ bị sốt, cha mẹ hãy cho con uống nhiều nước vì sốt làm cơ thể thiếu nước, để dễ uống ngoài nước lọc có thẻ cho con uống nước cam, nước chanh, nước rau…
- Thông thường trẻ sẽ thích uống nước lạnh hơn nước nóng, cha mẹ hãy cho con uống nước mát nhất là trường hợp hay bị nôn ói.
=> Khi trẻ ốm trẻ biếng ăn là chuyện thường, cha mẹ cần giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn nhé.

Giờ giấc chăm sóc như thế nào?
-Chăm sóc có giờ giấc giúp con đỡ mệt mỏi hơn là phải lan man cả ngày. Sau khi chăm sóc con, cha mẹ nên ghi thân nhiệt đo đước ban sáng và chiều lại cùng các hiện tượng nếu có như: nôn ói, đi tướt, ho,… để dễ dàng thông tin khi cần thiết.
- Cần cách ly bé với các bé khác và cả với người mang bầu nếu bé mắc bệnh lây lan.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Di Chứng Nguy Hiểm Do Tai Biến Mạch Máu Não

Đột quỵ não hay tên gọi khác là tai biến mạch máu não, đây là một trong những bệnh lý có nguy cơ gây tử vong rất cao. Bệnh xảy ra do máu cung cấp nuôi não bị gián đoạn đột ngột, biểu hiện chủ yếu qua các dạng chính là nhồi máu não (do tắc mạch máu não) và xuất huyết não (do chảy máu não). Trong đó, hiện tượng tai biến mạch máu não do nhồi máu não xảy ra chiếm 85%, do xuất huyết não chiếm 15%. Bệnh xảy ra để lại nhiều di chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não để lại những biến chứng gì?
Kết quả thống kê phòng chống đột quỵ não cho thấy, trong số hơn nửa bệnh nhân qua cơn tai biến mạch máu não được cứu sống, có tới 90% mắc di chứng vận động, 68% gặp phải biến chứng vừa và nhẹ, 27% gặp phải di chứng nặng. Trong đó, di chứng liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, không tự chủ trong tiểu tiện là những di chứng hay gặp ở người bệnh nhất.
Liệt nửa người: theo thống kê di chứng này có tới 90% người bị tai biến mạch máu não gặp phải. Đây được coi là di chứng nặng nề nhất, người bệnh gặp khó khăn trong đi lại và cử động tay chân. Những bệnh nhân này, dễ mắc thêm chứng rối loạn tâm lý do mặc cảm bản thân.
Rối loạn ngôn ngữ: không phát âm được là biểu hiện thường thấy. Do người bệnh bị méo miệng, phát âm bị mất nguyên âm cuối. Trường hợp nặng, người bệnh sau tai biến không nói được và cứ bập bẹ như trẻ tập nói.
Không tự chủ tiểu tiện: đây là di chứng thường gặp nhất ở người bệnh sau tai biến mạch máu não xảy ra. Do không chủ động được trong tiểu tiện, người bệnh gặp phải những bất tiện trong cuộc sống, dễ tở nên cáu gắt, bức bối và mệt mỏi.
Ngoài việc phải hứng chịu những di chứng sau đột quỵ não, người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ tai biến mạch máu não tái phát với hậu quả và chi phí nặng nề hơn so với lần đầu.
Chủ động phòng ngừa tai biến mạch máu não như thế nào?
Bệnh lý tai biến mạch máu não tuy xảy ra đột ngột nhưng là do không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như ăn uống thiếu khoa học, lười vận động, môi trường sống ô nhiễm và các bệnh lý mạn tình như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, rối loạn mỡ máu…
Các yếu tố nguy cơ trên đã kích thích tăng sinh gốc tự do trong quá trình chuyển hóa tại não, dẫn tới hình thành và phát triển các mảng xơ vữa khiến lòng mạch bị thu hẹp, lưu thông máu gặp khó khăn dẫn tới thiếu máu cung cấp cho não. Khi các mảng sơ vữa bong ra kết hợp với tế bào máu và các yếu tố khác hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn ở nhiều vị trí trong mạch máu não, dẫn tới tai biến mạch máu não xảy ra.
Vì vậy, để phòng ngừa tai biến mạch máu não xảy ra, chúng ta cần chủ động chăm sóc não bộ, kiểm soát gốc tự do để bảo vệ máu máu, tránh hình thành xơ vữa mạch máu và cục máu đông. Giúp dự phòng sớm và can thiệp tận gốc nguy cơ đột quỵ.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, vận động thể lực thường xuyên. Tránh căng thẳng, mất ngủ, stress cũng như cần hạn chế bia rượu và từ bỏ thuốc lá.
=> Bệnh thiểu năng tuần hoàn não không còn đáng lo ngại, bạn biết chưa.

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Dấu Hiệu Và Ngăn Ngừa Chứng Thiểu Năng Tuần Hoàn Não

Rối loạn tuần hoàn não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não đang trở nên phổ biến trong xã hội, những triệu chứng của bệnh xảy ra gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và công việc mỗi ngày. Ở giai đoạn đầu bệnh thiểu năng tuần hoàn nào còn có thể bù trừ, về sau khi chuyển sang giai đoạn mất bù với những cơn thiếu máu não thoáng qua.
Triệu chứng của chứng rối loạn tuần hoàn não.
Những dấu hiểu gặp phải như tay chân một bên người mỏi, có cảm giác tê bì, co giật, đang trí, khó nói… Những rối loạn này nếu không được điều trị kịp thời sẽ phát triển nặng hơn nhất là những người có sẵn các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch…
thiểu năng tuần hoàn não

Triệu chứng đau đầu là hay gặp nhất (minh họa)
Biểu hiện của rối loạn tuần hoàn não cấp tính là chứng tai biến mạch máu não, là bệnh nguy hiểm. Biểu hiện của bệnh thường là đau đầu dữ dội, hôn mê, nôn và buồn nôn, liệt chi, miệng méo, xuất huyết não, chảy máu não… người bệnh dễ tử vong.
Rối loạn tuần hoàn não mạn tính chính là biểu hiện của tình trạng thiếu máu não mạn tính, chúng có biểu hiện như sa sút trí tuệ ở người cao tuổi, đau đầu, chóng mặt….
Các rối loạn tuần hoàn não xảy ra ít nhiều có phù não, bệnh gây ra các rối loạn về tâm lý của người bệnh như: người bệnh dễ nóng giận, buồn vui thất thường, dễ lãng quên, thậm chí không nhớ được tên người trước mặt. Các rối loạn còn có thể gặp nữa, là rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh cảm giác nóng bừng bừng, toát mồ hôi, thở khó, lạnh các ngón chân và tay, sởn gai ốc… và rối loạn kích thích, rối loạn đại tiểu tiện…
Cần làm gì để phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não.
Để giúp phòng ngừa bệnh thiểu năng tuần hoàn não hiệu quả nhất, với người cao tuổi không nên ăn hoặc nên ăn ít mỡ động vật, kiêng rượu bia vì rượu bia làm ảnh hưởng nghiêm trọng chức năng của gan,… Tuyệt đối không hút thuốc lá và thuốc lào. Hạn chế sử dụng dầu động vật và không lạm dụng cả dầu thực vật trong chế biến món an. Người cao tuổi nên thường xuyên tập luyện thể lực mỗi ngày, với bài tập phù hợp và nhẹ nhàng.
Đối với những người có bị kèm tăng huyết áp cần đề phòng tai biến mạch máu não xảy ra. Vậy nên, những người bị rối loạn tuần hoàn não cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế và được theo dõi, điều trị và tư vấn các vấn đề sức khỏe một cách khoa học nhất.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Dưỡng Chất Đầy Đủ Và Cân Đối Cho Bé Biếng Ăn Khi Vào Lớp 1

Khi bước vào lớp 1 tình trạng bé biếng ăn thường xảy ra, là do thay đổi môi trường. Khi này cha mẹ cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
trẻ biếng ăn

Khi trẻ lên 6 tuổi, trẻ có sự thay đổi về môi trường học từ mẫu giáo lên lớp 1 dẫn tới tâm sinh lý bị thay đổi. Trẻ thường có những biểu hiện dễ nhận biết như: trẻ bị sút cân, trẻ biếng ăn, ngủ không ngon giấc hay giật mình, hay đổ mồ hôi trộm… Nếu lúc này, bố mẹ ép trẻ ăn nhiều sẽ dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, khi chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo và phù hợp thì trẻ dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, trẻ hay ốm yếu hơn và không đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Theo các bác sĩ chuyên khoa của Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết: với các bé khi bước vào lớp 1 thường sẽ xuất hiện tình trạng biếng ăn tâm lý tạm thời. Cha mẹ cần quan tâm theo dõi sự thay đổi hàng ngày của con để điều chỉnh thực đơn phù hợp và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con.
Chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý.
Nếu chỉ trông vào chế độ ăn uống như ở trường, rất khó để đảm bảo rằng trẻ sẽ nhận được đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, vì thể bố mẹ cần bổ sung thêm dưỡng chất vào bữa sáng và bữa tối cho con.
Theo các chuyên gia dinh dương cho biêt, lượng thực phẩm cần thiết trong một ngày đối với trẻ 6 tuổi bao gồm:
- Chất tinh bột cần từ 300-350g.
- Các loại thịt và tôm cá cần từ 200-250g.
- Sữa cần từ 400-500ml.
- Hàm lượng dầu mờ cần từ 30-40g.
- Lượng rau xanh trong ngày cần 300g.
- Các loại quả chín cần 300g.
- Lượng đường cần 20g.
Các chuyên gia dinh dưỡng, cũng đưa ra một số ý kiến cho cha mẹ biết để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho bé như sau:
- Các nhóm thực phẩm nên chế biến phong phú, đa dạng. Ví dụ thịt tôm cá hay rau có thể xào, rán, sốt còn hoa quả thì chế thành nước ép, sinh tố…
- Sau khi đi học về, cho trẻ ăn nhẹ bằng phô mai, váng sữa…
- Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn 2 tiếng.
- Duy trì mỗi bữa ăn của trẻ trong 30-40 phút. Nếu trẻ không ăn hết cơm thì không nên ép mà thay bằng sữa và hoa quả sau đó.
- Tăng khẩu phần ăn trong một bữa và giảm số bữa trong một ngày (chỉ gồm 3 bữa chính sáng, trưa, tối)
Điều quan trọng là bố mẹ tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trong giai đoạn quá độ từ mẫu giáo sang cấp 1 để bé không bị bỡ ngỡ, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mà vẫn đảm bảo sức khỏe.

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Gạo Lứt Chọn Lựa Tốt Cho Người Đái Tháo Đường

Gạo lứt nguyên cám được khuyến cáo giúp giảm sự tích tụ mảng bám động mạch, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và giảm cholesterol. Ngoài ra gạo lứt giải phóng đường chậm và giàu chất xơ, nên rất thích hợp với những người muốn giảm cân và người mắc đái tháo đường. Bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu lợi ích của gạo lứt đối với sức khỏe và giá trị dinh dưỡng.


Gạo lứt giàu chất xơ: có giá trị rất lớn với sức khỏe nhờ hàm lượng chất xơ cao có trong gạo lứt. Các chất xơ tự nhiên có trong gạo lứt có khả năng gắn kết các chất gây ung thư và các chất độc trong cơ thể, rồi loại bỏ không cho chúng bám vào thành ruột.
Gạo lứt giải phóng đường chậm: gạo lứt giúp ổn định mức đường máu. Nên nó là lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu cho thấy ăn gạo lứt hàng ngày giúp giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường lên tới 60% và những người thường xuyên ăn gạo trắng có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường cao hơn 100 lần.
Gạo lứt giàu Selen: khoáng chất selem trong gạo lứt giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh như ung thư, tim mạch và viêm khớp.
Hàm lượng Mangan cao trong gạo lứt: với một chén gạo lứt có thể cung cấp tới 80% nhu cầu mangan mỗi ngày. Khoáng chất mangan giúp cơ thể tổng hợp các chất béo, cũng như lợi ích cho hệ thống thần kinh và sinh sản của chúng.
=> Bạn không cần phải lo lắng bệnh thiểu năng tuần hoàn não nữa.
Gạo lứt giàu dầu tự nhiên: gạo lứt chứa nhiều hàm lượng dầu tự nhiên rất có lợi cho cơ thể giúp bình thường hóa nồng độ cholesterol trong cơ thể.
Gạo lứt giúp giảm cân: chất xơ có trong gạo lứt giúp chức năng ruột hoạt động tốt, dễ dàng tiêu hóa. Sự bổ sung gạo lứt vào chế độ ăn giúp ngăn ngừa tăng cân rất tốt.
Giúp giảm cholesterol máu: gạo lứt nguyên cám do không mất đi tính trọn vẹn như gạo qua tinh chế, nên nó được chứng minh làm giảm sự tích tụ các mảm bám thành động mạch, giảm nguy cơ tim mạch và giảm cholesterol trong máu.
Gạo lứt giàu chất chống oxy hóa: đây là một trong những giá trị tốt của gạo lứt, kết hợp với các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như quả việt quất, dâu tây, các loại trái cây khác và các loại rau. Thì khả năng chống oxy hóa của gạo lứt được đánh giá rất cao.
=> Tai biến mạch máu não nguy hiểm bạn biết những gì?
Qua đây, gạo lứt có thể được sử dụng thay thế cho gạo trắng trong hầu hết các công thức nấu ăn chay và cũng cung cấp hương vị đầy đủ, phong phú và hấp dẫn. Bột gạo lứt cũng có thể được sử dụng cho công thức làm bánh chay, bánh mì và bánh nướng. Vậy gạo lứt hẳn là sự lựa chọn tốt cho sức khỏe.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Phòng Ngừa Tai Biến Mạch Máu Não Hiệu Quả

Bệnh tai biến mạch máu não là bệnh liên quan tới hệ thần kinh rất phổ biến hiện nay, hệ lụy của nó gây ra rất lớn ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh cũng như xã hội. Vì vậy việc phòng ngừa tai biến mạch máu não là điều rất quan trọng.

Phòng Ngừa Tai Biến Mạch Máu Não Hiệu Quả

1. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.
- Gia vị hàng ngày như: tỏi, ớt, gừng, hạt tiêu, hành tây là những gia vị được khuyến khích sử dụng giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não.
- Ăn các loại trái cây giàu vitamin C và kali như: chuối, cam, bưởi… giúp cải thiện chức năng, ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch có tác dụng phòng ngừa đột quỵ não.
- Ăn các loại rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ và axit folic như: súp lơ, rau màu xanh đậm… có tác dụng giảm cholesterol và tăng tuần hoàn máu.
- Hạn chế: muối và các thực phẩm chứa hàm lượng muối cao. Khi chế biến đồ ăn nên giảm thiểu lượng muối, hạn chế các đồ ăn được chế biến sẵn vì các loại đồ ăn này thường chứa hàm lượng muối cao.
- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo như các loại thịt có màu đỏ, nội tạng động vật,..
2. Thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh.
Không hút hoặc cai thuốc lá, hạn chế hoặc bỏ uống rượu bia, hoạt động thể lực thường xuyên, luôn tạo cuộc sống tinh thần vui tươi từ đó giảm yếu tố nguy cơ xảy ra các bệnh tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. Và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh.
=> Bạn muốn biết vì sao bệnh thiểu năng tuần hoàn não không còn là nỗi lo.
3. Cần tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ.
Không nên tắm ngay sau khi lao động nặng hoặc đi ngoài trời nắng nóng về. Sáng sớm lúc thức dậy, để phòng tai biến xảy ra không nên bật dậy ra khỏi giường ngay.
Khi gặp các dấu hiệu như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, tê bì chân tay, nói khó khăn hoặc không hiểu người khác, liệt nửa người, liệt tay chân… nhanh chóng cấp cứu để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
4. Đi bộ 20 – 30 phút mỗi ngày.
Hãy dành khoảng 20-30 phút mỗi ngày để đi bộ, qua đó giúp giảm nguy cơ tai biến mạch máu não tới 30%. Và theo một nghiên cứu được thực hiện với hơn 40 nghìn người trong thời gian 12 năm, thực hiện đi bộ với cường độ cao còn có thể giảm tới 40% nguy cơ xảy ra tai biến mạch máu não.

Phòng Ngừa Tai Biến Mạch Máu Não Hiệu Quả

5. Tạo thói quen ngủ 7h mỗi ngày.
Với những người thực hiện ngủ đủ giờ mỗi đêm kéo dài khoảng 7 tiếng, giúp giảm 63% nguy cơ tai biến mạch máu não xảy ra so với người ngủ hơn 10 tiếng. Và những người ngủ có ngáy, theo nghiên cứu cũng chỉ ra người đó có khả năng phát triển hội chứng trao đổi chất, một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ xảy ra, cũng như phát triển bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Khắc Phục Khóc Đêm Ở Trẻ Sơ Sinh

Tình trạng trẻ khóc dạ đề (khóc đêm) là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, trẻ quấy khóc vào khung giờ cố định mặc dù ban ngày trẻ rất ngoan và không có biểu hiện gì. Thời gian khóc kéo dài 3 tiếng, ba bốn ngày trên tuần. Tình trạng trẻ khóc dạ đề khiến cha mẹ cũng như người thân rất lo lắng và lúng túng đối phó.
trẻ khóc dạ đề

Khóc dạ đề là gì?
- Theo Đông y: hiện tượng trẻ khóc đêm thường xuất hiện ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, và được gọi là chứng “Tiêu nhi dạ đề”. Về đêm trẻ quấy khóc, khó chịu chăn trở, ngủ không yên; trẻ ngủ nhưng thỉnh thoảng giật mình tỉnh giấc khóc thét. Thường thì trẻ khóc từng đợt, cũng có khi khóc lè nhè cả đêm.
- Theo y học hiện đại: hiện tượng trẻ khóc dạ đề là do tăng nhu động ruột. Bình thường nhu động ruột điều hòa không đau, nhưng nhu động nhuột đột nhiên tăng lên, không đều gây đau bụng dữ dội làm cho trẻ khó chịu quấy khóc, khóc hết cơn đau thì nín.
=> Bé hay ốm và những điều mẹ cần lưu ý.
Cách chữa khóc dạ đề cho trẻ.
- Nếu mẹ còn đang cho bé bú, hãy tránh xa những loại thức ăn có tính kích thích như hành, tỏi, cà ri, sô cô la, cà phê… các loại thực phẩm này theo sữa mẹ và gây kích thích ruột trẻ khiến trẻ quấy khóc.
- Khi mẹ cho con bú hãy cho trẻ bú nơi kín gió, môi tường yên tĩnh, giảm tiếng ồn và tắt bớt đèn.
- Bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho bé hệ tiêu hóa khỏe mạnh thông qua men vi sinh. Hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa gần như vô trùng, nên rất dễ phản ứng với các tác nhân bên ngoài. Mà lợi khuẩn quan trọng nhất với trẻ là vi khuẩn ruột kết, mẹ nên bổ sung men vi sinh vào sữa hoặc rắc chút ít lên núm ti trước khi cho bé bú.
- Với trẻ bị đầy hơi, mẹ có thể chữa cho bé bằng các thảo mộc. Mỗi khi sử dụng, mẹ lấy một ít thảo mộc hãm nước ít nhất 10 phút cho trẻ uống. Nếu trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ mỗi ngày uống khoảng 3 tách trà trên. Với các bé lớn hơn, mẹ cho bé uống 1-2 muỗng mỗi lần và 3 lần mỗi ngày, tốt nhất sau mỗi cữ bú. Hoặc mẹ có thể pha 1-2 tách trà vào nước tắm cho bé cũng có tác dụng tương tự.
=> Bé biếng ăn suy dinh dưỡng và giải pháp khắc phục.
Theo các vị lương y cho biết, khóc dạ đề ở trẻ chủ yếu do thần khí còn chưa phát triển đầy đủ, khả năng thích ứng còn yếu, trẻ dễ bị các tác động bên ngoài làm khiếp sợ. Một số nguyên nhân khác là trẻ bị tâm nhiệt (tang tâm nhiệt nóng), tỳ vị hư hàn (bụng lạnh, tiêu hóa yếu)…
Khóc dạ đề còn do hằng ngày trẻ nhỏ không được chăm sóc đầy đủ, ăn ngủ không có giờ giấc nhất định, ban ngày hoặc trước lúc ngủ đùa nghịch quá độ khiến thần kinh căng thẳng, kích thích quá mạnh. Trẻ nhỏ bị còi xương và suy dinh dưỡng cũng hay khóc dạ đề.
Bác sĩ cho biết, khóc dạ đề có rất nhiều nguyên nhân, trẻ cần phải thăm khám tìm hiểu rõ nguyên nhân cụ thể để có bài thuốc đặc trị phù hợp.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Bệnh Rối Loạn Tuần Hoàn Não Ở Người Trẻ Tuổi

Chứng bệnh thiểu năng tuần hoàn não hay còn gọi khác chứng rối loạn tuần hoàn não, thiếu máu não xảy ra khi có hiện tượng suy giảm tuần hoàn máu não. Người trẻ mắc thiểu năng tuần hoàn não có thể gặp phải những hậu quả khôn lường, vì đây là nhóm đối tượng trẻ tuổi có thể trạng, sức khỏe tốt, tâm lý thường chủ quan, không mấy lưu tâm tới các triệu chứng ban đầu của bệnh.

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não xảy ra với dấu hiệu ban đầu là những cơn thiếu máu não thoáng qua, thiếu máu não thoáng qua là một sự rối loạn nhất thời xảy ra tại não hoặc võng mạc, triệu chứng thường mất đi trong 24 giờ. Đây cũng được coi là triệu chứng ban đầu của nguy cơ mắc tai biến mạch máu não về sau. Khi không được chữa trị, các dấu hiệu của bệnh thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ tuổi sẽ dẫn tới không ít hệ lụy:

- Bệnh xảy ra ở mức độ nhẹ: người bệnh cảm thấy mỏi chân tay, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, chán chường, rối loạn cảm xúc, trí nhớ sa sút, tập trung kém… Đối với người trẻ tuổi, nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và công việc.

- Bệnh xảy ra ở mức độ nặng: xảy ra tình trạng nói lắp ở người bệnh, giao tiếp khó khăn, mất trí nhớ tạm thời. Bệnh xảy ra có sự kết hợp với các yếu tố bất lợi về huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường… người bễnh dễ mắc phải tai biến mạch máu não và có nguy cơ tử vong rất cao.

Nguyên nhân thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ tuổi

Hiện nay bệnh thiểu năng tuần hoàn não không còn chỉ xảy ra ở những người cao tuổi, mà đang dần có xu hướng trẻ hóa và trở nên phổ biến hơn. Với các nguyên nhân dẫn tới như:

- Thường xuyên làm việc trí óc căng thẳng.

- Gặp phải stress vì áp lực trong cuộc sống, công việc, gia đinh.

- Người trẻ thường có lối sống lười vận động, phụ thuộc nhiều vào công nghệ, thụ động, ít luyện tập thể lực.

- Có chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn đồ ăn giàu đạm và chất béo.

- Chưa có thói quen quan tâm đến các thay đổi về sức khỏe.

Phòng và điều trị thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ.

- Tăng cường rau xanh trong bữa ăn, hạn chế các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe tim mạch như: đồ ăn nhiều ngọt nhiều béo, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, nước ngọt có ga…

- Vận động thể lực thường xuyên, tập thể thao vừa sức, hạn chế dùng các thiết bị công nghệ.

- Thực hiện tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, hạn chế dùng các chất kích thích và thường xuyên vận động sẽ là phương án lý tưởng để phòng ngừa mọi bệnh tật, bao gồm cả chứng thiểu năng loạn tuần hoàn não.

Ngoài ra, có thể bổ sung các thực phẩm chức năng có tác dụng hoạt huyết, bổ máu, an thần để cải thiện tình trạng bệnh thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ tuổi.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Đái Tháo Đường Và Các Cơ Chế Gây Bệnh

Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa mà người bệnh mắc phải, có sự ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cơ thể. Chúng ta thường biết đến đái tháo đường với hai thể bệnh phổ biến là đái tháo đường type1 chiếm 10% số lượng người bệnh và 90% là đái tháo đường type2. Vậy cơ chế nào gây bệnh tiểu đường? Chúng ta cùng tìm hiểu cơ chế gây bệnh cho từng thể bệnh tiểu đường.

Benh tieu duong va cac co che gay benh


Cơ chế gây bệnh tiểu đường type1.
Hiện tại, cơ chế và nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type1 như nào chúng ta vẫn chưa biết rõ. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type1 có thể do:
Qua trung gian miễn dịch:
- Do có sự tiếp xúc: các yếu tố bên ngoài từ môi trường tấn công cơ thể như virut sởi, quai bị… cơ thể khi này giải phóng các kháng nguyên, kích thích cơ thể sản sinh kháng thể để hoạt hóa các phản ứng viêm tiểu đảo tự nhiên, tuyến tụy bị tấn công và bị phá hủy dẫn tới không còn khả năng sản xuất insulin.
- Các kháng thể sản sinh bất thường này có bản chất là protein trong máu (một phần của hệ miễn dịch cơ thể), nó được hình thành trong cơ thể người bệnh tiểu đường type1.
Không qua trung gian miễn dịch:
- Có thể không tìm thấy nguyên nhân hoặc nguyên nhân không rõ ràng.
- Có yếu tố di truyền được thể hiện rõ trong trường hợp này, gen gây bệnh tiểu đường có sự giống nhau.
=> Thiểu năng tuần hoàn não và những điều bạn cần biết.
Cơ chế gây bệnh tiểu đường type2.
Bệnh tiểu đường type2 có cơ chế gây bệnh liên quan mật thiết giữa sự rối loạn tiết insulin và đề kháng insulin.


Rối loạn tiết insulin: Có sự ảnh hưởng bởi việc tăng glucose trong máu làm tổn thương tế bào peta, dẫn tới tế bào peta của tuyến tụy bị suy giảm dẫn tới sự dối loạn tiết insulin của tụy. Rối loạn tiết insulin thường gặp ở người có thể trạng gầy gò.
Đề kháng insulin: mối liên hệ giữa insulin và cơ quan địch bị suy giảm hoặc mất tính nhạy cảm và thường gặp ở những người thừa cân béo phì.
Yếu tố tăng Glucagon: tế bào peta tuyến tụy tăng sinh nhiều glucagon hơn mức bình thường dẫn tới làm cho đường tích tụ trong máu tăng lên.
Yếu tố Incretin: đây là một hocmon được ruột tiết ra sau khi ăn, incretin có tác dụng kích thích tế bào peta tuyến tụy tăng sản xuất insulin, giảm tiết ra glucagon. Nếu hocmon incretin suy giảm sẽ dẫn tới insulin tiết ra không đủ để chuyển hóa đường sau khi ăn.
Tăng tái hấp thu glucose ở thận: glucose được thận tái hấp thu nhiều hơn mức bình thường dẫn tới làm tăng lượng đường tích tụ trong máu.
Rối loạn chức năng dẫn truyền thần kinh ở não: não bộ kiểm soát sự cân bằng giữa glucose và insulin và chất dẫn truyền thần kinh, trong quá trình dẫn truyền có sự rối loạn nào đó xảy ra làm mất sự cân bằng kiểm soát của não bộ, dẫn tới đường huyết sẽ tăng cao. Yếu tố này cũng liên quan đến việc thường xuyên bi stress, thèm ăn đồ ngọt…
=> Tai biến mạch máu não nguy hiểm như nào?

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Khắc Phục Tình Trạng Trẻ Biếng Ăn Cha Mẹ Nhé

Hẳn đã không ít lần các bậc phụ huynh có trẻ biếng ăn, đã trổ tài với các ngón nghề chỉ cốt sao cho con ăn dù chỉ một vài thìa cơm hay miếng thịt. Và cũng không ít lần cha mẹ băn khoăn tại sao bé nhà người khác lại ai uống dễ dàng thế, còn bé nhà mình thì lại vất vả với mọi biện pháp cũng không cải thiện… Vậy làm thế nào để trẻ thèm ăn hay thậm chí là không còn sợ ăn?

Để bé tự ăn giúp cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ (minh họa).

Chỉ gợi ý cho bé ăn khi bé đã đói.

Bé chưa đói thì ắt hẳn bé sẽ từ chối ăn đồ ăn. Hãy để cho bé biếng ăn nhà bạn biết đến cơn đói? Bạn hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn. Hãy đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ăn. Hãy quan sát và ghi nhớ thời gian bé đói, vào những giờ bé đói đấy hãy cho bé ăn. Trẻ em thích cuộc sống điều độ.

=> Bé mọc răng và những điều cha mẹ nên biết?

Hãy giảm những bữa ăn vặt.

Bạn thử xem liệu bé có hay ăn vặt không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.

Hãy giảm khẩu phần ăn của bé

Một bát cơm đầy có ngọn quả không kích thích sự thèm ăn của bé chút nào. Trái lại là đằng khác, nó khiến trẻ sợ và ngán. Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh.

Món ăn đa dạng đẹp mắt

Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé món trứng đúc thịt, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi bé không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử. Hơn nữa, bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam rực rỡ, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh, có cà chua đỏ…

Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột… Dù là cách nào, bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành.

Để bé tự ăn

Cha mẹ hãy để trẻ tự ăn nếu trẻ đã lớn tầm 2 hoặc 3 tuổi. Nếu mẹ cứ bón mãi, dần dần bé nhận thấy rằng ăn đúng là một việc chịu khó, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc, cũng là mẹ làm cho bé. Hãy làm sao để bé thấy rằng được ăn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy.

Cả nhà cùng ăn

Ngồi ăn một mình thật buồn chán. Nếu bố kể chuyện có một con chim đến làm tổ trong vườn nhà thế nào, mẹ thì kể một chuyện vui khi đi chợ… Thế là bé vừa ăn vừa giỏng tai nghe, quên khuấy cái bát cơm đáng ghét.

=> Khắc phục tình trạng bé hay ốm cha mẹ nên biết!

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Điều Trị Đái Tháo Đường Theo Y Học Cổ Truyền

Theo y học học cổ truyền, bệnh tiểu đường thuộc phạm trù "Tiêu khát". Do tân dịch trong cơ thể người bệnh bị đốt cháy, sinh ra chứng tiêu khát làm cơ thể phát sinh nhu cầu ăn uống nhiều để bù đáp tân dịch bị đốt cháy. Tiêu khát đốt cháy theo nhiều hình thức, kết quả cuối sinh ra là chứng: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều làm cơ thể gầy còm nhanh chóng, nước tiểu có nhiều đường…

Dieu-tri-benh-tieu-duong-theo-y-hoc-co-truyen

Kết hợp các dược vị mà y học cổ truyền cho các bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả (minh họa).

Nguyên nhân phát sinh bệnh theo y học cổ truyền.

Theo Đông Y bệnh đái tháo đường chủ yếu do cơ thể vốn âm hư, suy nhược ngũ tạng, ăn uống không điều độ ăn quá nhiều đồ ngọt và chất béo. Do cơ thể mất điều hòa, lao động và quan hệ quá độ dẫn tới thận âm suy, phế vị táo nhiệt. Thận âm hư là gốc, thể táo nhiệt là ngọn, bệnh lâu ngày kéo dài dẫn tới âm tổn hại tới dương, dương hư hàn ngưng làm ứ huyết bên trong cơ thể.

Y học cổ truyền điều trị bệnh tiểu đường.

Theo từng thể trạng bệnh, đông y có nhiều phương pháp bốc thuốc và điều trị tiểu đường khác nhau, đem đến nhiều tác dụng hiệu quả.

Thể táo vị nhiệt, thiên về thượng tiêu:

Biểu hiện chứng trạng táo vị nhiệt xuất hiện phiền khát uống nhiều, cơ thể mau và hay đói, hình dáng cơ thể gầy còm, miệng lưỡi khô ráo, mép lưỡi nhợt đỏ, mạch hoạt sác. Phương pháp điều trị nhằm mục tiêu nhuận táo, dưỡng âm, thanh nhiệt. Từ những dấu hiệu và mục tiêu cần đạt được, y học cổ truyền có bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả gồm các dược vị: dược vị chính Nhân sâm thang, Bạch hổ gia ích vị thang gia giảm thêm gồm: sinh thạch cao sắc trước 60g, 6g cam thảo, thiên hoa phấn, đằng sâm, ngọc trúc, sa sâm mỗi loại 15g, sinh địa 30g, mạch đông 12g.

Thể trường vị hỏa uất, thiên về trung tiêu:

Triệu chứng thể trạng bệnh cơ thể mau đói, ăn rất nhiều nhưng cơ thể gầy sút cân nhanh, ruột cồn cào. Mục tiêu điều trị nhằm dưỡng vị sin tân. Dừa vào đây đông y học đưa ra bài thuốc Tăng Dịch Thăng điều trị bệnh bao gồm dược vị Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn, Thiên hoa phấn mỗi loại 32g và 10g Hoàng liên.

Thể thận âm suy, thiên về hạ tiêu:

Triệu chứng của chứng trạng là nước tiểu đục vẩn màu, đi tiểu nhiều lần với lượng nước nhiều, lưng eo mỏi mất sức, miệng khô lưỡi đỏ, lưỡi nhẵn đỏ không rêu, mạch tế sác. Mục tiêu điều trị cần đạt được tư dưỡng thận âm. Từ đó y học cổ truyền đúc rút cho ra bài thuốc chữa trị hiệu quả gồm thành phần sau: Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm 15g các loại Sinh đại, Sơn thù du, Thục địa; 12g mỗi loại Phục linh, Trạch tả, Nữ trinh tử, Bạch thược, Cẩu kỷ tử, Đồng tật lê; 30g Hoài sơn dược và 9g Đan bì.

Thể âm dương đều hư:

Triệu chứng thể âm dương hư người bệnh có biểu hiện như đi tiểu nhiều lần, nước tiểu vẩn đục như có đường, thần sắc sám đen hoặc trắng bệch, có phù , đi ngoài nát nặng thì lỏng, luôn thấy sợ lạnh sợ rét, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm. Mục tiêu điều trị nhằm đạt tư dưỡng thận âm, ôn bổ thận dương. Để đạt được mục tiêu đề ra, y học cổ truyền áp dụng bài thuốc Kim Quỹ Thận Khí Hoàn vào điều trị, bao gồm các loại dược vị: Thục địa 30g, Sơn thù du 15g, 3g Vỏ quế, Đan bi 9g, Sơn dược 30g, Phục linh 15g, Trạch tả 9g và 6g Phụ tử (cần sắc trước).

Thể ứ huyết:

Triệu chứng thể huyết ứ do quá trình phát bệnh lâu ngày, có sự phối kết hợp nhiều bệnh khác, chất lưỡi tối hoặc có ban ứ, chấm ứ, mạch tế sáp. Mục tiêu điều trị cần đạt được nhằm hoạt huyết hóa ứ. Đông y học áp dụng bài thuốc Hạ Trúc Ứ Thang gia giảm dược vị gồm Ngũ linh chi 15g, Xuyên khung 9g, Đương quy 12g, Đào nhân 9g, Đan bi 9g, Hồng hoa 9g, Diên hồ sách 9g, Xích thược 9g, Chỉ xác 9g, Ô dược 6g.

Tất cả các bài thuốc dùng điều trị các chứng bệnh trên được sắc như sau: Lấy 1000ml (tức 1 lít nước) sắc lấy 300ml nước thuốc, chia uống làm 3 lần trong ngày sau mỗi bữa ăn 30 phút. Có tác dụng điều trị đái tháo đường hiệu quả.

Nguồn: http://dieutritieuduong.org

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Làm Sao Để Bé Ngừng Khóc Đ��m Và Ngủ Ngon Giấc

Tình trạng bé khóc dạ đề là dấu hiệu khóc đêm của các bé dưới 6 tháng tuổi. Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh thường quấy khóc rất lâu và gần như liên tục kéo dài 3 tiếng, nhiều lần trong tuần trẻ khóc lặp lại vào một khung giờ nhất định… Tình trạng trẻ khóc dạ đề là nỗi ám ảnh của các bậc phụ huynh, tình trạng này kéo dài khiến cho phụ huynh thậm chí cả gia đình mệt mỏi và căng thẳng…

Bé ngủ ngon cha mẹ khong còn lo lắng tiếng khóc đêm của con (minh họa).

Dấu hiệu nhận biết trẻ khóc dạ đề.

- Bé khóc kéo dài 3 tiếng mỗi ngày, thường diễn ra vào ban đêm.

- Be khóc 3 ngày hoặc nhiều ngày hơn trong tuần.

- Trẻ khóc hơn ba tuần trên tháng.

Nguyên nhân trẻ khóc dạ đề.

Có một số trường hợp trẻ khóc đêm do trẻ không dung nạp thức ăn, thiếu hụt men tiêu hoá trong đường ruột, gây đau bụng từng cơn nhẹ

Khóc dạ đề không phải là bệnh lý, nên nếu trẻ quấy khóc mà có ra mồ hôi trộm hoặc trẻ biếng ăn, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ Nhi khoa để phát hiện bệnh.

Cách xử trí khi trẻ khóc dạ đề.

Nếu bé được xác định là hệ tiêu hoá không dung nạp được thức ăn, bác sĩ sẽ cấp cho một đơn thuốc bổ sung lactic cho nhu động ruột của bé hoạt động tốt hơn.

Còn nếu vấn đề bệnh lý được xác định hoàn toàn không có tác động đến bé. Thì trẻ vẫn phát triển bình thường cha mẹ cứ yên tâm nhé. Tuy nhiên, trẻ khóc dạ đề cả đêm có thể khiến cả nhà mất ngủ, gây ảnh hưởng không ít đến sức khoẻ chung của bé và mọi người.

=> Cách khắc phục tình trạng trẻ hay ốm cha mẹ biết chưa?

Nhưng làm cách nào giúp trẻ ngưng khóc dạ đề và ngủ ngon giấc?

Trước tiên hãy chắc chắc rằng bé đã bú no đủ. Dùng sữa bình nếu bé chưa no, giữ cho bé nút bình sữa hoặc nếu bé đã no thì dùng ti giả cho bé mút, thói quen ngậm ti sẽ giúp bé dễ chịu hơn và dễ đi vào giấc ngủ hơn

Dùng khăn bông mềm mịn nhúng nước ấm và lau mát khắp người bé. Sau đó, thay một bộ đồ cotton thoáng mát, giúp trẻ dễ đi sâu vào giấc ngủ hơn

Dùng túi chườm ngâm nước nóng 70 độ C và vớt lên đắp vào thành bụng của bé, giúp bụng bé ấm áp, dễ chịu hơn

Giọng hát ru ngọt ngào của mẹ giúp bé cảm nhận được tình yêu thương của mẹ. Hoặc nếu mẹ không biết hát thì mở nhạc nhẹ du dương, nhất là loại nhạc quen thuộc khi con còn trong bụng mẹ

Đung đưa bé nhẹ nhàng bằng xe đẩy, nôi hoặc bế trên tay, ôm vào lòng mà đưa nhè nhẹ. Nhịp điệu êm đềm này sẽ giúp bé dễ đi vào giấc ngủ ngon,

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Thức Ăn Giúp Người Thiểu N��ng Tuần Hoàn Não Ngủ Ngon

Biểu hiện mất ngủ kéo dài nguyên nhân chính là do rối loạn tuần hoàn máu trong cơ thể khiến người bệnh mệt mỏi, ù tai, chóng mặt và đau đầu triền miên. Rối loạn tuần hoàn kéo dài còn khiến người bệnh gặp phải trạng thái lẫn, hay quên do não không được cung cấp máu đầy đủ oxy, dưỡng chất khiến não bị tổn thương trầm trọng đây cũng là dấu hiệu cảnh báo thiểu năng tuần hoàn não.

Mất ngủ do thiểu năng tuần hoàn não ngoài khám y tế chuyên khoa và điều trị, người bệnh thiểu năng tuần hoàn não cần được cung cấp đầy đủ ác chất dinh dưỡng đặc biệt cho cơ thể và tốt cho giấc ngủ.

=> Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường bạn biết chưa.

Nguyên tắc chung: Phần lớn các bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não đều do thiếu máu. Vậy nên, người bệnh cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể tái tạo máu. Qua đó tăng cường máu cung cấp cho não, giúp cải thiện tuần hoàn não và giúp ngủ ngon hơn. Dưới đây là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và tốt cho máu.

Hàm lượng sắt trong thịt bò rất cao, tốt cho người thiểu năng tuần hoàn não (minh họa).

Thịt bò: Đây là những thực phẩm có chứa nhiều sắt. Người bệnh thiếu máu và thiểu năng tuần hoàn não có tình trạng hay gặp là do cơ thể thiếu sắt. Chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản tạo ra hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, giúp tránh được bệnh thiếu máu.Thịt bò có rất nhiều dưỡng chất, trong 100 gam thịt bò có 28 gam protein cùng nhiều vitamin nhóm B như B12, B6, khoáng chất cacnitin, kali, kẽm, magie và giàu chất sắt. Cùng một khối lựơng nhưng thịt bò sẽ cung cấp cho cơ thể con người 280 Kcal năng lượng, gấp đôi so với cá và nhiều loại thịt khác. Ngoài ra còn có thể ăn các thực phẩm giầu chất sắt như: trứng, gan, tim, bầu dục thịt gà.

Gạo lứt, đậu đỗ: Vitamin B1 có nhiều trong các thực phẩm nguyên cám, đặc biệt là gạo lứt và đậu đỗ. Cung cấp đủ Vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa Glucose chất cần thiết cho khả năng tuần hoàn não hoạt động tốt hơn.

Rau bó xôi, súp lơ, củ cải, và các loại hạt: Chứa nhiều Magie. Magie tham gia vào quá trình co giãn cơ, do vậy thiếu magie cũng là một trong những nguyên nhân gây mât ngủ. Magnesium (magiê) giúp điều hoà các hoạt động thần kinh và hệ cơ. Thiếu nó sẽ gây ra tình trạng đau đầu, co cứng cơ, rối loạn các hoạt động cơ. Magnesium trong thức ăn thực vật cao hơn động vật, trong lương thực và đậu cao hơn rau, trong rau lá có màu xanh đậm cao hơn rau lá nhạt. Một chế độ giàu thức ăn động vật, giàu chất béo không no, đủ lượng natrium, đủ vitamin B6, vitamin D, môi trường acid giúp cho sự hấp thu magnesium dễ dàng.

Chuối: Chuối là một loại rau quả có thành phần của hầu hết những vi chất cần thiết cho sự biến dưỡng của cơ thể. Ngoài ra chuối có thể điều hoà hoạt động của hệ thần kinh do chứa hàm lượng Tryptophan Trong 100 g chuối có chứa 0,034 g Tryptophan. Đây là một trong những chất trung gian là chất quan trọng trong việc dẫn truyền thần kinh trở thành hai chất là Dopamin và Serotanin giúp thư giãn não. Tryptophan hữu hiệu trong việc chữa chứng mất ngủ, giảm sự lo lắng, căng thẳng.

Bí đỏ: Hàm lượng vitamin C trong bí đỏ còn non nhiều hơn trong bí đỏ đã chín. Tuy vậy, trong bí đỏ chín thì hàm lượng canxi, sắt, carotene lại cao hơn trong bí ngô non. Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng cho thấy, bí đỏ giàu hàm lượng sắt và kẽm, kẽm trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng thành thục của hồng cầu.

Sữa: Uống một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ sẽ giúp bổ sung can- xi, giúp giấc ngủ đến nhanh và sâu hơn.

=> Tai biến mạch máu não nguy hiểm ra sao?

Những Dấu Hiệu Nhận Biết Bé Hay Ốm

Bé hay ôm là mối quan tâm và lo ngại lớn của cha mẹ. Phân biệt được sự khác nhau giữa một bệnh nghiêm trọng và một bệnh nhẹ là đặc biệt quan trọng. Bố mẹ cũng cần phải học cách làm thế nào để nhận biết được các dấu hiệu bệnh sớm để có cách chăm sóc và bắt đầu chữa trị càng sớm càng tốt cho trẻ. Điều này với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là rất quan trọng, khi tình trạng bệnh của trẻ có khả năng xấu đi nhanh hơn so với những trẻ đã lớn.

Trẻ hay ốm thường kèm sốt, nhưng trẻ sốt chưa hẳn đã bị ốm cha mẹ cần lưu tâm nhiều hơn nữa (minh họa).

Những triệu chứng khi trẻ ốm bao gồm

- Trẻ nóng sốt.

- Bé biếng ăn hơn.

- Bé hay mệt mỏi, yếu ớt.

- Bé không hào hứng vui chơi.

- Trẻ buồn bã, trẻ mất ngủ.

- Trẻ gặp khó khăn trong hô hấp.

- Da trẻ thay đổi.

- Trẻ đi tiểu không thường xuyên và phân thay đổi.

Những câu hỏi cha mẹ cần quan tâm khi trẻ bị ốm

Hầu hết, nhưng không phải tất cả trẻ bị ốm thường đi kèm với triệu chứng sốt và không phải tất cả trẻ sốt là đều bị ốm. Cha mẹ cần quan sát biểu hiện và đặt câu hỏi nghi vấn với chúng:

- Có phải con mình không muốn ăn?

- Những lúc ăn uống hay vui chơi con có vui vẻ không?

- Con mình nằm đó mà không hứng thú hay quan tâm gì đến thế giới xung quanh?

=> Tình trạng trẻ khóc dạ đề có phải là bệnh lý, giải pháp khắc phục như nào cha mẹ đã biết chưa?

Các triệu chứng khác cần chú ý khi trẻ bị ốm

Lưu ý những triệu chứng quan trọng khác khi trẻ hay ốm nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Các triệu chứng buồn ngủ, mất hứng thú vui chơi hoặc tương tác với bạn - trẻ có thể kém tỉnh táo hơn bình thường và không hứng thú với những gì xung quanh chúng. Đứa trẻ có thể chỉ thích được ôm ấp và có thể trông trẻ rất yếu ớt.

Khó thở-thở mạnh, thở nhanh, chậm hoặc nhịp thở không đều. Trẻ có thể phát ra tiếng khò khè khi thở hoặc da giữa các xương sườn hoặc xương ức của trẻ có thể bị hút vào theo từng nhịp thở.

Trẻ bú kém hoặc ăn mất ngon - trẻ có thể thỉnh thoảng không bú khoẻ hoặc từ chối bú. Cần đặc biệt chú ý điều này ở trẻ sơ sinh. Cần chú ý nếu trẻ chỉ bú bằng một nửa lượng sữa so với bình thường trong vòng 24 giờ.

Lượng nước tiểu thải ra ít hơn-Cần chú ý nếu số lượng tã ướt ít hơn 4 trong vòng 24 giờ. Những triệu chứng này rất khó phân biệt được nếu như đứa trẻ bị tiêu chảy. Với trẻ lớn tuổi hơn, lượng nước tiểu sẽ giảm đi và có thể bị cô đặc (có màu nâu đến màu cam).

Thay đổi màu da-da đứa trẻ có thể rất nhợt nhạt, có đốm hoặc bàn tay và bàn chân lạnh.

Phân của trẻ thay đổi- phân lỏng hoặc quá rắn, không đi đại tiện được hoặc màu phân thay đổi.

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Tết Trung Thu Và Những Lưu Ý Cho Người Bệnh Tiểu Đường

Các loại bánh dẻo và bánh nướng là không thể thiếu vào mỗi dịp tết Trung thu. Bánh Trung thu hiện nay được sản xuất nhiều và trở nên thông dụng, tuy nhiên nguyên liệu để làm ra những chiếc bánh nướng và bánh dẻo lại là những thứ đáng xem xét với những người mắc đái tháo đường, câu hỏi đặt ra là người bệnh đái đường có nên ăn bánh trung thu không?

Người bệnh tiểu đường có nên ăn bánh trung thu không?

Trong dân gian, tết Trung thu còn được gọi là tết Đoàn viên, là thời gian sum họp của tất cả thành viên trong gia đình bên những ấm trà và những chiếc bánh ngọt. Vào mỗi dịp Trung thu các loại bạnh phổ biến như bánh dẻo và bánh nướng… là những chiếc bánh không chỉ đem đến những niềm vui cho trẻ nhỏ mà còn làm ấm tình thân cho cả gia đình.

Nhưng điều băn khoan lớn cho những người trong gia đình, khi có hàm lượng đường trong máu quá cao thì có nên ăn bánh trung thu hay không? Theo các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết, các loại bánh trung thu có hàm lượng đường và chất béo rất cao.

Với một chiếc bánh trung thu thập cẩm loại 2 trứng trung bình có hơn 700kcalo, con số này tăng gấp đôi với loại 4 trứng; Hàm lượng tinh bột và glucid trong các loại bánh trung thu cũng rất cao, chiếm khoảng 80%. Với mức năng lượng rất cao này, mỗi chiếc bánh trung thu tương đương với với năng lượng trong trong một bữa chính và cao hơn 1,5 lần so tô phở bò.

Với mỗi chiếc bánh nướng hay bánh dẻo có nhân thập cẩm, được so sánh tương đương 2-3 bát cơm. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý chính là đường trong bánh trung thu là loại đường hấp thu nhanh, nên sau khi ăn bánh lượng đường trong máu sẽ tăng cao và nhanh. Ngoài ra, còn phải kể đến lượng chất béo trong bánh trung thu càng làm cho nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường tăng cao.

Nếu như phải kiêng ăn bánh trung thu tuyệt đối với người mắc bệnh đái tháo đường là không đúng, người nhà có độ nhạy cảm với thực phẩm có chỉ số đường cao, vẫn ăn được bánh trung thu nhưng với lượng rất nhỏ và vừa phải (với bánh 2 trứng là 1/4 và loại 4 trứng là 1/6). Khi ăn nên uống kèm nước trà để giúp phân giải chất béo đưa vào.

=> Bạn quan tâm tới bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Lời khuyên cho bệnh nhân tiểu đường

Chú ý ăn uống điều độ, nên ăn vừa phải thức ăn chứa nhiều tinh bột và đường, các loại trái cây có hàm lượng đường cao cũng không nên ăn quá nhiều như sầu riêng, đu đủ, nhãn, mít, nho…

Bổ sung thêm vitamin và chất xơ.

Giúp ổn định đường huyết cũng có thể sử dụng kèm theo các thực phẩm chức năng.

Hàng ngày nên thường xuyên tập luyện thể thao khoảng 30 phút và ít nhất 3 lần mỗi tuần.

Đo kiểm tra đường huyết thường xuyên.

Giảm cân nếu đang trong tình trạng béo phì.

Thức ăn ảnh hưởng trục tiếp đến sự phát triển của bệnh tiểu đường, chính vì vậy muốn kiểm soát tốt nó để giữ cho sức khỏe ổn định thì nên ăn sao cho khoa học.

=> Tai biến mạch máu não nguy hiểm như nào?

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Biện Pháp Chăm Sóc Trẻ Ốm ��úng Cách Tại Nhà

Tình trạng bé hay ốm luôn là điều mà các bậc phụ huynh rất ái ngại và lo lắng, nhưng việc chăm sóc con ốm đúng cách không phải cha mẹ nào cũng biết. Dưới đây là cách chăm sóc trẻ hay ốm đúng cách tại nhà mà cha mẹ nên biết.

Khi trẻ ốm mẹ cần đặc biệt chăm sóc để trẻ mau khỏi và mẹ không còn lo lắng (minh họa).

Chơi trò chơi cùng trẻ khi trẻ ốm.

Các bạn nên bày ra trò chơi để chơi cùng bé. Tạo cho con cảm giác thoải mái và thư giãn khi tham gia các trò chơi, không nên chơi các trò chơi khó và mang tính chất hơn thua.

- Vẽ tranh cùng bé: cùng bé vẽ hoặc tô màu cho bức tranh. Theo các chuyên gia nhi khoa cho biết khi vẽ sẽ giúp bé trút ra được ít nhiều sự mệt mỏi trong người, điều này sẽ khiến bé cảm thấy tốt hơn.

- Đọc sách,truyện cho bé nghe: trẻ em thường có xu hướng rất thích nghe những câu truyện cổ tích được chính cha mẹ đọc. Khi bé ốm sẽ có cảm giác mệt mỏi không muốn tham gia vào bất cứ hoạt động gì cha mẹ có thể đọc sách, truyện cho bé nghe sẽ giúp bé có cảm giác vui vẻ và yên tâm khi được ở bên cha mẹ.

- Chơi nặn đất sét cùng bé: Với những miếng đất sét đơn giản bạn có thể cùng bé nặn các đồ vật bé thích, hấp dẫn, bắt mắt hoặc dạy bé nặn một số đồ dùng, con vật đơn giản.

- Cho bé làm bác sĩ: Với những đồ chơi của bé như búp bê, thú bông bạn có thể giả vờ chúng bị ốm và bé cần giúp các bạn búp bê, thú bông khỏi bệnh.

=> Tình trạng bé ốm có thể kéo theo bé biếng ăn cha mẹ cần lưu ý.

Cách chăm sóc trẻ bị ốm

Cha mẹ luôn lo lắng và rất đau đầu khi con ốm. Bên cạnh việc tổ chức các trò chơi bên trên các chuyên gia nhi khoa cũng cho các bậc cha mẹ một số lời khuyên trong việc chăm sóc con ngày ốm:

- Thường xuyên thay đổi nơi nghỉ ngơi cho bé: Khi ốm bậc phụ huynh thường có xu hướng cho bé nằm một chỗ đó là một việc làm sai lầm điều này sẽ khiến bé trở nên mệt mỏi hơn. Thay vào đó bạn có thể thay đổi nơi nghỉ cho bé bằng cách cho bé ra ngoài phòng khách hay cho bé tựa người trên ghế mềm

- Hạn chế cho bé xem tivi và chơi game video: việc cho bé xem các chương trình truyền hình sẽ giúp cho bé thư giãn hơn nhưng nếu cho bé xem tivi hoặc chơi game liên tục sẽ khiến bé trở nên căng thẳng hơn.

- Chăm sóc con đặt lên hàng đầu tránh vừa làm việc của bạn vừa chăm sóc con: các bậc cha mẹ thường phàn nàn có quá nhiều công việc phải làm và khi con ốm họ cũng vô cùng mệt mỏi, chán nản tuy nhiên trong những ngày con ốm các bạn phải biết cách gác công việc của mình sang một bên để chăm sóc cho con. Vì nếu bạn làm hai việc cùng một lúc thì hiệu quả sẽ không cao.

=> Bé mọc răng và những vấn đề cha mẹ cần quan tâm.

Những sai lầm trong việc chăm sóc con ốm.

Có một số cha mẹ do không có kinh nghiệm nên thường xuyên mắc phải những sai lầm khi chăm sóc con ốm khiến bệnh tình của con càng trở nên nặng hơn, như:

- Ẵm bế bé quá nhiều ,đắp chăn cho bé khi sốt.

- chườm đá cho con khi thấy con sốt hoặc cho uống luôn một việc thuốc khi đo xong nhiệt độ cho con thấy 37.5 độ.

- Chuyên gia nhi khoa cho rằng đó là các cách hạ sốt sai lầm kinh điển mà rất nhiều bậc cha mẹ mắc phải do chưa có kiến thức về việc chăm sóc bé sốt đúng cách.

- Khi bé sốt cha mẹ nên cho bé mặc đồ thoáng mát, tránh gió, ăn uống đủ chất và trẻ nhỏ nên cho bú mẹ nhiều hơn. Không nên ép bé ăn liên tục cho đúng bữa vì vào những ngày ốm nhu cầu ăn của bé sẽ bị ảnh hưởng. nên cho bé ăn theo nhu cầu của bé.

- Tuyệt đối không được tự ý cho bé uống thuốc theo cảm tính.

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

Xử Trí Và Chăm Sóc Người B���nh Sau Tai Biến Mạch Máu Não

Tai biến mạch máu não là một bệnh lý gây tổn thương thần kinh và não bộ nghiêm trọng. Nếu bệnh nhân không được xử lý và điều trị tai biến mạch máu não kịp thời có thể dẫn đến tử vong hoặc gây ra những di chứng vô cùng nặng nề.

1. Cấp cứu bệnh nhân tai biến mạch máu não.

Khi phát hiện người bệnh bị mắc bệnh tai biến mạch máu não, người nhà bệnh nhân cần thực hiện phương pháp xử trí dưới đây để cấp cứu cho bệnh nhân:

Nhanh chóng cấp cứu tăng cáo khả năng sống cho người đột quỵ (minh họa).

- Đỡ ngay người bệnh để không bị ngã chấn thương.

- Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói và móc hết nhớt dãi cho bệnh nhân dễ thở hơn.

- Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời. Càng cấp cứu càng sớm thì người bệnh càng có cơ hội sống sót cao.

Lưu ý: Không tự ý cho uống bất kỳ loại thuốc nào vì có thể xảy ra biến chứng gây nguy hại cho bệnh nhân.

=> Bạn quan tâm tới bệnh thiểu năng tuần hoàn não xảy ra như nào.

2. Cách điều trị bệnh tai biến mạch máu não.

Bệnh tai biến mạch máu não có 2 loại, vỡ mạch máu não và nhồi máu não. Do đó cách điều trị 2 loại bệnh tai biến này cũng được thực hiện khác nhau:

Xử lý chung:

Đảm bảo đường thở và thông khí.

Đặt tư thế nằm nghiêng an toàn.

Đặt canuyn miệng, hút đờm dãi.

Đặt nội khí quản: ứ đọng, điểm Glasgow < 8 điểm.

=> Biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm như nào bạn biết chưa.

3. Chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não.

Sau tai biến mạch máu não, để hồi phục sức khỏe và phòng tránh tai biến mạch máu não tái phát xảy ra người bệnh cần được chăm sóc kỹ lưỡng:

Phục hồi chức năng: sau tai biến mạch máu não các người bệnh cần được điều trị và tập luyện phục hồi chức năng toàn diện như vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu tại bệnh viện hoặc các trung tâp phục hồi chức năng. Nhất là, người nhà chú ý thay đổi tư thế nằm cho người bệnh thường xuyên, xoa bóp các vị trí tì đè chống loét, tránh gây nhiễm trùng. Có thể châm cứu cho người bệnh nhanh chóng phục hồi hơn.

Chế độ dinh dưỡng: người bệnh cần được tăng cường bổ sung dưỡng chất như đạm, omega3, kẽm, rau củ quả và trái cây. Nên hạn chế các thực phẩm giàu chất béo và calo trong quá trình điều trị sau tai biến. Nên cắt nhỏ thức ăn, băm nhuyễn hoặc ninh như để người bệnh dễ nhai nuốt và hấp thụ tốt hơn.

Lối sống khoa học: Bệnh nhân nên được đi khám bệnh định kỳ để phát hiện ra những nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh. Mỗi ngày bệnh nhân nên tập luyện thể dục thể thao ít nhất là khoảng 20 phút/ngày, tùy theo thể trạng của mình để giúp cải thiện tim mạch, hạn chế rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. Ngoài ra, cần lưu ý phòng ngừa tình trạng đông máu bằng thuốc, kiểm soát trị số huyết áp (dưới 140/90mmHg). Không uống rượu bia, hút thuốc lá cũng giúp cho quá trình điều trị bệnh tai biến mạch máu não hiệu quả hơn.

Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể chữa trị khỏi nếu bản thân người bệnh kiên trì và được áp dụng đúng các biện pháp điều trị khoa học. Tuy rằng khả năng hồi phục hoàn toàn sức khỏe như ban đầu là rất khó, nhưng quan trọng nhất là ý thức của bệnh nhân, cùng với sự giúp sức của người thân, người bệnh có thể vượt qua cú sốc về tinh thần và tích cực phối hợp để điều trị bệnh tai biến mạch máu não, thì việc hồi phục sẽ sớm xảy ra.