Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Tết Trung Thu Và Những Lưu Ý Cho Người Bệnh Tiểu Đường

Các loại bánh dẻo và bánh nướng là không thể thiếu vào mỗi dịp tết Trung thu. Bánh Trung thu hiện nay được sản xuất nhiều và trở nên thông dụng, tuy nhiên nguyên liệu để làm ra những chiếc bánh nướng và bánh dẻo lại là những thứ đáng xem xét với những người mắc đái tháo đường, câu hỏi đặt ra là người bệnh đái đường có nên ăn bánh trung thu không?

Người bệnh tiểu đường có nên ăn bánh trung thu không?

Trong dân gian, tết Trung thu còn được gọi là tết Đoàn viên, là thời gian sum họp của tất cả thành viên trong gia đình bên những ấm trà và những chiếc bánh ngọt. Vào mỗi dịp Trung thu các loại bạnh phổ biến như bánh dẻo và bánh nướng… là những chiếc bánh không chỉ đem đến những niềm vui cho trẻ nhỏ mà còn làm ấm tình thân cho cả gia đình.

Nhưng điều băn khoan lớn cho những người trong gia đình, khi có hàm lượng đường trong máu quá cao thì có nên ăn bánh trung thu hay không? Theo các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết, các loại bánh trung thu có hàm lượng đường và chất béo rất cao.

Với một chiếc bánh trung thu thập cẩm loại 2 trứng trung bình có hơn 700kcalo, con số này tăng gấp đôi với loại 4 trứng; Hàm lượng tinh bột và glucid trong các loại bánh trung thu cũng rất cao, chiếm khoảng 80%. Với mức năng lượng rất cao này, mỗi chiếc bánh trung thu tương đương với với năng lượng trong trong một bữa chính và cao hơn 1,5 lần so tô phở bò.

Với mỗi chiếc bánh nướng hay bánh dẻo có nhân thập cẩm, được so sánh tương đương 2-3 bát cơm. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý chính là đường trong bánh trung thu là loại đường hấp thu nhanh, nên sau khi ăn bánh lượng đường trong máu sẽ tăng cao và nhanh. Ngoài ra, còn phải kể đến lượng chất béo trong bánh trung thu càng làm cho nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường tăng cao.

Nếu như phải kiêng ăn bánh trung thu tuyệt đối với người mắc bệnh đái tháo đường là không đúng, người nhà có độ nhạy cảm với thực phẩm có chỉ số đường cao, vẫn ăn được bánh trung thu nhưng với lượng rất nhỏ và vừa phải (với bánh 2 trứng là 1/4 và loại 4 trứng là 1/6). Khi ăn nên uống kèm nước trà để giúp phân giải chất béo đưa vào.

=> Bạn quan tâm tới bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Lời khuyên cho bệnh nhân tiểu đường

Chú ý ăn uống điều độ, nên ăn vừa phải thức ăn chứa nhiều tinh bột và đường, các loại trái cây có hàm lượng đường cao cũng không nên ăn quá nhiều như sầu riêng, đu đủ, nhãn, mít, nho…

Bổ sung thêm vitamin và chất xơ.

Giúp ổn định đường huyết cũng có thể sử dụng kèm theo các thực phẩm chức năng.

Hàng ngày nên thường xuyên tập luyện thể thao khoảng 30 phút và ít nhất 3 lần mỗi tuần.

Đo kiểm tra đường huyết thường xuyên.

Giảm cân nếu đang trong tình trạng béo phì.

Thức ăn ảnh hưởng trục tiếp đến sự phát triển của bệnh tiểu đường, chính vì vậy muốn kiểm soát tốt nó để giữ cho sức khỏe ổn định thì nên ăn sao cho khoa học.

=> Tai biến mạch máu não nguy hiểm như nào?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét