Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Mách Cha Mẹ Biện Pháp Giảm Thiểu Tình Trạng Trẻ Biếng Ăn

Cứ đến giờ cho bé ăn là cha mẹ lại đau đầu mệt mỏi vì tình trạng bé biếng ăn. Tình trạng trẻ biếng ăn không phải là một bệnh lý, nhưng biếng ăn kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng về cả thể chất và trí tuệ của trẻ. Cùng tham khảo một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ.
Bữa cơm gia đình, đúng giờ, vui vẻ giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn (minh họa)
1.Vấn đề dinh dưỡng cho bé và thực đơn
Hình thức món ăn cần được chú ý: Cha mẹ nên bày biện thức ăn nhiều màu sắc, bắt mắt vì trẻ bị thu hút bởi màu sắc sặc sỡ và hấp dẫn. Việc này sẽ giúp cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ.
Thay đổi món mới và cách chế biến thường xuyên:món ăn mới và hợp khẩu vị không chỉ người lớn mà cả trẻ nhỏ luôn thích thú. Vì vậy, cha mẹ không nên ép con ăn một vài món nhất định, khi trẻ được ăn nhiều món với khẩu vị khác nhau cũng hạn chế cảm giác ngán và có cảm giác kích thích với mỗi bữa ăn. Thay đổi món ăn cũng làm đa dạng dinh dưỡng, giúp cải thiện trẻ biếng ăn và phát triển toàn diện hơn.
2. Điều chỉnh tâm lý đúng
Không nên ép trẻ ăn theo tiêu chuẩn: việc trẻ ăn ít đi một hai món ăn trong mỗi bữa ăn cũng không sao, có thể bù băng các thức ăn khác mà trẻ thích cha mẹ nhé như bánh bông lan, rau quả , trái cây. Vậy nên, đừng vì lo trẻ thiếu chất mà cha mẹ nỡ ép trẻ ăn nhé. Việc cố gắng ép trẻ ăn sẽ gây nên tác dụng ngược khiến trẻ sợ mỗi khi ăn, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới bé biếng ăn.
Hãy tạo không khí ăn uống thật thoải mái, vui vẻ cho trẻ: có nhiều cha mẹ đã dùng biện pháp quát mạng dọa nạt thậm chí bóm mũi ép trẻ ăn. Điều này vô cùng nguy hại, khi tâm lý trẻ không vui, tức giận hay lo lắng khiến thức ăn giữ trong dạ dày lâu ngày dẫn tới chứng biếng ăn của trẻ và có thể là viêm dạ dày. Cha mẹ phải hiểu răng, phần lớn nguyên nhân bé biếng ăn là do tâm lý. Việc ép trẻ ăn chỉ làm trẻ thêm sợ ăn uống. Để bé muốn được ăn và ăn ngoan cha mẹ hãy tạo khong khí vui vẻ cho trẻ. Tuy nhiên, không nên cho trẻ xem tivi khi ăn, điều này khiến trẻ vui quá mất tập trung ăn uống. Cha mẹ cần động viên và khuyến khích trẻ trong ăn uống.
=> Biếng ăn khiến trẻ hay ốm cha mẹ cần lưu ý.
3. Kỷ luật chặt chẽ
Không nên cho trẻ ăn vặt: các loại đồ ăn vặt như socola, kẹo và đồ uống có ga, chúng chứa nhiều đường gây cảm giác no ảo. Nên cứ đến giờ ăn, trẻ sẽ không còn cảm giác đói và thèm ăn, lâu ngày dẫn tới chứng biếng ăn.
Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ: Việc cho trẻ ngủ đủ giấc có liên hệ chặt chẽ với sự thèm ăn của trẻ. Nếu trẻ thiếu ngủ não bị ức chế và ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa. Vì thế, trẻ ngủ đủ và ngon giấc có vai trò quan trọng giúp cải thiện tình trạng bé biếng ăn.
Hình thành thói quen ăn đúng giờ ngay từ khi còn nhỏ: Nhiều cha mẹ cho rằng khi nào trẻ đói tự khắc trẻ sẽ đòi ăn, nên mỗi khi đến giờ ăn thấy trẻ không ăn thì thôi. Điều này rất nguy hiểm. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ hãy tập cho con thói quen ăn uống đúng giờ. Không tạo thói quen ăn uống lung tung cho trẻ. Cha mẹ nên rèn thói quen ăn uống đúng giờ để khi đến giờ ăn trẻ tự động ngồi vào bàn ăn và ăn một cách ngoan ngoãn.
4. Sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ
Ngoài những biện pháp giúp cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn trển, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên cha mẹ có thể dùng thêm sản phẩm hỗ trợ giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng, tăng cường khả năng tiêu hóa tự nhiên, hấp thu dưỡng chất tốt và giúp trẻ phát triển toàn diện. Sản phẩm Bonikiddy đi là một lựa chọn hợp lý, giúp trẻ hết biếng ăn và tăng cường hệ miễn dịch cũng như có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Điều Trị Bệnh Tiểu Đường Bằng Insulin Như Nào Hợp Lý

Mối quan tâm hàng đầu qua nhiều thập kỷ của cả bác sĩ và bệnh nhân bệnh đái tháo đường là phương pháp chữa trị nào hiệu quả nhất. Vào năm 1922, phương pháp điều trị đái tháo đường bằng insulin được áp dụng, đã đem đến nhiều lợi ích trong điều trị duy trì và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân đái tháo đường, phương pháp này được coi như bước ngoặt lớn của nền y học hiện đại và mở ra nhiều cơ hội cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường gồm có tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, phương pháp insulin dùng chữa bệnh loại nào, dùng như nào để có kết quả tốt.
Insulin phương pháp điều trị bệnh tiểu đường (minh họa)
Điều trị bệnh tiểu đường loại nào bằng insulin có hiệu quả
Đái tháo đường tuýp 1: dù chỉ chiếm 10% số người mắc bệnh tiểu đường, nhưng lại rất nguy hiểm bởi khởi phát ở giới trẻ do bẩm sinh. Từ lúc phát hiện bệnh đến khi kết thúc sự sống người bệnh có thể chỉ được tính bằng. Tiêm insulin loại bệnh này không có tác dụng.
Đái tháo đường tuýp 2: số người mắc bệnh chiếm tới 90%, bệnh tuýp 2 này hình thành do lối sống, chế độ ăn uống không lành mạnh. Bệnh loại này muốn kéo dài sự sống, tất cả người bệnh cần phải dùng insulin trong điều trị. Vậy insulin điều trị chủ yếu loại bệnh tuýp 2.
=> Bonidiabet giúp ổn định đường huyết trong điều trị tiểu đường.
Nguyên tắc chọn insulin được sử dụng trong điều trị đái tháo đường
Khi sử dụng insulin cần chú ý tới tổng lượng insulin có trong lọ cũng như nồng độ insulin, bởi hiện nay có rất nhiều loại insulin tác dụng nhanh chậm khác nhau như:
Loại tác dụng nhanh: người bệnh cảm nhận được ngay tác dụng của thuốc sau 30 phút khi tiêm insulin, nhưng tác dụng của inslin với người bệnh chỉ kéo dài khoảng 6 tiếng là hết tác dụng.
Loại tác dụng chậm: thời gian để bệnh nhân cảm nhận được tác dụng của thuốc phải mất 1,5-2 tiếng sau khi tiêm insulin, nhưng đồng nghĩa tác dụng của insulin sẽ được duy trì trong cơ thể thời gian dài từ 24 giờ đến 36 giờ.
Loại tác dụng ngắn: người bệnh cảm thấy tác dụng của thuốc nhanh chóng sau 5 phút khi tiêm insulin, tuy nhiên chúng sẽ hết tác dụng tối đa khoảng 3 giờ sau tiêm.
=> Bạn quan tâm tới bệnh Thiểu năng tuần hoàn não
Tiêm insulin điều trị đái tháo đường thế nào cho hiệu quả
Insulin được tiêm vào cơ thể dưới lớp da không qua cơ, vì thế khi tiêm cần kéo nhẹ phần da lên để tránh tiêm vào cơ. Việc chữa trị đái tháo đường bằng biện pháp tiêm insulin hoàn toàn có thể được thực hiện tại nhà, liều lượng cũng như cách tiêm bệnh nhân cần phải tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Liều lượng dùng insulin: thông thường trong ngày người bệnh sẽ được tiêm 3 mũi insulin vào trước mỗi bữa ăn. Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh và loại insulin, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng insulin tiêm phù hợp nhất.
Cách tiêm: khi tiêm insulin cần chọn vị trí thuốc dễ ngấm vào cơ thể như vùng đùi, cánh tay, mặt trước bụng, hông… tuy nhiên, bạn cần luôn chuyển vị trí tiêm tránh tiêm một chỗ sẽ bị chai làm cơ thể khó hấp thụ thuốc.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Hỗ Trợ Điều Trị Thiểu Năng Tuần Hoàn Não Từ Những Món Ăn Và Bài Thuốc

Tình trạng thiếu máu não hay còn được gọi là thiểu năng tuần hoàn não. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu máu não như xơ vữa động mạch, thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép mạch máu cản trở máu lưu thông lên não và chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng cản trở tái tạo máu.
Thiếu máu não là nguyên nhân gây đột quỵ não rất nguy hiểm (minh họa)
Một khi chúng ta có những triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tê bì chân tay, suy giảm trí nhớ… cần đi khám ngay để được kiểm tra và xác định tình trạng thiếu máu não. Trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng có thể dùng những món ăn kèm theo dõi tiến triển của bệnh. Những món ăn này có tác dụng tăng sinh hồng cầu, làm tăng lượng oxy và dưỡng chất cung cấp cho não, người bệnh nên dùng thường xuyên các món ăn sau:
Gà hầm tam thất: Tam thất giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm cholesterol, kích thích hệ miễn dịch, chống viêm tấy giảm đau. Người bệnh thiếu máu có thể dùng món gà hầm tam thất rất tốt. Chúng ta chuẩn bị 150g thịt gà, 10g tam thất và gừng tươi. Nguyên liệu sơ chế, nêm đủ gia vị đem hấp cách thủy trong 2 giờ, chia ăn nhiều lần trong ngày.
Chè hà thủ ô trứng gà: Hà thủ ô được dùng cho người bệnh thiếu máu não, nó có tác dụng hạ cholesterol, chống xơ cứng động mạch, chống lão hóa. Chế biến món chè hà thủ ô trứng gà cần những nguyên liệu gồm: 50g hà thủ ô, 2 quả trứng gà, đường vừa đủ. Trứng gà rửa sạch vỏ, cho vào nồi cùng hà thủ ô đung sôi nhỏ lửa trong 30 phút, bóc vỏ trứng rồi cho vào lại đun tiếp 60-90 phút, thêm đường. Vậy là ta đã có món chè ngon bổ não.
Cháo gà nấu hoàng kỳ: hoàng kỳ là dược vị giúp bổ huyết, trong hoàng kỳ chứa axit forlic, kali, sắt… Chuẩn bị nguyên liệu cho món cháo gà hoàng kỳ bao gồm: một con gà mái khoảng 500g, 15g hoàn kỳ, 100g gạo tẻ. Gà làm sạch, đun lấy nước đặc. Sắc hoàng kỳ lấy nước riêng. Đem cả 2 thứ nước trộn vào nhau, cho gạo vào nấu cháo, chế thêm nước nếu thấy thiếu. Món ăn này nên ăn nóng vào sáng và tối.
Chè mộc nhĩ đen: mộc nhĩ chứa nhiều protit, khoáng chất và vitamin. Phong phú chủng loại chất béo với hàm lượng ít, sắt trong mộc nhĩ đen cũng có hàm lượng cao. Mộc nhĩ đen có khả năng ức chế ngưng tập tiểu cầu, phòng ngừa huyết khối gây tắc mạch, ngăn cản hình thành mảng xơ vữa. Vì thế, với những người bị cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não, xơ vữa động mạch… thì mộc nhĩ là một thực phẩm lý tưởng. Nguyên liệu cho món chè mộc nhĩ gồm: 15g mộc nhĩ đen, 20 quả hồng táo. Cách chế biến, mộc nhĩ đem ngâm cho nở, cắt chân; cho mộc nhĩ và hồng táo vào bát to, thêm đường phèn rồi đem hấp cách thủy trong 1 giờ là dùng được.
Cháo gan: Gan động vật chứa nhiều vitamin B12 và sắt những nguyên liệu giúp tái tạo máu trong cơ thể. Món cháo gan cực kỳ dễ chế biến và dễ ăn, chúng ta có thể dùng gan lợn hoặc gan gà nấu cháo đều được. Tuy nhiên gan cũng chứa nhiều cholesterol nên không tốt cho người bị xơ vữa động mạch.
=> Thiếu máu não là nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não người bệnh cần chú ý.
Người bệnh có thể kết hợp thêm các bài thuốc giảm mỡ máu dưới đây, ngoài những món ăn có tác dụng bổ máu trên. Mỡ máu cao là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch làm hẹp lòng mạch từ đó giảm lưu lượng máu lên não.
Bài 1: Sơn tra 10 g, hoa cúc 10 g, quyết minh tử 10 g, sắc nước uống thay trà, dùng cho người mỡ máu cao, kèm huyết áp cao.
Bài 2: Vỏ lạc khô 50-100 g, rửa sạch, đun nước uống, ngày 1 thang.
Bài 3: Ăn canh nấm hương, mộc nhĩ, tuần ăn 2-3 lần. Cũng có thể sử dụng nấm linh chi xay nhỏ, hãm uống ngày 10g, do nấm linh chi không độc nên có thể dùng lâu dài.
Bài 4: Nước tỏi, uống cách nhật, lượng vừa đủ.
Bài 5: Lá sen 50g, mỗi ngày sắc uống thay trà.
Bài 6: Lấy phần dưới cuộng rau cần chừng 10cm liền rễ, khoảng 20 gốc, rửa sạch, thêm 500ml nước, sắc lấy 200ml nước đầu, uống. Cũng như vậy, sắc nước thứ hai, uống lúc đói là tốt nhất.
Bài 7: Hành tây thêm gia vị xào không hoặc luộc, kiêng dùng mỡ động vật, mỗi ngày ăn 100g.
Bài 8: Hoa hòe 15 gam sắc uống hàng ngày dùng cho người mỡ máu cao, xơ vữa động mạch.
=> Bệnh tiểu đường làm đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch rất nguy hiểm.
Lưu ý: các bài thuốc trên chỉ có tác dụng hỗ trợ cho người bệnh, không phải là phương pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh nhân cần đến cơ sở khám chữa bệnh để được làm các xét nghiệm và chẩn đoán bệnh sớm nhất. Bệnh thiếu máu não nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra biến chứng đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Trẻ Mọc Răng Chậm Nguyên Nh��n Nào Gây Nên

Tình trạng bé mọc răng chậm, có thể là một trong các lý do sau gây ra như trẻ thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin D và canxi. Như chúng ta đã biết, vitaminh D và canxi là 2 vi khoáng cần thiết cho quá trình hình thành khung xương và phát triển răng lợi của trẻ.
Trẻ chậm mọc răng có nhiều nguyên nhân cha mẹ cần lưu ý (minh họa)
Thời điểm bé mọc răng là một trong những quá trình rất quan trọng với sự phát triển của trẻ. Lúc đầu lợi của bé sẽ trở nên cứng hơn và răng sữa của bé mọc lên khi trẻ được 6-9 tháng tuổi. Dấu hiệu nhận biết bé sắp mọc răng rất dễ dàng để cha mẹ nhận biết. Khi trẻ mọc răng trẻ thường giảm ăn thức ăn cứng, hay cắn vào lợi, trằn trọc và mất ngủ, quá trình bé mọc răng cũng có thể là yếu tố gây tình trạng bé khóc dạ đề. Tuy nhiên, những trường hợp trẻ mọc răng chậm cha mẹ cần phải hiểu và nắm rõ nguyên nhân để tìm được phương pháp hợp lý.
Do di truyền.
Lý do chính khiến bé mọc răng có thể do yếu tố di truyền. Cha mẹ hãy xem xét về tiểu sử gia đình xem có ai từng gặp vấn đề này không, nếu có thì cha mẹ chỉ cần phải đợi thêm thời gian cho đến khi trẻ mọc răng mà thôi.
Dinh dưỡng kém.
Kém hấp thu dinh dưỡng cũng là một yếu tố gây chậm mọc răng ở trẻ. Giai đoạn bé mọc răng là lúc bé ở giai đoạn cần tất cả các dưỡng chất bổ dưỡng nhất. Đây cũng là lý do vì sao nên nuôi con bằng sữa mẹ, để cung cấp cho con những dinh dưỡng tốt nhất và đầy đủ cho bé. Khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn rắn, cha mẹ nên cho bé ăn với số lượng vừa phải. Tình trạng bé biếng ăn cũng là nguyên nhân khiến cơ thể bé kém hấp thụ dưỡng chất, trong đó thiếu canxi cũng khiến trẻ chậm mọc răng cha mẹ nhé.
Thiếu vitamin D.
Cơ thể rất cần đến vitamin D, cơ thể không sử dụng được canxi để xây dựng cấu trúc xương và răng khi thiếu vitamin D. Vậy nên, thiếu vitamin D có thể khiến bé mọc răng chậm. Nguồn cung cấp vitamin D chính là từ ánh nắng mặt trời, cha mẹ hãy cho bé tắm năng để tăng cường hấp thu vitamin D. Thiếu vitamin D cũng có thể xảy ra một cách tự nhiên ở những bé sinh non.
Suy tuyến giáp.
Trẻ mọc răng chậm có thể do tình trạng suy tuyến giáp gây ra. Trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tư vấn. Suy tuyến giáp cũng có thể gây ra tình trạng trẻ chậm biết đi, chậm biết nói và tình trạng béo phì ở trẻ.
Tham khám bác sĩ.
Nếu cha mẹ thấy bé chậm mọc răng sau khi đã được 13 tháng tuổi, cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế. Tại đây các bác sĩ sẽ khám và xem còn có vấn đề gì khác không. Đa số các trường hợp là không có vấn đề gì xảy ra cả và việc cha mẹ cần làm là kiên nhẫn chờ đợi và chăm sóc con thật tốt.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Lựa Chọn Thức Ăn Thông Minh Cho Người Mắc Đái Tháo Đường

Để kiềm chế sự hấp thụ đường vào cơ thể, bạn hãy là người thông thái trong lựa chọn thức ăn. Những loại thực phẩm tốt, giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, các loại vitamin cùng khoáng chất sẽ tốt cho sức khỏe nhất là với người bệnh mắc bệnh đái tháo đường. Như chúng ta đã biết bệnh tiểu đường là chứng bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi được hoàn toàn, ngoài điều trị bằng thuốc và tập luyện thể thao, người bệnh cần chú ý đến các loại thực phẩm tiêu thụ hàng ngày. Dưới đây là những lựa chọn thực phẩm hữu ích với bệnh nhân tiểu đường, chúng ta cùng tham khảo nhe:
Các loại rau củ quả tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, một lựa chọn thông minh (minh họa)
Các loại họ đậu.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Canada đã công bố. Khi thực hiện chế độ ăn uống gồm nhiều loại đậu, đỗ có thể giúp chúng ta kiểm soát chỉ số đường huyết hữu hiệu cũng như giảm thiểu yếu tố mắc các bệnh về tim mạch và tai biến mạch máu não ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Lúa mạch.
Lúa mạch được coi là một lựa chọn tốt cho sức khỏe. Trong lúa mạch chứa bao gồm cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, thực phẩm này rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, giúp làm giảm thiểu tới 70% sự tăng đường trong máu sau bữa ăn.
Măng tây.
Theo kết quả nghiên cứu được đang tải trên Daily Mail gần đây, măng tây có khả năng giữ lượng đường huyết ở mức kiểm soát được và tăng cường sản xuất insulin giúp cơ thể hấp thụ glucose.
Cà rốt.
Trong khi các loại đường có trong các thực phẩm khác dễ dàng chuyển hóa thành đường hấp thụ vào máu nhanh chóng, thì đường trong cà rốt lại chuyển hóa một cách chậm chạp. Vì thế cà rốt được cho là rất tốt với người bệnh tiểu đường nó cung cấp beta-carotene giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường và kiềm soát đường máu tốt hơn.
Sữa.
Sữa và các chế phẩm từ sữa có sự kết hợp của carbohydrates và protein giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2. Một lựa chọn tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sử dụng mỗi ngày 2 khẩu phần sữa trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy vậy sữa cho người bệnh tiểu đường cần được tách hoặc chứa ít chất béo.
=> Bạn quan tâm tới bệnh Thiểu năng tuần hoàn não
Hạt lanh.
Thành phần hạt lanh chứa nhiều protein, chất xơ và chất béo tốt tương tự trong cá. Hạt lanh cũng chứa nhiều magie giúp kiểm soát đường huyết tốt vì magie giúp các tế bào sử dụng insulin.
Rau.
Các loại rau quả như đậu Hà Lan, bông cải xanh, rau bina... có chứa nhiều chất xơ và các vitamin, là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường
Bông cải xanh rất giàu chất xơ, crom và chất chống oxy hóa. Thành phần crom trong bông cải xanh có tác dụng quan trọng kiểm soát đường huyết. Người bệnh tiểu đường có thể dùng bông cải xanh nấu súp, món mì ống và thịt hầm hoặc xào tỏi.
Trái cây.
Một lựa chọn thực phẩm thông minh nữa cho người bệnh tiểu đường đó là các loại trái cây ít ngọt, trái cây chứa nhiều chất xơ và các vitamin, các loại trái cây tốt như đu đủ, táo, cam, ổi… Táo được khuyến khích dùng cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Các loại hạt
Các loại hạt các có chất béo lành mạnh chống lại bệnh tim. Những chất béo này thậm chí còn được chứng minh là giúp làm giảm sự đề kháng insulin và làm cho lượng đường trong máu dễ dàng hơn để kiểm soát. Các loại hạt cũng là một trong những nguồn vitamin E, chất chống oxy hoá bảo vệ các tế bào. Các loại hạt rất giàu chất xơ và magiê có thể giúp điều hoà đường trong máu.

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Cách Đơn Giản Phòng Tránh Tai Biến Mạch Máu Não Xảy Ra

Tai biến mạch máu não là chứng bệnh về hệ thống thần kinh nguy hiểm và rất phổ biến hiện nay. Đột quỵ não có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân, thậm chí dẫn tới làm người bệnh tử vong, hoặc cứu chữa được cũng để lại không ít di chứng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Dưới đây là 4 cách đơn giản để ngăn ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả, giúp bạn và người thân phòng tránh những cơn đột quỵ não có thể xảy ra và đảm bảo an toàn cũng tính mạng cũng như chất lượng cuộc sống.
Thường xuyên đi bộ 30 phút mỗi ngày giúp phòng ngừa đột quỵ (minh họa)
Đi bộ hàng ngày
Theo kết quả nghiên cứu với 40.000 tình nguyện viên tham gia đi bộ giảm tai biến mạch máu não. Mỗi ngày chúng ta đi bộ đều đặn, không chỉ giúp chúng ta tăng cường sức khỏe mà còn phòng tránh bệnh tật hiệu quả, nhất là các bệnh lý liên quan đến tim mạch và huyết áp. Vì thế, hàng ngày chúng ta chỉ cần dành 30 phút đi bộ, sẽ giúp chúng ta giảm thiểu tới 50% các nguy cơ xảy ra tai biến mạch máu não.
Thường xuyên kiểm tra huyết áp
Cao huyết áp được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tai biến mạch máu não. Vậy nên chúng ta hãy đều đặn kiểm tra huyết áp bản thân hàng ngày, nhằm giảm đáng kể phát sinh bệnh, nhất là khi có những triệu chứng bất thưởng gặp phải.
Ăn nho khô hàng ngày
Nho kho là thực phẩm chứa nhiều kali có thể giảm tới 20% nguy cơ tai biến mạch máu não. Ngoài ra chúng ta cũng nên ăn thêm cà chua, chuối xanh, cá (nên ăn 2-3 bữa cá trong tuần) và các thực phẩm sữa, để có thể giảm thiểu tối đa những nguy hại mà bệnh tai biến mạch máu não gây ra.
Uống nhiều nước mỗi ngày
Mỗi ngày uống 5 cốc nước hoặc nhiều hơn có thể giảm tới 55% nguy cơ xảy ra tai đột quỵ não. Bởi nước giúp chúng ta phòng ngừa sự hình thành các cục huyết khối có thể gây bệnh tim và đột quỵ.
=> Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hình thành các mảng xơ vữa, huyết khối.
Bên cạnh phòng ngừa đột quỵ não não theo các cách trên, chúng ta cũng nên kết hợp với các thực phẩm chức năng hữu ích được chế xuất từ dược liêu thiên nhiên giúp phòng và điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả.

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

Bố Mẹ Lạm Dụng Máy Xay Sinh Tố Khiến Trẻ Lười Ăn

Không ít bố mẹ lo sợ con bị thiếu chất khi không chịu ăn các loại thực phẩm khác nhau, đã dùng đến biện pháp cho nhiều thực phẩm vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn cho trẻ ăn. Tuy nhiên, việc làm cẩn thận quá mức này của cha mẹ chính là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn hơn và bé có thể thiếu chất và có hại cho sức khỏe. Vậy tại sao bé lại biếng ăn hơn khi cha mẹ sử dụng máy xay sinh tố xay trộn thức ăn cho con?
Mẹ lạm dụng máy xay sinh tố chế biến thức ăn cho con, lâu ngày dẫn tới biếng ăn ở trẻ (minh họa)
1. Những hậu quả không ngờ của việc lạm dụng máy xay sinh tố.
Trong quá trình chăm sóc con trẻ, máy xay sinh tố đã trở nên quen thuộc với cha mẹ. Máy xay giúp cha mẹ xay cho bé những cốc sinh tố thơm ngon, mát lạnh trong những ngày nắng nóng, cũng giúp cha mẹ tiện lợi hơn khi nấu ăn cho bé. Tuy nhiên sự lạm dụng máy xay sinh tố quá mức lại là nguyên nhân gây ra hậu quả nguy hiểm cho bé mà cha mẹ không ngờ tới như:
- Lạm dụng máy xay sinh tố khiến bé biếng ăn: Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, xay nhuyễn thức ăn cho trẻ thường xuyên là nguyên nhân của tình trạng bé biếng ăn. Đồ ăn cho bé được xay nhuyễn khiến bé chỉ có phản xạ nuốt, bỏ qua nhai từ đó dịch vị không được kích thích, không có cảm giác thèm ăn, về lâu dài bé sẽ biếng ăn.
- Lạm dụng máy xay khiến trẻ bị loét dạ dày: Khi bố mẹ cho quá nhiều thực phẩm vào xay thành một bát cháo hay bột cho bé. Khi bé bị ép ăn một bát thập cẩm hổ lốn đó, bé có phản xạ nôn trớ. Trẻ nôn trớ nhiều dẫn tới viêm loét thực quản, loét dạ dày. Trẻ nôn ra thì cha mẹ còn biết, nhiều trường hợp trẻ bị trào ngược lưng chừng rồi rơi vào phổi gây tình trạng ho kéo dài như mắc bệnh hen.
- Đồ ăn được xay nhuyễn khiến trẻ chậm biết nhai: Khi đồ ăn luôn được xay nhỏ nên khi ăn trẻ chỉ biết đưa thức ăn vào miệng và nuốt. Vô tình bố mẹ đã bỏ qua giai đoạn ăn nhai của bé, điều này dần hình thành thói quen khiến bé không biết nhai hoặc chậm nhai, lâu dần khiến bé biếng ăn hơn.
=> Biếng ăn cũng là nguyên nhân khiến trẻ hay ốm hơn.
2. Cách mẹ cho bé ăn đúng cách để hạn chế tình trạng biếng ăn.
Để hạn chế và ngăn ngừa tình trạng biếng ăn của bé có thể xảy ra, cha mẹ cần hiểu những giai đoạn của bé để không cho con ăn sai cách.
- Có sự chuyển tiếp chế độ ăn cho trẻ hợp lý với từng độ tuổi: Việc chuyển tiếp chế độ ăn theo độ tuổi của trẻ ban đầu cha mẹ sẽ gặp phải những khó khăn nhất định, những bữa ăn đầu cho một quá trình mới trẻ có thể nôn ói nhưng sau bé sẽ quen dần. Vậy nên, cha mẹ không cần phải sợ con nôn ói mà không cho trẻ ăn thức ăn lợn cợn hay đặc sệt nhé.
- Tập cho bé ăn dặm đúng cách: Giai đoạn ăn dặm giúp bé tập ăn nhai tốt nhất. Cha mẹ không nên bỏ qua và chủ quan trong giai đoạn này. Lúc đầu, cha mẹ phải biết cho trẻ ăn dặm đúng cách, thứ nhất là đúng tuổi, đúng tư thế (ăn ngồi), đúng thức ăn (bột cháo không xay, chỉ băm nhỏ). Quan trọng thức ăn cho bé cần được chế biến hợp lý với độ tuổi của trẻ.
- Tập nhai cho bé: Để hạn chế tình trạng bé biếng ăn về sau, bé cần được tập ăn nhai. Nếu bố mẹ bỏ qua giai đoạn tập ăn nhai của bé mà vẫn giữ thói quen cho con ăn thức ăn xay nhuyễn, lâu ngày bé không còn thấy ngon miệng nữa, dịch vị không được kích thích khiến quá trình hấp thu của trẻ không tốt. Việc này diễn ra lâu ngày dẫn tới trẻ biếng ăn và hình thành thói quen ngậm thức ăn trong miệng.
Vì vậy, ngoài thức ăn mềm (bột và cháo) cha mẹ hãy cho bé miếng bánh hay trái cây để bé tập nhai. Luộc chín mềm các loại củ như cà rốt, súp lơ xanh… để cho trẻ tự tay bốc ăn. Hay cha mẹ có thể cho con tập nhai bằng bánh ăn dặm. Muốn bé ăn nhai tập trung cha mẹ không nên để bé vừa ăn vừa xem tivi , vì trẻ có thể lơ là nhai thức ăn mà chỉ ngậm. Cha mẹ cần kiên trì giúp con tập ăn nhai và liên tục thay đổi thực phẩm cũng như bài trí món ăn bắt mắt với màu sắc tự nhiên của thực phẩm như cam, xoài, đu đủ, cà rốt, bi đỏ, xúp lơ…
=> Bonikiddy giúp con hết biếng ăn, tăng cường hệ miễn dịch.
Mẹ thấy đấy, không phải cứ xay đủ thứ cho con ăn là tốt đâu nhé. Một số tác hại khôn lường mà bé sẽ phải gặp phải nếu như mẹ áp dụng thói quen ăn uống này cho bé đấy.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Nguy Cơ Đột Quỵ Não Lên Cao Từ Thói Quen Ăn Mặn

Theo các nhà khoa học về dinh dưỡng, nguy cơ suy các cơ quan như tim, thận có sự liên quan tới việc lạm dụng ăn mặn trong bữa ăn dưới mọi hình thức. Trong thực tế khi thăm khám tư vấn về dưỡng chất, đa phần người dân hiện nay thường chuộng khẩu vị đậm đà. Thói quen ăn mặn làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.
Thường xuyên ăn mặn làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não (minh họa)
Theo Tổ chức Y tế thế giới cho hay, ăn mặn liên tục là tác nhân gây ra 62% các ca đột quỵ não và 49% các ca nhồi máu cơ tim. Ở Việt Nam, theo thống kê tại các bệnh viện ở TP Sài Gòn mỗi tháng, tại bệnh viện tiếp nhận hàng chục ca cấp cứu liên quan đến tim mạch và có không ít bệnh nhân thừa nhận có thói quen ăn mặn lâu ngày.
Khi ăn mặn liên tục, hàm lượng natri trong máu sẽ tăng cao, khi đó thận sẽ phải làm việc không ngừng để lọc máu. Nếu natri trong máu tăng cao quá mức khả năng lọc của thận, sẽ làm gia tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch.
Ăn mặn không chỉ khiến tình trạng bệnh cao huyết áp, bệnh suy tim phát triển nhanh hơn, mà còn là gánh nặng cho chức năng lọc máu của thận, tăng nguy cơ ung thư dạ dày, tăng nguy cơ mất canxi qua đường tiểu dẫn tới loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương.
Theo Viện dinh dưỡng cho biết, người dân Việt nam hiện dùng tới 18g-22g muối mỗi ngày, nhiều hơn 3 lần so với khuyến cáo chỉ nên dùng 6g mỗi ngày cho một người. Có không ít người nhầm tưởng ăn mặn là ăn nhiều muối mà không biết rằng các loại thức ăn như mắm, cá khô, rưa muối cũng chứa hàm lượng muối tương đối cao và cần được hạn chế tiêu thụ.
=> Lối sống thiếu lành mạnh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Vậy nhằm để ngăn ngừa tai biến mạch máu não xảy ra, chúng ta nên tìm cách giảm lượng muối mà vẫn có cảm giác ngon miệng. Vì vậy, chúng ta nên chế biến món ăn lành mạnh và hạn chế dùng đến muối. Việc ăn giảm muối nên áp dụng với cả gia đình, chứ không riêng ai. Vậy để giảm lượng muối trong chế độ ăn, chúng ta có thể giảm muối theo từng bước như chọn loại nước chấm ít muối, pha loãng nước chấm hơn là để nguyên chất, hạn chế muối với nước chấm trên bàn ăn, mỗi khi chế biến thức ăn nêm nhạt hơn bình thường. Bên cạnh đó, cũng nên đọc kỹ thành phần của thực phẩm trước khi sử dụng, để không thêm mắm muối thừa thãi.
Chế độ ăn uống hợp lý giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não cho cả gia đình bạn, do đó bạn nên hạn chế trữ trong nhà các thực phẩm như thịt hộp, thịt xông khói, lạp xưởng, giò, chả, mắm các loại… Ngoài ra, cha mẹ có thể tập cho trẻ thói quen ăn ít muối ngay từ nhỏ để hình thành thói quen không ăn mặn.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Phân Biệt Những Loại Của B���nh Tiểu Đường

Hiện nay chúng ta đã ghi nhận bệnh đái đường có 3 thể chính bao gồm bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, phần đông mọi người mới chỉ biết đến đái tháo đường nói chung và phương pháp chữa trị tiêm bơm insulin cùng chế độ ăn uống và tập thể thao; mà ít người biết đến sự khác nhau của 3 thể bệnh tiểu đường này. Sau đây là những phân biệt ngắn gọn và dễ hiểu về các thể của bệnh tiểu đường, giúp mọi người hiểu rõ hơn về sự khác nhau của chúng.
Phân biệt các thể bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ (minh họa)
Bệnh tiểu đường thể tuýp 1.
Là loại bệnh do tuyến tụy sản sinh rất ít insulin hay không sản sinh ra insulin. Những người mắc đái tháo đường thể tuýp 1 thường ở độ tuổi dưới 20 tuổi. Đây là lý do vì sao đái tháo đường tuýp 1 được coi là đái tháo đường vị thành niên hay bệnh tiểu đường trẻ em. Số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thể tuýp 1 chiếm tới 15% tổng số người mắc bệnh.
Do các tế bào sản sinh insulin ở tụy bị phá hủy, những người bệnh mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ sống cả đời với căn bệnh này và phải nhờ đến sự trợ giúp từ insulin tiêm vào cơ thể thường xuyên. Người bệnh ngoài điều trị bằng insulin, tập thể thao và chú ý với chế độ ăn uống là rất cần thiết để ngăn ngừa các biến động của lượng đường trong máu. Bệnh tiểu đường tuýp 1 không thể phòng ngừa được khi tụy không sản sinh insulin hay sản sinh rất ít insulin.
Ở bệnh tiểu đường tuýp 1 do cơ thể không sản sinh insulin, trong khi bệnh tiểu đường thể tuýp 2 thì các tế bào không được đáp ứng đúng insulin hoặc không sản sinh đủ insulin.
Bệnh tiểu đường thể tuýp 2.
Bệnh này thường phát hiện ở những người thừa cân béo phì khi trưởng thành. Có khoảng 90% số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thể tuýp 2. Sự khác nhau giữa đái tháo đường tuýp 2 với tuýp 1 là với bệnh thể tuýp 2 do cơ thể không sản sinh đủ insulin hoặc không đáp ứng (kháng) với insulin như bình thường. Bệnh thể tuýp 2 được coi là căn bệnh lối sống bởi vì nó thường xảy ra có nguy cơ do ít vận động, thừa cân béo phì và lười tập luyện thể thao.
Bệnh tiểu đường thai kỳ.
Đây là tình trạng mà bà bầu có thể gặp phải ở 3 tháng giữa thai kỳ. Có tới 4% thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khi mang thai.
Không như bệnh thể tuýp 1 và tuýp 2, bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ biễn mất sau khi thai phụ sinh em bé. Khi mà bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ lúc mang thai, nhiều khả năng mắc lại tiểu đường thai kỳ cho lần mang thai tiếp theo và có nguy cơ cao phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này trong đơi. Thai phụ mang thai càng lớn tuổi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn.
=> Bonidiabet giúp ổn định đường huyết trong điều trị bệnh tiểu đường.
Làm sao để biết mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 hay bệnh tiểu đường thai kỳ?
Nguyên tắc chung khi mắc bệnh tiểu đường ở độ tuổi dưới 25 hoặc 30 tuổi, gia đình không có tiền sử ai mắc bệnh, không thừa cân rất có thể là bệnh tiểu đường tuýp 1. Nếu trên 45 tuổi, có thừa cân và gia đình có người mắc bệnh (hoặc các rối loạn liên quan như cao huyết áp, béo phì…), rất có thể mắc bệnh đái đường tuýp 2.
Trường hợp bệnh nhân trong máu có nhiều xetone có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Nếu không có bất kỳ ketones trong máu, nhưng glucose trong máu ở mức cao có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Triệu chứng cảnh báo thể tuýp 1 là tăng khát và tiểu nhiều, đói liên tục, giảm cân, mắt mờ và cục kỳ mệt mỏi. Thể tuýp 2 có dấu hiệu như mệt mỏi, tiểu thường xuyên nhất là vào đêm, khát bất thường, sụt cân, thị lực kém, nhiễm trùng thường xuyên và lâu khỏi. Đối tượng mắc bệnh tuýp 1 đa phần là thanh thiếu niên; tuýp 2 chủ yếu người lớn có lối sống không lành mạnh, ít vận động; tiểu đường thai kỳ chỉ có ở phụ nữ khi mang thai.
Chuẩn đoán loại bệnh tiểu đường phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài chỉ là một cơ sở khẳng định thêm cho kết quả chuẩn đoán kỹ thuật. Để xác định chính xác bệnh nhân mắc tiểu đường tuyp nào, bác sĩ sẽ là người kết luận trả lời cuối cùng dựa trên kết quả của các xét nghiệm cần thiết