Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Chăm Sóc Cho Trẻ Hay Ốm Như Thế Nào?

Tình trạng trẻ hay ốm bố mẹ cần phải lưu ý tới nhiệt độ và chế độ ăn cho bé. Và cần quan tâm chăm sóc trẻ một cách hợp lý để tránh cho bé quấy khóc và mệt mỏi, khó chịu…
Có nên đưa con tới bác sĩ khi sốt?
Dù cho bé có sốt cao hay không, bố mẹ cũng nên đưa con đi khám ngay. Chỉ có ở bệnh viện hay phòng khám, các bác sĩ có nhiều phương tiện để khám bệnh cho con.
Có cần chăn mền cho cháu không?
Trường hợp con đang sốt, bố mẹ không nên đắp thêm chăn mền cho bé, vì sẽ làm tăng thêm nhiệt. Cần giữ nhiệt độ phòng ở mức 20-22 độ C và không để gió lùa, nên cho bé mặc áo quần rộng, thoáng…

bé hay ốm

Chăm sóc thế nào để bé dễ chịu?
- Giữ cho phòng thoáng và đủ ấm.
- Lau mặt, rửa chân tay cho trẻ bình thường như mọi ngày.
- Cha mẹ có thể tắm cho con bằng nước nóng ấm ở 37 độ C và tránh để gió lùa vào phòng tắm.
- Mỗi khi ốm trẻ luôn muốn có bố hoặc mẹ, ông bà ở bên cạnh. Bé sẽ thấy an tâm và được an ủi nhiều mỗi khi cảm thấy khó chịu. Nếu không có điều kiện ở bên bé, hay cho bé nhiều đồ chơi, sách tô màu để bé vui chơi.
- Luôn giữ sự lạc quan trước mặt bé với tình trạng ốm của bé.
=> Khi bé mọc răng bé cũng có thể bị sốt mẹ cần lưu ý nhé.

Khi con ra nhiều mồ hôi cần làm gi?
Trường hợp bé sốt và đổ nhiều mồ hôi, điều này là rất tốt. Đây là phản ứng của cơ thể làm thân nhiệt giảm xuống. Cha mẹ nên lau khô người và thay đồ cho bé.
Có cần bắt bé nằm tại giường không?
- Khi bé bị ốm bé sẽ tự động nằm nghỉ nếu mệt. Nhưng nếu bé không muốn nằm, cha mẹ hãy để bé ngồi dậy chơi hoặc đi lại trong nhà, đi tất để giữ ấm chân cho bé.
- Với các bé bị bệnh đang điều trị lâu hoặc còn trong thời gian phục hồi sức khỏe, cha mẹ hãy để con chơi bình thường, chỉ nên tránh những trò chơi làm bé kích động và không nên cho bé chơi với trẻ khác để tránh lây nhiễm.

Chế độ ăn của trẻ như thế nào?
Ở trẻ sơ sinh nếu không bị tướt có thể cho trẻ ăn bình thường, không nên ép trẻ ăn và cần cho trẻ uống thêm nước.
- Trường hợp trẻ đi tướt nên ngừng cho con bú và cho ăn theo chế độ riêng.
- Với các trẻ lớn có thể cho ăn súp, nước rau, chuối nghiền…
Khi trẻ nhận thấy trẻ có dấu hiệu khỏi bệnh, cha mẹ hãy dần cho trẻ ăn trở lại chế độ ăn bình thường.
- Trường hợp trẻ bị sốt, cha mẹ hãy cho con uống nhiều nước vì sốt làm cơ thể thiếu nước, để dễ uống ngoài nước lọc có thẻ cho con uống nước cam, nước chanh, nước rau…
- Thông thường trẻ sẽ thích uống nước lạnh hơn nước nóng, cha mẹ hãy cho con uống nước mát nhất là trường hợp hay bị nôn ói.
=> Khi trẻ ốm trẻ biếng ăn là chuyện thường, cha mẹ cần giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn nhé.

Giờ giấc chăm sóc như thế nào?
-Chăm sóc có giờ giấc giúp con đỡ mệt mỏi hơn là phải lan man cả ngày. Sau khi chăm sóc con, cha mẹ nên ghi thân nhiệt đo đước ban sáng và chiều lại cùng các hiện tượng nếu có như: nôn ói, đi tướt, ho,… để dễ dàng thông tin khi cần thiết.
- Cần cách ly bé với các bé khác và cả với người mang bầu nếu bé mắc bệnh lây lan.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Di Chứng Nguy Hiểm Do Tai Biến Mạch Máu Não

Đột quỵ não hay tên gọi khác là tai biến mạch máu não, đây là một trong những bệnh lý có nguy cơ gây tử vong rất cao. Bệnh xảy ra do máu cung cấp nuôi não bị gián đoạn đột ngột, biểu hiện chủ yếu qua các dạng chính là nhồi máu não (do tắc mạch máu não) và xuất huyết não (do chảy máu não). Trong đó, hiện tượng tai biến mạch máu não do nhồi máu não xảy ra chiếm 85%, do xuất huyết não chiếm 15%. Bệnh xảy ra để lại nhiều di chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não để lại những biến chứng gì?
Kết quả thống kê phòng chống đột quỵ não cho thấy, trong số hơn nửa bệnh nhân qua cơn tai biến mạch máu não được cứu sống, có tới 90% mắc di chứng vận động, 68% gặp phải biến chứng vừa và nhẹ, 27% gặp phải di chứng nặng. Trong đó, di chứng liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, không tự chủ trong tiểu tiện là những di chứng hay gặp ở người bệnh nhất.
Liệt nửa người: theo thống kê di chứng này có tới 90% người bị tai biến mạch máu não gặp phải. Đây được coi là di chứng nặng nề nhất, người bệnh gặp khó khăn trong đi lại và cử động tay chân. Những bệnh nhân này, dễ mắc thêm chứng rối loạn tâm lý do mặc cảm bản thân.
Rối loạn ngôn ngữ: không phát âm được là biểu hiện thường thấy. Do người bệnh bị méo miệng, phát âm bị mất nguyên âm cuối. Trường hợp nặng, người bệnh sau tai biến không nói được và cứ bập bẹ như trẻ tập nói.
Không tự chủ tiểu tiện: đây là di chứng thường gặp nhất ở người bệnh sau tai biến mạch máu não xảy ra. Do không chủ động được trong tiểu tiện, người bệnh gặp phải những bất tiện trong cuộc sống, dễ tở nên cáu gắt, bức bối và mệt mỏi.
Ngoài việc phải hứng chịu những di chứng sau đột quỵ não, người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ tai biến mạch máu não tái phát với hậu quả và chi phí nặng nề hơn so với lần đầu.
Chủ động phòng ngừa tai biến mạch máu não như thế nào?
Bệnh lý tai biến mạch máu não tuy xảy ra đột ngột nhưng là do không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như ăn uống thiếu khoa học, lười vận động, môi trường sống ô nhiễm và các bệnh lý mạn tình như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, rối loạn mỡ máu…
Các yếu tố nguy cơ trên đã kích thích tăng sinh gốc tự do trong quá trình chuyển hóa tại não, dẫn tới hình thành và phát triển các mảng xơ vữa khiến lòng mạch bị thu hẹp, lưu thông máu gặp khó khăn dẫn tới thiếu máu cung cấp cho não. Khi các mảng sơ vữa bong ra kết hợp với tế bào máu và các yếu tố khác hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn ở nhiều vị trí trong mạch máu não, dẫn tới tai biến mạch máu não xảy ra.
Vì vậy, để phòng ngừa tai biến mạch máu não xảy ra, chúng ta cần chủ động chăm sóc não bộ, kiểm soát gốc tự do để bảo vệ máu máu, tránh hình thành xơ vữa mạch máu và cục máu đông. Giúp dự phòng sớm và can thiệp tận gốc nguy cơ đột quỵ.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, vận động thể lực thường xuyên. Tránh căng thẳng, mất ngủ, stress cũng như cần hạn chế bia rượu và từ bỏ thuốc lá.
=> Bệnh thiểu năng tuần hoàn não không còn đáng lo ngại, bạn biết chưa.

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Dấu Hiệu Và Ngăn Ngừa Chứng Thiểu Năng Tuần Hoàn Não

Rối loạn tuần hoàn não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não đang trở nên phổ biến trong xã hội, những triệu chứng của bệnh xảy ra gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và công việc mỗi ngày. Ở giai đoạn đầu bệnh thiểu năng tuần hoàn nào còn có thể bù trừ, về sau khi chuyển sang giai đoạn mất bù với những cơn thiếu máu não thoáng qua.
Triệu chứng của chứng rối loạn tuần hoàn não.
Những dấu hiểu gặp phải như tay chân một bên người mỏi, có cảm giác tê bì, co giật, đang trí, khó nói… Những rối loạn này nếu không được điều trị kịp thời sẽ phát triển nặng hơn nhất là những người có sẵn các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch…
thiểu năng tuần hoàn não

Triệu chứng đau đầu là hay gặp nhất (minh họa)
Biểu hiện của rối loạn tuần hoàn não cấp tính là chứng tai biến mạch máu não, là bệnh nguy hiểm. Biểu hiện của bệnh thường là đau đầu dữ dội, hôn mê, nôn và buồn nôn, liệt chi, miệng méo, xuất huyết não, chảy máu não… người bệnh dễ tử vong.
Rối loạn tuần hoàn não mạn tính chính là biểu hiện của tình trạng thiếu máu não mạn tính, chúng có biểu hiện như sa sút trí tuệ ở người cao tuổi, đau đầu, chóng mặt….
Các rối loạn tuần hoàn não xảy ra ít nhiều có phù não, bệnh gây ra các rối loạn về tâm lý của người bệnh như: người bệnh dễ nóng giận, buồn vui thất thường, dễ lãng quên, thậm chí không nhớ được tên người trước mặt. Các rối loạn còn có thể gặp nữa, là rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh cảm giác nóng bừng bừng, toát mồ hôi, thở khó, lạnh các ngón chân và tay, sởn gai ốc… và rối loạn kích thích, rối loạn đại tiểu tiện…
Cần làm gì để phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não.
Để giúp phòng ngừa bệnh thiểu năng tuần hoàn não hiệu quả nhất, với người cao tuổi không nên ăn hoặc nên ăn ít mỡ động vật, kiêng rượu bia vì rượu bia làm ảnh hưởng nghiêm trọng chức năng của gan,… Tuyệt đối không hút thuốc lá và thuốc lào. Hạn chế sử dụng dầu động vật và không lạm dụng cả dầu thực vật trong chế biến món an. Người cao tuổi nên thường xuyên tập luyện thể lực mỗi ngày, với bài tập phù hợp và nhẹ nhàng.
Đối với những người có bị kèm tăng huyết áp cần đề phòng tai biến mạch máu não xảy ra. Vậy nên, những người bị rối loạn tuần hoàn não cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế và được theo dõi, điều trị và tư vấn các vấn đề sức khỏe một cách khoa học nhất.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Dưỡng Chất Đầy Đủ Và Cân Đối Cho Bé Biếng Ăn Khi Vào Lớp 1

Khi bước vào lớp 1 tình trạng bé biếng ăn thường xảy ra, là do thay đổi môi trường. Khi này cha mẹ cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
trẻ biếng ăn

Khi trẻ lên 6 tuổi, trẻ có sự thay đổi về môi trường học từ mẫu giáo lên lớp 1 dẫn tới tâm sinh lý bị thay đổi. Trẻ thường có những biểu hiện dễ nhận biết như: trẻ bị sút cân, trẻ biếng ăn, ngủ không ngon giấc hay giật mình, hay đổ mồ hôi trộm… Nếu lúc này, bố mẹ ép trẻ ăn nhiều sẽ dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, khi chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo và phù hợp thì trẻ dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, trẻ hay ốm yếu hơn và không đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Theo các bác sĩ chuyên khoa của Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết: với các bé khi bước vào lớp 1 thường sẽ xuất hiện tình trạng biếng ăn tâm lý tạm thời. Cha mẹ cần quan tâm theo dõi sự thay đổi hàng ngày của con để điều chỉnh thực đơn phù hợp và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con.
Chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý.
Nếu chỉ trông vào chế độ ăn uống như ở trường, rất khó để đảm bảo rằng trẻ sẽ nhận được đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, vì thể bố mẹ cần bổ sung thêm dưỡng chất vào bữa sáng và bữa tối cho con.
Theo các chuyên gia dinh dương cho biêt, lượng thực phẩm cần thiết trong một ngày đối với trẻ 6 tuổi bao gồm:
- Chất tinh bột cần từ 300-350g.
- Các loại thịt và tôm cá cần từ 200-250g.
- Sữa cần từ 400-500ml.
- Hàm lượng dầu mờ cần từ 30-40g.
- Lượng rau xanh trong ngày cần 300g.
- Các loại quả chín cần 300g.
- Lượng đường cần 20g.
Các chuyên gia dinh dưỡng, cũng đưa ra một số ý kiến cho cha mẹ biết để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho bé như sau:
- Các nhóm thực phẩm nên chế biến phong phú, đa dạng. Ví dụ thịt tôm cá hay rau có thể xào, rán, sốt còn hoa quả thì chế thành nước ép, sinh tố…
- Sau khi đi học về, cho trẻ ăn nhẹ bằng phô mai, váng sữa…
- Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn 2 tiếng.
- Duy trì mỗi bữa ăn của trẻ trong 30-40 phút. Nếu trẻ không ăn hết cơm thì không nên ép mà thay bằng sữa và hoa quả sau đó.
- Tăng khẩu phần ăn trong một bữa và giảm số bữa trong một ngày (chỉ gồm 3 bữa chính sáng, trưa, tối)
Điều quan trọng là bố mẹ tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trong giai đoạn quá độ từ mẫu giáo sang cấp 1 để bé không bị bỡ ngỡ, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mà vẫn đảm bảo sức khỏe.

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Gạo Lứt Chọn Lựa Tốt Cho Người Đái Tháo Đường

Gạo lứt nguyên cám được khuyến cáo giúp giảm sự tích tụ mảng bám động mạch, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và giảm cholesterol. Ngoài ra gạo lứt giải phóng đường chậm và giàu chất xơ, nên rất thích hợp với những người muốn giảm cân và người mắc đái tháo đường. Bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu lợi ích của gạo lứt đối với sức khỏe và giá trị dinh dưỡng.


Gạo lứt giàu chất xơ: có giá trị rất lớn với sức khỏe nhờ hàm lượng chất xơ cao có trong gạo lứt. Các chất xơ tự nhiên có trong gạo lứt có khả năng gắn kết các chất gây ung thư và các chất độc trong cơ thể, rồi loại bỏ không cho chúng bám vào thành ruột.
Gạo lứt giải phóng đường chậm: gạo lứt giúp ổn định mức đường máu. Nên nó là lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu cho thấy ăn gạo lứt hàng ngày giúp giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường lên tới 60% và những người thường xuyên ăn gạo trắng có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường cao hơn 100 lần.
Gạo lứt giàu Selen: khoáng chất selem trong gạo lứt giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh như ung thư, tim mạch và viêm khớp.
Hàm lượng Mangan cao trong gạo lứt: với một chén gạo lứt có thể cung cấp tới 80% nhu cầu mangan mỗi ngày. Khoáng chất mangan giúp cơ thể tổng hợp các chất béo, cũng như lợi ích cho hệ thống thần kinh và sinh sản của chúng.
=> Bạn không cần phải lo lắng bệnh thiểu năng tuần hoàn não nữa.
Gạo lứt giàu dầu tự nhiên: gạo lứt chứa nhiều hàm lượng dầu tự nhiên rất có lợi cho cơ thể giúp bình thường hóa nồng độ cholesterol trong cơ thể.
Gạo lứt giúp giảm cân: chất xơ có trong gạo lứt giúp chức năng ruột hoạt động tốt, dễ dàng tiêu hóa. Sự bổ sung gạo lứt vào chế độ ăn giúp ngăn ngừa tăng cân rất tốt.
Giúp giảm cholesterol máu: gạo lứt nguyên cám do không mất đi tính trọn vẹn như gạo qua tinh chế, nên nó được chứng minh làm giảm sự tích tụ các mảm bám thành động mạch, giảm nguy cơ tim mạch và giảm cholesterol trong máu.
Gạo lứt giàu chất chống oxy hóa: đây là một trong những giá trị tốt của gạo lứt, kết hợp với các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như quả việt quất, dâu tây, các loại trái cây khác và các loại rau. Thì khả năng chống oxy hóa của gạo lứt được đánh giá rất cao.
=> Tai biến mạch máu não nguy hiểm bạn biết những gì?
Qua đây, gạo lứt có thể được sử dụng thay thế cho gạo trắng trong hầu hết các công thức nấu ăn chay và cũng cung cấp hương vị đầy đủ, phong phú và hấp dẫn. Bột gạo lứt cũng có thể được sử dụng cho công thức làm bánh chay, bánh mì và bánh nướng. Vậy gạo lứt hẳn là sự lựa chọn tốt cho sức khỏe.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Phòng Ngừa Tai Biến Mạch Máu Não Hiệu Quả

Bệnh tai biến mạch máu não là bệnh liên quan tới hệ thần kinh rất phổ biến hiện nay, hệ lụy của nó gây ra rất lớn ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh cũng như xã hội. Vì vậy việc phòng ngừa tai biến mạch máu não là điều rất quan trọng.

Phòng Ngừa Tai Biến Mạch Máu Não Hiệu Quả

1. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.
- Gia vị hàng ngày như: tỏi, ớt, gừng, hạt tiêu, hành tây là những gia vị được khuyến khích sử dụng giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não.
- Ăn các loại trái cây giàu vitamin C và kali như: chuối, cam, bưởi… giúp cải thiện chức năng, ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch có tác dụng phòng ngừa đột quỵ não.
- Ăn các loại rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ và axit folic như: súp lơ, rau màu xanh đậm… có tác dụng giảm cholesterol và tăng tuần hoàn máu.
- Hạn chế: muối và các thực phẩm chứa hàm lượng muối cao. Khi chế biến đồ ăn nên giảm thiểu lượng muối, hạn chế các đồ ăn được chế biến sẵn vì các loại đồ ăn này thường chứa hàm lượng muối cao.
- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo như các loại thịt có màu đỏ, nội tạng động vật,..
2. Thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh.
Không hút hoặc cai thuốc lá, hạn chế hoặc bỏ uống rượu bia, hoạt động thể lực thường xuyên, luôn tạo cuộc sống tinh thần vui tươi từ đó giảm yếu tố nguy cơ xảy ra các bệnh tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. Và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh.
=> Bạn muốn biết vì sao bệnh thiểu năng tuần hoàn não không còn là nỗi lo.
3. Cần tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ.
Không nên tắm ngay sau khi lao động nặng hoặc đi ngoài trời nắng nóng về. Sáng sớm lúc thức dậy, để phòng tai biến xảy ra không nên bật dậy ra khỏi giường ngay.
Khi gặp các dấu hiệu như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, tê bì chân tay, nói khó khăn hoặc không hiểu người khác, liệt nửa người, liệt tay chân… nhanh chóng cấp cứu để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
4. Đi bộ 20 – 30 phút mỗi ngày.
Hãy dành khoảng 20-30 phút mỗi ngày để đi bộ, qua đó giúp giảm nguy cơ tai biến mạch máu não tới 30%. Và theo một nghiên cứu được thực hiện với hơn 40 nghìn người trong thời gian 12 năm, thực hiện đi bộ với cường độ cao còn có thể giảm tới 40% nguy cơ xảy ra tai biến mạch máu não.

Phòng Ngừa Tai Biến Mạch Máu Não Hiệu Quả

5. Tạo thói quen ngủ 7h mỗi ngày.
Với những người thực hiện ngủ đủ giờ mỗi đêm kéo dài khoảng 7 tiếng, giúp giảm 63% nguy cơ tai biến mạch máu não xảy ra so với người ngủ hơn 10 tiếng. Và những người ngủ có ngáy, theo nghiên cứu cũng chỉ ra người đó có khả năng phát triển hội chứng trao đổi chất, một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ xảy ra, cũng như phát triển bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Khắc Phục Khóc Đêm Ở Trẻ Sơ Sinh

Tình trạng trẻ khóc dạ đề (khóc đêm) là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, trẻ quấy khóc vào khung giờ cố định mặc dù ban ngày trẻ rất ngoan và không có biểu hiện gì. Thời gian khóc kéo dài 3 tiếng, ba bốn ngày trên tuần. Tình trạng trẻ khóc dạ đề khiến cha mẹ cũng như người thân rất lo lắng và lúng túng đối phó.
trẻ khóc dạ đề

Khóc dạ đề là gì?
- Theo Đông y: hiện tượng trẻ khóc đêm thường xuất hiện ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, và được gọi là chứng “Tiêu nhi dạ đề”. Về đêm trẻ quấy khóc, khó chịu chăn trở, ngủ không yên; trẻ ngủ nhưng thỉnh thoảng giật mình tỉnh giấc khóc thét. Thường thì trẻ khóc từng đợt, cũng có khi khóc lè nhè cả đêm.
- Theo y học hiện đại: hiện tượng trẻ khóc dạ đề là do tăng nhu động ruột. Bình thường nhu động ruột điều hòa không đau, nhưng nhu động nhuột đột nhiên tăng lên, không đều gây đau bụng dữ dội làm cho trẻ khó chịu quấy khóc, khóc hết cơn đau thì nín.
=> Bé hay ốm và những điều mẹ cần lưu ý.
Cách chữa khóc dạ đề cho trẻ.
- Nếu mẹ còn đang cho bé bú, hãy tránh xa những loại thức ăn có tính kích thích như hành, tỏi, cà ri, sô cô la, cà phê… các loại thực phẩm này theo sữa mẹ và gây kích thích ruột trẻ khiến trẻ quấy khóc.
- Khi mẹ cho con bú hãy cho trẻ bú nơi kín gió, môi tường yên tĩnh, giảm tiếng ồn và tắt bớt đèn.
- Bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho bé hệ tiêu hóa khỏe mạnh thông qua men vi sinh. Hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa gần như vô trùng, nên rất dễ phản ứng với các tác nhân bên ngoài. Mà lợi khuẩn quan trọng nhất với trẻ là vi khuẩn ruột kết, mẹ nên bổ sung men vi sinh vào sữa hoặc rắc chút ít lên núm ti trước khi cho bé bú.
- Với trẻ bị đầy hơi, mẹ có thể chữa cho bé bằng các thảo mộc. Mỗi khi sử dụng, mẹ lấy một ít thảo mộc hãm nước ít nhất 10 phút cho trẻ uống. Nếu trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ mỗi ngày uống khoảng 3 tách trà trên. Với các bé lớn hơn, mẹ cho bé uống 1-2 muỗng mỗi lần và 3 lần mỗi ngày, tốt nhất sau mỗi cữ bú. Hoặc mẹ có thể pha 1-2 tách trà vào nước tắm cho bé cũng có tác dụng tương tự.
=> Bé biếng ăn suy dinh dưỡng và giải pháp khắc phục.
Theo các vị lương y cho biết, khóc dạ đề ở trẻ chủ yếu do thần khí còn chưa phát triển đầy đủ, khả năng thích ứng còn yếu, trẻ dễ bị các tác động bên ngoài làm khiếp sợ. Một số nguyên nhân khác là trẻ bị tâm nhiệt (tang tâm nhiệt nóng), tỳ vị hư hàn (bụng lạnh, tiêu hóa yếu)…
Khóc dạ đề còn do hằng ngày trẻ nhỏ không được chăm sóc đầy đủ, ăn ngủ không có giờ giấc nhất định, ban ngày hoặc trước lúc ngủ đùa nghịch quá độ khiến thần kinh căng thẳng, kích thích quá mạnh. Trẻ nhỏ bị còi xương và suy dinh dưỡng cũng hay khóc dạ đề.
Bác sĩ cho biết, khóc dạ đề có rất nhiều nguyên nhân, trẻ cần phải thăm khám tìm hiểu rõ nguyên nhân cụ thể để có bài thuốc đặc trị phù hợp.