Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Phòng Ngừa Thiểu Năng Tuần Hoàn Não Cho Người Cao Tuổi

Thiểu năng tuần hoàn não hay rối loạn tuần hoàn não là bệnh rất phổ biến ở người cao tuổi, đây là trạng thái bệnh lý do não bị thiếu máu gây nên. Vì vậy, cần chú ý đề phòng bệnh thiểu năng tuần hoàn não cho người cao tuổi.

Phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn não ở người cao tuổi
Đề phòng thiểu năng tuần hoàn não ở người cao tuổi (minh họa)

Phòng bệnh cho người cao tuổi

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não làm giảm khả năng lao động, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhất là tai biến mạch máu não nếu không được điều trị và dự phòng kịp thời.

Xơ vữa động mạch và thoái hóa đốt sống cổ được coi là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Bệnh có biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, giảm khả năng lao động trí óc... Ở nhiều người còn có biểu hiện thần kinh thực vật như dị cảm tay chân, tim đập nhanh…

Biện pháp phòng bệnh

Khi nghi ngờ bị thiểu năng tuần hoàn não (với những biểu hiện: đau nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn…), cần đi khám bệnh ngay và rất nên khám bệnh định kỳ. Trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày cần có chế độ ăn uống hợp lý như ăn nhiều rau, quả, cá (mỗi tuần nên ăn vài ba bữa cá), không nên ăn mỡ động vật, hạn chế ăn nhiều thịt, nên hạn chế đến mức tối đa uống bia rượu. Nên bỏ thuốc lá hoặc thuốc lào. Tích cực tập luyện thể thao đều đặn giúp ngăn ngừa một số bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thừa cân béo phì vì gian tiếp các bệnh này làm xuất hiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Khi được xác định bị thiểu năng tuần hoàn não, bệnh nhân cần tuân theo những lời tư vấn của bác sĩ, nhất là chế độ ăn uống, tập luyện thể thao, dùng thuốc. Cần cho người nhà biết về tình trạng bệnh của bản thân, nhất là các bệnh có liên quan đến bệnh thiểu năng tuần hoàn não để được giúp đỡ, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi trong chế độ ăn, uống, nghỉ ngơi và dùng thuốc. Khi vào mùa lạnh, hay vừa đi ngoài nắng về người cao tuổi tuyệt đối không được tắm nước lạnh, nên mặc ấm, tránh gió lùa nơi nằm ngủ. Vào mùa đông mỗi khi thức dậy, cần nằm tĩnh dưỡng một lúc mới ngồi dậy để tránh bị lạnh đột ngột, người cao tuổi bị thiểu năng tuần hoàn não do nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng nếu liên quan đến bệnh của hệ tim mạch (nhu cao huyết áp) mà khi thức dậy bị lạnh đột ngột thì máu sẽ co lại đột ngột, làm máu thiếu máu đột ngột dễ xuất hiện tai biến mạch máu não.

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh hay gặp ở người cao tuổi. Bởi vậy trong quá trình chăm sóc người cao tuổi cần chú ý những biện pháp đề phòng bệnh giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ tai biến cho người cao tuổi.

Trà Xanh Giúp Phòng Ngừa Bệnh Tiểu Đường

Uống trà hàng ngày, như là một nét văn hóa của rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trà được dùng rất đa dạng, trà đen (lá trà được xao phơi khô), trà tươi (dùng trực tiếp lá trà tươi). Trong các loại trà như: trà xanh, trà đen, trà Ô long có chứa hàm lượng polyphenol, được các nhà nghiên cứu tin tưởng có thể làm tăng hoạt động của insulin. Qua đó, uống trà (nhất là trà xanh) giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường rất hiệu quả, đặc biệt là bệnh tiểu đường tuyp2…

Trà xanh giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường
Trà xanh giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 (minh họa)

Lợi ích của trà:

-Giúp cải thiện độ nhạy cảm insulin.

-Giúp duy trì huyết áp khỏe mạnh.

-Ngăn ngừa hình thành cục máu đông

-Giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

-Giảm thiểu rủi ro phát triển bệnh tiểu đường tuyp 2.

-Giảm thiểu rủi ro mắc bệnh ung thư.

Theo một nghiên cứu của Hà Lan, chi ra rằng uống trà có thể giảm 40% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, trà xanh không chưa bệnh cho người bệnh đái tháo đường, nhưng trà xanh là một món quà từ thiên nhiên giúp khôi phục sự cân bằng hệ thống cơ thể, loại bỏ độc tố tích lũy từ nội hóa của môi trường.

Trà xanh ức chế enzyme amylase tiêu hóa tinh bột, qua đó làm chậm tốc độ đường có trong tinh bột được chuyển hóa và đưa vào máu.

Ngăn chặn sự trao đổi chất và hấp thu chất béo: cảm giác no ngay cả khi uống nước. Uống Trà xanh cũng làm tăng thêm tác dụng này bằng cách làm các cơ dạ dày và ruột thư giãn, từ đó làm chậm chuyển động vật lý của thức ăn, qua đó hạn chế calo hấp thụ. Uống trà xanh giúp ngăn chặn sự trao đổi chất và hấp thu chất béo trung tính qua đường tiêu hóa. Đây là những chất béo không tốt, làm tắc nghẽn động mạch…

Giúp chuyển hóa chất béo: tăng tỉ lệ chuyển hóa chất béo. Trong trà có chứa lượng caffenine thấp hơn so với café. Lưu ý rằng, ở đây cơ thể sẽ chuyển hóa chất béo và không axit amin khi có sự hiện diện của insulin như là thực hiện chức năng của gan.

Giảm nhu cầu insulin trong cơ thể: ở người bệnh tiểu đường có nồng độ insulin cao nên tích lũy chất béo nhanh hơn. Cơ thể không thể chuyển hóa axit amin và chất béo như một nguồn năng lượng, khi thiếu hụt insulin. Người ta cho rằng trà xanh cũng có thể cung cấp đường cho các tế bào cơ bắp, từ đó nhu cầu tổng thể insulin trong cơ thể giảm.

Giàu chất chống oxy hóa: ở bệnh nhân đái tháo đường do mất cân băng nội tiết tốt nên thường bị cao huyết áp và rối loạn thần kinh. Trong trà xanh có chứa Polyphenol chất chống oxy hóa làm cho các gốc tự do không phản ứng với cholesterol trong máu, loại cholesterol “xấu” có thể góp phần làm xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ. Vì khả năng trà xanh có thể kích thích sự trao đổi chất, cải thiện lưu thông (trao đổi bào), và tăng cường hệ miễn dịch, nó cung cấp nhiều năng lượng và máu cho não. Trà đã được ghi nhận là có tính kích thích nhưng làm cơ thể thư giãn. Mức giảm căng thẳng là rất quan trọng đối với bệnh đái tháo đường để duy trì hệ thống sinh lý của họ cân bằng. Căng thẳng kích thích sản xuất adrenaline, điều này làm tăng lượng đường trong máu. Trà xanh cũng giúp bảo vệ các tế bào não và tế bào thần kinh khỏi bị hư hại gây ra bởi lipid peroxy trong hệ thần kinh và quá trình oxy hóa glucose.

Polyphenol được biết là có đặc tính chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ chống lại viêm nhiễm và chất gây ung thư. Nói cách khác, các tính chất trong trà có thể giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường tuýp 2 cũng như ung thư.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị di chứng tai biến mạch máu não

Trước đây, trình độ y tế còn kém, tai biến mạch máu não là cách kết thúc cuộc đời người già. Ngày nay, với hệ thống khoa học trình độ y tế hiện đại, qua đó có phương pháp chẩn đoán hiện đại và nhiều loại thuốc mới có hiệu quả trong điều trị tai biến mạch máu não, đây là những lý do giúp cho việc dự phòng và điều trị có hiệu quả cao trong việc điều trị tai biến mạch máu não.

Thuốc đông y điều trị tai biến mạch máu não
Điều trị tai biến mạch máu não bằng y học cổ truyền (minh họa)

Như chúng ta đã biết tai biến mạch máu não là hậu quả của những bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim trong các bệnh về van tim. Tai biến mạch máu não gồm có: Cơn thiếu máu thoáng qua; nhũn não; xuất huyết não.

-Cơn thiếu máu thoáng qua thường: đây dạng tai biến thoáng qua kéo dài 5-10 phút, khu trú, không để lại di chứng. Bệnh nhân cảm thấy chóng mặt, nói khó, giảm cơ lực hay liệt nhẹ.

-Nhũn não: thường xuất hiện đột ngột  là do tắc một nhánh động mạch não, gây liệt nhẹ sau đó dần dần nặng lên dẫn đến hôn mê và có thể tử vong.

-Xuất huyết não: là do vỡ một động mạch trong não. Thường xảy ra đột ngột với các dấu hiệu liệt nửa mặt, liệt nửa người, hôn mê ở nhiều mức độ khác nhau. Ngoài ra ở những vị trí chảy máu khác nhau trong não sẽ có những triệu chứng khác nhau. Xuất huyết não thường nặng hơn, tiên lượng xấu hơn, dễ tử vong ngay. Bệnh thường khởi phát đột ngột, phần lớn gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại di chứng tàn phế nghiêm trọng.

Trong y học cổ truyền tai biến mạch máu não thuộc phạm trù “trúng phong”. Khi qua được giai đoạn nguy kịch bệnh thường để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh, gia đình và xã hội như: liệt nửa người, miệng méo, mắt xếch, đại tiểu tiện không tự chủ…

Tham khảo một số bài thuốc Y học cổ truyền, và kết hợp cùng y học hiện đại để điều trị các di chứng do tai biến mạch máu não gây ra:

Bán thân bất toại

Đây là di chứng nặng nề nhất, làm cho bệnh nhân liệt hoàn toàn hoặc khó khăn trong đi lại, cử động chân tay. Điều trị di chứng này tùy theo nguyên nhân mà có cách điều trị khác nhau.

-Do khí huyết hư không đủ nuôi dưỡng cơ thể, làm trở ngại kinh lạc thì phải dưỡng khí, ích huyết, ôn kinh bằng thuốc bổ trung ích khí gia phụ tử uống với thất vị đại hoàng hoàn.

+Bài Bổ trung ích khí: 20g hoàng kỳ, 8g cam thảo, 12g nhân sâm, 12g đương quy, 10g trần bì, 4g thăng ma, 4g sài hồ, 12g bạch truật, 6g phụ tử. Cho 600ml nước sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày, mỗi ngày một thang.

+Bài Thất vị đại hoàng toàn: 320g thục địa, 160g sơn thù, 120g phục linh, 160g sơn dược, 120g đơn bì, 40g vỏ quế, 120g trạch tả. Tất cả các vị tán bột mịn, hoàn viên 4g, mỗi lần uống 2-3 viên với thang Bổ trung ích khí gia phụ tử.

-Do phong tà làm tắc mạch (mạch tý) thì phải thông dương, ích khí, điều hòa dinh vệ và cho uống bài: hoàng kỳ, quế chi ngũ vật thang gồm 16g hoàng kỳ, 16g bạch thược, 16g sinh khương, 12g quế chi, 5 quả đại táo. Cho 600ml nước sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.

Rối loạn ngôn ngữ (khó nói)

-Nếu phong đờm ở họng gây nói khó, nói ngọng thì phải khu phong, trừ đờm, thông khiếu, dùng bài thuốc; Thần tiên giải ngữ đơn: 4g bạch phụ tử, 12g xương bồ, 8g viễn chí, 8g thiên ma, 4g toàn yết, 12g khương hoạt, 6g nam tinh, 4g mộc hương, 4g cam thảo. Cho 600ml nước sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày, mỗi ngày dùng một thang.

-Nếu do thận khí suy hư, tính khí không lên được gây nói khó, nói ngọng thì cho uống Địa hoàng ẩm tử: 16g thục địa, 16g ba kích, 12g sơn thù, 12g nhu.c thung dung, 8g hắc phụ tử, 8g quan quế, 16g thạch giải, 12g phục linh, 12g thạch xương bồ, 8g viễn chí, 12g mạch môn, 6g ngũ vị tử. Cho 750ml nước sắc còn 250ml chia uống 3 lần trong ngày, mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Chú ý: Với người cao huyết áp không được uống bài thuốc này.

Tiểu tiện không tự chủ (do thận hư)

Phải tư bổ thận âm và bổ thận dương, dùng bài thuốc Địa hoàng ẩm tử (như trên).

Đại tiện không tự chủ

Phải ôn bổ mệnh môn, chỉ tả sát trường, dùng bài thuốc Tứ thần hoàn: 50g nhu.c đậu khấu, 80g ngũ vị tử , 160g phá cổ chỉ, 40g ngô thù du. Tán mịn tất cả các vị. Đồ chín 320g gừng tươi, sinh khương, 100 quả đại táo, lấy thịt quả giã nhuyễn trộn đều với bột mịn các vị thuốc trên hoàn thành viên, mỗi viên 3g. Ngày uống 3 lần vào lúc đói, mỗi lần 5 viên.

Chóng mặt ù tai

Phải bình can tiêm dương và dùng bài Thiên ma câu đằng ẩm: 8g thiên ma, 16g câu đằng, 20g thạch quyết minh, 12g tang ký sinh, 12g sơn chi, 12g hoàng cầm, 12g ngưu tất, 12g đỗ trọng, 12g ích mẫu, 20g dạ giao đằng, 16g phục thần. Cho 750ml nước sắc còn 250ml chia uống 3 lần trong ngày, mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Các Loại Quả Tốt Cho Người Bị Bệnh Tiểu Đường

Như chúng ta đã biết, bệnh tiểu đường là chứng bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Người bệnh đái tháo đường chỉ có cách học chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường, để thực hiện được điều này, ngoài dùng thuốc người bệnh tiểu đường cần chú ý tới việc ăn uống, luyện tập thể thao, kiểm soát đường huyết tốt… tuy nhiên đái tháo đường lâu ngày, đường huyết tăng cao rất dễ mắc các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, mắt…


Trong chế độ ăn uống, người bị đái tháo đường không phải ăn loại quả nào cũng tốt, do hàm lượng đường trong trái cây có tộng xấu tới sức khỏe người bệnh. Dưới đây là những loại quả tốt, người bị bệnh tiểu đường nên dùng thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe.
các loại quả tốt cho người bệnh tiểu đường
Các loại quả tốt cho người bệnh tiểu đường (minh họa)

Bưởi đỏ

Bưởi đỏ là loại quả rất lành mạnh cho người bệnh tiểu đường lựa chọn. Mỗi ngày, người bị đái tháo đường có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ rất có lợi cho cơ thể.

Quả mâm xôi, quả việt quất

Quả mâm xôi, quả việt quất là 2 loại quả có chứa nhiều chất oxy hóa, ngoài ra nó cũng có nhiều chất xơ, hàm lượng tinh bột thấp và kèm nhiều loại vitamin khác nhau chúng rất phù hợp với người bị đái tháo đường.

Dưa hấu

Trong dưa hấu rất giàu vitamin B và C, cũng như kali, beta-carotene và lycopene thấp nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người đái tháo đường cũng chỉ nên dùng với lượng vừa phải.

Anh đào

Quả Anh đào có chứa nhiều chất chống oxy hóa, cùng với hydrat-cacbon (loại phân tử đường trong trái cây) giữ ổn định mức đường huyết. Hàng ngày người đái tháo đường chỉ nên ăn 12 trái anh đào, không nên ăn quá nhiều.

Trái đào

Trái đào là một nguồn tốt cung cấp các loại vitamin A và C. Ngoài ra trái đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số hàm lượng đường thấp nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường dùng thường xuyên.

Quả mơ

Mơ có lượng đường thấp, giàu chất xơ và vitamin A. Quả mơ là một chọn lựa quá tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường.

Quả táo

Trong quả táo có chứa nhiều chất oxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch, làm sạch hệ tiêu hóa. Táo cũng chứa nhiều chất bổ dưỡng giúp tiêu hóa chất béo ở trong cơ thể. Đây là loại quả rất tốt với bệnh nhân đái tháo đường.

Quả Kiwi

Quả Kiwi cung cấp chất xơ, kali và vitamin C, đồng thời kiwi có chứa hàm lượng tinh bột thấp rất cần cho người đái tháo đường hạ đường huyết trong máu.

Quả Lê

Quả lê có chứa nhiều chất xơ và kali, hàm lượng đường ít, người bệnh tiểu đường nên đưa trái lê vào chế độ ăn của mình.

Trái Cam

Cam được biết đến với liều lượng vitamin C cao, hàm lượng đường thấp và chứa chất kali. Cam cũng được cho là một trong các loại quả an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

Kết hợp thuốc hỗ trợ điều trị và ăn uống hợp lý, giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt hàm lượng đường huyết trong máu, giảm thiểu khả năng gây ra các biến chứng tiểu đường.

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Các Loại Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường là chứng bệnh mạn tính gây nhiều tổn hại sức khỏe, với nhiều biến chứng nguy hiểm nặng nề cùng chi phí tốn kém. Ngày nay bệnh tiểu đường chưa có thuốc chưa khỏi hẳn, nhưng có đến 80% bệnh nhân đái tháo đường ở tuýp 2 có thể phòng ngừa được, bằng cách tăng cường các hoạt động thể chất cùng chế độ ăn uống khoa học. Dưới đây là những thực phẩm tốt mà người bệnh tiểu đường nên dùng thường xuyên hàng ngày:

các loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường
Các loại thực phẩm hữu ích giúp giảm đường huyết (minh họa)

Các loại đậu: Các loại hạt đậu như đậu Hà lan, đậu nành, vừng… những loại thực phậm loại này có công hiệu giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường đến 47%. Đây còn là loại thức ăn có chứa nhiều chất xơ, chất béo không bão hòa, protein.. rất hữu ích trong việc giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, giúp ổn định đường huyết. Vì vậy nên sử dụng thực phẩm này thường xuyên giúp ổn định đường huyết.

Các loại cây ít ngọt: Các loại trái cây tươi vừa có công hiệu chống lão hóa, vừa bổ sung vitamin, muối khoáng rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường dùng hàng ngày. Người bệnh nên ăn trực tiếp các loại hoa quả, chứ không nên ép lấy nước uống, chất xơ từ trái cây là thành phần quan trọng giúp giảm đường, làm chậm hấp thu đường... Các loại quả nên người bệnh tiểu đương nên ăn như: quả anh đào, trong quả anh đào có chứa rất nhiều chất anthocyanin với công hiệu kích thích sản xuất insulin; Quả ổ và bưởi cũng có công hiệu giảm đường huyết. Ngoài ra còn phải kể đến các loại quả như: lê, mơ, tao, kiwi lựu, bơ, xoài… đây là các loại quả giàu chất xơ, chỉ số đường huyết thấp,người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn các loại quả có chỉ số đường huyết cao như: chuối, cam, dứa, nho…

Trái cây tuy có công hiệu hữu ích, nhưng phải sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sỹ nhằm tránh làm tăng đường huyết ở người bệnh đái tháo đường như; không ăn nhiều hơn 150g mỗi lần, khoảng cách ăn tổi thiểu 6 tiếng. Uống nhiều nước sau khi ăn các loại trái cây.

Các loại rau quả : rau quả là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ. Các loại rau giàu chất xơ như: mang tây, bông cải xanh, cà rốt, rau muống, ngót, mồng tơi, rau cải, cà tím, mướp, củ cải trắng, đậu bắp,… người bệnh nên dùng nhiều rau xanh trong ngày có thể hơn mức 400g (khoảng 2 – 3 bó rau), nó rất tôt cho bệnh nhân đái tháo đường. Vì trong các loại rau khả năng giữ lượng đường trong máu ổn định và tăng khả năng sản xuất insulin, hormon giúp cơ thể hấp thu đường. Vì vậy, hàng ngày bệnh nhân đái tháo đường nên ăn một trong các loại rau trên.

Cá, tôm, thịt nạc: Thịt nạc chứa hàm lượng đạm dồi dào, chứa ít chất béo bão hòa, có tác dụng giảm dần hàm lượng cholesterol xấu. Việc ăn thịt nạc hàng ngày rất có lợi cho người bệnh đái tháo đường. Ngoài ra các loại cá như: cá trích, cá hồi, các bơn, rô phi, cá ngừ, tôm, thịt gia cầm  (bỏ da)… là các loại thực phẩm giàu protein rất thích hợp với người bệnh tiểu đường.

Lưu ý: Mặc dù là các loại thực phẩm tốt cho người đái tháo đường, nhưng người bệnh luôn phải ý thức ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no. Chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm. Không nên đổi thay chế độ ăn cũng như khối lượng của các bữa ăn.

Trẻ Biếng Ăn Làm Cản Trợ Tới Sự Phát Triển

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu vi chất cho sự phát triển, suy giảm sức đề kháng, suy dinh dưỡng là do bé biếng ăn. Hậu quả của việc bé biếng ăn là trẻ chậm lớn, còi xương và tăng nguy cơ thiểu năng trí tuệ.

bé biếng ăn gây cản trở tới sự phát triển
Trẻ biếng ăn gây cản trở tới sự phát triển của bé (minh họa)

1. Trẻ biếng ăn hấp thụ dinh dưỡng kém hơn.

Khả năng hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng ở trẻ biếng ăn kém hơn do hệ tiêu hóa ít làm việc hơn, vì thế cơ chế tiết dịch và enzyme cũng bị hạn chế. Đặc biệt, khi trẻ biếng ăn, nhiều cha mẹ cho trẻ nhịn ăn nhưng khi trẻ nhịn ăn trong một thời gian, men tiêu hóa không được tiết ra làm cho tình trạng biếng ăn lại càng trầm trọng hơn.

2. Biếng ăn khiến trẻ thấp còi hơn.

Ở trẻ biếng ăn lâu dài, trẻ thiếu các chất dinh dưỡng để tăng trưởng chiều cao và cân nặng. Từ đó trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng và còi xương cao hơn trẻ bình thường. Theo nghiên cứu cho thấy, nguy cơ thua kém chỉ số khối lượng cơ thể ở trẻ biếng ăn là 6% – 22%. Còn theo Viện dinh dưỡng quốc gia, ở Việt Nam có hơn 50% trẻ em bị thiếu vi chất, 1/3 trẻ em dưới 5 hiện nay bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Hơn thế nữa, trẻ biếng ăn còn có nguy cơ kém thông minh hơn so với trẻ bình thường. Theo thang chỉ số phát triển trí tuệ là 110 điểm, thì trẻ biếng ăn chỉ đạt trung bình 96 điểm, thấp hơn 14 điểm so với chỉ số chuẩn. Như vậy biếng ăn làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và thiểu năng trí tuệ ở trẻ từ những năm đầu đời.

3. Khả năng tiếp thu và phát triển trí não kém hơn.

Theo nghiên cứu của WHO, trẻ biếng ăn bị rối loạn nhận thức, cảm xúc, hậu quả việc biếng ăn ở trẻ làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức học tập có thể kéo dài đến 5 năm sau. Kết quả học tập và khả năng nhận thức ở trẻ biếng ăn kem hơn trẻ bình thường khác đến 30%.

4. Trẻ biếng ăn có hệ miễn dịch kém hơn.

Ngoài ra, trẻ biếng ăn còn bị suy giảm hệ miễn dịch, khả năng đề kháng yếu với các bệnh viêm nhiễm. Trẻ hay ốm vặt hơn và dễ bị cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp hơn so với trẻ bình thường khác. Vì hệ tiêu hóa ảnh hưởng tới 70% hệ miễn dịch của trẻ nên khi hệ vi sinh vật trong hệ tiêu hóa bị rối loạn, cơ thể trẻ sẽ rất dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn có hại, đe dọa hệ miễn dịch non nớt của trẻ.

5. Biếng ăn gây ra biếng ăn.

Hệ tiêu hóa làm việc ít hơn và lười biếng hơn do trẻ biếng ăn, ăn ít. Vậy nên, khi trẻ biếng ăn, lười ăn cha mẹ không nên cho trẻ nhịn ăn, vì nhịn ăn có thể làm tình trạng trẻ biếng ăn thêm trầm trọng.

Trẻ biếng ăn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, mà khi trẻ bị suy dinh dưỡng lại càng biếng ăn hơn, tạo thành một vòng xoắn bệnh lý rất khó điều trị. Vì vậy khi trẻ mới biếng ăn cần phải tìm cách khắc phục ngay, không nên để tình trạng biếng ăn kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Từ các hậu quả đó, cha mẹ cần chú ý theo dõi tình hình ăn uống của trẻ để giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn và bổ sung kịp thời các vi chất và lượng dinh dưỡng còn thiếu khi trẻ ăn ít để đảm bảo sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ cho trẻ.

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

5 Bài Thuốc Điều Trị Thiểu Năng Tuần Hoàn Não

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não theo Y học Cổ truyền thuộc phạm vi các chứng đầu thống, huyễn vựng, thất miên, tiểu trúng phong… với các phương pháp điều trị phong phú từ dùng thuốc, xoa bóp, châm cứu đến dưỡng sinh, y trị thực, khí công… Dưới đây là một số bài thuốc Đông y rất đơn giản trong cấu trúc cũng như cách dùng để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần.

bài thuốc điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Bài thuốc đông y giúp điều trị thiểu năng tuần hoàn não (minh họa)

Bài thuốc 1: 10g Thiên ma, 9g bán hạ chế, 7g xuyên khung, 15g sa tiền tử. Tất cả các vị tán vụn trộn đều, mỗi lần lấy 40g cho vào túi vải, hãm với nước sôi trong bình kín sau 20 phút là dùng được, dùng uống thay trà trong ngày. Công dụng: sáng mắt, tức phong, táo thấp, hóa đàm, bài thuốc dùng thích hợp với những người bị thiểu năng tuần hoàn não có biểu hiện triệu chứng hay chóng mặt, buồn nôn, mình mẩy nặng nề, lợm giọng, đại tiện lỏng nát... Những người bị âm hư hỏa vượng, hay phiền táo thì không nên dùng bài này.

Bài thuốc 2: 15-18g sắn dây tươi (sinh cát căn), 6-9g câu đằng. Hai dược vị này thái vụn trộn đều, mỗi lần sử dụng lấy 20 - 30g cho vào túi vải hãm với nước sôi trong bình kín, dùng được sau chừng 20 - 30 phút, dùng uống thay trà trong ngày. Công dụng: bình can tức phong, thăng thanh sinh tân, bài thuốc dùng rất tốt cho người bị thiểu năng tuần hoàn não do xương sụn cột sống cổ hư có cao huyết áp, đầu gáy đau cứng, tai ù tai điếc. Tuy nhiên, không dùng bài thuốc này cho người dễ bị đi lỏng do tỳ vị hư yếu.

Bài thuốc 3: Đan sâm, xuyên khung, thảo quyết minh, sơn tra, liều lượng vừa đủ như nhau. Tất cả các dược vị này đem thái vụn, sao thơm, dùng mỗi lần 20 - 30g hãm với nước sôi trong bình kín, dùng được sau 20 phút, dùng uống thay trà trong ngày. Công dụng: làm giảm cholesterol máu, hoạt huyết hoá ứ. Lưu ý: không sử dụng bài thuốc này với phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh.

Bài thuốc 4: 10g hồng hoa, 30g đan sâm, 30g sinh sơn tra. Tất cả các dược vị đem sắc kỹ lấy nước uống, chia uống 2 lần sáng và chiều, dùng 1 thang mỗi ngày. Công dụng: làm giảm cholesterol trong máu, hoạt huyết hóa ứ, tiêu trệ, bài thuốc dùng thích hợp cho những người bị thiểu năng tuần hoàn não có tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành và rối loạn lipid máu. Lưu ý: Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh thì không nên dùng bài này.

Bài thuốc 5: 12g sinh địa sấy khô, 12g mạch môn, 12g huyền sâm, 9g thạch hộc, 9g nữ trinh tử, 9g nhuc dung. Tất cả dược vị đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, chia uống 2 lần sáng và chiều. Công dụng: Thanh nhiệt tư âm, bổ can ích thận, dùng thích hợp cho những người bị thiểu năng tuần hoàn não có các chứng đầu choáng đầu, mắt hoa, tứ chi tê bì, khó thở tức ngực, miệng khô họng ráo, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ. Người có chứng đàm thấp, tỳ vị hư yếu dễ đi lỏng thì không nên dùng bài thuốc này.