Hiển thị các bài đăng có nhãn tăng huyết áp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tăng huyết áp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Bệnh Lý Nhồi Máu Cơ Tim Và Chứng Đau Thắt Ngực

Bệnh lý nhồi máu cơ tim, là căn bệnh nguy hiểm mỗi năm cướp đi sinh mạng của nhiều người và diễn ra nhanh chóng chỉ sau vài phút. Ở Việt Nam hiện nay tỉ lệ tử vong do bệnh này ngày càng tăng. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh này đều có triệu chứng đau thắt ngực. Vậy những cơn đau thắt ngực có liên quan như nào đến bệnh nhồi máu cơ tim?

Bệnh Lý Nhồi Máu Cơ Tim Và Chứng Đau Thắt Ngực

Đau thắt ngực dấu hiệu chính của bệnh nhồi máu cơ tim (minh họa)

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì?

Bệnh này xảy ra khi động mạch chủ ở tim bị tắc nghẽn, tim không được cung cấp máu dẫn đến hoại tử cơ tim từ đó gây ra bệnh nhồi máu cơ tim. Hiện tượng tắc nghẽn động mạch chủ ở tim, có hai nguyên nhân chính gây ra đó là do xuất hiện mảng xơ vữa và hình thành cục máu đông trong động mạch chủ. Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim có sự kết hợp của cả hai yếu tố này. Cục máu đông cũng có thể bị di chuyển theo dòng máu lên não gây tắc nghẽn mạch máu não dẫn tới tai biến mạch máu não.

Bệnh lý nhồi máu cơ tim có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng với người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, người bị tăng huyết áp, người béo phì, người bị bệnh tiểu đường, người ít vận động và người thường xuyên căng thẳng là những người có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim cao hơn người bình thường.

Cơn đau thắt ngực xảy ra khi nào?

Vùng cơ tim không được cung cấp máu sẽ bị hoại tử gây ra triệu chứng đau ngực dữ dội, vậy nên triệu chứng điển hình của bệnh nhồi máu cơ tim chính là những cơn đau thắt ngực. Có những cơn đau thắt ngực như sau:

Cơn đau thắt ngực ổn định: Xuất hiện mỗi khi gắng sức, nhưng sẽ giảm hoặc biến mất dần sau khi nghỉ ngơi 1-5 phút. Khi đau bệnh nhân có cảm giác ngực bị bó chặt, đè nén khiến người bệnh có cảm giác khó thở.

- Cơn đau thắt ngực không ổn định: Những cơn đâu xuất hiện thường kéo dài 20 phút, có lúc chỉ cảm thấy khó chịu ở ngực, có lúc lại đau dữ dội có khi lại đau âm ỉ.

Ngoài những cơn đau thắt ngực, bệnh nhồi máu cơ tim còn có kèm những triệu chứng khác nữa như tim đập nhanh, nôn, buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt…

Phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim?

Phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim chính là ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa và cục máu đông, nguyên nhân chính gây ra cơn đau thắt ngực. Thì ngoài dùng thuốc cũng cần:

- Cần kiểm soát và điều trị bệnh tiểu đường, mỡ máu, huyết áp…

- Thay thế mỡ động vật bằng dầu mỡ thực vật, tăng cường ăn nhiều rau quả chó chứa vitamin, khoáng chất và tăng cường ăn thịt cá.

- Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu, bia.

- Làm việc, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý.

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Nguyên Nhân Và Các Yếu Tố Tăng Nguy Cơ Tai Biến Mạch Máu Não

Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não đều là bệnh lý về mạch máu não bao gồm: Nhồi máu não do tắc mạch máu gây thiếu máu não dẫn đến tai biến mạch máu não; Xuất huyết não do vỡ mạch máu não gây chảy máu trong hộp sọ dẫn tới tai biến mạch máu não.

Nguyên Nhân Và Các Yếu Tố Tăng Nguy Cơ Tai Biến Mạch Máu Não

Tắc vỡ mạch máu não gây tai biến mạch máu não (minh họa)

Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não

1. Nguyên nhân do nhồi máu não

a. Nhồi máu não do cục máu đông

Cục máu đông gây tắc mạch máu tuần hoàn não, chặn dòng chảy cung cấp máu cho não, gây thiếu máu não cục bộ. Dẫn đến tế bào não bị chết do không được máu nuôi dưỡng.

Nguyên nhân hình thành cục máu đông: hình thành từ tim do rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim giãn, van lá tim, van nhân tạo,… Cục máu đông hình thành từ động mạch do bong vỡ mảng xơ vữa động mạch, bắt nguồn từ động mạch chủ hay động mạch cảnh. Triệu chứng lâm sáng thường đột ngột, có thể phát hiện các ổ nhồi máu não mới, cũ, rải rác các mảng xơ vữa động mạch bằng máy chụp cắt lớp.

b. Nhồi máu do nghẽn mạch

Nghẽn mạch là hiện tượng mạch máu co thắt gây hẹp hoặc tắc dòng tuần hoàn, có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào cả ở mạch máu lớn, vừa và nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu do xơ vữa động mạch cảnh, mạch não. Mảng xơ vữa có thể gây tắc tại chỗ hoặc làm nứt động mạch, bong vỡ mảng xơ vữa, tổn thương nội mạc, kích thích quá trình đông máu, hình thành cục máu đông dẫn đến gây tắc mạch máu. Ngoài ra có thể tắc do nguyên nhân khác như bệnh lý tăng động, phình động mạch, tăng xinh cơ động mạch.

c. Nhồi máu não do các nguyên nhân khác

- Thuốc tránh thai: làm nguy cơ tăng 10 lần bình thường.

- Bóc tách động mạch não: chiếm tỉ lệ 5% chủ yếu gặp ở người trẻ từ 25-45 tuổi.

- Loạn sản xơ cơ thành mạch

- Viêm động mạch: do viêm động mạch ở người nghiện ma túy hoặc viêm động mạch do các bệnh nhiễm trùng ...

- Các bệnh máu: đa hồng cầu, rối loạn đông máu...

2. Xuất huyết não

Tăng huyết áp: chiếm đến hơn 70% nguyên nhân xuất huyết não, đặc biệt là người già.

- Dị dạng mạch não: Vỡ túi phồng động mạch thường hay gây xuất huyết dưới nhện, nguyên nhân này có 20% kèm xuất huyết trong não; U mạch máu kiểu thông động tĩnh mạch cũng thường hay gây xuất huyết dưới nhện, nguyên nhân này có 50% kèm xuất huyết trong não.

- Rối loạn đông máu: do dùng thuốc chống đông, giảm tiểu cầu, xơ gan…

- Do mạch máu não nhiễm tinh bột: thường hay gặp ở người lớn tuổi, gây chảy máu ở vỏ não, khoang dưới nhện, xuất huyết có thể xảy ra nhiều nơi và hay tái phát.

- Do u não, viêm mạch máu…

Các yếu tố gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não

- Cao huyết áp: làm nguy cơ tai biến mạch máu não tăng lên 5 lần.

- Thiếu máu não thoáng qua: làm tăng nguy cơ mắc tai biến mạch máu não gấp 2 lần.

- Hút thuốc: làm tăng nguy cơ so với tuổi là 1,5 lần.

- Rối loạn lipid máu: làm tăng nguy cơ từ 1,3-2,9 lần.

- Các bệnh về tim mạch: tăng nguy cơ tai biến gấp 2 lần.

Đái tháo đường: nguy cơ mắc tai biến mạch máu não, tăng 1,5- 2 lần

- Rượu

- Thuốc tránh thai

- Vữa xơ động mạch

- Một số các yếu tố khác: đa hồng cầu, béo phì, tiền sử gia đình... đều có nguy cơ mắc tai biến mạch máu não tăng

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Điều Trị Cao Huyết Áp Bằng Bài Thuốc Đông Y

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến cao huyết áp. Có thể kể đến các nguyên nhân bên trong dẫn đến huyết áp cao như: các bệnh về thận, xơ vữa động mạch, cường năng tuyến giáp, nhiễm độc thai nghén; Các nguyên nhân bên ngoài cũng ảnh hưởng tới  cao huyết áp như: ăn nhiều chất cay nóng, kích thích trong thời gian kéo dài như bia rượu, cafe, thuốc lá, chế độ ăn nhiều mỡ động vật, ăn mặn… Do căng thẳng thần kinh (stress kéo dài). Do yếu tố môi trường quá ồn ào, nhiều tiếng động mạnh...

điều trị cao huyết áp bằng đông y
Tùy theo chứng bệnh cao huyết áp mà có bài thuốc phù hợp (minh họa)

Theo Y học cổ truyền tăng huyết áp được coi là thuộc chứng huyễn vựng, đầu thống, can dương thượng cang. Người ta căn cứ vào chứng trạng bệnh, chia ra thành các thể bệnh, qua đó có cách chữa cao huyết áp theo chứng bệnh bằng Y học cổ truyền như sau:

Can dương thượng cang (thể can nhiệt)

Triệu chứng: đầu đau, hoa mắt, ù tai, miệng khô, đắng, chân tay co rút, tê bì, mất ngủ, lòng bàn chân nóng,….

Bài thuốc: 9g long đởm thảo, 9g hoàng cầm, 30g từ thạch, 9g cúc hoa, 15g hạ khô thảo, 10g xuyên khung, 9g cao bản, 30g tang chi.

Thể đàm hỏa nội thịnh (đàm thấp)

Triệu chứng: đầu căng, mờ mắt, đau đầu ngực sườn đầy tức, đỏ mắt, miệng khô đắng, đờm dính quánh, hay lợm giọng, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, kém ăn, ít ngủ… thể bệnh này thường gặp ở người có thể trạng béo, hàm lượng mỡ máu cao.

Bài thuốc: 8g bán hạ, 12g trúc nhự, 12g ngưu tất, 16g ý dĩ, 8g trạch tả, 12g tang ký sinh, 8g uất kim, 6g trần bì.

Thể âm hư dương thịnh

Triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, đầu nặng, chân bước không thật, tai ù, phiền táo, dễ cáu gắt, chân tay tê bì, chất lưỡi đỏ, rêu trắng, mỏng, mạch huyền.

Bài thuốc: 12g sinh địa, 12g long cốt, 30g mẫu lệ, 10g bá tử nhân, 10g bạch thược, 10g ngưu tất, 12g tiên linh kỳ.

Thể can thận âm hư

Triệu chứng: nhức đầu hoa mắt, ù tai, hay hoảng hốt dễ sợ hãi, mắt hay đỏ, miệng khô, chất lưỡi đỏ, ít rêu. Lưng đau, gối mỏi, di tinh; khi ngủ hay bị mê; mạch huyền, tế, sác. Thể này thường gặp ở những người già mà động mạch bị xơ cứng.

Bài thuốc: 30g trân châu mẫu, 10g sinh địa, 30g câu kỷ căn, 10g câu đằng, 10g thạch hộc, 10g đương quy, 12g dạ giao đằng, 10g hoàng bá.

Thể tâm tỳ hư

Triệu chứng: thường xảy ra ở người cao tuổi, có kèm theo các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng biểu hiện hoa mắt, đau đầu, da khô, kém ăn, kém ngủ, phân nát. Rêu lưỡi mỏng, trắng, mạch huyền tế.

Bài thuốc: 15g đảng sâm, 15g hoàng kỳ, 10g phục thần, 10g táo nhân, 10g đương quy, 10g bạch truật, 5g mộc hương, 3g cam thảo, 20g đan sâm.

Thể âm dương lưỡng hư

Triệu chứng: chóng mặt đau đầu; sắc mặt trắng bệch, chân tay lạnh, mềm yếu, cơ teo nhẽo, tiểu đêm nhiều lần, liệt dương hoạt tinh. Người luôn có cảm giác sợ lạnh, gió lạnh, nước lạnh. Người luôn có tâm trạng phiền muộn, miệng khô, lưỡi bỏng hơi hồng, mạch trầm tế.

Bài thuốc: 12g sinh địa, 12g mạch môn, 12g bạch thược, 18g nữ trinh tử, 16g ngưu tất, 8g thọ ty tử,6g ngũ vị tử, 4g cam thảo, 12g mẫu lệ.

Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang. Cho 1 lít nước vào thang thuốc đun đến sôi, sau đó đun cho sôi lăn tăn trong 45 - 60 phút. Chắt lấy nước thuốc (300 - 400ml) chia uống 3 lần trong ngày, sau khi ăn 30 phút.

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Bệnh Nhân Cao Huyết Áp - Yếu Tố Làm Huyết Áp Bất Thường

Nói về hệ tim mạch, thì huyết áp không có mức cố định, nếu so sánh kết quả đo huyết áp vào buổi sáng với buổi chiều. Vì vậy, bệnh nhân cao huyết áp khó tránh được những thời điểm huyết áp nhạy cảm bất thường và có thể trở nên nghiêm trọng.

huyết áp là không cố định trong ngày
Huyết áp là không đồng nhất trong ngày. (minh họa)

Huyết áp tăng vì ăn trưa quá vội vàng

Theo một số kết quả nghiên cứu tai biến mạch máu não cũng dễ xảy ra giữa trưa. Điều này cũng rất dễ hiểu vì: Một bữa trưa vội vàng sẽ làm huyết áp thay đổi bất thường.

-Trong khoảng từ 11-13 giờ, huyết áp có khuynh hướng tăng cao. Tình trạng này càng rõ nét hơn dưới sự ảnh hưởng của trời nắng nóng, có sự chênh lệch nhiệt độ cơ thể với nhiệt độ môi trường, cơ thể phản ứng bằng cách giãn mạch ngoài ra và đổ mồ hôi để thoát nhiệt cho cơ thể. Phản ứng giãn mạch ngoài kéo dài quá lâu nên lượng máu ra da nhiều, hậu quả là nhiều nơi khác thiếu máu, dẫn đến thiếu dưỡng khí. Nếu xảy ra ở thành tim, ở não thì có thể bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

-Bên cạnh đó, dù ăn uống đúng chế độ dinh dưỡng nhưng vẫn bị tăng mỡ trong máu, mà lại là loại chất béo gây xơ vữa mạch. Đó là vì bữa cơm trưa ăn quá nhanh khiến giờ ăn biến thành stress và dẫn đến phản ứng của tuyến thượng thận gây rối loạn biến dưỡng chất béo. Nên thêm 10 phút cho bữa cơm trưa tăng phần thư giãn để phòng bệnh tránh trường hợp huyết áp thay đổi bất thường.

Thiếu giấc ngủ trưa dẫn đến máu quá đậm đặc

Tai biến mạch máu não, rồi gây hoại tử cục bộ trên thành tim dẫn đến nhồi máu cơ tim, không vô cớ sinh ra do mạch máu bỗng tắc nghẽn.

Tác dụng thư giãn, khả năng tổng hợp kháng thể là những lợi ích của giấc ngủ trưa đem lại, được các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân về khả năng đa dạng của giấc ngủ trưa. Không những vậy, máu có độ loãng lý tưởng sau giấc ngủ trữa, đã được chứng minh bởi các nhà nghiên. Qua đó giấc ngủ trưa sẽ giúp bạn tránh được thay đổi bất thường của huyết áp.

Điểm thuận lợi của giấc ngủ trưa là không mất nhiều thời gian, thường không hơn 30 phút đã đủ để có tác dụng như mong muốn là giúp đề phòng huyết áp thay đổi bất thường. Giấc ngủ trưa không nên diễn ra trễ hơn sau 15 giờ, vì nó là lý do dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, khiến cơ thể khó ngủ về đêm.

Đừng quên nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não vẫn trước sau là lý do khiến bệnh tim mạch đứng đầu trên bảng tỷ lệ tử vong. Đáng nói là phía sau hai căn bệnh đó hầu như bao giờ cũng có bàn tay phá hoại ngấm ngầm của bệnh tăng huyết áp.

Xem thêm Cao Huyết Áp tại: http://botania.com.vn/tin-tuc/cao-huyet-ap-can-benh-cua-thoi-dai.html

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Cao Huyết Áp Và Những Hiểu Biết Sai Lầm

Cao huyết áp hay tăng huyết áp là một trong các nguyên nhân của các bệnh ở động mạch vành, tim, xơ cứng động mạch thận. Biểu hiện cao huyết áp ở từng người là khác nhau và không dõ. Vậy làm sao để nhận biết đúng về cao huyết áp?

đo huyết áp thường xuyên để nắm được tình trạng
Thường xuyên đo huyết áp để biết diễn biến của bệnh (minh họa)

Cao huyết áp là tình trạng huyết áp vượt cao hơn mức tối đa và hơn mức tối thiểu (140mmHg/90mmHg). Tăng huyết áp có thể là tăng một trong hai chỉ số này, hoặc cả hai. Trường hợp nguy hiểm, dễ gây tai biến nhất là khi huyết áp tối thiểu tăng cao. Bệnh có  biểu hiện lâm sàng rất phức tạp, tùy theo thể trạng của từng người. Cao huyết áp nhẹ bệnh nhân gặp phải các triệu chứng như đau đầu,mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, tai ù... Cao huyết áp nặng bệnh dễ gặp phải những cơn đau vùng tim, đầu đau dữ dội, giảm sút thị lực; người bệnh thở gấp, mặt đỏ bừng hoặc tái xanh, thậm chí có thể nôn hoặc buồn nôn, hốt hoảng...

Một sô hiểu biết sai lầm về bệnh cao huyết áp như:

1.Tăng huyết áp là hiện tượng bình thường với tuổi tác

Huyết áp sẽ tăng theo độ tuổi tỷ lệ thuận với nhau; Người cao tuổi bước vào giai đoạn lão hóa, huyết áp tối đa tăng cao rõ nhất. Đây không phải là một hiện tượng sinh lý bình thường, mà nó rất có hại cho sức khỏe. Người bị cao huyết áp mức trên có nguy cơ mắc các tai biến cao hơn nhiều lần so với người có chỉ số bình thường. Vì vậy cần có phương pháp điều trị hiệu quả, để phòng ngừa được các bệnh về tim mạch, máu não…

2.Khi căng thẳng thần kinh chỉ cần uống thuốc hạ áp?

Một số người già cho rằng khi tinh thần bị kích thích hay căng thẳng thần kinh mới bị tăng huyết áp. Vị vậy, khi cảm thấy khó chịu, căng thẳng thần kinh họ mới chỉ uống thuốc. Tuy nhiên, tăng huyết áp không chỉ do căng thẳng thần kinh, hay tinh thần bị kích thích vì có nhiều người có điều kiện sống thư thái nhẹ nhàng vẫn bị huyêt áp cao. Vì vậy, việc dùng thuốc không đúng cách có thể dẫn đến nhiều tai biến nguy hiểm.

3.Tự ý đánh giá tình trạng bệnh nặng, nhẹ qua cảm giác?

Nhiều người mức độ bệnh không đồng nhất với triệu chứng của tăng huyết áp. Có nhiều trường hợp huyết áp không cao nhưng triệu chứng lại rất rõ ràng. Tuy nhiên, có những người huyết áp rất cao nhưng triệu chứng lâm sàng nghèo nàn và không rõ ràng nên chủ quan không uống thuốc, dẫn đến nhiều chứng bệnh cùng phát sinh như tim phì đại, nhồi máu cơ tim...

Vì vậy, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, bao gồm cả đo huyết áp để phát hiện bệnh. Đo huyết áp thường xuyên để nắm được diễn biến của bệnh tăng huyết áp, với những người đã có chẩn đoán tăng huyết áp.

4.Chỉ cần thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt là đủ?

Khi bác sĩ thường khuyên rằng bên cạnh việc uống thuốc hạ huyết áp hằng ngày, bệnh nhân cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt như giảm béo, năng tập thể dục thể thao, ăn giảm muối. Nhưng một số người lại hiểu nhầm rằng, họ không cần uống thuốc mà chỉ cần chọn lấy một trong những cách trên là có thể cải thiện bệnh. Thực ra phần lớn các biện pháp này chỉ có vai trò bổ trợ, chứ không thể thay thế thuốc. Nếu không dùng thuốc mà bác sĩ đã chỉ định, bạn có thể gặp nguy hiểm.

5.Nên ngừng thuốc khi thấy bệnh giảm?

Rất nhiều bệnh nhân sau khi điều trị thấy huyết áp trở lại mức bình thường đã tự ý ngừng thuốc vì cho rằng mình đã hoàn toàn khỏe mạnh trở lại. Trên thực tế, số người bị tăng huyết áp điều trị khỏi rất hiếm, vì vậy cần phải cảnh giác, liên tục kiểm tra điều chỉnh nhằm phòng chống những biến chứng. Phần lớn bệnh nhân phải uống thuốc suốt đời.

Không phải người có huyết áp 150 mmHg thì sẽ an toàn hơn người có huyết áp 200 mmHg. Sự an toàn tính mạng chủ yếu là do ý thức bảo vệ sức khỏe. Người huyết áp cao 200 mmHg mà biết cách chú ý giữ gìn, uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, sống điều độ thì sẽ giúp huyết áp ổn định lại. Ngược lại, người huyết áp vốn chỉ ở mức 150 mmHg mà không chịu giữ gìn, ăn uống vô tội vạ, không tập luyện thường xuyên thì rất dễ tiến triển thành bệnh nặng.


Xem thêm về Cao Huyết Áp tại đây: http://botania.com.vn/tin-tuc/cao-huyet-ap-can-benh-cua-thoi-dai.html

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Cải Thiện Tình Trạng Mất Ngủ Ở Bệnh Nhân Cao Huyết Áp

Người cao tuổi ngủ không đủ giấc, cũng có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tăng nguy cơ bệnh tim mạch, thừa cân béo phì, tiểu đường, ung thư vú ở phụ nữ, nhất là bệnh nhân cao huyết áp. Một vài gợi ý giúp ngăn ngừa chứng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân cao huyết áp.

cao huyết áp ở người cao tuổi
Người bệnh tăng huyết áp cần theo dõi huyết áp thường xuyên (minh họa).

Bệnh nhân tăng huyết áp ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định, người bệnh dễ bị chứng khó ngủ, mất ngủ. Các yếu tổ ảnh hưởng tới giấc ngủ như ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ và các yếu tố khác, giấc ngủ bị rối loạn không ngon giấc có thể là tình trạng bệnh cao huyết áp trở nên nghiêm trọng hơn. Để có được giấc ngủ ngon, người mắc bệnh cao huyết áp phải chuẩn bị phòng ngủ thật yên tĩnh, vào buổi tối không để hắt ánh đèn vào, buông rèm cửa sổ vào buổi trưa. Phòng ngủ cần sạch sẽ, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Nếu có tiếng ồn do xe cộ hoặc âm thanh xung quanh nên sử dụng nút tai để tránh tiếng ồn bên ngoài.

Người bệnh mất ngủ, cần đi ngủ theo lịch cố định bằng cách ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày, kể cả cuối tuân hay khi đang mệt mỏi. Việc này giúp cơ thể quen dần với chu kỳ giấc ngủ thường xuyên.

Không chỉ riêng bệnh nhân cao huyết áp, mà cả những người mắc chứng mất ngủ nói chung nên hạn chế ngủ trưa quá nhiều, nhằm tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ chính vào buổi tối. Giấc ngủ nên trong khoảng 30 phút. Tránh tập luyện mạnh, tranh luân lớn, xem tivi hay máy tính.. trước khi đi ngủ, các hoạt động này làm căng thẳng và kích thích đến não gây ảnh hưởng giấc ngủ. Thay vào đó, bệnh nhân cao huyết áp nên tập đọc sách, nghe nhạc nhẹ, hoạt động nhẹ nhàng… Tránh sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, café và thuốc lá… các loại chất này gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Nếu tình trạng mất ngủ, khó ngủ nhiều, người bệnh cần sử dụng một cuốn nhật ký để xác định thói quen gây mất ngủ. Một số thói quen ăn xấu mà có thể bỏ qua chúng như là một nguyên nhân có thể gây mất ngủ. Nhiều khi thói quen hàng ngày ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ. Có thể chúng ta chưa bao giờ để ý đến việc xem ti vi khuya và tình trạng khó ngủ. Tạo một cuốn nhật ký giấc ngủ là một cách hữu ích để xác định những thói quen và hành vi góp phần gây ra triệu chứng mất ngủ của người bệnh.

Ghi lại chi tiết hàng ngày về những thói quen vào ban ngày, thói quen ngủ và các triệu chứng mất ngủ để giúp bác sĩ điều trị bệnh và khắc phục tình trạng mất ngủ.

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

CHỮA BỆNH CAO HUYẾT ÁP BẰNG THẢO DƯỢC

Xu hướng gia tăng bệnh cao huyết áp ngày càng cao, đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao trên thế giới. Trong y học cổ truyền có rất nhiều loại thảo dược, cây thuốc quý có tác dụng chữa trị làm giảm  huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp. Nội dung bài viết này, giới thiệu đến các bạn một số loại thảo dược có tác dụng hạ huyết áp.

1. Hoa hòe

Hoa hòe có tác dụng tốt với người cao huyết áp
Hoa hòe có tác dụng giảm huyết áp rất tôt (minh họa)

Cách dùng: 12g hoa hòe, 6g quyết minh tử, 2g cam thảo nam, dùng sắc uống ngày một thang.

Công dụng của Hoa hòe

Hoa hòe trong Đông y gọi là hòe mễ, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, được dùng làm thuốc. Vậy nên ta mới phải thu hái hoa hòe khi còn ở dạng nụ, hoa hòe khi được thu hái tuốt lấy nụ hoa, đem sao.

Y học đã chứng minh được tác dụng sinh học của hoa hòe: hoạt chất Rutin trong hoa hòe có tác dụng làm bền vững và giảm tính thấm của mao mạch, chống co thắt và giảm trương lực cơ trơn… Trong thực tế, hoa hòe được dùng để dự phòng tai biến của bệnh xơ vữa động mạch, chưa bệnh cao huyết áp, ngoài ra hoa hòe còn có tác dụng trong trường hợp phụ nữ bị băng huyết, ho ra máu, chảy máu cam, làm vết thương chóng liền sẹo…

2. Hoa cúc vàng

Hoa cúc có tác dụng tốt với người cao huyết áp
Hoa cúc có tác dụng tốt với người cao huyết áp (minh họa)

Cách dùng: 12g hoa cúc, 12g quyết minh tử sao thơm, 6g lá dâu, 6g hòe hoa, 2g cam thảo nam, dùng sắc uống ngày một thang, chia uống nhiều lần trong ngày.

Công dụng Hoa cúc vàng

-Trong y học cổ truyền: Hoa cúc vị đắn,ngọt, tính hơi hàn. Tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc, sáng mắt.

-Theo y học hiện đại: Dịch triết cồn hoa cúc vàng có tác dụng làm hạ huyết áp kéo dài thông qua tác dụng giãn mạch ngoại vi. Trong thực tiễn lâm sàng, hoa cúc vàng là loại hoa giúp chữa bệnh cao huyết áp bằng thảo dược bằng cách làm giảm nhẹ các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, choáng váng. Ngoài ra còn được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh cảm lạnh, viêm não, cảm cúm…

3. Ích mẫu

Cách dùng: 12g Ích mẫu thảo, 12g lá dâu, 12g cam thảo nam, dùng sắc uống ngày một thang.

Công dụng Ích mẫu

Ích mẫu được dùng cả thân lá và quả. Thường được dùng để chữa các bệnh phụ nữ, ngoài ra còn dùng để chưa cao huyết áp, mạch vành, rối loạn thần kinh…

Tác dụng sinh học của ích mẫu trên tim mạch đã được các nhà khoa học chứng minh. Cao lỏng ích mẫu có tác dụng làm hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giảm tác dụng co mạch của adrenalin… Ngoài ra, ích mẫu còn có tác dụng tốt đối với cơ tim có bệnh. Tác dụng an thần của ích mẫu đã được ghi nhận sẽ chữa bệnh cao huyết áp bằng thảo dược.

4. Cây xú ngô đồng

Cách dùng: 12g Lá xú ngô đồng, 12g cúc hoa, 6g hoa hòe, 2g cam thảo nam, dùng sắc uống ngày một thang.

-Xích đồng nam còn được gọi: bấn hoa đỏ, mò đỏ, xú ngô đồng

-Bạch đồng nữ còn được gọi: bấn trắng, mò trắng, vậy trắng.

Lá của hai cây này được dùng để làm thuốc, dưới dạng chè thuốc. Theo các nhà khoa học, lá xú ngô đồng có tác dụng hạ huyết áp. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy huyết áp hạ rõ rệt.

Lá xú ngô đồng trong lâm sàng được sử dụng để chữa bệnh cao huyết áp bằng thảo. Liều dùng hàng ngày 9-16g, chia 3-4 lần uống. Chè lá còn có tác dụng an thần, giảm đau và chống viêm.

5. Đỗ trọng

Cách dùng: 100g đỗ trọng, 12g nhân sâm dùng ngâm với 1 lít rượu trắng. Mỗi lần dùng 5ml, ngày 2-3 lần. Hay 5-12g đỗ trọng dùng sắc uống ngày một thang. Hoặc 5-12g đỗ trọng, 12g cúc hoa, 6g hoa hòe dùng sắc uống ngày một thang.

Công dụng cây đỗ trọng

Là vỏ của cây đỗ trọng, chưa thấy mọc hoang ở nước ta. Vị thuốc này ta vẫn còn phải nhập. Trong đỗ trọng, có các alkaloid, D.glucosid, resin, acid hữu cơ, albumin, tinh dầu, chất béo…

Tác dụng sinh học của đỗ trọng trên tim mạch đã được chứng minh là tác dụng hạ huyết áp do ức chế trong tâm vận mạch ở hành tủy. Ngoài ra còn có tác dụng làm mạnh sự co bóp cơ tim, lợi tiểu… Liên Xô (cũ) đã chính thức công nhận đỗ trọng được dùng để chữa bệnh cao huyết áp bằng thảo dược, được dùng dưới dạng cao lỏng, thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

Cần chú ý: liều thấp có tác dụng giãn mạch, liều cao lại gây co mạch.

Đỗ trọng có thể dùng để điều trị tăng huyết áp có biến chứng suy tim. Ngoài ra còn có thể chữa các bệnh đau lưng, ra mồ hôi trộm, phụ nữ hay sẩy thai, trẻ em bị co giật.


Xem thêm bệnh Cao huyết áp tại đây : http://botania.com.vn/tin-tuc/cao-huyet-ap-can-benh-cua-thoi-dai.html

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

BÍ KÍP ĐIỀU TRỊ CAO HUYẾT ÁP HIỆU QUẢ

Cao huyết áp được biết là nguyên nhân của nhiều bệnh như tim mạch, tiểu đường và phát sinh những biến chứng nguy hiểm. Chưa trị và phòng ngừa hiệu quả bệnh tăng huyết áp bằng những bí kíp dưới đây sẽ rất có ích cho bạn.

-Bổ sung cà chua vào chế độ ăn: trong cà chua có chất lycopene rất hiệu quả trong việc giảm bệnh cao huyết áp. Theo nghiên cứu thì trong chế độ ăn uống được bổ sung cà chua giúp giảm 10 chỉ số áp lực máu lên tâm thu và 4 chỉ số ở tâm trương. Cà chua có thể chế biến salad, nước sốt hay nước ép đều có tác dụng tốt cho sức khỏe, lượng cà chua tốt cho sức khỏe là 4 quả mỗi ngày.

cà chua tốt cho người cao huyết áp
Cà chua có tác dụng tốt với người cao huyết áp (minh họa)

-Giảm lượng cafein: Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc uống 5 cốc cà phê mỗi ngày có thể làm tăng huyết áp. Vì thế muốn giảm thiểu bệnh cao huyết áp thì nên  giảm lượng cà phê uống vào.

-Thực phẩm có ít chất béo: Cân bằng trong chế độ ăn uống với ngũ cốc nguyên cám, protein từ thịt nạc, các loại rau, quả và các sản phẩm sữa ít béo là lựa chọn lý tưởng cho chế độ ăn khỏe mạnh. Các thực phẩm có ít chất béo và lượng cholesterol thấp có tác dụng giảm huyết áp tương tự như việc sử dụng các loại thuốc huyết áp.

-Châm cứu: Theo nghiên cứu gần đây việc châm cứu được kích thích dòng điện cường độ nhỏ lên những điểm cụ thể sẽ có tác dụng giảm huyết áp. Từ lâu nay, chúng ta đã được biết châm cứu có lợi cho sức khỏe của con người. Trong 2 cách châm cứu là châm cứu bằng tay và dòng điện, thì việc châm cứu được kích thích bằng dòng điện được thực hiện đều đạn trong thời gian dài, sẽ có hiệu quả giảm bệnh cao huyết áp hơn

châm cứu điều trị cao huyết áp
Châm cứu điện là biện pháp điều trị hữu ích (minh họa)

-Tập yoga: Một vài bài tập yoga giúp cơ thể vận động với nhiều tư thế khác nhau, giúp kéo căng các cơ và khớp. Tập luyện yoga giúp giảm đáng kể mệt mỏi và căng thẳng. Hiệu quả nhất của yoga trong giảm áp suất máu là những động tác uốn cong cơ thể ra phía trước có tác dụng cải thiện lưu thông máu lên não, và hệ thần kinh, giảm stress.. hơn nữa yoga còn làm giảm tốc độ lưu chuyển của máu qua đó áp suất máu giảm.

-Tập luyện: Để khống chế tốt và hiệu quả trong điều trị cao huyết áp, ta áp dụng các bài tập sử dụng nhiều đến cơ bắp. Thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập luyện có thể giảm 11 chỉ số ở tâm thu và 9 chỉ số ở tâm trương.

-Uống rượu vang đỏ: Trong rượu vang đỏ có chứa hàm lượng chất chống oxy cao, có tác dụng bảo về các động mạch khỏi ảnh hưởng của các gốc tự do và phóng ngừa chứng xơ vữa động mạch. Chất ôxy hóa flavonol có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông. Rượu vang đỏ giúp lưu thông máu và làm sạch thành mạch. Khi các động mạch giãn nở ở độ thích hợp sẽ làm giảm áp suất máu.


Xem thêm cao huyết áp tại đây: http://botania.com.vn/tin-tuc/cao-huyet-ap-can-benh-cua-thoi-dai.html