Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Bệnh lý tim mạch do biến chứng bệnh tiểu đương

Việc điều trị tiểu đường cho người bệnh cần được tiến hành sớm và kịp thời nhất, bởi người mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ xơ vữa động mạch xảy ra sớm và phát triển nhanh hơn ở người bình thường. Khi không được điều trị tiểu đường kịp thời và tích cực, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ bị tai biến mạch máu não, viêm tắc động mạch chi dưới, huyết áp, suy tim...

Bệnh lý tim mạch do biến chứng bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường xẩy ra biến cố trên hệ tim mạch thường có mức độ trầm trọng và làm tăng nguy cơ: bệnh mạch vành 1,8 lần; tai biến mạch má não tăng 2,4 lần; viêm tác động mạch chi dưới 4,5 lần. Biến chứng bệnh tiểu đường là rất nguy hiểm, bởi khả năng gây tử vong của người bệnh raatts cao. Vì vậy cần phải điều trị tiểu đường sớm và tích cực để tránh các biến cố tim mạch, những biến cố tim mạch càng tăng cao nếu kết hợp với những yếu tố nguy cơ khác như rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, cao huyết áp...

Dưới đây là những biểu hiện thường gặp ở người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng tim mạch:

Viêm tắc động mạch chi dưới: là nguyên nhân gây nguy cơ hoại tử chi. Bệnh tiểu đường diễn ra lâu ngày, nếu không được điều trị tiểu đường tốt số người mắc viêm tắc động mạch chi dưới chiếm tới 50%. Người bệnh có cảm giác đau cách hồi, lạnh bàn chân, đau chân về đêm... viêm tắc động mạch chi dưới kết hợp với tổn thương thần kinh làm tăng nguy cơ hoại tử chi tới 7 lần, nguyên nhân của 50% số ca cắt đoạn chi không do chấn thương.

Bệnh lý tim mạch do biến chứng bệnh tiểu đường

Bệnh tim: bệnh lý tim ở người bệnh tiểu đường thường gặp và có tiên lượng manh là bệnh mạch vành. Người bệnh có những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim không biểu hiện, thiếu máu đột ngột, đột quỵ. Để phát hiện được bệnh mạch vành cần phải được đo điện tâm đồ khi có sự nghi ngờ lâm sáng áp dụng biện pháp gắng sức hay điện tim. Để cải thiện tình trạng của bệnh, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết bản thân.

Cao huyết áp: có thể xuất ở 50% số người bệnh tiểu đường type 2 sau độ tuổi 45 hoặc trước khi mắc bệnh. Cao huyết áp là nguyên nhân gây tổn thương thận ở người bệnh tiểu đường, nó đồng thời làm trầm trọng hơn biến chứng vi mạch và là yếu tố nguy cơ dấn đến biến chứng tim mạch. Vì vậy, cao huyết áp cần được phát hiện sớm và điều trị thường xuyên, giữ ổn định huyết áp dưới mức 140/90 mmHg và thấp hơn nếu có thêm các yếu tô nguy cơ khác.

Đột quỵ nao (hay tai biến mạch máu não): xảy ra do thiếu máu não đột ngột hoặc chảy máu não, vì vậy cần phát hiện sớm các cơn tai biến mạch máu não thoáng qua. Để phòng tránh đột quỵ não, cần điều trị tiểu đường và các yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu.

Các rối loạn mỡ máu như tăng triglicerid máu, tăng HDL cholesterol hay giảm HDL cholesterol. Các rối loạn mỡ máu này có thể được cải thiện nhờ kiểm soát tốt đường huyết bản thân, nếu vẫn chưa đạt được mức an toàn nhất thì cần phải điều trị rối loạn mỡ máu bằng thuốc và chế độ ăn hợp lý. Để nắm được tình trạng mỡ máu bản thân, người bệnh cần thăm khám và kiểm tra mỡ máu định kì mỗi năm một lần. Nếu đang trong quá trình điều trị rối loạn mỡ máu, nên 3 tháng kiểm tra 1 lần.

Bệnh lý tim mạch do biến chứng bệnh tiểu đường

Kết luận: Để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ đến tim mạch ở người bệnh tiểu đường, người bệnh cần giảm trọng lượng cơ thể, tăng cường tập luyện thể thao, cai và bỏ thuốc lá, rượu bia. Từ đó giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc và tử vong vì biến chứng tim mạch do tiểu đường.

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Nhận biết bệnh tiểu đường qua các dấu hiệu trên cơ thể

Đa số người mắc bệnh tiểu đường thường không có nhiều triệu chứng rõ rệt, nhưng khi thăm khám lại được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Điều này hoàn toàn đúng, vì tiểu đường là chứng bệnh mạn tính, bệnh không có nhiều dấu hiệu rõ rệt nên thường bị bỏ qua, chỉ đến khi thăm khám và được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường người bệnh mới biết, hoặc chỉ đến khi có các dấu hiệu rõ ràng nhất là lúc bệnh tiểu đường trở năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nhận biết bệnh tiểu đường qua các dấu hiệu trên cơ thể

Vì vậy khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra các triệu chứng trên cơ thể để nắm được mức độ của bệnh tiểu đường. Vì việc điềutrị tiểu đường cần tiến hành sớm và kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra, thậm chí dẫn tới tử vong. Vì vậy, bạn hãy lưu ý đến những dấu hiệu ở các cơ quan trên cơ thể để nhận biết và có hướng điều trị tiểu đường sớm nhất, đạt hiệu quả cao.
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu và tham khảo về một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh tiểu đường ở các cơ quan trên cơ thể.

1. Dấu hiệu ở mắt.
Khi bạn bị mắc bệnh tiểu đường, đường huyết trong cơ thể tăng cao khiến các mạch máu nhỏ trong mắt yếu đi, tích tụ nhiều cholesterol trong vong mạc. Đường huyết tăng cao lâu ngày khiến mắt giảm thị lực, có thể dẫn đến hậu quả nặng nề là mù lòa nếu điều trị tiểu đường không được tiến hành sớm và kịp thời. Mỗi khi bạn có cảm giác bỏng rát hoặc đau nhức mắt hãy đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa để sớm phát hiện tình trạng bệnh. Ngoài ra bạn nên khám bệnh định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe mắt luôn tốt.

Nhận biết bệnh tiểu đường qua các dấu hiệu trên cơ thể

2. Dấu hiệu ở da.
Khi bạn bị mắc tiểu đường, da trên cơ thể bạn sẽ trở nên kho dáp và ngứa ngáy. Đường huyết tăng cao là nguyên nhân khiến cho các loại nấm da phát triển mạnh, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm và vi khuẩn trên cơ thể. Đường huyết tăng cao cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuyến mồ hôi, khiến da đầu và da chân luôn ngứa ngáy khó chịu. Các chuyên gia cũng cho rằng ngứa da đầu được coi là một dấu hiệu nhận biết tăng đường huyết trong cơ thể.

3. Dấu hiệu ở chân.
Người bệnh tiểu đường thường có những dấu hiệu không bình thường xuất hiện ở bàn chân, do sự suy giảm bài tiết mồ hôi và việc sản sinh dầu gây ra. Những yếu tố này khi kết hợp với nhau có thể dẫn đến những tổn thương ở chân. Khi chân bị tổn thương quá trình liền sẹo sẽ rất chậm, vì máu cung cấp không thích hợp và hệ miễn dịch bị suy yếu đáng kể. Nguyên do là đường huyết không được kiểm soát tốt khiến cho hệ miễn dịch trở nên yếu, các tổn thương chân không được điều trị tích cực có thể bị hoại tử và đe dọa tới tính mạng. Vì vậy chú ý tới bàn chân không chỉ giúp điều trị tiểu đường đạt kết quả cao mà còn tránh được những tổn thương nặng tại chân do tiểu đường.

Nhận biết bệnh tiểu đường qua các dấu hiệu trên cơ thể

4. Nướu răng.
Răng lợi cũng là bộ phận chịu ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường, sâu răng hay chảy máu nướu răng là những dấu hiệu xảy ra ta có thể nhận biết. Các vấn đề phổ biến nhất ở miệng là các biểu hiện như sâu răng, khô miệng và viêm nướu răng nặng. Nguyên nhân là do đường trong nước bọt tăng cao dẫn tới tăng cường sự phát triển của nấm gây ra nhiều vấn đề về răng miệng. Vì vậy, nếu bạn bị sưng nướu răng thường xuyên hay có bất cứ bệnh răng miệng nào hãy kiểm tra đường huyết bản thân ngay.

Kết luận: Việc nhận biết được các triệu chứng tiểu đường xảy ra ở các cơ quan trên cơ thể, là cách nhanh nhất giúp quá trình điều trị tiểu đường diễn ra nhanh và kịp thời. Điều trị tiểu đường chỉ đạt hiệu quả khi ta phát hiện sớm tình trạng bệnh qua các biểu hiện trên cơ quan của cơ thể.


(Nguồn internet)

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Mật ong cách chữa mất ngủ hiệu quả

Mật ong cũng được công nhận có tác dụng điều trị mất ngủ rất hiệu quả, bên cạnh công dụng để làm đẹp và bồi bổ sức khỏe. Từ xa xưa trong dân gian đã áp dụng nhiều cách chữa mất ngủ hiệu quả từ mật ong và còn tồn tại đến ngày nay.
Vậy hiệu quả từ cách chữa mất ngủ bằng mật ong như nào?
Trong mật ong có chứa carbohydrate béo kiểm soát sự giải phóng insulin, giúp trytophan khiến não bộ ức chế giấc ngủ nhanh nhất. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng giúp an thần, giảm stress từ đó giúp cơ thể loại bỏ được chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Từ công dụng đó, mật ong được coi là cách chữa mất ngủ rất hiệu quả, giúp cơ thể có giấc ngủ ngon về đêm. Dưới đây là một số cách chữa mất ngủ bằng mật ong, chúng ta có thể tham khảo và áp dụng cho bản thân.
Cách 1: Mật ong với sữa ấm.
Đây là cách chữa bệnh mất ngủ rất hiệu quả, có tác dụng chữa bệnh mất ngủ kéo dài. Chúng ta có thể dùng 1-2 thìa cafe mật ong nguyên chất hòa với 1 cốc sữa nóng uống trước khi đi ngủ, sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon.
Cách 2: Dùng mật ong nguyên chất.
Sử dụng trực tiếp mật ong nguyên chất cũng cho tác dụng tốt với giấc ngủ. Dùng 1-2 thìa cafe mất ong trước khi ngủ cũng là cách chữa mất ngủ rất hiệu quả mà lại an toàn cho bạn.
Cách 3: Mật ong kết hợp trà hoa cúc.
Bản thân trà hoa cúc đã có tác dụng điều trị mất ngủ, vậy nên việc kết hợp mật ong với trà hoa cúc càng tăng thêm công dụng điều trị mất ngủ đêm hiệu quả. Ta có thể dùng 1-2 thìa cafe mật ong pha vào một tách trà hoa cúc, quấy đều và thưởng thức món trà hoa cúc mật ong trước khi ngủ 30-60 phút sẽ giúp bạn có giấc ngủ đêm ngon giấc hơn.
Mật ong không chỉ là vị thuốc quý với bệnh mất ngủ và chữa các bệnh khác, là sản phẩm làm đẹp mà còn là thực phẩm bồi bổ cơ thể rất tốt. Tuy nhiên, dù mật ong là cách chữa mất ngủ hiệu quả, nhưng cũng cần phải chú ý tới một số vấn đề sau:
  • Mỗi ngày không nên sử dụng quá 100ml mất ong. Nếu sử dụng nhiều sẽ làm bạn bị táo bón hoặc bị tả.
  • Khi bạn đang bị đầy bụng và ỉa chảy thì tuyệt đối không được dùng mật ong.
  • Không nên dùng mật ong pha với nước đun sôi: Để đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng trong mật ong tuyệt đối không pha mật ong với nước sôi.
  • Ngoài ra, không nên sử dụng mật ong kết hợp với các thực phẩm như đậu phụ, cá chép, lá hẹ, hành tây, thì là bởi chúng là thực phẩm kị nhau có thể gây ngộ độc, thậm chị nặng có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
  • Không đựng mật ong trong lọ nhựa hay kim loại: Khi bạn đựng mật ong trong lọ nhựa hay kim loại sẽ khiến mật bị oxy hóa, nhựa tổng hợp có thể chảy ra khi gặp nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Lời khuyên cho bạn là hãy đựng mật ong trong lọ thủy tinh và để nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh ánh nắng mặt trời.
Kết luận: Hiện nay, ngoài dùng mật ong chữa bệnh mất ngủ cho hiệu quả ra, chúng ta cũng có thể sử dụng nhiều biện pháp chữa bệnh mất ngủ khác như dùng thảo dược, các loại trà thảo mộc, các món ăn, vật lý trị liệu... Với mỗi người bệnh mât ngủ lại phù hợp với một cách chữa mất ngủ khác nhau, vì vậy chúng ta nếu chữa mất ngủ bằng cách này chưa hiệu quả, hãy kiên trì tìm cho mình cách chữa mất ngủ khác phù hợp và hiệu quả với bản thân. Chúc bạn có giấc ngủ ngon và sâu giấc.

(Nguồn internet)

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

Bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm

Việc điều trị tiểu đường cần phải được tiến hành kịp thời và tích cực, không chỉ mang lại sức khỏe cho người bệnh mà còn giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là chứng bệnh do rối loạn nội tiết chuyển hóa carbohydrate, khi mà tuyến tụy tiết ra insulin bị thiếu hoặc insulin không được dùng hiệu quả. Người mắc bệnh tiểu đường thường có các triệu chứng nhận biết như:
- Thường xuyên khát nước, hay đột nhiên khát nước nhiều.
- Thường xuyên đi tiểu nhiều lần.
- Thường xuyên đói hay đói đột nhiên.
- Cơ thể mỏi mệt, sụt cân đột ngột.
- Mờ mắt
- Cơ thể ngứa, miệng khô.
Vì bệnh tiểu đường là chứng bệnh mạn tính, tuy không chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng cũng cần có phương pháp điều trị tiểu đường kịp thời, nhanh chóng nhằm nâng cao sức khỏe cho người bệnh, cũng nhữ phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường gầy ra. Dưới đây là một số biến chứng của bệnh tiểu đường có thể xảy ra như:
Biến chứng thần kinh: người mắc bệnh tiểu đường có thể gặp phải tổn thương về hệ thần kinh ngoại vi như: làm thay đổi và suy giảm cảm giác, chân tay tê bì, có cảm giác kim châm ở da, cơ thể mệt mỏi yếu đuối. Tổn thương thần kinh thường xảy ra ở bàn tay, bàn chân nên dễ gây các tổn thương gây loét dẫn tới nhiễm trùng, hoại tử và phải cắt cụt chi để đảm bảo tính mạng.
Biến chứng thận: là những tổn thương tại cơ quan thận dẫn tới chứng suy thận, làm giảm chức năng lọc và bài tiết. Nguyên do là các vi mạch tại thận có hàm lượng đường máu luôn cao hơn mức cho phép dẫn tới thận bị tổn thương.
Biến chứng mắt: bệnh tiểu đường có thể dẫn tới biến chứng tại cơ quan mắt, gây đuc thủy tinh thể, làm tăng nhãn áp, khiến người bệnh mù lòa, các mạch máu nhỏ tại võng mạc bị tác nghẽn, suy yếu vỡ trong lòng mắt dẫn tới những tổn thương gây ra các bệnh lý về võng mạc.
Biến chứng tim mạch: Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường là cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp. Người mắc bệnh tiểu đường rất dễ bị cao huyết áp, chứng xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não dẫn tới liệt hoặc tử vong cho người bệnh.
Biến chứng nhiễm trùng: những bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng và có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào điển hình như: răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận…
Kết luận: Biến chứng của bệnh tiểu đường thực sự rất nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn các biến chứng trên nếu kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu.

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

Cách chữa mất ngủ hiệu quả từ bài thuốc đông y

Theo các thầy thuốc Đông y, bệnh mất ngủ là do tâm tỳ hư, thận âm hư, can khí uất gây nên, dẫn đến mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt của người bệnh, gây ra cáu gắt, đầu óc căng thằng, lo âu, buồn bã.

Đong y dieu tri mat ngu hieu qua

Bệnh mất ngủ ở một số bệnh nhân có thể do ảnh hưởng của bệnh lý và số khác mất ngủ do vấn đề tâm lý gặp phải những cú sốc, suy nghĩ nhiều. Nếu không chữa bệnh mất ngủ kịp thời dần trở thành bệnh mất ngủ mãn tính. Người mắc bệnh mất ngủ mạn tính thường rơi vào tình trạng trầm cảm, cơ thể mệt mỏi, uể oải, không tập trung vào công việc.

Theo các thầy thuốc Đông y, người bệnh mất ngủ phải thăm khám để biết rõ nguyên nhân cụ thể để có được bài thuốc điều trị mất ngủ phù hợp và đạt hiệu quả cao. Dựa vào các chứng của bệnh, trong Đông y có các bài thuốc điều trị mất ngủ rất hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị mất ngủ cho kết quả tốt.

Chữa bệnh mất ngủ do Can khi uất.
Bệnh nhân mất ngủ do can khí uất thường có triệu chứng dễ cáu gắt, đầu óc căng thẳng, lo âu, buồn bã. Can khí uất khiến tâm phiền dẫn tới mất ngủ, ngủ khó, đau đầu, chóng mặt. Để điều trị mất ngủ dạng này cần dùng bài thuốc sơ can giải uất, giúp can thư thái để dễ ngủ, ngủ sâu giấc.

chua-benh-mat-ngu-do-can-khi-uat

Nguyên liệu gồm: 12g sài hồ, 8g bạc hà, 8g bạch truật, 12g phục thần, 12g sinh địa, 6g cam thảo, táo 3 quả, 1g gừng nướng, 12g bán hạ, 6g trần bì, 12g mạch môn, 8g hàng cầm.
Các sắc thuốc: cho 1 thang thuốc này vào nồi, đổ thêm 5 bát nước sắc còn 3 bát, chia làm 3 lần uống trong ngày
.
Cách chữa mất ngủ do Tâm tỳ hư.
Triệu chứn ở người mất ngủ do tâm tỳ hư thường mất ngủ cả đêm, hoặc lúc ngủ lúc tỉnh, mộng nhiều dễ tỉnh, hoảng hốt, tim hồi hộp, hay quên, tay chân mỏi rũ, ăn kém, sắc mặt vàng úa, dễ tụt huyết áp. Cách chữa mất ngủ dạng này nên dùng bài thuốc bổ tâm tỳ, tăng khí huyết.

Dieu-tri-mat-ngu-do-tam-ty-hu

Nguyên liệu gồm: 12g đương quy, 12g thục địa, 12g mạch môn, 16g bạch truột, 16g hạt sen, 12g táo nhân, 12g phục thần, 4g quế nhục, 12g đẳng sâm, 12g hoàng kỳ, cam thảo 4g, táo 3 quả, 4g mộc hương, 12g long nhãn.
Các sắc thuốc: Mỗi thang thuốc đổ thêm 5 bát nước, sắc còn 3 bát chia làm 3 lần uống trong ngày.

Điều trị mất ngủ do Thận âm hư.
Người mất ngủ do thận âm hư thường có những triệu chứng buồn bực, hồi hộp, lo lắng, nóng trong người, đại tiện táo, hay đau đầu hoa mắt, lưng đau mỏi, tim đập nhanh. Để điều trị mất ngủ dạng Thận âm hư, người bệnh cần dùng bài thuốc bổ thận âm, giáng hỏa, làm tâm yên giấc giúp ngủ dễ và sâu giấc.

Chua-benh-mat-ngu-do-than-am-hu

Nguyên liệu bao gồm: 20g thục địa, 12g hoài sơn, 12g trạch tả, 12g mạch môn, 12g ngưu tất, 12g sơn thù, 10g đan bì, 12g bạch linh, 12g phục thần.
Cách sắc thuốc: dùng một thang thêm 5 bát nước, sắc còn 3 bát chia làm uống 3 lần trong ngày. Lưu ý, khi dùng bài thuốc này cần chú ý tránh ăn đồ cay nóng và đồ lạnh.

Khuyến cáo: ngoài việc dùng thuốc để điều trị mất ngủ giúp có giấc ngủ ngon, người mắc bệnh mất ngủ cần phải giữ tâm yên tĩnh, tinh tinh thần thoải mái, sinh hoạt đúng giờ giấc và ăn uống đầy đủ. Tránh vận động quá mức trước khi ngủ, mà nên tạo cảm giác thư thái bằng những việc nhẹ nhàng như độc sách, nghe nhạc. Tuyệt đối tránh các chất kích thích như cafe, rượu bia và thuốc lá. Không nên uống nhiều nước trước khi ngủ, tránh xem tivi, sử dụng máy tính hay điện thoại khi đi ngủ. Người bệnh cũng không nên tự ý dùng thuốc điều trị mất ngủ của bản thân, mà nên thăm khám để được các bác sĩ tư vấn điều trị.


(Nguồn internet)

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Điều trị tiểu đường tự nhiên hiệu quả

Người bị bệnh tiểu đường nên tăng cường tiêu thụ các loại rau xanh. Các loại rau là thực phẩm giàu chất xơ, ít calo nên rất có lợi cho sức khỏe. Đồng thời cũng là cách điều trị tiểu đường tự nhiên rất hiệu quả mà không phụ thuộc thuốc.

dieu-tri-tieu-duong-tu-nhien

Vậy các loại rau nào tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường? Cách điều trị tiểu đường tự nhiên thực hiện như nào? Bài viết này cho chúng ta cùng tham khảo về các loại rau tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường và các phương pháp điều trị tiểu đường hiệu quả không phụ thuộc thuốc.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn các loại rau nào?

Rau xanh là nguồn thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người bệnh tiểu đường. Nó không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn là biện pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường tự nhiên rất tốt. Dưới đây là một số loại rau củ quả mà người bệnh tiểu đường nên ăn:

các loại rau tốt cho bệnh tiểu đường

Bông cải xanh: tốt cho sức khỏe người tiểu đường, trong bông cải xanh có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, giàu crom chất có vai trò kiểm soát đường huyết. Người bị tiểu đường có thể dùng bông cải xanh nấu súp, nấu với mì ống hay thịt hầm, hoặc xào với tỏi.

Bí ngô: đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thích hợp với người bị bệnh tiểu đường. Bí ngô được các nhà khoa học chứng mình có tác dụng phục hồi tế bào tuyến tụy, tăng khả ngăng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.

Rau dền: hàm lượng magie trong rau dền khá cao, nên rất thích hợp với người bệnh tiểu đường vì magie là khoáng chất có vai trò điều trị tiểu đường, cao huyết áp và táo bón.

Dưa chuột: tốt cho người bị bệnh tiểu đường vì trong nước ép dưa chuột có chứa hoạt chất cần thiết cho việc sản sinh insulin của tuyến tụy.

Đậu: là thực phẩm giúp ổn định đường huyết rất tốt, tiêu thụ đậu giúp no lâu và làm giảm sự tiêu hóa thức ăn sau ăn. Người mắc bệnh tiểu đường type2 nên tăng cường ăn loại thực phẩm này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Măng tây: là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường vì có khả năng giữ ổn định đường huyết ở mức kiểm soát được, tăng cường sản sinh insulin một loại hormone giúp hấp thu glucose.

Măng tây tốt cho người tiểu đường


Cà rốt: là thực phẩm chuyển hóa đường chậm chập, được cho là tốt với người tiểu đường bởi cà rốt cung cấp beta-caroten giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và kiểm soát tốt đường huyết.

Hành tây: là thực phẩm giúp kiểm soát sự tăng đường trong máu. Người bệnh tiểu đường thuốc xuyên uống một thìa cafe dịch ép hành tây mỗi sáng giúp giảm đường trong máu đáng kể chỉ sau 1-2 tháng.

Mướp đắng: có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng hạ đường huyết làm giảm biến chứng võng mạc và tăng cường dung nạp glucose, chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường.

Mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường

Cách điều trị tiểu đường tự nhiên.

Điều trị tiểu đường tự nhiên là hình thức chữa bệnh tiểu đường không phụ thuộc vào thuốc điều trị. Áp dụng phương pháp vận động thể lực, chế độ ăn uống khoa học trong điều trị tiểu đường giúp người bệnh có đủ sức khỏe và nhanh chóng ổn định đường huyết phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường gây ra.

Vận động thể lực: thực hiện kết hợp với chế độ ăn uống khoa học giúp kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa được biến chứng tiểu đường xảy ra. Vận động thể lực là biện pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường rất tốt, người bệnh nên thường xuyên tập thể thao hàng ngày như đi bộ, bơi lội, đạp xe... không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp giảm cân, giảm mỡ máu, hạn chế tăng huyết áp, cải thiện tình trạng tim mạch và giúp ổn định đường huyết. Tuy nhiên, các bài tập thể lực nên vừa sức không nên quá sức.

Ăn uống tập luyện điều trị tiểu đường

Chế độ ăn uống khoa học: bữa ăn cho người tiểu đường nên chia nhỏ thành 4-6 bữa mỗi ngày, tránh ăn quá nhiều trong một bữa. Khi người bệnh đang điều trị tiểu đường bằng tiêm insulin cần ăn một bữa phụ vào ban đêm để tránh hạ đường huyết. Tuyệt đối không dùng rượu bia và các chất kích thích khác vì có thể dẫn tới hạ đường huyết, nên ăn thêm 1-2 bữa phụ và ăn nhạt nếu có dấu hiệu tăng huyết áp.

Kết luận: Rau xanh không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp ổn định đường huyết nên rất phù hợp với người bị tiểu đường. Đồng thời kết hợp ăn uống và tập luyện thể thao cũng là biện pháp điều trị tiểu đường tự nhiên rất hiệu quả.

(Nguồn internet)

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Mẹo Chữa Bệnh Mất Ngủ Về Đêm Hiệu Quả

Chữa bệnh mất ngủ về đêm như thế nào? Đây là câu hỏi mà người mắc bệnh mất ngủ cần được giải đáp. Chữa bệnh mất ngủ cần phải tìm và nắm được nguyên nhân gây khó ngủ, mất ngủ mới mong điều trị mất ngủ tận gốc được. Đừng chủ quan với bệnh mất ngủ, bởi nó ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe đời sống tinh thần.
Vậy phải làm sao để thoát khỏi tình trạng mất ngủ đêm? Chữa bệnh mất ngủ đêm có khó không? Bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân của bệnh mất ngủ và cách chữa bệnh mất ngủ đêm, để có được giấc ngủ ngon và thoát khỏi tình trạng khó ngủ mỗi đêm.
Chữa bệnh mất ngủ đêm như thế nào?
Giấc ngủ ngon và sâu giấc mỗi đêm là mong muốn của nhiều người mắc bệnh mất ngủ, dưới đây là một số gợi ý về nguyên nhân mất ngủ và giải pháp thoát khỏi tình trạng khó ngủ về đêm:
Tạo thói quen ngủ đúng giờ:
Duy trì và tạo thói quen đi ngủ đúng giờ giấc, là cách tốt nhất mang lại giấc ngủ ngon. Ngủ đúng giờ giúp cơ thể thích nghi và nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì chúng ta nên tạo thói quen đi ngủ trước 11 giờ đêm, thời điểm cơ thể giải độc và tái tạo năng lượng tốt nhất.
Tăng cường tập luyện thể thao:
Tập luyện thể thao không chỉ có lợi cho sức khỏe, mà còn giúp cơ thể có một tinh thần thoải mái, lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn đồng thời các cơ được vận động giúp cho giấc ngủ đêm sâu giấc hơn. Bạn nên tích cực tập các bài thể dục vào sáng sớm để phát huy hiệu quả cao nhất là mang lại giấc ngủ ngon.
>> Xem thêm cách chữa mất ngủ hiệu quả không cần dùng thuốc.
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học:
Chu kì của giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng bởi những thức ăn mà chúng ta ăn hàng ngày. Khi dạ dầy vẫn phải hoạt động để tiêu hóa thức ăn thì chúng ta sẽ rất khó vào giấc ngủ được, do đó chúng ta không nên ăn no hoặc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Ngoài ra, chúng ta cần hạn chế các loại đồ uống trước khi ngủ như cà phê, trà,… bởi chúng có chứa lượng chất kích thích lớn, tác động gây hưng phấn tới hệ thần kinh, nên rất có hại cho sức khỏe và giấc ngủ của bạn.
Tránh lạm dụng thuốc ngủ:
Khi đầu óc quá căng thẳng hay gặp những sang chấn tinh thần quá mạnh bạn hay cầu cứu tới thuốc ngủ để chữa nguy. Sử dụng thuốc là giải pháp giúp chúng ta dễ ngủ nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới dạ dày, ức chế hệ thần kinh, về lâu dài có thể là nguyên nhân khiến cơ thể rơi vào giấc ngủ chập chờn, mộng mị.
Kết luận: Trên đây là một số gợi ý giúp bạn điều trị mất ngủ đêm, khó ngủ. Qua đó, để có thể thoát khỏi tình trạng khó ngủ hay mất ngủ đêm, tìm lại giấc ngủ ngon và sâu cho cơ thể thì bên cạnh tìm ra các nguyên nhân gây bệnh mất ngủ và khắc phục chúng, người bệnh mất ngủ có thể sử dụng kết hợp với các loại thực phẩm chức năng được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên để có kết quả chữa bệnh mất ngủ hiệu quả.