Hiển thị các bài đăng có nhãn triệu chứng tiểu đường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn triệu chứng tiểu đường. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Triệu chứng nhận biết thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Hiện nay tiểu đường thai kỳ rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, để không ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi và thai phụ, chúng ta cần phải nhận biết được các biểu hiện của bệnh tiểu đường thai kỳ.

Triệu chứng nhận biết thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ cũng giống như các loại bệnh tiểu đường khác, cũng ảnh hưởng tới insulin và hàm lượng đường huyết. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ là tình trạng mắc bệnh tiểu đường tạm thời ở thai phụ, xảy ra trong quá trình mang thai, sau khi sinh con thai phụ có thể khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường.

Nhưng khi được xác định mắc tiểu đường thai kỳ, đồng nghĩa là thai phụ có nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường type 2 về sau cao hơn. Ở một số thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ thường không có biểu hiện cụ thể, vì thế các thai phụ cần được kiểm tra định kỳ và kiểm tra đường huyết khi mang thai được 28 tuần.

Tuy tiểu đường thai kỳ không có nhiều biểu hiện cụ thể, nhưng chúng ta có thể nhận biết qua 4 triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường thai kỳ dưới đây cần nắm rõ để phòng tránh.

Triệu chứng nhận biết thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

1. Luôn cảm thấy khát nước đến khô họng.
Trong thời gian mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi bên cạnh đó chế độ ăn uống cũng thay đổi theo từng thời kỳ. Vì thế, một số triệu chứng của mang thai thông thường và triệu chứng tiểu đường thai kỳ khó phân biệt hơn. Nên khi thai phụ thấy thường xuyên khát nước, dù được uống nhiều nước nhưng vẫn cảm thấy khát khô cổ hãy cho bác sỹ biết ngay hiện tượng này.

2. Luôn cảm thấy buồn đi tiểu.
Khi cơ thể khát nước, đòi chúng ta phải uống nhiều nước hơn và quá trình bài tiết nước tiểu sẽ nhanh hơn. Nhưng buồn đi tiểu liên tục lại có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường dù cả khi bạn không uống nhiều nước.
Thực tế cho thấy, khi mang thai sẽ khiến thai phụ đi tiểu nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu buồn đi tiểu liên tục một cách bất thường, các thai phụ nên báo ngay cho bác sĩ biết bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc bệnh viêm đường tiết niệu.
>> Xem cách điều trị tiểu đường không cần dùng thuốc.

3. Luôn cảm thấy mệt mỏi kiệt sức nhanh.
Khi mang thai nhiều bà bầu cho rằng cơ thể mệt mỏi là chuyện bình thường. Nhưng khi cơ thể mệt mỏi kiệt sức nhanh và xảy ra thường xuyên hãy nghĩ tới bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc thiếu sắt. Thai phụ hãy chú ý nếu vẫn ăn uống đầy đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý và không có dấu hiệu bị ốm mà gặp phải các cảm giác mệt, thở dốc sau mỗi bữa ăn cần lưu ý tới dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ.

4. Lưỡi xuất hiện nhiều tưa.
Khi thấy tưa lưỡi xuất hiện dày, liên tục đây là biểu hiện của cơ thể đang thừa đường. Thai phụ khi bị tiểu đường trong thai kỳ, khiến lượng đường trong cơ thể dư thừa lại là nguồn nuôi dưỡng cho nấm candida sinh sôi dẫn tới hình thành tưa lưỡi. Vì vậy, khi thai phụ bị tưa lưỡi có khả năng cao mắc tiểu đường thai kỳ.

Kết luận: Khi mang thai, thai phụ phải thay đổi khá nhiều chế độ ăn uống, cơ thể cũng có nhiều thay đổi. Điều này khiến một số biểu hiện của cơ thể trong khi mang thai thông thường và triệu chứng của tiểu đường thai kỳ dễ bị hiểu nhầm. Vì thế chúng ta cũng như thai phụ cần hết sức lưu ý các biểu hiện nêu trên để phòng tránh và đối phó với tiểu đường thai kỳ hiệu quả.

(Nguồn internet)

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Nhận biết bệnh tiểu đường qua các dấu hiệu trên cơ thể

Đa số người mắc bệnh tiểu đường thường không có nhiều triệu chứng rõ rệt, nhưng khi thăm khám lại được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Điều này hoàn toàn đúng, vì tiểu đường là chứng bệnh mạn tính, bệnh không có nhiều dấu hiệu rõ rệt nên thường bị bỏ qua, chỉ đến khi thăm khám và được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường người bệnh mới biết, hoặc chỉ đến khi có các dấu hiệu rõ ràng nhất là lúc bệnh tiểu đường trở năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nhận biết bệnh tiểu đường qua các dấu hiệu trên cơ thể

Vì vậy khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra các triệu chứng trên cơ thể để nắm được mức độ của bệnh tiểu đường. Vì việc điềutrị tiểu đường cần tiến hành sớm và kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra, thậm chí dẫn tới tử vong. Vì vậy, bạn hãy lưu ý đến những dấu hiệu ở các cơ quan trên cơ thể để nhận biết và có hướng điều trị tiểu đường sớm nhất, đạt hiệu quả cao.
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu và tham khảo về một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh tiểu đường ở các cơ quan trên cơ thể.

1. Dấu hiệu ở mắt.
Khi bạn bị mắc bệnh tiểu đường, đường huyết trong cơ thể tăng cao khiến các mạch máu nhỏ trong mắt yếu đi, tích tụ nhiều cholesterol trong vong mạc. Đường huyết tăng cao lâu ngày khiến mắt giảm thị lực, có thể dẫn đến hậu quả nặng nề là mù lòa nếu điều trị tiểu đường không được tiến hành sớm và kịp thời. Mỗi khi bạn có cảm giác bỏng rát hoặc đau nhức mắt hãy đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa để sớm phát hiện tình trạng bệnh. Ngoài ra bạn nên khám bệnh định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe mắt luôn tốt.

Nhận biết bệnh tiểu đường qua các dấu hiệu trên cơ thể

2. Dấu hiệu ở da.
Khi bạn bị mắc tiểu đường, da trên cơ thể bạn sẽ trở nên kho dáp và ngứa ngáy. Đường huyết tăng cao là nguyên nhân khiến cho các loại nấm da phát triển mạnh, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm và vi khuẩn trên cơ thể. Đường huyết tăng cao cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuyến mồ hôi, khiến da đầu và da chân luôn ngứa ngáy khó chịu. Các chuyên gia cũng cho rằng ngứa da đầu được coi là một dấu hiệu nhận biết tăng đường huyết trong cơ thể.

3. Dấu hiệu ở chân.
Người bệnh tiểu đường thường có những dấu hiệu không bình thường xuất hiện ở bàn chân, do sự suy giảm bài tiết mồ hôi và việc sản sinh dầu gây ra. Những yếu tố này khi kết hợp với nhau có thể dẫn đến những tổn thương ở chân. Khi chân bị tổn thương quá trình liền sẹo sẽ rất chậm, vì máu cung cấp không thích hợp và hệ miễn dịch bị suy yếu đáng kể. Nguyên do là đường huyết không được kiểm soát tốt khiến cho hệ miễn dịch trở nên yếu, các tổn thương chân không được điều trị tích cực có thể bị hoại tử và đe dọa tới tính mạng. Vì vậy chú ý tới bàn chân không chỉ giúp điều trị tiểu đường đạt kết quả cao mà còn tránh được những tổn thương nặng tại chân do tiểu đường.

Nhận biết bệnh tiểu đường qua các dấu hiệu trên cơ thể

4. Nướu răng.
Răng lợi cũng là bộ phận chịu ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường, sâu răng hay chảy máu nướu răng là những dấu hiệu xảy ra ta có thể nhận biết. Các vấn đề phổ biến nhất ở miệng là các biểu hiện như sâu răng, khô miệng và viêm nướu răng nặng. Nguyên nhân là do đường trong nước bọt tăng cao dẫn tới tăng cường sự phát triển của nấm gây ra nhiều vấn đề về răng miệng. Vì vậy, nếu bạn bị sưng nướu răng thường xuyên hay có bất cứ bệnh răng miệng nào hãy kiểm tra đường huyết bản thân ngay.

Kết luận: Việc nhận biết được các triệu chứng tiểu đường xảy ra ở các cơ quan trên cơ thể, là cách nhanh nhất giúp quá trình điều trị tiểu đường diễn ra nhanh và kịp thời. Điều trị tiểu đường chỉ đạt hiệu quả khi ta phát hiện sớm tình trạng bệnh qua các biểu hiện trên cơ quan của cơ thể.


(Nguồn internet)