Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Các Vấn Đề Về Răng Miệng Thường Gặp Ở Trẻ Nhỏ

Trẻ dưới 3 tuổi là thời điểm có nhiều biến chuyển về vấn đề răng miệng. Các bệnh răng miệng ở trẻ thường xuất hiện theo từng giai đoạn. Giai đoạn này cha mẹ cần chú chăm sóc răng miệng cho bé thật tốt.

Vấn đề răng miệng thường gặp ở trẻ
Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé yêu hàm răng khỏe mạnh (minh họa)

Giai đoạn từ lúc mới sinh tới 6 tháng tuổi

1. Nanh: Đây là trường hợp thường gặp ở trẻ sơ sinh, không phân biệt giới tính của trẻ.

Biểu hiện lâm sàng: Là những nanh nhỏ, màu trắng, nằm rời rạc hay thành đám trên miêm mạc miệng hoặc niêm mạc xương hàm. Nanh có thể không gây ảnh hưởng gì, có thể làm bé biếng ăn bỏ bú.

Xử trí:

-Trường hợp không gây ảnh hưởng tới ăn uống nah sẽ tự rụng.

-Trường hợp ảnh hưởng làm bé biếng ăn, bỏ bú thì phải chích nanh tại cơ sở y tế.

2. Tưa miệng

Triệu chứng: Có những mảng trắng sữa bám vào niêm mạc miệng, mảng trắng có thể đông đặc toàn bộ niêm mạc miệng và hàm họng, lớp mảng trắng này khi đánh đi để lại lớp niêm mạc phía dưới chảy máu.

Xử trí: Dùng thuốc kháng nấm Nystattin, mật ong hay glyxerin borat đánh sạch nấm ngày 3-4 lần.

Giai đoạn từ 6 tháng tới 3 tuổi

1.Thời kỳ bé mọc răng sữa. Giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung canxi vì có sự biến động trên xương hàm do vào thời kỳ bé mọc răng. Cũng trong giai đoạn này, bé sẽ mọc đủ 20 răng sữa.

2.Viêm loét miệng

Biểu hiện lâm sàng:

-Thường xuất hiện khi bé sốt do bệnh toàn thân như: thủy đậu, sởi, sốt mọc răng sữa, trẻ vệ sinh răng miệng kém.

-Nốt loét to hoặc nhỏ có giả mạc trắng hay vàng dễ chảy máu.

-Trẻ bỏ ăn vì đau miệng.

Xử trí:

-Sau khi ăn cần vệ sinh răng miệng ngay

-Kết hợp kháng sinh toàn thân.

-Cho thuốc giảm đau.

-Bôi thuốc chữa viêm loét.

3.Viêm lợi cấp: xuất hiện sau sốt mọc răng, thường gặp ở trẻ 6 tháng tuổi đến 3 hoặc 4 tuổi.

Biểu hiện lâm sàng:

-Trẻ quấy khóc, sốt, bỏ ăn do lợi viêm đau, chảy máu, hơi thở hôi.

-Tại các viền và núm lợi có viêm tấy đỏ, không bám vào cổ răng, dễ chảy máu.

Xử trí: Đưa trẻ tới bác sỹ chuyên khoa để được điều trị và hướng dẫn chăm sóc.

4.Viêm lưỡi bản đồ mãn tính: Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể do thiếu vitamin B, dị ứng, di truyền hoặc do sự xáo trộn của chu kỳ thay thế tế bào lưỡi.

Biểu hiện lâm sàng: mặt lưỡi có vùng trơn láng màu đỏ, viền trắng. Các mảng này thay đổi từ vùng này sang vùng khác, có khi tự mất sau lại xuất hiện.

Xử trí: Chủ yếu vệ sinh tốt răng miệng, nếu có viêm loét lưỡi có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

5.Sâu răng, viêm tủy răng và abse răng: do sâu răng mà không được chữa trị kịp thời dẫn đến viêm tủy răng.

Biểu hiện lâm sàng:

-Sâu men: Lớp men răng bị axit phá hủy, làm răng ê buốt thoáng qua. Xử trí bằng cách đánh răng có hoạt chất flour.

-Sâu ngà: ngà răng bị axit phá hủy, trẻ bị ê buốt khi uống nước nóng hay lạnh hoặc khi nhai. Xử trí bằng cách đi hàn răng.

-Viêm tủy: Do răng bị sâu nặng hại tới tủy răng. Gây ra đau nhức từng cơn kể cả khi không nhai, thường đau nhiều về đêm. Xử trí bằng cách chữa tủy răng.

-Viêm cuống răng - abse lợi vùng răng tương ứng. Có biểu hiện đau nhức tự nhiên, liên tục có sưng tấy mủ vùng lợi hoặc mặt bên răng đau.

Xử trí:

+Với răng sữa: điều trị bằng kháng sinh và bảo tồn răng nếu răng sưng tấy lần đầu ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trường hợp trẻ trên 6 tháng tuổi bị sưng tấy nhiều lần thì cần nhỏ bỏ.

+Với răng vĩnh viễn: Cố gắng chữa và bảo tồn răng.

Giai đoạn 6-12 tuổi

1.Viêm lợi

Biểu hiện lâm sàng:

-Hơi thở hôi.

-Khi đánh răng lợi bị chảy máu.

-Lợi sưng đỏ, mềm, căng bóng.

-Răng và cổ răng có mảng bám xốp.

-Khi ấn vào lợi có mủ chảy quanh răng, răng lung lay, lợi không bám sát cổ răng.

Xử trí:

-Tích cực vệ sinh răng miệng sáng tối.

-Lấy sạch cao răng.

-Dùng thuốc điều trị viêm lợi.

-Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng (theo chỉ định của bác sĩ răng hàm mặt).

2.Thiểu sản men răng

Biểu hiện lâm sàng: Răng mất men, gồ ghề, màu vàng xám, dễ mủn nát và gãy răng.

Xử trí:

- Hàn răng nếu thiểu sản men trên thân răng để lại hố sâu.

- Cho bổ sung canxi (theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng).

3.Răng mọc lệch lạc

Nguyên nhân:

- Do cung hàm quá hẹp.

- Răng vĩnh viễn mọc thiếu chỗ.

- Do nhổ răng sữa sớm dẫn đến xô lệch răng.

Xử trí:

- Nhổ răng sữa.

- Chỉnh nha thẩm mỹ (theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng).

Cách chăm sóc và dự phòng các bệnh răng miệng cho trẻ:

- Đánh răng thường xuyên: 2 lần/ngày từ lúc trẻ 3 tuổi.

- Dùng kem đánh răng có flour.

- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần.

- Ăn uống đủ chất: Đặc biệt là bổ sung canxi (theo chỉ định của bác sĩ răng hàm mặt) đảm bảo sự hình thành và phát triển của răng.

Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Thiểu Năng Tuần Hoàn Não

Người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc là những đối tượng dễ mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Người mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não có cảm giác đau nhức, tê bì và rối loạn ở một số cơ quan trong cơ thể. Thiểu năng tuần hoàn não tiến triển nặng có thể có các cơn thiếu máu não thoáng qua, đột quỵ tai biến…

Dấu hiệu nhận biết bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Đau nhức đầu dấu hiệu nhận biết bệnh thiểu năng tuần hoàn não (minh họa)

Dấu hiệu sớm nhận thấy ban đầu

Bệnh nhân mắc thiểu năng tuần hoàn não trông có vẻ già yếu hơn, dáng đi chậm, kém linh hoạt, thay đổi tính cách. Thờ ơ với những thứ đã quan tâm trước, thẫn thờ, thích yên tĩnh. Về sau, bệnh nhân mắc thiểu năng tuần hoàn não còn thấy thêm các biểu hiện như:

Cảm giác đau nhức:

-Đau nhức đầu lan tỏa và trong đầu có cảm giác nặng, nhất là mỗi khi phải suy nghĩ nhiểu. Bệnh nhân mắc thiểu năng tuần hoàn não thường hay có thói quen xoa bóp trán, vuốt hoặc gãi đầu, đấm nhẹ vào trán…

-Có cảm giác mệt mòi vì hay bị đau sau gáy, vùng chẩm, cảm giác đau đôi khi âm ỉ hoặc từng cơn lan lên nửa đầu.

Trong người có các rối loạn:

-Hoa mắt chóng mặt và mất thăng bằng: bệnh nhân có cảm giác mọi vật như chao đảo quanh mình, những lúc đấy bệnh nhân thường nằm im vì cử động sẽ cảm thấy khó chịu buồn nôn, chóng mặt.

-Thị giác bị rối loạn dẫn đến nhìn mờ, nhìn đôi. Dấu hiệu này gặp phải khi bệnh nhân chuyển tư thể đột ngột từ năng sang ngồi hay đứng.

-Rối loạn giấc ngủ: thường dai dẳng, khó chịu và khó chữa. Với từng bệnh nhân thì rối loạn giấc ngủ cũng rất khác nhau, một số bệnh nhân mất ngủ, một số lại bị rối loạn nhịp ngủ.

-Rối loạn tâm lý: Bệnh nhân có cảm giác bồn chồn, không tự chủ hoàn làm chủ được với những lý do nhỏ nhặt, nhiều khi có phản ứng mạnh mẽ quá mức, lâu dần trái tính trái nết. Đôi khi bệnh nhân dễ mủi lòng, dễ tủi thân và đang trí.

Cảm giác tê bì :

Thường có cảm giác tê bì đầu ngón chân ngón tay như kiến bò. Có người bệnh lại đau dọc các xương sườn, đau gáy, lạnh dọc sống lưng. Tai có cảm giác ù, ve kêu dai dẳng cả ngày lẫn đêm dấn đến ảnh hưởng tới sinh hoạt, giấc ngủ và sức khỏe.

Người bệnh thiểu năng tuần hoàn não nếu không được điều trị sớm dẫn đến xuất hiện các cơn thiếu máu não thoáng quá. Các cơn này thường xuất hiện đột ngột, sau tự hết. Người bệnh có các dấu hiệu như:

-Tay chân yếu, không có lực dễ làm rớt đò đang cầm, dễ bị té ngã, dáng đi không bình thường.

-Vận động tay chân không ăn khớp nhau.

-Cảm giác thấy tê rần, kiến bò.

-Khó nói, khó diễn tả ý, thậm chí không nói được.

-Toàn thân cảm thấy quay cuồng, bản thân họ khi nhìn đồ vật xung quanh cũng thấy vậy.

Khi bệnh nhân có sẵn các bệnh lý về cao huyết áp, bệnh tiểu đường, các bệnh tim mạch thường thấy rõ các dấu hiệu trên hơn.

Khi thấy các dấu hiệu trên, bệnh nhân nên đến bệnh viên thăm khám sớm để chẩn đoán rõ nguyên nhân, từ đó có cách điều trị hiệu quả và đề phòng biến chứng nguy hiểm như nhũn não, đột quỵ.

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Tê Bì Chân Tay Ở Người Mắc Bệnh Tiểu Đường

Ở những người mắc bệnh tiểu đường về lâu dài dễ mắc nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó người bệnh tiểu đường thường sớm gặp biến chứng thần kinh ngoại biên, người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng này dễ nhận biết với các hiện tượng như cảm giác tê bì, kiến bò, kim châm, cơ đau; cám giác nóng bỏng hoặc tê lạnh, thậm chí các đầu ngón chân, ngón tay bỏng rát. Ngay tại thời điểm được phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã có tới 10% người bệnh tiểu đường có dấu hiệu biến chứng thần kinh.

Tê bì chân tay ở người mắc bệnh tiểu đường
Tê bì chân tay dấu hiệu biến chứng thần kinh ở người mắc bệnh tiểu đường (minh họa)

Biến chứng thần kinh ngoại biên: Biến chứng này thường xuất hiện sớm, tổn thương thần kinh chủ yếu xảy ra ở chi trên và chi dưới, gồm nhiều triệu chứng như: cảm giác tê bì, kim châm, kiến bò, cơ đau, có cảm giác nóng bỏng hoặc tê lạnh, thậm chí bỏng rát đầu ngón chân và tay. Các cơn đau hay tê tự phát vào đêm, không theo chu kì, không khu trú. Đặc biệt là đau lúc nghỉ ngơi, nhưng khi vận động lại giảm đi. Đây được coi là dấu hiệu nhận biết với các tổn thương đường huyết ở chi dưới trong bệnh tiểu đường.

Ở bệnh nhân đái tháo đường gặp phải tổn thương thần kinh nặng, bệnh nhân có thể bị teo cơ, liệt nhẹ. Khi đó, bệnh nhân giảm cảm giác ở bàn tay bàn chân, mức độ sừng hóa da tăng lên, có thể thấy các vết loét da giữa các vùng sừng hóa mà người bệnh không nhận biết.

Bệnh nhân đái tháo đường gặp phải hai nhóm tổn thương do biến chứng thần kinh sau

–Biến chứng thần kinh vận động: người bệnh thường ít gặp biến chứng này. Biến chứng này với cá dấu hiệu dây thần kinh bị viêm như: mi mắt sụp, lác, liệt cơ mặt, mất vận động nhìn ngoài, điếc.

–Biến chứng thần kinh thực vật: biến chứng này thường kết hợp với các biến chứng thần kinh ngoại biên, được coi là rối loạn thần kinh nội tạng. Có thể gặp các dấu hiệu như: giảm tiết mồ hôi, giảm sự co giãn đồng tử, giảm trương lực cơ tiêu hóa (gây buồn nôn, nôn hoặc đầy bụng sau ăn…), giảm cơ co bóp bàng quang (gây ứ đọng nước tiểu), nhịp tim nhanh khi nghỉ, liệt dương ở nam giới.

Lý do gây nên biến chứng thần kinh ở người mắc bệnh tiểu đường

Tổn thương thần kinh ở người bệnh tiểu đường do cơ chế nào gây ra chưa được biết rõ, có thể do tình trạng đường huyết kéo dài gây tổn thương (như tắc, hẹp) các mạch máu nuôi dây thần kinh. Mặt khác đường huyết cao còn sinh ra các sản phẩm chuyển hóa gây ngộ độc cho dây thần kinh.

Hậu quả gây nên thoái hóa các dây thần kinh, làm chậm lại tốc độ truyền dẫn các tín hiệu, có khi mất hẳn. Các tổn thương này hầu hết có tính chất thoái hóa vĩnh viễn, khi các trục sợ dây thần kinh bị tổn thương trên 50% thỉ khả năng phục hồi là không thể.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải biến chứng thần kinh ở người bệnh tiểu đường, ngoài yếu tố không kiểm soát tốt đường huyết như: đái tháo đường kéo dài, tuổi cao (tỷ lệ mắc biến chứng thần kinh ở bệnh nhân 25-29 tuổi chỉ 5% nhưng tăng cao tới hơn 44% ở người bệnh tuổi trên 70).

Điều trị và ngăn ngừa biến chứng thần kinh ở người bệnh đái tháo đường

–Giám sát và kiểm soát tốt đường huyết ở mức giới hạn cho phép bằng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và có thể dùng thuốc kiểm soát đường huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ.

–Cần được điều trị sớm các biến chứng thần kinh, bằng các sản phẩm có công hiệu điều trị viêm đau dây thần kinh, rối loạn chức năng thần kinh, điều trị tê bì chân tay, phòng tránh biến chứng nặng thêm. Với thực phẩm chức năng BoniDiabet đã được người dùng thực tế, chia sẻ về công hiệu trong ổn định đường huyết ở người bệnh tiểu đường, BoniDiabet sự lựa chọn phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường.

–Đều đặn tích cực tập luyện thể thao, chú ý chăm sóc tay chân nhất là bàn chân và bàn tay (giữ sạch, rửa bằng nước ấm, tránh để bị trầy xước…), nên thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm để kiểm soát và phát hiện sớm các biến chứng.

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Chăm Sóc Bé Mọc Răng Và Những Điều Thú Vị Cha Mẹ Cần Biết

Thời kỳ bé mọc răng có những sự thật mà nhiều bậc cha mẹ chưa biết đến, bé mọc răng có những thú vị  mà cha mẹ biết đến sẽ thấy sự thần kỳ của nó. Cùng khám phá những điều thần kỳ về những chiếc răng nhỏ bé và học cách chăm sóc răng miệng cho bé nhé.

chăm sóc bé mọc răng nhừng điều thú vị cha mẹ cần biết
Bé mọc răng và những điều thú vị cha mẹ cần biết (minh họa)

1.Mầm răng được hình thành khi nào?

Khi trẻ bước sang tháng tuổi thứ 6 bé bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Điều cha mẹ không biết đó là những ngày đầu tiên trẻ mọc răng sữa cũng là lúc mầm răng được hình thành.

Ngay từ tuần thai thứ 6 đến tuần thai thứ 8 là giai đoạn mầm răng sữa bắt đầu hình thành. Khi trẻ được 3-5 tháng tuổi cũng là giai đoạn mầm răng vinh viễn hình thành. Mầm răng phát triển tốt sẽ giúp răng bé chắc khỏe, về sau ít bị sâu răng.

Vậy nên, các mẹ cần quan tâm đến chế độ ăn uống ngay từ khi bé còn là bào thai, để đảm bảo chất lượng răng miệng cho bé. Thực hiện chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, nhiều canxi và vitamin D, để có đủ vitamin D cần thiết cho việc hấp thu canxi của cơ thể nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (tốt nhất là trước 8h sáng).

2.Bé mọc chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên khi nào?

Khi bé thay răng sữa cũng là lúc mọc răng vĩnh viễn. Nhiều cha mẹ quan niệm như vậy, thực tế răng vĩnh viễn mọc lên không thay thế cho răng sữa của bé. Chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên của bé là răng số 6 mọc phía trong nhất so với các răng sữa. Răng này thường mọc khi bé khoảng 6 tuổi nên được gọi là răng 6 tuổi. Vì răng nằm sâu bên trong nên không được để ý, và là răng vĩnh viễn không thay thế được nên cha mẹ cần chăm sóc tốt cho bé, để đảm bảo cả răng sữa và răng vĩnh viễn không bị sâu luôn chắc khỏe.

3.Bé hay thở bằng miệng, có ảnh hưởng gì không?

Bé hay thở miệng do bé mắc một số bệnh như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi xoang làm cho bé bị nghẹt mũi. Khi bé đã hết bệnh, mà bé vẫn giữ thói quen thở miệng nhiều hơn là thở mũi sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàm răng. Khi thở miệng, lưỡi và môi của bé không ở thế cân bằng sẽ khiến cho răng ở hàm trên có xu hướng hô ra phía trước. Vậy nên, đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho bé, để bé không bị viêm nhiễm đường hô hấp cũng là một việc quan trọng trong chăm sóc răng miệng cho bé.

4. Bé hay nuốt, đẩy lưỡi

Theo thông thường khi mới sinh trẻ sẽ nuốt bằng cách đẩy lưỡi ra trước. Dần dần cách nuốt này được thay thế bằng cách nuốt đưa lưỡi lên trên như người lớn. Có một số trẻ do rối loạn thần kinh cơ hay do lệch lạc hàm răng và bệnh lý về răng miệng, tai mũi họng làm xuất hiện thói quen đẩy lưỡi ở bé. Nếu không được phát hiện sớm và thay đổi thì sẽ gây tình trạng khớp cắn hở, vẩu cả hai hàm, ảnh hưởng không chỉ chức năng của răng mà cả thẩm mỹ của hàm răng.

Thật thú vị và cũng thật bổ ích phải không bố mẹ. Vậy nên mẹ cần phải chú ý và nắm rõ những thông tin trên để có thể chăm sóc hàm răng của bé thật tốt nhé.

Học Cách Người Nhật Phòng Tránh Béo Phì Và Bệnh Tiểu Đường

Hiện nay số người bị béo phì và người mắc bệnh tiểu đường đang tăng cao, nguyên do cũng từ thói quen ăn uống thiếu hợp lý ăn quá nhiều chất béo, chất đường, kèm theo đó là thói quen lười vận động. Làm cơ thể tích lũy mỡ dẫn đến béo phì, tăng đường huyết kéo theo bệnh tiểu đường. Để hạn chế tình trạng béo phì và bệnh tiểu đường, chúng ta cùng tìm hiểu cách phòng tránh chúng hiệu quả từ người Nhật nhé.

Học người Nhật phòng tránh béo phì và bệnh tiểu đường
Nhóm thực phẩm tốt cho người Béo phì và Bệnh tiểu đường (minh họa)

Không nhịn ăn

Chế độ ăn uống hợp lý, đóng vai trò rất quan trọng tới việc kiểm soát đường huyết, giữ ổn định các chất béo trong máu. Ở những người béo phì hay có tam trạng nhịn ăn, bỏ bữa để hạn chế tăng cân, nhưng với người Nhật nó không phải vậy.

Nhịn ăn đặc biệt nhịn ăn sáng, cơ thể sẽ kích thích bù đắp năng lượng vào các bữa sau đó, hoặc có thói quen ăn vặt, từ đó làm bạn tăng cân. Người Nhật thay vì bỏ bữa, họ chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và cắt bớt lượng đưa vào cơ thể, điều này vừa giúp giảm cân an toàn mà dễ kiểm soát đường huyết hơn.

Chuộng cá và chất xơ

Khẩu phần ăn nhiều cá và chất xơ giúp người Nhật ít bị mỡ máu tăng cao, có đường huyết thấp. Với những người béo phì và bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh trong ngày để bổ sung chất xơ.

Hay có thể cung cấp chất xơ từ các loại quả ít ngọt như cam, táo và các loại ngũ cốc nguyên cám như bột yến mạch, hạt kê… Các loại thực phẩm này tạo cảm giác ngon miệng khi ăn, nhưng chậm được tiếp thu vào cơ thể và không làm tăng đường huyết. Ngoài ra, tăng cường dưỡng chất từ cá giúp gia tăng axit omega 3 từ đó giúp cơ thể không tích lũy mỡ thừa có hại cho sức khỏe.

Uống đủ và đúng loại nước cơ thể cần

Uống không đủ nước theo đề nghị ở người bệnh tiểu đường, sẽ dẫn đến tình trạng máu bị cô đặc, khiến lượng đường thừa và các chất thải cặn không được thải ra ngoài cơ thể dễ dẫn đến nhiễm trùng. Tuy nhiên, không cứ uống đủ 2 lit nước mỗi ngày là đáp ứng đủ cho cơ thể. Ngoài nước còn có các ion thiết yếu như: Na+, Cl-, Ca2+, Mg2+, K+ những loại ion đóng vai trò giúp điều chỉnh huyết áp và cải thiện lưu thông máu.

Người Nhật luôn quan tâm tới việc hạn chế dùng thực phẩm gây tăng đường huyết. Những loại thực phẩm như bánh kẹo, mật ong, trái cây nhiều đường như chuối, nho, dưa đỏ… và các thức uống chứa nhiều đường hóa học cũng là nguyên do khiến quá trình hấp thụ nhanh dẫn đến đường huyết tăng và khiến tăng cân ngoài mong muốn.

Lời khuyên cho những ai đang béo phì và mắc bệnh tiểu đường từ người Nhật: nên chọn thực phẩm ít gây tăng đường huyết như rau củ, trái cây ít ngọt như cam, táo, bưởi, kiwi; các loại sữa ít béo và không đường; các thức uống hàm lượng calorie thấp được kiểm nghiệm và chứng minh y khoa lâm sàng là tốt cho sức khỏe cũng được khuyên dùng với người bệnh tiểu đường và người béo phì.

Với những người mắc bệnh tiểu đường, ngoài các chế độ ăn uống và vận động ra cũng nên dùng các thực phẩm chức năng giúp ổn định đường huyết có công hiệu như BoniDiabet đã được cô Minh người dùng và chia sẻ thực tế

Vận động đều đặn mỗi ngày

Người Nhật duy trì được sức khỏe và vóc dáng của mình, nhờ chăm chỉ vận động từ làm việc nhà. Chúng ta cũng có thể tự học theo bằng cách tập thói quen đi bộ hàng ngày khoảng 30 phút, giúp máu được lưu thông tốt, lượng mỡ thừa được tiêu hao nhanh. Duy trì được kế hoạch tập luyện đều đặn mà không mất sức, cần chú ý bù nước cho cơ thể bằng thức uống bổ sung ion quan trọng như Na+, Cl-, Ca2+, Mg2+, K+… Việc bổ sung trọn vẹn nước và ion cho toàn thân còn bôi trơn các khớp xương, trợ giúp tốt hơn cho cả tiến trình vận động.

Được y khoa chứng minh lâm sàng về an toàn trong việc đền đáp nước và ion thiết yếu thân thể mất đi mỗi ngày và thành phần giông giống nước trong toàn thân, lại không chứa chứa gas, caffeine, đường hóa học…

Các Nguy Cơ Và Nguyên Nhân Của Tai Biến Mạch Máu Não

Tai biến mạch máu não hiện nay rất phổ biến và để lại hậu quả nghiêm trọng trong tất cả các bệnh lão khoa. Tai biến mạch máu não tuy chỉ do 2 nguyên nhân chính gây nên, nhưng lại có nhiều yếu tố nguy cơ phối hợp dẫn đến tai biến mạch máu não. Nội dung bài viết này, nhằm chia sẻ tới các bạn thông tin hữu ích để phòng bệnh tai biến mạch máu não hiệu quả.

nguy cơ nguyên nhân cua bệnh tai biến mạch máu não
Tắc nghẽn và vỡ mạch máu não gây nên tai biến mạch máu não (minh họa)

Hai nguyên nhân chính dẫn đến tai biến mạch máu não

1.Chảy máu não do mạch máu não bị vỡ: Khi động mạch máu não bị vỡ hay rò gỉ, máu thoát ra khỏi lòng mạch hình thành cục máu đông gây chèn ép tế bào não, khiến các tế bào não bị tổn thương dẫn đến hoại tử. Vỡ mạch máu, nguyên nhân có thể gây ra do các bệnh như cao huyết áp, do chấn thương vùng đầu hoặc chứng phình động mạch.

2.Tắc mạch máu não: Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất của tai biến mạch máu não, nguyên nhân này gây nên khoảng 85% các cơn đột quỵ. Tắc mạch máu não dẫn đến thiếu máu cục bộ, suy giảm nghiêm trọng lưu lượng máu cung cấp cho não. Những tắc nghẽn này thường do cục máu đông được hình thành trong các động mạch não hoặc từ các động mạch khác bị cuốn vào dòng máu cung cấp não bộ. Cục máu đông này được hình thành do các bệnh lý bệnh tiểu đường gây xơ vữa động mạch, mảng bám.

Các nguyên nhân gây nên tai biến mạch máu não có thể do kết quả của nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp lại. Các yếu tố nguy cơ này có thể thay đổi được, có thể không thay đổi được.

a.Nhóm nguy cơ không thể thay đổi

-Tuổi tác: sau 55 tuổi có tần suất tai biến mạch máu não tăng, tuy nhiên số ca đột quỵ trước tuổi 65 có đến ¼ số bệnh nhân. Độ tuổi trung bình mắc bệnh từ 50-70 tuổi, nhiều nhất là 75 tuổi trở lên.

-Giới tính: tỉ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới, nhưng trên 65 tuổi thì phụ nữ dễ mắc đột quỵ hơn nam giới.

-Chủng tộc: nguy cơ tai biến mạch máu não ở người da đen>da vàng> da trắng

-Tiền sử có đột quỵ não hay cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua. Cũng như tai biến mạch máu, thiếu máu cục bộ thoáng qua cũng do cục máu đông hay mảng vụn xơ vữa gây nên. Cũng có thể được xem như trường hợp khẩn cấp như các loại khác của đột quỵ, là dấu hiệu sớm cảnh báo tai biến mạch máu não trong tương lai.

- Di truyền: nguy cơ tai biến tăng cao nếu trong gia đình có người từng bị đột quỵ.

b.Những nguy cơ có thể thay đổi được

-Cao huyết áp: gây xuất huyết do vỡ mạch máu. Giảm huyết áp có thể giảm nguy cơ tai biến mạch máu não.

-Hút thuốc lá: nghiện thuốc lá tăng nguy cơ cao gấp 3 lần so với người không hút. Hút thuốc lá gây ảnh hương tới huyết áp, đẩy nhanh quá trình xơ vữa mạch máu, hình thành cục máu đông… vì vậy cần bỏ ngay thuốc lá.

-Bệnh tiểu đường: làm tăng xơ vữa động mạch dấn đến tăng nguy cơ tai biến mạch máu não cao gấp 2-4 lần bình thường.

-Các bệnh lý của tim mạch (rung nhĩ, bệnh van tim, nhồi máu cơ tim...) làm hình thành cục máu đông theo dòng tuần hoàn gây tắc mạch máu não.

-Hẹp động mạch cảnh do dị dạng mạch máu não.

-Các bệnh lý về máu

+Bệnh hồng cầu hình liềm: ở người bình thường, hồng cầu hình đĩa lõm 2 mặt với hình dạng này hồng cầu dễ dàng di chuyển ngay cả trong những mạch máu nhỏ nhất. Nhưng ở một số người, hồng cầu lại có hình liềm làm cho hồng cầu khó di chuyển và dễ kết thành khối trong lòng mạch.

+Bệnh lý đa hồng cầu: làm chậm dòng máu dễ hình thành cục máu đông.

+Bệnh lý tăng đông máu : ở người này, dễ hình thành cục máu đông hơn người bình thường.

Tuy có nhiều yếu tố dẫn đến tai biến mạch máu não, nhưng đa phần là những yếu tố có thể thay đổi các thói quen sinh hoạt hằng ngày và điều trị tốt các bệnh lý khác như tăng huyết áp, đái tháo đường ... có thể giảm thiểu tỷ lệ dẫn đến tai biến mạch máu não.

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

Thiếu Vi Chất Kẽm Và Tình Trạng Bé Biếng Ăn

Các loại khoáng chất, rất cần thiết cho sự phát triển cơ thể của trẻ. Tình trạng bé biếng ăn có sự góp mắt của việc thiểu khoáng chất, trong đó phải kể đến vi chất kẽm, thiếu hụt vi chất kẽm là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng bé biếng ăn. Như vậy kẽm là vi chất có mối liên hệ chặt chẽ đến tình trạng bé biếng ăn.

Thiếu vi chất kẽm và tình trạng bé biếng ăn
Nhóm thực phẩm giàu kẽm tốt cho bé biếng ăn (minh họa)

1. Thiếu kẽm và tình trạng bé biếng ăn

Hầu hết các tế bào trong cơ thể đều có sự hiện diện của vi chất kẽm. Tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ trong cơ thể, nhưng việc thiếu hụt vi chất kẽm lại gây ra nhiều hậu quả. Nhất là đối với trẻ nhỏ, thiếu vi chất kẽm khiến trẻ giảm cảm nhận vị giác, trẻ ăn kém ngon dẫn đến tình trạng biếng ăn. Ngoài ra kẽm còn có tác dụng trong việc tăng đề kháng cho cơ thể, giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể.

Tại sao kẽm có vai trò quan trọng đối với tình trạng bé biếng ăn ?

+Thiếu hụt vi chất kẽm khiến các tế bào niêm mạc miệng rất khó cảm nhận sự kích thích của thức ăn, làm giảm sự nhạy cảm hương vị và mất cảm giác ngon miệng, thèm ăn.

+Thiếu vi chất kẽm trẻ dễ có nguy cơ bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần, chán ăn, nôn chớ, rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, hay khóc về đêm…

+Thiếu vi chất kẽm bé hay ốm hơn đặc biệt là các bệnh đường hô hấp, do hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng của trẻ giảm sút.

2. Một số nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu kẽm

Kết quả một nghiên cứu ở nước ta cho thấy tỉ lệ trẻ em thiếu kẽm khá cao từ 25% – 40%, đặc biệt có 50% số trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 7 tuổi. Vậy tại sao có rất nhiều trẻ thiếu vi chất có vai trò quan trọng như vậy. Nguyên nhân là:

-Cha mẹ ít lưu tâm đến vi chất kẽm, nên trong bữa ăn hàng của trẻ thường không chú ý đến việc bổ sung vi chất này.

-Trẻ kén ăn, trẻ không hứng thú với các thực phẩm như ngao, sò, thịt bò, lòng đỏ trứng gà… lâu ngày dẫn đến thiếu vi chất kẽm.

-Cha mẹ mắc một số sai lầm trong quá trình kết hợp và chế biến thực phẩm, dẫn đến vi chất kẽm bị thiếu hụt.

-Trẻ mắc một số bệnh lý như tiêu chảy…dẫn đến hao hụt vi chất kẽm, cha mẹ lại không kịp thời bổ sung khiến trẻ bị thiếu chất.

3. Bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào cho hiệu quả?

Đây luôn là nỗi lo lắng của các cha mẹ có bé biếng ăn do thiếu vi chất kẽm. Để có thể bổ sung vi chất kẽm hiệu quả nhất cho trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo một số cách sau:

-Cha mẹ nên chú ý đến bữa ăn hàng ngày cho trẻ. Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, cá, giá đỗ, lòng đỏ trứng… và đa dạng bữa ăn cho trẻ để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

-Các món ăn cho trẻ cần được chế biến đa dạng, bắt mắt để trẻ hứng thú với các món ăn giàu kẽm này

-Cần lưu ý cách chế biến món ăn, cách kết hợp thực phẩm để tránh hao hụt vi chất.

-Cha mẹ cũng có thể cho trẻ dùng một số loại thực phẩm chức năng có bổ sung kẽm, để trẻ được cung cấp đầy đủ lượng kẽm hàng ngày.

Lưu ý: mẹ nên chú ý đến liều lượng kẽm cần thiết hàng ngày cho trẻ để tránh tình trạng bổ sung dư thừa không tốt cho sự phát triển của trẻ.

Liều lượng kẽm hàng ngày của trẻ:

- Trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng tuổi: 2 mg/ngày

- Trẻ sơ sinh 7 – 11 tháng tuổi: 3 mg/ngày

- Trẻ em 1 – 3 tuổi: 3 mg/ngày

- Trẻ em 4 – 8 tuổi: 5 mg/ngày

- Trẻ em 9 – 13 tuổi: 8 mg/ngày

Mẹ nhớ bổ sung kẽm đầy đủ để khắc phục tình trạng biếng ăn cho trẻ nhé.


Nguồn bài viết từ: http://suckhoedoisong24h.com
Bài viết từ: http://suckhoedoisong24h.com/threads/thieu-vi-chat-kem-va-tinh-trang-be-bieng-an.1897/