Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần được điều trị sớm, kịp thời và đúng cách để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do tiểu đường sinh ra. Những biến chứng tiểu đường là vô cùng nguy hiểm và phức tạp, dễ dẫn tới tử vong.
Cần sớm điều trị tiểu đường kịp thời và đúng cách, kèm theo các biện pháp kiểm soát tiểu đường tại nhà là biện phá tốt nhất để phòng tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra. Vậy làm sao để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường? Dưới đây là các cách kiểm soát bệnh tiểu đường đơn giản tại nhà, hỗ trợ quá trình điều trị tiểu đường hiệu quả nhất.
1. Thực hiện chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường là hoàn khác nhau, nên không thể áp dụng chung một chế độ dinh dưỡng cho tất cả người bệnh tiểu đường. Nhất là chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cho quá trình điều trị tiểu đường. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường tham khảo.
- Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, giảm thiểu cholesterol và lượng chất béo bão hòa.
- Mỗi ngày ăn ít nhất 5 bữa rau củ quả tươi, là một trong những cách đơn giản mà hiệu quả để có một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh.
- Hạn chế ngũ cốc đã qua tinh chế mà thay bằng ngũ cốc nguyên cám.
- Bổ sung vào bữa ăn một số dạng protein.
2. Bỏ thuốc lá.
Hút thuốc lá gây hại rất lớn cho sức khỏe, vì thế người bệnh tiểu đường cần phải bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
3. Kiểm soát và duy trì cân nặng hợp lý.
Cân nặng giảm từ 5-10% giúp giảm kiểm soát đường huyết tốt hơn. Để giữ cân nặng hợp lý, các bữa ăn thường ngày chúng ta nên giảm khối lượng và tránh những thực phẩm không tốt, nên tăng cường ăn các loại rau củ quả tưởi.
4. Tăng cường vận động thể lực.
Thường xuyên vận động thể lực giúp bản thân kiểm soát tốt mức độ đường huyết và tăng cường hiệu quả sử dụng insulin tốt hơn. Mỗi ngày dành 30 phút tập luyện thể thao vừa sức như đi bộ, đạp xe là cách đơn giản và hiệu quả. Nhất là với người bệnh tiểu đường type 2 cần tăng cường tập luyện thể thao với các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp mỗi tuần 2-3 lần.
5. Lập kế hoạch cho bữa ăn hàng ngày.
Lên kế hoạch cho chế độ ăn uống hàng ngày và thực hiện nghiêm túc kế hoạch lập ra. Để có được chế độ ăn hợp lý người bệnh tiểu đường có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia về tiểu đường.
6. Thường xuyên kiểm tra đường huyết mỗi ngày.
Vào thời điểm nhất định trong ngày nên kiểm tra nồng độ đường huyết. Nên ghi chỉ số đường huyết vào sổ theo dõi sau mỗi lần kiểm tra. Kiểm tra thường xuyên mức độ đường huyết bao nhiêu lần là hợp lý, ta nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
7. Hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu bia.
Tình trạng hạ đường huyết có thể gây choáng váng co giật do các loại đồ uống có cồn. Tốt nhất nên loại bỏ rượu bia hoàn toàn ra khỏi cuộc sống hàng ngày. Nếu như bạn bắt buộc phải uống, hãy tham khảo bác sĩ để xem bao nhiêu là có thể chấp nhận được.
8. Giữ cho răng lợi khỏe mạnh.
Thường xuyên chải răng mỗi ngày 2 lần là biện pháp giúp cho răng lợi khỏe mạnh, hạn chế các nguy cơ về răng lợi do bệnh tiểu đường gây ra.
9. Duy trì tâm lý và tình cảm tốt.
Tâm lý và tình cảm người bệnh tiểu đường bị ảnh hưởng lớn do việc phải sống chung với chứng bệnh mạn tính tiểu đường. Vì thế, người mắc bệnh tiểu đường nên giữ tinh thần lạc quan, yêu đời bằng cách tham gia các hội nhóm hỗ trợ bệnh tiệu đường.
10. Chú ý tới bàn chân của bạn.
Người mắc bệnh tiểu đường rất dễ mắc phải các tổn thương ở bàn chân. Bệnh tiểu đường gây tổn thương hệ thần kinh theo hệ tuần hoàn, khiến chân dễ bị mất cảm giác dẫn tới các tổn thương nhỏ không được phát hiện sớm, lâu ngày dẫn tới viêm nhiểm nặng nề. Vì thế, người bệnh tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra bàn chân của mình, tránh các tổn thương xảy ra, nên đeo giày rộng thoải mái và giữ bàn chân khô thoáng, sạch sẽ.
Kết luận: Thực hiện tốt các cách trên sẽ giúp chúng ta kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, đồng thời hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.
(Nguồn internet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét