Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Cách chữa mất ngủ đêm hiệu quả từ những món ăn

Làm sao để thoát khỏi tình trạng khó ngủ về đêm, chữa bệnh mất ngủ đêm có khó không? Là những điều mà người khó ngủ về đêm mong muốn có câu trả lời. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu và tham khảo cách chữa bệnh mất ngủ hiệu quả bằng các món ăn, qua đó giúp bạn có được giấc ngủ ngon và thoát khỏi tình trạng mất ngủ mỗi đêm.
Việc điều trị mất ngủ đêm không chỉ nên phụ thuộc vào thuốc, trước tiên bạn hãy tìm cho mình một vài phương pháp điều trị mất ngủ mà không cần dùng thuốc, như thực hiện một số món ăn có tác dụng an thân, tạo cảm giác buồn ngủ xem sao. Dưới đây là những món ăn giúp điều trị mất ngủ đêm rất công hiệu mà bạn có thể áp dụng.
Món ăn 1 giúp chữa bệnh mất ngủ về đêm.
- Nguyên liệu cho món ăn này bao gồm: rau cần 100gr, cà rốt 50gr, rau cải ngọt 100gr, hành tây 100gr, tôm hoặc thịt nạc tùy ý thích.
- Cách chế biến: các nguyên liệu trên đem rửa sạch, thái nhỏ và xào chung với nhau cho chín, dùng ăn nóng.
- Tác dụng của món ăn: giúp ổn định thần kinh, giảm lo lắng và suy tư, giảm mệt mỏi, nhức đầu và giúp điều trị mất ngủ về đêm hiệu quả.
Món ăn 2 giúp điều trị mất ngủ đêm hiệu quả.
- Nguyên liệu món ăn bao gồm: hạt sen 50gr (đã bỏ tim), gạo nếp 50gr, gừng tười 5gr, đường cát hay đường thẻ 50gr.
- Cách chế biến: các nguyên liệu trên sơ chế rồi cho vào nối nấu thành món chè, dùng ăn có tác dụng giúp an thần chữa chứng khó ngủ về đêm.
Chữa bệnh mất ngủ đêm bằng món tôm chà lá vông.
Chúng ta biết rằng lá vông có vị ngọt, giàu hàm lượng chất chống oxy hóa có tác dụng loại gốc tự do, giúp ăn thần, chữa suy nhược thần kinh, ít ngủ và bệnh mất ngủ về đêm. Lá vông trong dân gian được sử dụng bằng nhiều cách như luộc, nấu canh với thịt bò hay thịt thăn hoặc với tôm sông.
- Nguyên liệu cho món ăn này bao gồm: Tôm chà (hay tôm sông), lá vông loại báng tẻ, hành tím, muối, hạt nêm, một chút gừng tươi.
- Cách chế biến món ăn: Tôm chà đem rửa sạch, tách bỏ lớp vỏ cứng ở đầu tôm, đập dập thịt tôm, đầu và vỏ tôm đem xây nhuyễn lọc lấy nước, đem đun sôi nước tôm lên, để nước tôm bớt tanh ta cho thêm một chút muối. Lá vông ta rửa sạch rồi thái sợi ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút rồi vớt ra để ráo nước. Hành tím thái nhỏ cho lên chảo phi thơm, cho tôm vào xào cùng đến săn thêm gia vị và một chút nước gừng tươi cho vừa ăn rồi đổ ra bát. Tiếp đến cho hành vào phi thơm và cho lá vông thái sợi vào đảo đều lên. Đổ tất cả lá vông và tôm đã xào săn vào nồi nước tôm đun sôi nhỏ lửa để tránh lá vông nát và gạch tôm bị vỡ, thêm gia vị vừa ăn và thưởng thức.
- Tác dụng món ăn: tôm chà nấu lá vông là món ăn ngon và có hiệu quả chữa bệnh mất ngủ về đêm rất tốt.
Kết luận: Thông thường cách chữa mất ngủ của chúng ta là dùng thuốc, mà quên đi rằng có nhiều món ăn đời thường đơn giản và cực kỳ dễ chế biến có tác dụng điều trị mất ngủ đêm rất hiệu quả.

(Nguồn internet)

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Điều trị tiểu đường tại nhà cần phải kiểm soát tốt đường huyết

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần được điều trị sớm, kịp thời và đúng cách để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do tiểu đường sinh ra. Những biến chứng tiểu đường là vô cùng nguy hiểm và phức tạp, dễ dẫn tới tử vong.
Cần sớm điều trị tiểu đường kịp thời và đúng cách, kèm theo các biện pháp kiểm soát tiểu đường tại nhà là biện phá tốt nhất để phòng tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra. Vậy làm sao để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường? Dưới đây là các cách kiểm soát bệnh tiểu đường đơn giản tại nhà, hỗ trợ quá trình điều trị tiểu đường hiệu quả nhất.
1. Thực hiện chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường là hoàn khác nhau, nên không thể áp dụng chung một chế độ dinh dưỡng cho tất cả người bệnh tiểu đường. Nhất là chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cho quá trình điều trị tiểu đường. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường tham khảo.
- Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, giảm thiểu cholesterol và lượng chất béo bão hòa.
- Mỗi ngày ăn ít nhất 5 bữa rau củ quả tươi, là một trong những cách đơn giản mà hiệu quả để có một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh.
- Hạn chế ngũ cốc đã qua tinh chế mà thay bằng ngũ cốc nguyên cám.
- Bổ sung vào bữa ăn một số dạng protein.
2. Bỏ thuốc lá.
Hút thuốc lá gây hại rất lớn cho sức khỏe, vì thế người bệnh tiểu đường cần phải bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
3. Kiểm soát và duy trì cân nặng hợp lý.
Cân nặng giảm từ 5-10% giúp giảm kiểm soát đường huyết tốt hơn. Để giữ cân nặng hợp lý, các bữa ăn thường ngày chúng ta nên giảm khối lượng và tránh những thực phẩm không tốt, nên tăng cường ăn các loại rau củ quả tưởi.
4. Tăng cường vận động thể lực.
Thường xuyên vận động thể lực giúp bản thân kiểm soát tốt mức độ đường huyết và tăng cường hiệu quả sử dụng insulin tốt hơn. Mỗi ngày dành 30 phút tập luyện thể thao vừa sức như đi bộ, đạp xe là cách đơn giản và hiệu quả. Nhất là với người bệnh tiểu đường type 2 cần tăng cường tập luyện thể thao với các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp mỗi tuần 2-3 lần.
5. Lập kế hoạch cho bữa ăn hàng ngày.
Lên kế hoạch cho chế độ ăn uống hàng ngày và thực hiện nghiêm túc kế hoạch lập ra. Để có được chế độ ăn hợp lý người bệnh tiểu đường có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia về tiểu đường.
6. Thường xuyên kiểm tra đường huyết mỗi ngày.
Vào thời điểm nhất định trong ngày nên kiểm tra nồng độ đường huyết. Nên ghi chỉ số đường huyết vào sổ theo dõi sau mỗi lần kiểm tra. Kiểm tra thường xuyên mức độ đường huyết bao nhiêu lần là hợp lý, ta nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
7. Hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu bia.
Tình trạng hạ đường huyết có thể gây choáng váng co giật do các loại đồ uống có cồn. Tốt nhất nên loại bỏ rượu bia hoàn toàn ra khỏi cuộc sống hàng ngày. Nếu như bạn bắt buộc phải uống, hãy tham khảo bác sĩ để xem bao nhiêu là có thể chấp nhận được.
8. Giữ cho răng lợi khỏe mạnh.
Thường xuyên chải răng mỗi ngày 2 lần là biện pháp giúp cho răng lợi khỏe mạnh, hạn chế các nguy cơ về răng lợi do bệnh tiểu đường gây ra.
9. Duy trì tâm lý và tình cảm tốt.
Tâm lý và tình cảm người bệnh tiểu đường bị ảnh hưởng lớn do việc phải sống chung với chứng bệnh mạn tính tiểu đường. Vì thế, người mắc bệnh tiểu đường nên giữ tinh thần lạc quan, yêu đời bằng cách tham gia các hội nhóm hỗ trợ bệnh tiệu đường.
10. Chú ý tới bàn chân của bạn.
Người mắc bệnh tiểu đường rất dễ mắc phải các tổn thương ở bàn chân. Bệnh tiểu đường gây tổn thương hệ thần kinh theo hệ tuần hoàn, khiến chân dễ bị mất cảm giác dẫn tới các tổn thương nhỏ không được phát hiện sớm, lâu ngày dẫn tới viêm nhiểm nặng nề. Vì thế, người bệnh tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra bàn chân của mình, tránh các tổn thương xảy ra, nên đeo giày rộng thoải mái và giữ bàn chân khô thoáng, sạch sẽ.
Kết luận: Thực hiện tốt các cách trên sẽ giúp chúng ta kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, đồng thời hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.

(Nguồn internet)

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Nguyên nhân và cách chữa mất ngủ ở người cao tuổi

Bệnh mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ thường thấy ở người cao tuổi, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh mất ngủ. Muốn khắc phục tình trạng này, để có cách chữa bệnh mất ngủ hiệu quả thì người mắc bệnh mất ngủ cần tìm được nguyên nhân gây mất ngủ.

Nguyên nhân và cách chữa mất ngủ ở người cao tuổi

Một số yếu tố gây bệnh mất ngủ ở người cao tuổi như sau: giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh nắng, giảm ngưỡng tỉnh giấc, thay đổi nhọp sinh học, cơ thể bị lão hóa, các bệnh lý như sa sút trí tuệ, tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp, đau xương khớp, trầm cảm... Tuy nhiên, các nguyên nhân chính gây bệnh mất ngủ ở người cao tuổi được chia thành 4 nhóm gồm:

- Các nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ tiên phát: thường thấy là chứng ngưng thở lúc ngủ, hiện tượng chân tay tự cử động về đêm gây thức giấc.
- Các nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ thứ phát: người bệnh mắc các chứng bệnh cơ xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương... Các cơn đau nhức vào nửa đêm về sáng, khiến người bệnh tỉnh giấc và không ngủ tiếp lại được. Cùng một số chứng bệnh khác cũng gây mất ngủ như thiếu cơ tim gây đau ngực, tiểu đêm do u xơ tiền liệt tuyến và tiểu đường, khó thở do suy tim, viêm phế quản, hen...
- Các nguyên nhân bệnh lý tâm thần kinh: liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi có yếu tố tác động do bệnh trầm cảm, người bệnh thường khó ngủ, ngủ hay bị tỉnh giấc và thường ngủ ngày. Còn một số ít người bệnh mất ngủ do những kích động gây nên. Theo thông kê ước tính có 30% người cao tuổi trong xã hội và 50% người cao tuổi trong các trung tâm dưỡng lão có triệu chứng mắc trầm cảm. Các rối loạn tâm thần như lo âu quá mức, sa sút trí tuệ... cũng có thể gây mất ngủ.
- Nguyên nhân mất ngủ do thuốc điều trị bệnh lý gây nên: một số thuốc nội tiết tố tuyến giác, thuốc điều trị bệnh thần kinh hay trầm cảm, thuốc hạ huyết áp... hay do thuốc ngủ gây tác dụng phụ khiến người cao tuổi ngủ nhiều vào ban ngày nhưng lại tỉnh táo vào đêm.

Các chữa mất ngủ hiệu quả và tốt nhất là áp dụng các biện pháp không dùng thuốc (đối với trường hợp mất ngủ do rối loạn tâm lý) nhằm xóa bỏ hoặc giảm các yếu tố gây bệnh mất ngủ. Dưới đây là một số cách chữa bệnh mất ngủ hiệu quả cho người cao tuổi mà không phải dùng thuốc.

Nguyên nhân và cách chữa bệnh mất ngủ ở người cao tuổi

- Đều đặn hàng ngày tập luyện thể thao, học cách thư gian mang lại cảm giác thư thái cả tinh thần và thể chất. Không sử dụng đồ ăn thức uống hay thuốc có chất kích thích, không ngủ ngày nhiều, nếu luôn có cảm giác buồn ngủ vào ban ngày hãy tạo môi trường có nhiều ánh sáng và sự kích thích để giải tỏa cảm giác buồn ngủ.
- Trước khi đi ngủ hãy tạo môi trường thư giãn và yên tĩnh, điều chỉnh ánh sáng, tiếng động, nhiệt độ... Khi vào phòng ngủ, hãy tạo cảm giác thư thái tránh xem tivi hay đọc sách báo, hạn chế các tác động không tốt trong phòng ngủ như vợ chồng cãi nhau, trao đổi công việc, thuyết phục khách hàng...
- Vào buổi tối nên tránh các đồ uống có chất kích thích như cafe, rượu và hạn chế hút thuốc lá. Không nên ăn hay uống quá nhiều trước khi ngủ khoảng 3 tiếng, khi đi ngủ không nên theo dõi giờ giấc.
- Nên giải quyết các công việc, các vấn đề còn đang suy nghĩ và tìm cách giải quyết chúng, tránh mang những suy nghĩ và lo lắng khi đi ngủ. Cần tránh các căng thẳng hay những cảm xúc khi đi ngủ, khi buồn ngủ hãy đi ngủ và sẵn sàng đón nhận nó. Để giấc ngủ dễ dàng hơn hãy tắm nước ấm để tăng nhiệt độ cơ thể trước khi ngủ.
- Không nên quá bi quan khi mắc bệnh mất ngủ, hãy cố gắng tạo thói quen đúng giờ giấc, đi lại ăn ngủ đúng giờ.
- Khi tỉnh dậy buổi sáng không nên nằm nán lại trên giường quá lâu.

Kết luận: Trên đây là một số nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi chúng ta cùng tìm hiểu, cũng như cách chữa mất ngủ hiệu quả không cần dùng thuốc. Từ những nguyên nhân này, người bệnh cũng như người thân trong gia đình hoàn toàn có thể giúp đỡ cũng như tìm cách chữa mất ngủ cho người già mắc bệnh mất ngủ.

(Nguồn internet)

Thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Như chúng ta đã biết, bệnh tiểu đường là bệnh lý mạn tính do sự rối loạn chuyển hóa chất trong cơ thể, gây nhiều tổn hại sức khỏe người bệnh. Bệnh tiểu đường lâu ngày dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và gây tốn kém chi phí chữa trị.

Thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Để giảm thiểu xảy ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh chúng ta cần điều trị tiểu đường một cách tích cực. Tuy nhiên, vì là bệnh lý mạn tính nên điều trị tiểu đường không khỏi hoàn toàn được. Nhờ vào chế độ ăn uống khoa học hợp lý và tập luyện thể thao thường xuyên kèm với tích cực điều trị tiểu đường, giúp cho 80% người bệnh tiểu đường type 2 có thể phòng ngừa được. Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về người bệnh tiểu đường nên ăn các loại thực phẩm nào như:

Thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Các loại đậu: nhóm thực phẩm này giúp giảm 47% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các loại đậu Hà Lan, đậu nành... là những loại thực phẩm chứa nhiều hàm lượng chất xơ, chất béo không bão hòa, protein... có lợi cho sức khỏe, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và ổn định đường huyết. Vì vậy, để giúp ổn định đường huyết trong quá trình điều trị tiểu đường, người bệnh nên bổ sung ăn thêm các loại đậu thường xuyên.

Thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Trái cây ít ngọt: một số loại trái cây tươi có công hiệu chống lão hóa, bổ sung vitamin và các muối khoáng tốt cho người bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn trực tiếp các loại trái cây thay vì dùng ép lấy nước uống, bởi hàm lượng chất xơ có trong trái cây hỗ trợ điều trị tiểu đường bằng cách làm giảm đường và chậm hấp thụ đường... Các loại trái cây tươi mà người bệnh tiểu đường nên ăn như: Quả anh đào rất giàu chất kích thích tuyến tụy sản sinh insulin; Quả ổi và bưởi giúp giảm đường huyết hiệu quả. Ngoài ra cũng phải kể đến các loại trái cây như: mơ, kiwi, xoài, bơ, lê...chúng rất giàu chất sơ và có chỉ số đường huyết thấp rất phù hợp cho người tiểu đường dùng. Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường nên hạn chế các loại trái cây như: cam, chuối, nho, dứa...

Các loại trái cây tươi tuy có lợi cho sức khỏe người bệnh tiểu đường, nhưng trong quá trình điều trị tiểu đường người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sỹ như không ăn nhiều hơn 150g trái cây tươi mỗi lần, khoảng cách ăn trái cây tối thiểu là 6 tiếng, uống nhiều nước lọc sau khi ăn các loại trái cây, tất cả nhằm tránh tăng lượng đường trong máu.

Thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường.

Các loại rau củ: cũng như trái cây, các loại rau củ cũng là nguồn cung cấp chất xơ và các loại vitamin. Người bệnh nên ăn các loại rau như: măng tây, bông cải xanh, cà rốt, rau muống, rau ngót, mồng tơi, rau cải, củ cải trắng...chúng rất giàu vitamin và chất xơ, vì vậy người bệnh nên dùng nhiều rau xanh trong ngày hơn, điều này tốt cho người bệnh tiểu đường. Với hàm lượng giàu chất xơ, giúp tăng khả năng giữ ổn định đường và tăng khả năng sản sinh insulin giúp hấp thụ đường tốt hơn. Vì vậy trong khi điều trị tiểu đường người bệnh nên tăng cường ăn các loại rau xanh.

Thực phẩm tốt cho người tiểu đường

Các loại cá, tôm, thịt nạc: Trong thịt nạc chứa nhiều hàm lượng đạm, ít chất béo bão hòa nên có tác dụng làm giảm dần các cholesterol xấu trong cơ thể, vì thế ăn nhiều thịt nạc rất có lợi cho người bệnh tiểu đường. Ngoài thịt nạc người bệnh tiểu đường có thể ăn các loại cá như cá hồi, cá bơn, cá rô phi, các ngừ, tôm, cua, thịt gia cầm bỏ da... Đây là nhóm thực phẩm giàu protein nên trong quá trình điều trị tiểu đường người bệnh nên ăn.

Kết luận: Mặc dù các loại thực phẩm trên là có lợi cho người bệnh tiểu đường, nhưng với người bệnh trong quá trình điều trị tiểu đường cần chú ý ăn uống điều độ, đầy đủ dưỡng chất và đúng giờ, không nên để bụng quá đói cũng như ăn quá no. Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa trong ngày. Kết hợp ăn uống khoa học và tập luyện thể thao thường xuyên là biện pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.

(Nguồn internet)

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Những cây thuốc thảo dược chữa bệnh mất ngủ

Phải điều trị mất ngủ như thế nào? Để điều trị mất ngủ trước tiên phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh mất ngủ mới có phương pháp chữa bệnh mất ngủ tận gốc. Nếu mất ngủ do những thay đồi trong lối sống bản thân, môi trường sống thì chúng ta nên tự điều chỉnh cho hợp lý, dần dần bệnh mất ngủ sẽ hết. Nếu nguyên nhân bệnh mất ngủ do các bệnh lý khác như bệnh dạ dầy, xương khớp, xoang... thì cần phải điều trị kịp thời các tác nhân đó mới mong điều trị mất ngủ dứt điểm.
Người mắc bệnh mất ngủ luôn mong muốn có giấc ngủ ngon và sâu giấc, mà không phải dùng thuốc tây. Nên ngoài việc điều chỉnh lối sống, sinh hoạt hàng ngày chúng ta có thể dùng một số thảo dược để chữa bệnh mất ngủ cũng mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là một số thảo dược hay cây thuốc nam sẵn có tốt cho người bệnh mất ngủ.
1. Hoa tam thất.
Cây tam thất thuộc họ nhân sâm là cây thuốc quý, cả hoa và củ tam thất đều được dùng làm thuốc. Củ tam thất có nhiều tác dụng quý trong chữa bệnh. Hoa tam thất cũng là một thảo dược được dùng làm trà có tác dụng điều trị mất ngủ hiệu quả. Hoa tam thất đang được coi là thảo dược tốt nhất để chữa bệnh mất ngủ, mỗi ngày chỉ cần dùng 1 ấm trà hoa tam thất, bạn sẽ có một giấc ngủ ngon buổi tối. Có nhiều người mắc bệnh mất ngủ mãn tính đã tìm lại được giấc ngủ sau 1 tháng dùng trà hoa tam thất.
3. Lá vông.
Theo y học cổ truyền, lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, an thần, kích thích ngủ, điều trị huyết áp cao. Lá vông đã được các thầy thuốc sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Bài thuốc chữa bệnh mất ngủ từ lá vông và một số thảo dược khác: gồm cây lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, sắc với 1 lít nước uống trong ngày, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn sẽ ngủ rất ngon nhé.
3. Cây lạc tiên.
Lạc tiên có vị ngọt nhẹ, tính bình, có tác dụng an thần, thanh tâm, dưỡng can, giải độc, lợi tiểu…Lạc tiên phơi khô hãm nước uống hàng ngày dùng điều trị mất ngủ, hồi hộp, khó ngủ. Ngoài ra lạc tiên còn là vị thuôc nam chữa mất ngủ hiệu quả và không có tác dụng phụ gồm: lá vông, lạc tiên, lá dâu tằm, tâm sen.
4. Tâm sen.
Tâm sen là trồi mầm bên trong của hạt sen, tâm sen có màu xanh, đây là vị thuốc thường được dùng rất nhiều trong y học cổ truyền làm thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể. Ngày nay tâm sen còn được chế biến thành dạng trà để tiện sử dụng. Để điều trị bệnh mất ngủ ta có thể dùng tâm sen hãm trà uống hàng ngày hoặc dùng bài thuốc gồm 4 vị như ở trên.
5. Củ bình vôi.
Từ xa xưa Củ bình vôi đã được sử dụng như một cách chữa mất ngủ có tác dụng tốt trong dân gian.Tác dụng điều trị mất ngủ của bình vôi đã được nghiên cứu chỉ ra tác dụng an thần, gây ngủ, hạ huyết áp. Cách dùng củ bình vôi làm thuốc chữa bệnh mất ngủ như sau: Ngày dùng 8-10g sắc với 500ml nước uống trong ngày.
6. Cây xạ đen.
Là cây thuốc nam có tác dụng chính: Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, xạ đen còn là một cây thuốc nam điều trị bệnh mất ngủ rất tốt.
Cách dùng: Xạ đen 60g thân và lá sắc nước uống hàng ngày.

(Nguôn internet)

Bệnh lý tim mạch do biến chứng bệnh tiểu đương

Việc điều trị tiểu đường cho người bệnh cần được tiến hành sớm và kịp thời nhất, bởi người mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ xơ vữa động mạch xảy ra sớm và phát triển nhanh hơn ở người bình thường. Khi không được điều trị tiểu đường kịp thời và tích cực, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ bị tai biến mạch máu não, viêm tắc động mạch chi dưới, huyết áp, suy tim...

Bệnh lý tim mạch do biến chứng bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường xẩy ra biến cố trên hệ tim mạch thường có mức độ trầm trọng và làm tăng nguy cơ: bệnh mạch vành 1,8 lần; tai biến mạch má não tăng 2,4 lần; viêm tác động mạch chi dưới 4,5 lần. Biến chứng bệnh tiểu đường là rất nguy hiểm, bởi khả năng gây tử vong của người bệnh raatts cao. Vì vậy cần phải điều trị tiểu đường sớm và tích cực để tránh các biến cố tim mạch, những biến cố tim mạch càng tăng cao nếu kết hợp với những yếu tố nguy cơ khác như rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, cao huyết áp...

Dưới đây là những biểu hiện thường gặp ở người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng tim mạch:

Viêm tắc động mạch chi dưới: là nguyên nhân gây nguy cơ hoại tử chi. Bệnh tiểu đường diễn ra lâu ngày, nếu không được điều trị tiểu đường tốt số người mắc viêm tắc động mạch chi dưới chiếm tới 50%. Người bệnh có cảm giác đau cách hồi, lạnh bàn chân, đau chân về đêm... viêm tắc động mạch chi dưới kết hợp với tổn thương thần kinh làm tăng nguy cơ hoại tử chi tới 7 lần, nguyên nhân của 50% số ca cắt đoạn chi không do chấn thương.

Bệnh lý tim mạch do biến chứng bệnh tiểu đường

Bệnh tim: bệnh lý tim ở người bệnh tiểu đường thường gặp và có tiên lượng manh là bệnh mạch vành. Người bệnh có những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim không biểu hiện, thiếu máu đột ngột, đột quỵ. Để phát hiện được bệnh mạch vành cần phải được đo điện tâm đồ khi có sự nghi ngờ lâm sáng áp dụng biện pháp gắng sức hay điện tim. Để cải thiện tình trạng của bệnh, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết bản thân.

Cao huyết áp: có thể xuất ở 50% số người bệnh tiểu đường type 2 sau độ tuổi 45 hoặc trước khi mắc bệnh. Cao huyết áp là nguyên nhân gây tổn thương thận ở người bệnh tiểu đường, nó đồng thời làm trầm trọng hơn biến chứng vi mạch và là yếu tố nguy cơ dấn đến biến chứng tim mạch. Vì vậy, cao huyết áp cần được phát hiện sớm và điều trị thường xuyên, giữ ổn định huyết áp dưới mức 140/90 mmHg và thấp hơn nếu có thêm các yếu tô nguy cơ khác.

Đột quỵ nao (hay tai biến mạch máu não): xảy ra do thiếu máu não đột ngột hoặc chảy máu não, vì vậy cần phát hiện sớm các cơn tai biến mạch máu não thoáng qua. Để phòng tránh đột quỵ não, cần điều trị tiểu đường và các yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu.

Các rối loạn mỡ máu như tăng triglicerid máu, tăng HDL cholesterol hay giảm HDL cholesterol. Các rối loạn mỡ máu này có thể được cải thiện nhờ kiểm soát tốt đường huyết bản thân, nếu vẫn chưa đạt được mức an toàn nhất thì cần phải điều trị rối loạn mỡ máu bằng thuốc và chế độ ăn hợp lý. Để nắm được tình trạng mỡ máu bản thân, người bệnh cần thăm khám và kiểm tra mỡ máu định kì mỗi năm một lần. Nếu đang trong quá trình điều trị rối loạn mỡ máu, nên 3 tháng kiểm tra 1 lần.

Bệnh lý tim mạch do biến chứng bệnh tiểu đường

Kết luận: Để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ đến tim mạch ở người bệnh tiểu đường, người bệnh cần giảm trọng lượng cơ thể, tăng cường tập luyện thể thao, cai và bỏ thuốc lá, rượu bia. Từ đó giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc và tử vong vì biến chứng tim mạch do tiểu đường.

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Nhận biết bệnh tiểu đường qua các dấu hiệu trên cơ thể

Đa số người mắc bệnh tiểu đường thường không có nhiều triệu chứng rõ rệt, nhưng khi thăm khám lại được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Điều này hoàn toàn đúng, vì tiểu đường là chứng bệnh mạn tính, bệnh không có nhiều dấu hiệu rõ rệt nên thường bị bỏ qua, chỉ đến khi thăm khám và được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường người bệnh mới biết, hoặc chỉ đến khi có các dấu hiệu rõ ràng nhất là lúc bệnh tiểu đường trở năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nhận biết bệnh tiểu đường qua các dấu hiệu trên cơ thể

Vì vậy khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra các triệu chứng trên cơ thể để nắm được mức độ của bệnh tiểu đường. Vì việc điềutrị tiểu đường cần tiến hành sớm và kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra, thậm chí dẫn tới tử vong. Vì vậy, bạn hãy lưu ý đến những dấu hiệu ở các cơ quan trên cơ thể để nhận biết và có hướng điều trị tiểu đường sớm nhất, đạt hiệu quả cao.
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu và tham khảo về một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh tiểu đường ở các cơ quan trên cơ thể.

1. Dấu hiệu ở mắt.
Khi bạn bị mắc bệnh tiểu đường, đường huyết trong cơ thể tăng cao khiến các mạch máu nhỏ trong mắt yếu đi, tích tụ nhiều cholesterol trong vong mạc. Đường huyết tăng cao lâu ngày khiến mắt giảm thị lực, có thể dẫn đến hậu quả nặng nề là mù lòa nếu điều trị tiểu đường không được tiến hành sớm và kịp thời. Mỗi khi bạn có cảm giác bỏng rát hoặc đau nhức mắt hãy đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa để sớm phát hiện tình trạng bệnh. Ngoài ra bạn nên khám bệnh định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe mắt luôn tốt.

Nhận biết bệnh tiểu đường qua các dấu hiệu trên cơ thể

2. Dấu hiệu ở da.
Khi bạn bị mắc tiểu đường, da trên cơ thể bạn sẽ trở nên kho dáp và ngứa ngáy. Đường huyết tăng cao là nguyên nhân khiến cho các loại nấm da phát triển mạnh, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm và vi khuẩn trên cơ thể. Đường huyết tăng cao cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuyến mồ hôi, khiến da đầu và da chân luôn ngứa ngáy khó chịu. Các chuyên gia cũng cho rằng ngứa da đầu được coi là một dấu hiệu nhận biết tăng đường huyết trong cơ thể.

3. Dấu hiệu ở chân.
Người bệnh tiểu đường thường có những dấu hiệu không bình thường xuất hiện ở bàn chân, do sự suy giảm bài tiết mồ hôi và việc sản sinh dầu gây ra. Những yếu tố này khi kết hợp với nhau có thể dẫn đến những tổn thương ở chân. Khi chân bị tổn thương quá trình liền sẹo sẽ rất chậm, vì máu cung cấp không thích hợp và hệ miễn dịch bị suy yếu đáng kể. Nguyên do là đường huyết không được kiểm soát tốt khiến cho hệ miễn dịch trở nên yếu, các tổn thương chân không được điều trị tích cực có thể bị hoại tử và đe dọa tới tính mạng. Vì vậy chú ý tới bàn chân không chỉ giúp điều trị tiểu đường đạt kết quả cao mà còn tránh được những tổn thương nặng tại chân do tiểu đường.

Nhận biết bệnh tiểu đường qua các dấu hiệu trên cơ thể

4. Nướu răng.
Răng lợi cũng là bộ phận chịu ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường, sâu răng hay chảy máu nướu răng là những dấu hiệu xảy ra ta có thể nhận biết. Các vấn đề phổ biến nhất ở miệng là các biểu hiện như sâu răng, khô miệng và viêm nướu răng nặng. Nguyên nhân là do đường trong nước bọt tăng cao dẫn tới tăng cường sự phát triển của nấm gây ra nhiều vấn đề về răng miệng. Vì vậy, nếu bạn bị sưng nướu răng thường xuyên hay có bất cứ bệnh răng miệng nào hãy kiểm tra đường huyết bản thân ngay.

Kết luận: Việc nhận biết được các triệu chứng tiểu đường xảy ra ở các cơ quan trên cơ thể, là cách nhanh nhất giúp quá trình điều trị tiểu đường diễn ra nhanh và kịp thời. Điều trị tiểu đường chỉ đạt hiệu quả khi ta phát hiện sớm tình trạng bệnh qua các biểu hiện trên cơ quan của cơ thể.


(Nguồn internet)