Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Xây Dựng Thực Đơn Hợp Lý Cho Người Mắc Bệnh Đái Tháo Đư���ng

Chế độ dinh dưỡng đối với mỗi người đái tháo đường đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chữa trị. Chính vì vậy không những bệnh nhân tiểu đường và gia đình nên biết cách lên thực đơn bệnh đái đường phù hợp cho riêng mình để giúp kiểm soát đường huyết tốt nhất và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Do bệnh đái đường là bệnh rối loạn chuyển hóa chất bột đường gây tăng đường huyết mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hay giảm hoạt động insulin hoặc kết hợp cả hai. Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần lựa chọn và cân đối chế độ ăn uống cũng như vận động hợp lý để có một cuộc sống khỏe mạnh. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để chữa trị cũng như trợ giúp các thuốc hạ đường huyết phát huy kết quả, giúp bệnh nhân đạt được cân nặng lý tưởng.

Các loại thực phẩm tốt nên đưa vào thực đơn cho người bệnh tiểu đường (minh họa).

Cách xây dựng thực đơn bệnh tiểu đường.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên duy trì ổn định đường huyết ở mức: trước ăn là 90-130 mg/dl (tức 5-7,2 mmol/l) và sau ăn 1-2 tiếng ở mức <180mg/dl (tức <10mmol/l).

Người bệnh cần tuân thủ các nguyên tác dưới đây để đạt được mục tiêu ổn định đường huyết:

- Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.

- Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.

- Thực hiện thay đổi từ từ khối lượng cũng như cơ cấu của bữa ăn.

=> TPCN bonidiabet giúp ổn định đường huyết trong điều trị tiểu đường.

Thực đơn bữa sáng cho người bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân tiểu đường không nên bỏ bữa sáng như vậy sẽ rất nguy hiểm. Thực đơn cho bữa sáng gồm các thức ăn cân bằng các chất dinh dưỡng: 1/2 khẩu phần tinh bột, 1/4 hoa quả và 1/4 protein cần có trong bữa sáng.

Thực đơn bữa trưa cho bệnh tiểu đường.

Thực đơn cho bữa trưa dành cho bệnh tiểu đường nên gồm ½ rau xanh không chứa tinh bột, ¼ tinh bột và ¼ protein. Trong khẩu phần ăn nên bổ sung nhiều loại rau xanh như xà lách, cà chua, ớt đỏ, đậu đen và ngô. Ăn các loại thịt nạc hoặc thịt gà nhưng bỏ da để bổ sung protein. Bệnh nhân tiểu đường cũng có thể bổ sung thêm các loại tinh bột từ ngũ cốc nguyên hạt, bánh mỳ, ngô. Salad là những thực phẩm rất giàu vitamin tốt cho bệnh tiểu đường.

Thực đơn bữa tối cho người bệnh tiểu đường.

Thực đơn bữa tối dành cho bệnh tiểu đường bao gồm 1/2 rau xanh không chứa tinh bột, 1/4 thực phẩm giàu tinh bột và 1/4 protein. Bữa tối có thể bổ sung nguồn protein từ các loại thực phẩm như cá hồi và đậu phụ. Rau xanh có thể dùng cà chua, bông cải xanh, đậu hà lan.

=> Bạn đang quan tâm tới bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Bữa ăn nhẹ.

Một thực đơn tốt cho bệnh tiểu đường phải bao gồm các bữa ăn nhẹ. Để giữ cho đường huyết luôn ổn định bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế các đồ ăn vặt có chứa nhiều chất carbohydrate. Các đồ ăn nhẹ tốt cho bệnh tiểu đường bao gồm: Đậu phộng, bơ hạnh nhân, quả óc chó không đường, hạt bí ngô. Người bệnh nên tránh xa các thực phẩm đóng gói có chứa nhiều chất béo và gelatin.

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Phòng Ngừa Và Chữa Trị Bệnh Thiểu Năng Tuần Hoàn Não

Chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh và chữa trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não , chúng ta nên chuẩn bị và có kế hoạch phòng bệnh thật sớm.

Đau nhức đầu biểu hiển bệnh thiểu năng tuần hoàn não xảy ra (minh họa).

Phòng tránh bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như ăn nhiều rau, quả, cá ( với món cá chúng ta nên ăn mỗi tuần vài bữa), hạn chế ăn nhiều thịt, không nên ăn mỡ động vật. Nên ngừng hoặc bỏ hoàn toàn uống rượu, bia. Nên bỏ thuốc lá, thuốc lào. Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để phòng tránh một số bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thừa cân vì các bệnh này gián tiếp làm xuất hiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Khi mới đi ngoài trời nắng nóng về không nên tắm nược lạnh, nên mặc ấm, tránh nằm ngủ nơi gió lùa. Mùa đông mỗi lúc thức dậy, nhất là lúc nửa đêm và gần sáng trước khi ngồi dậy cần nằm tĩnh dưỡng một lúc, tránh đột ngột, nhất là người cao tuổi bởi người cao tuổi bị thiểu năng tuần hoàn não có liên quan đến bệnh của hệ thống tim mạch (tăng huyết áp) mà bị lạnh thì mạch máu co lại đột ngột sẽ làm cho não thiếu máu đột ngột rất dễ gây tai biến mạch máu não.

Điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Phải tìm được nguyên nhân gốc rễ gây bệnh thiểu năng tuần hoàn não thì mới điều trị bệnh hiệu quả tốt nhất được.

Bắt buộc phải dùng biện pháp điều trị theo triệu chứng khi không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh bằng các loại thuốc đông y hoặc tây y, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu là liệu pháp có tác dụng giãn mạch não giúp tăng khả năng vận chuyển máu lên não, kết hợp với điều trị triệu chứng.

Giúp điều trị các triệu chứng như hoa mắt và chóng mặt hiện nay có nhiều loại thuốc khác nhau cả ở dạng uống và tiêm. Ngoài ra giúp cải thiện tuần hoàn não còn có nhiều loại thuốc tác động trên nhiều cơ chế khau nhau như gian mạch, tăng cung cấp oxy hoặc tăng lưu thông mạch máu.

Trong đông y cũng có một số dược thảo được sử dụng để chữa trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não rất tốt. Tuy nhiên, tùy theo từng nguyền nhân gây bệnh, có thể với bệnh nhân này hiệu quả với thuốc nhưng lại ít hiệu quả với bệnh nhân khác. Do vậy, để điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não đạt được hiệu quả và an toàn bạn cần phải đến khám và chữa trị bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

=>Bạn quan tâm tới biến chứng bệnh tiểu đường có liên quan tới bệnh.

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

Mách Cha Mẹ Khẩu Phần Ăn Cho Bé Biếng Ăn

Với các trẻ lớn từ 3 tuổi trở lên, cũng như người lớn chế độ ăn uống của trẻ cũng cần 3 bữa ăn chính, khẩu phần ăn của trẻ cần được quan tâm nhiều hơn nhất là khi tình trạng bé biếng ăn xảy ra. Sau đây là khẩu phần ăn giúp cho cha mẹ có trẻ biếng ăn mà vẫn chưa biết khẩu phẩn ăn cho trẻ như nào là hợp lý.

Khẩu phần ăn 3 bữa ăn chính là rất quan trọng nhất là với bé biếng ăn mẹ nhé (minh họa).

Bữa sáng lý tưởng.

Bữa sáng là bữa rất quan trọng vì thế không được lơ là bỏ qua hay chỉ cho trẻ ăn qua loa cho xong chuyện. Cha mẹ có thể lựa chọn các món sau:

- Các món ăn như bánh mỳ, phở bò, cháo gà, cháo thịt heo cho trẻ ăn tầm 1 bắt cơm là đủ.

- Một hộp sữa tươi hoặc sữa đậu nành tương đương 200ml.

- Hoa quả các loại như đu đủ 200g, quýt và chuối mỗi loại một quả.

Bữa trưa hợp lý.

Chiếm đến 35% số lượng thức ăn được trẻ tiêu thụ vào bữa ăn trưa mỗi ngày vì vậy mà bữa ăn trưa được đánh giá là có nhiều chất dinh dưỡng nhất cho trẻ. Ở trẻ 3 tuổi hệ tiêu hóa đã gần như hoàn thiện vì vậy mà các loại thức ăn nên lựa chọn cho bé là như cơm nát, bánh bao, thịt băm, rau cải, gan động vật, đậu phụ, canh rau….Trong khẩu phần ăn này cần cung cấp đầy đủ 4 chất dinh dưỡng cho trẻ đó là chất béo, tinh bột, đạm, vitamin và chất xơ.

Đối với trẻ 3 tuổi biếng ăn thì nên chọn các món ăn dễ tiêu hóa thay vì cho trẻ ăn cơm có thể cho trẻ ăn cháo đặc, phở, súp… đổi món hàng ngày để trẻ cảm giác thích thú và ngon miệng hơn.Khuyến khích trẻ ăn và cho trẻ lựa chọn các món ăn mà bé thích.

Bữa tối

Đối với trẻ từ 3 tuổi bữa tối cũng có khẩu phần ăn như bữa trưa nhưng dinh dưỡng bữa tối chiếm tỷ lệ ít hơn là 30% vì vậy nên chọn lựa các món ăn cho bé như cơm nát, súp, mì sợi … Tuy nhiên, không ép trẻ ăn quá no chỉ cần cho trẻ ăn vừa đủ vì khi ép bé ăn quá no có thể là bé bị đầy bụng khó ngủ.

=> Bonikiddy giúp con hết biếng ăn tăng cường miễn dịch mẹ nhé.

Bổ sung các bữa phụ

Trẻ 3 tuổi biếng ăn vì vậy mà 3 bữa chính trẻ ăn ít không đủ năng lượng cần bổ sung các bữa ăn phụ cho bé. Nên chọn bữa ăn phụ vào giữa các bữa ăn chính. Nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm như sữa chua, váng sữa để kích thích hệ tiêu hóa tăng vị thèm ăn, chọn sữa, sinh tố các loại hoa quả để cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng vitamin cho trẻ. Tuyệt đối hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn vặt trước bữa ăn chính như vậy sẽ khiến trẻ no và đến các bữa ăn không còn muốn ăn.

Lưu ý: Trẻ 3 tuổi biếng ăn vì vậy cần tạo sự thoải mái, khuyến khích trẻ ăn không ép trẻ ăn nhiều nhưng phải đủ, và thường xuyên phải kiểm tra chỉ số của trẻ để biết trẻ đang ở mức độ nào, biếng ăn nhưng có suy dinh dưỡng không để tìm cách can thiệp sớm.

=> Bé hay ốm do thiếu dưỡng chất mẹ biết chưa.

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Bệnh Thiếu Máu Não Triệu Ch���ng Và Chữa Trị

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tuần hoàn não hay thiểu năng tuần hoàn não chủ yếu do xơ vữa mạch máu và do sự suy giảm khả năng tuần hoàn. Bệnh rối loạn tuần hoàn não thường gặp ở người lao cao tuổi, người lao động trí óc với cường độ cao và trong thời gian dài…

Thiếu máu não ảnh hưởng lớn tới chức năng của não bộ (minh họa).

Não bộ tuy chỉ chiếm 5% trọng lượng cơ thể, nhưng là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, não bộ cần tới 20% nhu cầu máu trong cơ thể. Khi não bị thiếu máu cung cấp sẽ gây nên nhiều bệnh khác nhau từ nặng tới nhẹ. Nếu não bộ bị thiếu máu cung cấp trong khoảng 3 giây đã làm cơ thể choáng váng, từ 5-7 giây cơ thể sẽ bị ngất và thiếu máu não trong 5 phút vùng não không có máu nuôi dưỡng sẽ bị chết. Bệnh rối loạn tuần hoàn não ảnh hưởng tới năng suất lao động, chất lượng cuộc sống, nếu bệnh phát triển nặng có thể gây nhũn não, liệt người hoặc tử vong do tai biến mạch máu não (đột quỵ não).

Thiểu năng tuần hoàn não là trạng thái lượng máu đến nuôi não bị suy giảm làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương với các dấu hiệu:

- Đau đầu: đau không có điểm cố định, vị trí đau khó xác định, đau âm ỉ thường xuyên kèm theo mệt mỏi kém tập trung hay quên.

- Rối loạn giấc ngủ: khó ngủ trằn trọc, ngủ mơ màng không sâu, hay thức giấc, hay mơ, ngày ngủ gật, tay chân tê mỏi...

- Rối loạn cảm xúc: người luôn bồn chồn, không tự chủ, dễ cáu giận.

- Suy giảm trí nhớ, mất tập trung, học tập, làm việc trí óc, mất tỉnh táo, lú lẫn.

Theo các chuyên gia Đông y, nguyên nhân gây bệnh do khí suy dẫn đến huyết ứ mà gây ra. Khí là năng lượng sống của cơ thể giúp cho cơ quan tạng phủ hoạt động, thúc đẩy lưu thông máu huyết, máu huyết là vật chất đi nuôi dưỡng cơ thể. Khí đầy đủ thì cơ thể sung mãn máu huyết lưu thông không bệnh tật.

Khi khí hư suy có thể gây ra nhiều bệnh, không đủ sức bơm máu lên phần trên cơ thể gây ra chứng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt hoặc đau đầu âm ỉ, người mệt mỏi vô lực đoản hơi hoặc hồi hộp đánh trống ngực, mất ngủ, hay quên và lo sợ. Khí hư lâu ngày làm khí huyết ứ đọng sinh ra đàm (xơ vữa mạch máu, mỡ máu) tắc trở kinh mạch mà gây ra bại xụi, tê dại. Điều này giải thích vì sao người lớn tuổi thường hay bị thiếu máu não và hay bị xơ vữa mạch máu.

=> Bạn quan tâm tới bệnh tiểu đường hãy tìm hiểu nhé.

Để chữa trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức khoẻ bổ khí và có thể sử dụng sản phẩm thuốc Đông y. Đây là những bài thuốc dựa theo nguyên tắc điều trị lấy bổ khí làm chủ, kết hợp hoạt huyết, dưỡng huyết để tăng lượng máu lên não, điều hoà hoạt động tạng phủ. Với nguyên tắc bổ khí để thông huyết, các vị hoàng kỳ, nhân sâm đại bổ nguyên khí làm chủ dược, giúp tăng cường sinh lực, tăng sức đề kháng, sức co bóp của tim, hạ mỡ máu, trị cơ thể suy nhược mệt mỏi. Xích thược, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa giúp hoạt huyết, giảm đau đầu, tan cục máu đông, chống xơ vữa. Còn đương quy, bạch thược bổ huyết, giảm đau, ổn định huyết áp, an thần dễ ngủ. Địa long tăng cường dinh dưỡng, hoạt huyết chống kết tập tiểu cầu có tác dụng hỗ trợ cho chủ dược tăng cường hiệu quả điều trị.

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Phòng Tránh Và Chữa Trị Hôn Mê Do Tăng Đường Huyết

Người bệnh đái đường cần kiểm soát tốt đường huyết, giúp phòng tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra, làm cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng. Khi không kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, trong đó có hiện tượng hôn mê do đường huyết tăng cao đột ngột.

Hôn mê do tăng đường huyết cần được điều trị tích cực ở bệnh viện (minh họa).

Tự chăm sóc bản thân tại nhà khi tăng đường máu.

Thực hiện đo kiểm tra đường huyết thường xuyên khi ở nhà, dù nếu đường huyết có tăng cao nhưng bản thân chưa có thấy triệu chứng, người bệnh cần tiếp tục theo dõi và tuân thủ những hướng dẫn sau:

- Không bỏ cữ thuốc và cần uống thuốc đúng giờ.

- Tuân thủ chế độ ăn uống cho người đái tháo đường.

- Uống nhiều nước, không uống nước có chứa đường và café.

- Thường xuyên đo kiểm tra đường huyết.

Áp dụng phương pháp hạ đường huyết:

- Luyện tập thể dục: là cách giảm đường huyết đơn giản nhất.

- Chế độ ăn uống: cần hạn chế thức ăn nhiều tinh bột, thức ăn ngọt, trai cây ngọt, nước ngọt... từ đó giúp ổn định đường trong máu.

=> Bonidiabet giúp ổn định đường huyết bạn nhé.

Chẩn đoán và điều trị hôn mê do tăng đường huyết: Người bệnh bị hôn mê do tăng đường huyết cần được điêu trị tích cực tại bệnh viện, không nên điều trị tại nhà.

Phòng ngừa hôn mê do tăng đường huyết.

Phòng ngừa hôn me do tăng đường huyết một cách tốt nhất là phòng tránh những bệnh nội khoa khác có thể ảnh hưởng đến tăng đường huyết.

Phương pháp để tránh tăng đường huyết và mất ngước cho người bệnh tiểu đường bao gồm:

- Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về kế hoạch quản lý và kiểm soát bệnh tiểu đường của bản thân. Người bệnh nên tuân thủ chế độ tập luyện thể dục, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tiêm insulin và uống thuốc điều trị đái thá đường nhằm tránh tăng đường huyết.

- Kiểm tra đường huyết thường xuyên, nhằm nhận biết tăng đường huyết bất thường kịp thời.

- Nhận biết được các biểu hiện tăng đường huyết.

- Điều trị stress: đường huyết tăng cao khi cơ thể bị stress do giải phóng nhiều hormone.

- Cần cho bác sĩ biết ngay khi được kê toa không phải thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Vì một số thuốc có thể làm tăng đường huyết như: các loại thuốc gồm lợi tiểu, ức chế peta, estrogen, điều trị HIV, thuốc chống trầm cảm…

- Tránh uống rượu nhiều: Uống nhiều rượu bia làm tăng lượng nước tiểu và gây mất nước.

=> Bạn quan tâm tai biến mạch máu não

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Những Dưỡng Chất Hỗ Trợ Bé Ngủ Ngon Cha Mẹ Nên Biết

Tình trạng khóc dạ đề luôn là nỗi lo lắng của cả cha mẹ cũng như người thân trong gia đình. Vậy làm cách nào để giúp trẻ có được giấc ngủ ngon lành? Cha mẹ chỉ cần bổ sung thêm các loại dưỡng chất giúp trẻ ngủ ngon hơn dưới đây nhé.

Dưỡng chất tryptophan.

Dưỡng chất tryptophan cũng có thể giúp bé ngủ ngon và say hơn. Đây là một tiền thân của serotonin, một hoạt chất giúp làm dịu hệ thần kinh, tạo cảm giác an bình và thư thái, nhanh chóng đưa bạn vào giấc ngủ. Cha mẹ hãy bổ sung ngay các thực phẩm giàu tryptophan cho bé ngay khi bé bắt đầu thời kỳ ăn dặm. Người ta tìm thấy tryptophan nhiều trong ngũ cốc, chuối, thịt gà, … Cha mẹ có thể lựa chọn những loại thực phẩm này để thêm vào món ăn dặm của bé. Ngoài ra tryptophan cũng có nhiều trong sữa mẹ nên mẹ lưu ý cho bé bú mẹ thường xuyên nhé.

Cơ chế tác động của canxi tới Tryptophan cho giấc ngủ ngon (minh họa).

Dưỡng chất Canxi.

Nhiều cha mẹ thắc mắc về mối liên kết giữa canxi và giấc ngủ. Nhắc đến canxi thông thường người ta nghĩ tới sự phát triển chiều cao của trẻ. Tuy vậy, cha mẹ có biết canxi cũng có mối quan hệ mật thiết đối với giấc ngủ của trẻ.

Đối với trẻ khỏe mạnh canxi được bổ sung đầy đủ sẽ giúp vận hành tốt quá trình chuyển hóa tryptophan thành serotonine và melatonine (chất tạo giấc ngủ ngon) trong cơ thể. Ngược lại nếu canxi thiếu hụt, quá trình này bị ức chế, khiến trẻ trằn trọc, vặn mình, giật mình, giấc ngủ nhiều lần bị gián đoạn do bị kích thích hệ thần kinh trung ương, ngay cả trong thời gian ngủ. Vậy nên để trẻ cóa giấc ngủ ngon cần bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi cho bé mẹ nhé.

=> Mẹ cần lưu ý tình trạng bé biếng ăn cũng ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ.

Vi chất Magie

Magie cũng có tác động tốt đến giấc ngủ của trẻ tương tự như canxi. Magie giúp giảm bớt những lo lắng, căng thẳng hàng ngày từ đó giúp trẻ ngủ ngon hơn. Magie có nhiều trong các loại thực phẩm như: các loại hạt, cà rốt, khoai lang,ngũ cốc nguyên hạt, socola đen,…

Vi chất Vitamin B1

Vitamin B1 cũng nằm trong danh sách các dưỡng chất giúp trẻ ngủ ngon hơn. Vitamin B1 có tác dụng chuyển hóa các chất bột đường thành năng lượng, giúp dây thần kinh hoạt động tốt và giúp cơ thể được thoải mái. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thì nồng độ vitamin B1 trong máu của các bé mất ngủ rất thấp. Vì vậy mẹ nên bổ sung nhiều vitamin B1 và chế độ dinh dưỡng cho trẻ ngủ không ngon giấc, ngủ hay giật mình…Vitamin B1 có trong các loại đậu, hạt, cá, trứng…nên mẹ rất dễ dàng kết hợp và chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn, giàu vitamin B1 trong thực đơn cho bé ăn dặm.

=> Bonikiddy giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch.

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Các Vấn Đề Cần Biết Về Rối Loạn Tuần Hoàn Não

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não (hay rối loạn tuần hoàn não), là những bất thường trong cung cấp máu cho não bộ. Thiểu năng tuần hoàn não nhẹ gây ra rối loạn về chức năng của não bộ, thể nặng có thể dẫn tới đột quỵ và để lại nhiều di chứng. Bệnh có thể gây ra không ít biến chứng nguy hiểm, hậu quả nặng nề với sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Việc hiểu rõ thiểu năng tuần hoàn não để phòng chống kịp thời là vô cùng cần thiết.

Thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não, phòng các di chứng xảy ra (minh họa).

Biểu hiện của bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Người bệnh bị rối loạn tuần hoàn não, thường cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng và tê bì chân tay… Người bệnh gặp phải khó khăn trong việc thay đổi tư thế như đứng lên ngồi xuống và nằm nghiêng nằm ngửa.

Ngoài ra, người bị thiểu năng tuần hoàn não còn có thể bị rối loạn cảm xúc, dễ cáu gắt, buồn phiền, lẫn lộn không vui; thường mất ngủ kéo dài, ngủ lại khó khăn khi tỉnh dậy lúc nửa đêm.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tuần hoàn não.

Các bệnh lý về tim mạch, thoái hóa đốt sống cổ, sự thay đổi thời tiết… là nguyên nhân chính gây ra thiểu năng tuần hoàn não ở người già. Diễn biến cụ thể của từng nguyên nhân là: bệnh cao huyết áp và xơ vữa động mạch làm mạch máu não bị xơ cứng, độ bền của thàng mạch máu kém đi, dẫn tới bệnh rối loạn tuần hoàn não. Trong khi bệnh động mạch bị chèn ép do đốt sống cổ thoái hóa, trong lòng mạch hình thành cục máu đông dẫn tới gây tắc nghẽn động mạch máu nuôi não.

Thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ tuổi, có nguyên nhân từ sự rối loạn thần kinh thực vật, đặc biệt chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới có tác động tới rối loạn tuần hoàn não. Thêm vào đó, không thể bỏ qua ảnh hưởng bới yếu tố tâm lý do stress vì công việc, cuộc sống và chế độ ăn thiếu lành mạnh, lười vận động và làm việc quá sức…

Bệnh rối loạn tuần hoàn não ảnh hưởng như thế nào.

Người bệnh thiểu năng tuần hoàn não chịu ảnh hượng nghiêm trọng về chất lượng cuộc sống hàng ngày cả về trí tuệ lẫn tinh thần thể chất.

Về mặt trí tuệ và tinh thần, người bị rối loạn tuần hoàn não có thể gặp phải vấn đề vì trí nhớ, tính khí bất thường, khó tập trung khi làm việc… Còn về thể chất, người bệnh bị suy giảm về sức khỏe dẫn tới nhiều bệnh khác phát sinh, thậm chị nặng có thể xảy ra tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ não).

Phòng tránh và chữa trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Để điều trị thiểu năng tuần hoàn não, chúng ta cần xác định nguyên nhân gây bệnh trong các nguyên nhân sau: bệnh cao huyết áp, bệnh mỡ máu, bệnh tiểu đường…; các yếu tố từ lối sống, công việc… Từ đó, chúng ta mới có được phương pháp điều trị phù hợp.

Dù đã bị thiểu năng tuần hoàn não hay chưa, chúng ta cũng cần có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện hợp lý. Chúng ta nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả và cá; cần hạn chế ăn thịt đỏ và mỡ động vật đồng thời bỏ rượu bia và thuốc lá. Ở người cao tuổi, cần tránh tắm nước lạnh khi mới đi ngoài nắng về, chú ý giữ ấm cơ thể vào mùa đông và cần nằm yên tĩnh trước khi thức dậy, tránh dậy đột ngột khi ngủ dậy.

Song song với đó, cần tạo môi trường sống thoải mái, vui vẻ, tránh xa cãi vã và buồn phiền bằng cách thường xuyên gần gũi thiên nhiên, điều hòa các mối quan hệ.

Đặc biệt, có thể cân nhắc sử dụng thực phẩm chức năng để tăng cường tuần hoàn não, dưỡng tâm an thần… giúp tăng khả năng phòng ngừa đẩy nhanh quá trình điều trị.

Khi nghi ngờ bị rối loạn tuân hoàn não, người bệnh cần đi khám sức khỏe kịp thời; những người có nguy cơ cần được đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Điều này không chỉ phát hiện và điều trị sớm thiểu năng tuần hoàn não mà còn nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.