Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

CÁC LOẠI THỰC PHẨM NÊN VÀ KHÔNG NÊN DÙNG CHO NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP

Bệnh cao huyết áp hay còn gọi tăng huyết áp, tăng xông hoặc huyết áp. Bệnh cao huyết áp gây ra nhiều biến chứng nặng nề có thể dẫn đến tử vong, liệt nửa người… hôn mê và có thể phải sống đời sống thực vật. Cao huyết áp dẫn đến thúc đẩy suy tim, thiếu máu cơ tim khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng như: cảm thấy không khoẻ khoắn, thậm chí mất khả năng lao động.
Điều trị cao huyết áp là vấn đề được quan tâm nhằm giảm các hậu quả quả nêu trên. Ngoài việc kiểm tra cá chỉ số huyết áp hường xuyên, điều chỉnh lối sống, bỏ thuốc lá, tập thể dục thì nên tuân theo thực đơn gồm các món thức ăn cho người cao huyết áp.

thực phẩm tốt cho người cao huyết áp

Những loại thực phẩm tốt cho người cao huyết áp
1. Cần tây:
Nước ép cần tây giúp làm giãn mạch, hạ huyết áp và lợi tiểu, đây là một trong những thực phẩm tốt cho người cao huyết áp. Cách thực hiện: rau cần tây tươi rửa sạch, giã nát ép lấy nước hoặc say làm sinh tố, cho thêm một chút mật ong, uống ngày 3 lần mỗi lần 40ml.
2. Cải cúc:
Các axit amin và tinh dầu trong cải cúc cũng có tác dụng giúp hạ huyết áp hiệu quả, nên cho người bệnh cao huyết áp dùng thêm cải cúc trong chế độ ăn. Cải cúc ép lấy nước cốt uống, chia làm 2 lần vào sáng và chiều, mỗi lần chừng 50ml.
3. Rau muống:
Đây là loại thức ăn rất dễ tìm, có chứa nhiều canxi có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạc và huyết áp trong giới hạn bình thường, là loại rau đặc biệt tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu.
Ngoài 3 loại trên thì cà chua, cà tím, cà rốt, nấm hương và nấm rơm, mộc nhĩ, tỏi, sữa đậu nành và táo cũng là những thực phẩm dành cho người cao huyết áp giúp hạ mỡ máu, huyết áp, ngăn xơ vữa động mạch hiệu quả.
4. Các loại cháo:
Các loại cháo như cháo cà rốt, cháo gạo tẻ nấu với tỏi hoặc cải bó xôi đều là những thức ăn rất tốt và đầy dinh dưỡng cho người cao huyết áp.

thực phẩm kiêng kị với người cao huyết áp

Những loại thực phẩm người cao huyết áp cần kiêng kị
1. Trà đặc: Người cao huyết áp không nên uống trà đặc, vì trà đặc có thể làm cho đại não hưng phấn, gây mất ngủ, bất an, khiến tim loạn nhịp và huyết áp tăng cao.
2. Muối: Bữa ăn trong gia đình có người bệnh cao huyết áp, nên giảm lượng muối trong các thức ăn, vì trong muối ăn có natri làm tiết ra nhiều dịch tế bào, dẫn đến tim đập nhanh, huyết áp cao.
3. Protein động vật: Người cao huyết áp không nên ăn các loại nội tạng của động vật như gan, tim, bầu dục… khi người bệnh ăn dễ sinh ra các độc tố khiến huyết áp không ổn định.
4. Thức ăn nhiều năng lượng: Các loại thức ăn giàu năng lượng làm tăng nguy cơ thừa cân và béo phì từ đó dễ gây cao huyết áp.
5. Mỡ và cholesterol: Các loại thực phẩm giàu hàm lượng mỡ và cholesterol dễ gây máu nhiễm mỡ, động mạch xơ, làm tăng huyết áp.
6. Thịt gà: Thịt gà không phải là thức ăn cho người cao huyết áp, thịt gà khiến cholesterol và huyết áp tăng cao nên rất không tốt cho người bị cao huyết áp. Người bị bệnh cao huyết áp nên hạn chế ăn thịt gà để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.

7. Rượu: Khi đi vào cơ thể rượu khiến tim đập nhanh hơn, các mạch máu co lại, huyết áp tăng cao và làm cho muối canxi cholesterol đọng lại ở thành mạch gây xơ cứng động mạch. Người bị nghiện rượu có nguy cơ cao bị xơ cứng động mạch và huyết áp cao.


xem thêm cao huyết áp tại : 
http://botania.com.vn/tin-tuc/cao-huyet-ap-can-benh-cua-thoi-dai.html

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

MÓN ĂN ĐIỀU TRỊ THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO

Thiểu năng tuần hoàn não là trạng thái bệnh lý do não bị thiếu máu nuôi dưỡng, là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Thiểu năng tuần hoàn não nếu không được điều trị tích cực sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, giảm khả năng lao động.

thiểu năng tuần hoàn não

Nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não:
Xơ vữa động mạch và thoái hóa đốt sống cổ là 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Cả hai nguyên nhân trên gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, dẫn đến hậu quả là giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng não, giảm khả năng cung cấp ôxy cho não…
Triệu chứng bệnh thiểu năng tuần hoàn não:
Thiểu năng tuần hoàn não thường xuất hiện các triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ,.. thần kinh luôn ở trạng thái căng thẳng. Cơ thể mệt mỏi, sức khỏe giảm sút dần, giảm khả năng lao động trí óc. Khả năng tập trung chú ý giảm, trí nhớ suy giảm. Có nhiều biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật như tim đập nhanh, dị cảm chân tay, rối loạn huyết động, cơn bốc hỏa… Nếu không được điều trị tích cực, bệnh tiến triển không ngừng gây hậu quả nghiêm trọng như xơ hóa não, động kinh..
Y học hiện đại ngày nay chủ yếu điều trị nguyên nhân như: rối loạn lipid máu, thoái hóa đốt sống cổ… ngoài ra, cần điều trị tích cực các bệnh phối hợp như đái tháo đường, cao huyết áp và hạn chế các yếu tố dẫn đến xơ vữa động mạch.
Y học cổ truyền điều trị áp dụng y thực trị: Với các nguyên nhân gây bệnh  là xơ vữa động mạch do mỡ trong máu cao, thì điều chình chế độ ăn uống để chữa trị là chủ yếu. Dưới đây là những món ăn mà người bệnh nên tham khảo:
Bài 1: Mỗi tuần ăn 2 đến 3 bữa canh nấm hương, mộc nhĩ, có tác dụng tăng cường lưu thông máu lên não và giảm mỡ máu. Nấm linh chi xay nhỏ, hãm uống ngày sử dụng 10g, có thể dùng lâu dài do nấm linh chi không độc.
Bài 2: Lấy phần khoảng 20 cọng gốc liền rễ cây rau cần, thêm 500ml nước sắc lấy 200ml nước đầu để uống. Sắc nước thứ 2, uống vào lúc đói là tốt nhất, có tác dụng với chứng bệnh mỡ máu cao, huyết ứ...
Bài 3: Xào không dầu mỡ hoặc luộc hành tây, dùng ăn mỗi ngày 100g, tốt cho người chứng bệnh cao huyết áp, mỡ máu cao.
Bài 4: Nước tỏi, uống cách nhật, lượng vừa đủ, dùng cho người mỡ máu cao.
Bài 5: Sơn tra 10g, hoa cúc 10g, quyết minh tử 10g, sắc nước uống thay trà, dùng cho người mỡ máu cao, kèm huyết áp cao.
Bài 6: Vỏ lạc khô 50-100g, rửa sạch, đun nước uống, ngày 1 thang, dùng cho người mỡ máu cao.
Bài 7: Lá sen 50g, mỗi ngày sắc uống, dùng cho người mỡ máu cao ẩm đục nhiều.
Bài 8: Hoa hòe 15 gam sắc uống hàng ngày dùng cho người mỡ máu cao, xơ vữa động mạch.

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN BÉ KHÓC DẠ ĐỀ

Bé hay quấy và bé khóc dạ đề là nỗi ám ảnh lo lắng thường gặp ở các cha mẹ trẻ và cũng ít ai biết khóc dạ đề là gì?  Vậy tình trặng bé khóc dạ đề do đâu? Nắm được các nguyên nhân bé khóc đêm cha mẹ sẽ dễ dàng kiểm soát tình trạng bé khóc dạ đề.

nguyên nhân bé khóc dạ đề
Bé hay khóc đêm nỗi ám ảnh của cha mẹ (ảnh minh họa)

Vậy Tại sao gọi là khóc dạ đề?

Bé khóc dạ đề hay bé khóc đêm, trong dân gian còn gọi là khóc dã tràng chỉ việc bé tự nhiên khóc vào thời điểm cố định trong ngày, và không dỗ nín được. Theo dân gian thì bé khóc dạ đề sẽ khóc rất nhiều ngày, thường là 100 ngày mới thôi.

Bé khóc dạ đề không phải là một bệnh hay bác sĩ đưa ra chẩn đoán. Chúng ta phải hiểu rằng bé khóc dạ đề có sự kết hợp của các yếu tố như: bé ở độ tuổi từ 3 tuần đến 3 tháng , bé khóc rất lâu khoảng 3 tiếng, ít nhất 3 lần và kéo dài 3 tuần trở lên. Hầu hết các bé sẽ khóc vào giờ nhất định thường vào khoảng chiều tối. Trẻ khóc rất lớn, liên tục, mỗi khi khóc bé có thể bị ợ, xì hơi do bé sẽ co chân vào người, nắm chặt hai bàn tay và co bụng.

Lý giải nguyên nhân các bé hay khóc dạ đề

Có đến khoảng 20% em bé khóc dạ đề ở độ tuổi 3 tuần đến 3 tháng. Tuy vậy, đây vẫn là một bí ẩn, không phải là kết quả của di truyền hay bất thường gì xảy ra trong quá trình mang thai hay phát triển của bé. Dưới đây là một số giả thiết được đưa ra nhằm giải thích việc này:

Kích thích quá mức: Theo các chuyên gia, bé sơ sinh có chế bảo vệ, cơ chế này sẽ giúp bé tắt đi khi bé tiếp nhận quá nhiều âm thanh và ánh sáng môi trường xung quanh. Trong 1 tháng đầu, khi các giác quan của bé gần hoàn thiện, các kích thích từ môi trường trở nên quá tải so với khi ở trong bụng mẹ, để giải tỏa bé sẽ khóc cho đến khi bé thích nghi và quen dần với môi trường.

Trào ngược: Ở một số bé hay ợ trớ, kém ăn và thường khó chịu trong và sau khi ăn, đây là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày, thực quản, xảy ra ở em bé khi cơ thắt tại thực quản chưa hoạt động hiệu quả. Đây cũng được lý giải như một nguyên nhân gây ra khóc dạ đề.

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Khi mới sinh, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt chưa phát triển sẽ rất khó khăn cho bé, để tiêu hóa được các loại thức ăn, dù chỉ là sữa mẹ. Thức ăn có thể chưa được tiêu hóa hoàn toàn và đi rất nhanh qua ruột, sinh ra nhiều khí khiến bé đau bụng bé hay khóc mỗi khi đau bụng, xì hơi.

Dị ứng thức ăn: Một số bé khi bú mẹ có thể dị ứng với một số thức ăn trong khẩu phần của mẹ. Bé không dung nạp lactose, một loại đường có trong sữa, cũng là nguyên nhân thường gây khó chịu dẫn đến trẻ hay khóc.

Mẹ hút thuốc lá: Theo một số nghiên cứa cho biết tỉ lệ trẻ khóc dạ đề ở mẹ hút thuốc lá cao hơn mẹ không hút thuốc. Ngoài ra việc trẻ hút thuốc là thụ động cũng là nguyên nhân khiến bé khóc dạ đề.

Khắc phục tình trạng bé khóc dạ đề!

Thật không dễ để dỗ dành khi bé đang khóc thét lên. Tuy nhiên mẹ có thể tìm hiểu một số cách giúp phòng ngừa lần khóc tiếp theo cũng như giúp bé khóc ít hơn. Chú ý rằng, việc sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào hay thay đổi nhiều trong khẩu phần ăn của mẹ cần được thông qua tư vấn của bác sĩ.

Không có bài thuốc nào hay hơn khi không kết hợp bạn luôn dỗ dành bé trong một tư thế dỗ dành thoải mái với tư thế bé ưa thích nhất và luôn giữ bình tĩnh, chắc rằng các bạn luôn giữ căn phòng phải thoáng đãng, yên tĩnh để bé nghỉ ngơi bằng cách vỗ về, thủ thỉ, hát những lời yêu thương ngọt ngào ru bé ngủ. Không nên có quá nhiều người tập trung dỗ bé, điều này sẽ càng làm hoảng sợ hơn. mecuti cũng nhắc các bà mẹ là thời gian dỗ dành bé khóc dạ rất mệt mỏi, các bạn nên nhờ chồng hay người nhà xoa dịu và dỗ dành em bé. Chúc các bạn thành công trong việc chăm sóc sức khỏe của các bé nhé.


xem thêm về bé khóc dạ đề: http://botania.com.vn/tin-tuc/Be-khoc-da-de-va-khoc-dem-khong-ro-nguyen-nhan.html
nguồn bài: http://suckhoedoisong24h.com/threads/tim-hieu-nguyen-nhan-be-khoc-da-de.1284/

BÍ QUYẾT ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG KHÔNG DÙNG THUỐC

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh mạn tĩnh, không chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh phải chung sống với nó. Hiện nay bệnh đái tháo đường  có thể được chữa trị mà không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Dưới đây là 12 bí quyết điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả và dễ áp dụng.

điều trị tiểu đường không dùng thuốc
Một số loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường (minh họa)

Thứ 1. Sử dụng nước ép của các loại rau quả như chanh hoặc bầu, cà rốt, cải bắp, rau bi-na, dưa chuột và đậu tây,.. các loại thực phẩm này giúp giảm độ đường huyết rất tốt vì chúng có đặc tính chống tiểu đường.

Thứ 2. Sử dụng quế ngâm giảm độ đường huyết và do đó sẽ phòng ngừa bệnh tiểu đường và điều trị bệnh tiểu đường.

Thứ 3. Sử dụng hàng ngày tỏi sống cũng giúp kiểm soát độ đường huyết đến một mức độ nào đó.

Thứ 4. Sử dụng sô-cô-la đen có chứa hàm lượng cacao lớn giàu chất chống oxy hòa, giúp giảm đường huyết. Tuyệt đối tránh sử dụng sô-cô-la sữa.

Thứ 5. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và tập Yoga hay ngồi thiền cũng đã chứng minh có nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường. Khi tập luyện thể dục có thể tăng cường tuần hoàn máu và giảm độ đường huyết, trong khi Yoga và ngồi thiền giúp chống lại stress. Yoga cũng là một trong những bài tập rất có tác dụng giúp các gia đình tránh xa bệnh hiếm muộn.

Thứ 6. Bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều magie như quả hạnh vào bữa ăn hàng ngày cho người bệnh tiểu đường, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều với mục đích điều trị tiểu đường.

Thứ 7. Có thể đảo ngược bệnh tiểu đường, bằng cách tạo lập thói quen ăn uống phù hợp cùng với tập thể dục thể thao đều đặn. Có chế độ ăn uống phù hợp, không bỏ bữa, chia nhỏ bữa ăn từ 5-6 bữa trong ngày và bổ sung thành phần protein vào trong bữa ăn, để duy trì cơ bắp và năng lượng. Ngoài gia cũng có thể dùng thêm các vitamin chất lượng cao và bổ sung khoáng chất.

Thứ 8. Rèn luyện sức mạnh cơ bắp bằng các bài tập luyện phù hợp. Các bài tập tăng sức khỏe cho tim như đi bộ, đạp xe, leo cầu thang... giúp bạn giảm cân và đốt mỡ đặc biệt có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường.

Thứ 9. Thường xuyên bơi lội rất tốt cho người bị tiểu đường.

Thứ 10. Các loại thực phẩm xanh như lúa mạch, cỏ linh lăng... cũng giúp điều trị căn bệnh.

Thứ 11. Tinh dầu chuối hoặc trà chuối giúp điều trị tiểu đường rất tốt.

Thứ 12. Ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi ngày giúp giảm stress và rất có lợi cho người bị tiểu đường.

Nếu bạn áp dụng những bí quyết trên không kiểm soát được lượng đường huyết trong máu bạn nên tới gặp bác sỹ chuyên khoa để có hướng điều trị hợp lý, đúng cách.


xem tại đây: http://botania.com.vn/tin-tuc/Bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong.html
nguồn: http://suckhoedoisong24h.com/threads/bi-quyet-dieu-tri-benh-tieu-duong-khong-dung-thuoc.1281/

CÁCH XỬ LÝ KHI GẶP NGƯỜI BỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Khi gặp người bị tai biến mạch máu não ta nên xử lý như thế nào? Các việc cần thiết làm ngay khi gặp người bị tai biến mạch máu não đột ngột

sơ cấp cứu tai biến mạch máu não
Sơ cấp cứu khi gặp người bị tai biến mạch máu não ( ảnh minh họa )

Mọi người thường dơi vào tình trạng hoảng loạn, tay chân luống cuống khó xác định được phải làm như nào, khi đột nhiên gặp người bị tai biến mạch máu não. Sau đây là những cách xử lý đơn giản nhưng cần thiết khi gặp người bị tai biến mạch máu não. Nếu xử lý tai biến đúng cách, kịp thời trước đưa bệnh nhân vào viện, những di chứng bệnh nhân gặp phải sau này sẽ giảm đi đáng kể, khả năng phục hồi cũng cao hơn. Khi phát hiện người bị tai biến mạch máu não ta cần:

- Đỡ không để bệnh nhân té ngã, đặt bệnh nhân nằm chỗ thoáng, giữ ổn định nhịp tim, đường thở và nới rộng quần áo.

- Xác định bệnh nhân còn tỉnh táo hay đã làm vào trạng thái bất tỉnh, hôn mê.

.Trường hợp bệnh nhân còn tỉnh, để bệnh nhân nằm yên tĩnh và gọi xe cấp cứu tới

.Nếu bệnh nhân đã hôn mê: kiểm tra xem nhịp thở của bệnh nhân là bình thường, nhanh, chậm hay đã ngừng thở. Trường hợp ngừng thở bệnh nhân cần được hô hấp nhân tạo ngay để kịp thời cung cấp lượng oxi cho máu và não. Nếu để não thiếu oxy trong thời gian lâu, các di chứng để lại sẽ rất tệ.

- Tai biến mạch máu não ở bệnh nhân thường có hai dạng là chảy máu não hoặc nhồi máu não. Các tai biến này có cách cấp cứu và chữa trị hoàn toàn khác nhau, vì vậy nếu không xác định bệnh nhân rơi vào tình trạng nào, tuyệt đối không cấp cứu tự phát như bấm huyệt, đánh gió, châm cứu.. vì có thể làm tình trạng bệnh nhân trầm trọng thêm.

- Để bệnh nhân nằm yên, không cố di chuyển phần đầu, nới lỏng cổ ảo cho bệnh nhân dễ thở

- Khi gặp người bệnh bị tai biến mạch máu não tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hay uống bất kỳ thứ gì vào lúc này. Vì có thể làm bệnh nhân nghẹn gây khó thở do không nuốt được.

- Không tự ý dùng các loại thuốc hỗ trợ hay điều trị tai biến mà chưa có sự hướng dẫn của bác sỹ.

- Trước khi xe cấp cứu tới, đặt bệnh nhân nằm xuống, hỏi chuyện giúp bệnh nhân bình tĩnh, thở đều và sâu.

- Giữ ấm thân nhiệt tránh bị co giật và làm mát đầu cho bệnh nhân bằng chườm đá lạnh, làm  giảm cảm giác đau nhức đầu.

Sau tai biến mạch máu não, cần phục hồi nhanh chóng cho bệnh nhân, chú ý đến chế độ dinh dưỡng, cân bằng giữa hàm lượng đạm và tinh bột, tăng cường các chất crống oxy hóa, cung cấp lượng kẽm đầy đủ, có chế độ vận động hợp lý để ngăn ngừa tai biến tái phát lần 2 và lần 3.


xem thêm tại đây: http://botania.com.vn/tin-tuc/Ban-biet-gi-ve-tai-bien-mach-mau-nao.html
nguồn bài viết: http://suckhoedoisong24h.com/threads/cach-xu-ly-khi-gap-nguoi-bi-tai-bien-mach-mau-nao.1278/

BIẾN CHỨNG VÕNG MẠC DO CAO HUYẾT ÁP

Các biến chứng ở mắt do cao huyết áp bao gồm tổn thương ở võng mạc, hắc mạc và thị thần kinh. Bệnh có thể để lại những tổn thương trầm trọng gây suy giảm thị lực nặng và không hồi phục.

biến chứng võng mạc do cao huyết áp
Tổn thương võng mạc do cao huyết áp gây ra suy giảm thị giác. ( ảnh minh họa )

Ngoài những biến chứng ở ở mắt cao huyết áp còn dẫn đến nhiều biến chứng ở  tim mạch như nhồi máu cơ tim, suy tim, gây tổn thương ở não, thận, mạch máu.

Theo các bác sĩ cho biết, cao huyết áp kéo dài hoặc tăng đột ngột sẽ làm tổn thương hệ thống mạch máu ở võng mạc. Thành mạch máu bị tổn thương gây xuất huyết, dịch làm phù võng mạc, lipid thoát ra trên võng mạc tạo thành xuất tiết. Đồng thời, mạch máu co lại gây thiếu máu ở võng mạc, thần kinh thị giác. Các tổn thương này dẫn đến mờ mắt. Những dấu hiệu trên đây chỉ được phát hiện bằng cách soi đáy mắt.

Theo các bác sĩ, tăng huyết áp vừa phải thường không có triệu chứng rõ rệt ở mắt, chỉ trong trường hợp tăng huyết áp ác tính (trên 200/140mmHg) mới có dấu hiệu như mờ mắt, sợ ánh sáng, nhức đầu. Khi thấy các triệu trứng này ở người trẻ tuổi thường không nghĩ rằng mình bị tăng huyết áp. Nguwoif bệnh thông thường chỉ cảm thấy triệu chứng không rõ ràng như đau ngực, thở ngắn, khó thở khi vận động, khó thở vào ban đêm và khó thở lúc hồi hộp.

Các giai đoạn tổn thương mắt do cao huyết ap.

Giai đoạn 1: Ngưới bệnh bị cao huyết áp kéo dài, chưa có triệu chứng gì, tim và thận chưa bị ảnh hưởng. Thăm khám đáy mắt chỉ thấy có động mạch co nhỏ.

Giai đoạn 2: Giai đoạn này huyết áp cao hơn, chức năng tim thận vẫn còn tốt. Khi bác sĩ soi đáy mắt, phát hiện thêm dấu hiệu bắt chéo động tĩnh mạch, ngoài dấu hiệu động mạch võng mạc co nhỏ.

Giai đoạn 3: Huyết áp khá cao và kéo dài, người bệnh thấy khó thở khi gắng sức, tim và thận đã bị suy giảm khá nặng. Ở giai đoạn này, đã có tổn thương ở não, tim, võng mạc và suy thận. Có thêm xuất huyết, xuất tiến ở võng mạc khi soi đáy mắt.

Giai đoạn 4: Giai đoạn này được xem là cao huyết áp ác tính, huyết áp rất cao đi kèm với tổn thương nặng ở tim, thận,não và võng mạc. Khi soi đáy mắt, ngoài các dấu hiệu của giai đoạn 3, sẽ có thêm phù gai thị.

Nguy cơ tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, tử vong cao khi các tổn thương ở võng mạc càng trở nặng. Tổn thương vọng mạc sẽ được phục hồi nếu cao huyết áp được kiểm soát tốt. Tổn thương vĩnh viễn thần kinh thị giác và điểm vàng, ở một số bệnh nhân bị tổn thương võng mạc giai đoạn 4.

Người bệnh cao huyết áp có nguy cơ cao mắc các bệnh khác ở võng mạc như tắc động mạch trung tâm hoặc động mạch nhánh võng mạc, tắc tĩnh mạch trung tâm hoặc tĩnh mạch nhánh võng mạc, phình động mạch võng mạc. Những biến chứng này có thể sẽ dẫn đến các biến chứng trầm trọng khác ở võng mạc như xuất hiện tân mạch ở võng mạc, xuất huyết pha lê thể và màng trên võng mạc. Tăng huyết áp sẽ làm bệnh phát triển năng hơn, ở người đã bị bệnh võng mạc do tiểu đường. Teo thần kinh thi giác do phù gai thị kéo dài, dẫn đến mắt mờ rất nhiều.

Bệnh có thể để lại những tổn thương trầm trọng gây suy giảm thị lực nặng và không hồi phục. Kiểm soát huyết áp là phương pháp điều trị duy nhất. Nếu có các biến chứng khác ở mắt thì việc điều trị sẽ do bác sĩ chuyên khoa phụ trách. Chỉ có kiểm soát tốt huyết áp mới phòng ngừa được các tổn thương các mạch máu của mắt, cũng như các cơ quan khác như tim, thận và não.

xem thêm tại : http://botania.com.vn/tin-tuc/cao-huyet-ap-can-benh-cua-thoi-dai.html
dẫn nguồn: http://suckhoedoisong24h.com/threads/bien-chung-vong-mac-do-cao-huyet-ap.1274/