Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Cách chữa mất ngủ bằng lá vông nem qua một số bài thuốc

Công dụng điều trị mất ngủ của lá vông đã được ông cha ta ghi nhận và áp dụng từ xa xưa, mang lại kết quả rất khả quan với người bệnh mất ngủ.Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng lá vông để điều trị mất ngủ.
Sử dụng thuốc nam chữa bệnh mất ngủ được khá nhiều người bệnh mất ngủ áp dụng. Trong các bài thuốc nam dân gian không thể không kể đến công dụng của lá vông trong chữa bệnh mất ngủ, nhưng chữa bệnh mất ngủ bằng lá vông như nào không phải ai cũng biết. Qua bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thông tin và cách sử dụng lá vông chữa bệnh mất ngủ, chúng ta cùng tham khảo và áp dụng một số bài thuốc từ lá vông chữa mất ngủ.
Công dụng của cây vông.
Cây vông hay hay còn gọi là cây vông nem, cây thân có gai ngăn cao 10 - 20m. Lá vông có 3 chết dài kích thước không giống nhau. Hoa vông mọc thành chùm và có màu đỏ tươi. Theo Đông y, lá vông có vị đắng hơi chát, tác dụng an thần, dễ ngủ, trừ phong thấp, trĩ và nhiều bệnh khác. Nhờ tác dụng an thần, dễ ngủ nên lá vông được sử dụng là cách chữa mất ngủ hiệu quả, người bệnh có thể dùng lá vông nấu canh hoặc sắc nước uống.
Cách chữa mất ngủ bằng bằng lá vông qua các bài thuốc.
- Bài thuốc 1: Chúng ta lấy 20g lá vông tươi đem rửa sạch, vò hơi nát rồi cho vào nồi hấp. Trước khi ngủ hãy ăn lá vông hấp này có tác dụng dễ ngủ hơn.
- Bài thuốc 2: sử dụng 15g lá vông đã phơi khô, đem thái nhỏ rồi sắc với 2 chén nước lấy 1 chén, mỗi ngày uống một lần liên tục trong 4-5 ngày giúp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả.
- Bài thuốc 3: lấy 1 nắm lá vông non, 1 nắm lá dâu non và 1 nắm hoa thiên lý đem nấu canh ăn hàng ngày có tác dụng chữa bệnh mất ngủ hiệu quả.
- Bài thuốc 4: sử dụng 50gr lá vông, 50gr hoa thiên lý, 300g cá diếc đem nấu thành món canh dùng ăn nóng vào bữa tối. Ăn liên tục món canh cá diếc lá vông này trong 5 ngày sẽ điều trị mất ngủ dứt điểm.
- Bài thuốc 5: sử dụng 16gr lá vông, 10gr táo nhân đã sao đen, 5gr tâm sen sao thơm. Cho tất cả vào cốc hãm với 1 lít nước sôi, thêm 2-3 bông hoa nhài tươi vào và uống thay trà, uống liên tục 7 ngày sau sẽ có được giấc ngủ dễ dàng.
- Bài thuốc 6: sử dụng 4gr lá vông nem, 20gr lá dâu, 12gr lạc tiên, 3gr tâm sen, đem sắc với 2 chén nước còn 1 chén. Mỗi ngày vào chiều tối uống một lần, khoảng 1 tuần sau sẽ khỏi bệnh mất ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn.
- Bài thuốc 7: sử dụng 130gr lá vông, 150gr lạc tiên, 10gr lá dâu, 2-3gr tâm sen và 90gr đường. Tất cả đem nấu thành chè sệt lỏng còn khoảng 100ml, mỗi khi đi ngủ uống khoảng 3-4 thía cafe sẽ giúp an thần, dễ ngủ, ngủ ngon giấc.
- Bài thuốc 8: sử dụng 400gr lá vông nem, 400gr lạc tiên, 100gr rau má, 100gr lá gai, tất cả đem thái nhỏ phơi khô. Đem tất cả các dược thảo này sắc với nước 2-3 lần, lọc lấy 700ml nước, cho vào khoảng 1kg đường vào nấu còn 1 lít dung dịch, mỗi lần uống 200ml nước thuốc ngày uống 2 lần, liên tục trong 1 tuần giúp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả.
Kết luận: Trên đây là công dụng và một số bài thuốc sử dụng lá vông chữa bệnh mất ngủ hiệu quả, các bạn hãy tham khảo và áp dụng nhé.

(Nguồn internet)

Điều trị tiểu đường bằng món ăn bài thuốc

Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý là điều rất quan trọng trong điều trị tiểu đường. Với mỗi thể bệnh sẽ cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp, khi này sẽ mang lại hiệu quả điều trị tiểu đường tốt nhất. Trong đông y, tùy theo thể bệnh tiểu đường do đâu và dựa vào công dụng của thực phẩm, mà các thầy thuốc đã phối hợp thành những món ăn, bài thuốc phù hợp cho người bệnh tiểu đường mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.

Điều trị tiểu đường bằng món ăn bài thuốc

Vậy người bệnh tiểu đường phù hợp với món ăn bài thuốc nào? Dưới đây là những món ăn bài thuốc phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường, chúng ta cùng tìm hiểu và tham khảo nhé.

Chứng âm hư dương hư
Người mắc bệnh tiểu đường dạng chứng âm hư dương hư có biểu hiện lâm sàng: tiểu nhiều lần, nước tiểu sẫm màu, đặc, lượng nước tiểu nhiều, mặt xạm, tai khô, sợ lạnh, lưỡi nhợt nhật, mạch thưa trầm, yếu... Nên áp dụng một số món ăn bài thuốc sau trong điều trị tiểu đường.
- Món chè sữa tười.
  • Nguyên liệu gồm 1000gr sữa bò, 40gr hạt óc chó rán, 20gr hạt óc chó sống, 50gr gạo lứt.
  • Chế biến: gạo lứt vo sạch ngâm nước khoảng 60 phút, vớt để ráo nước. Trộn cả 4 nguyên liệu trên với nhau rồi đem xay mịn, sàng lọc bỏ vụn thô. Đun nước sôi cho nguyên liệu đã xay mịn vào quấy đều và đun sôi lại là được, nên dùng vào bữa sáng và tối liên tục trong 3-4 tuần liền.
  • Công hiệu: giúp bổ âm ôn dương, bổ tỳ ích thận.
- Nhân sâm pha lòng trắng trứng gà. 
  • Nguyên liệu gồm 1 quả trứng gà và 6gr nhân sâm.
  • Chế biến: nhân sâm nghiền thành bột mịn trộn với lòng trắng trứng gà, dùng mỗi ngày một lần trong bữa ăn.
  • Công hiệu: giải khát, ích khí dưỡng âm.
- Cháo hải sâm. 

Điều trị tiểu đường bằng món ăn bài thuốc

  • Nguyên liệu gồm hải sâm 3 con, trứng gà 1 quả, lá lạch lợn 1 cái, địa phu tử 10gr, ruột cây hướng dương 10gr.
  • Chế biến: hải sâm ngâm nở, rửa sạch rồi thái miếng; lá lách lợn thái lát mỏng, trứng gà đánh bông đổ vào hải sâm và lá lạch lớn trộn đều đem hấp cách thủy tới chín, rồi cho vào nồi đất nấu với lượng nước vừa đủ; dùng vải màn lọc địa phu tử và ruột cây hướng dương cho vào nồi nấu cùng thêm khoảng 40 phút là dùng được. Dùng trong bữa ăn hoặc điểm tâm.
  • Công hiệu: bổ thận ích tinh, trừ hư nhiệt.
Thể Khí Âm Lưỡng Hư.
Người bệnh tiểu đường thể này có những biểu hiện như uống nước nhiều, tiểu nhiều lần, ăn nhiều, ngứa da, hay mọc mụn nhọt... nếu điều trị tiểu đường không tích cực sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số món ăn bài thuốc giúp điều trị tiểu đường thể này.
- Món canh rau chân vịt ngân nhĩ. 
  • Nguyên liệu gồm rau chân vịt 10gr, ngân nhĩ hay mộc nhĩ trắng 10gr.
  • Chế biến: ngân nhĩ ngâm nở bỏ rễ, rau chân vịt rửa sạch tất cả dùng để nấu canh uống mỗi ngày 1-2 lần trong bữa ăn, có thể dùng liên tục trong 4 tuần.
  • Công hiệu: bổ âm nhuận phổi, sản sinh nước bọt, giải khát.
- Chè xanh hấp cá rô phi. 
  • Nguyên liệu gồm cá rô phi 500gr, chè xanh vừa đủ.
  • Chế biến: cá rô phi làm sạch để nguyên vảy, nhét lá chè xanh vào bụng cá, đặt cá lên đĩa cho vào nồi hấp chín và dùng ngay.
  • Công hiệu: bổ hư, giải khát.
- Cháo ngọc trúc. 
  • Nguyên liệu gồm ngọc trúc khô 15-20gr (ngọc trúc tươi 30-60gr), gạo lứt 100gr, đường phèn.
  • Chế biến: ngọc trúc đem sắc lấy nước dùng để nấu cháo gạo lứt, khi cháo nhừ cho thêm ít đường phèn đun sôi lại là được. Món ăn dùng vào bữa sáng và tối, liên tục trong 5-10 ngày mỗi đợt điều trị tiểu đường.
  • Công hiệu: bổ âm nhuận phế, sản sinh nước bọt giải khát.
- Canh trai nấu mướp đắng. 
  • Nguyên liệu gồm 250gr mướp đắng, 100gr thịt chai.
  • Chế biến: chai ngâm sạch bùn đất, lấy thịt chai nấu với mướp đắng cùng lượng nước vừa đủ, khi chín thêm gia vị là được, dùng trong bữa ăn.
  • Công hiệu: thanh nhiệt giải độc, trừ buồn bực, giải khát.
Can Thận Âm Hư.
Người bệnh tiểu đường dạng này có những biểu hiện lâm sàng như: tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu ít, nước tiểu màu trắng, đặc, môi miệng khô, không muốn uống nước, cơ thể suy nhược, mỏi lưng, đuối sức, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch trầm thưa. Dưới đây là những món ăn giúp điều trị tiểu đường dạng này.
- Bí đỏ xào thịt ếch. 
  • Nguyên liệu gồm bí đỏ 250gr, thịt ếch 90gr, tỏi.
  • Chế biến: bí đỏ thái miếng mỏng, tỏi bóc vỏ giã nát, phi thơm tỏi rồi cho bí đỏ vào xào qua, cho thịt ếch vào thêm lượng nước vừa đủ hầm khoảng 30 phút với lửa nhỏ, thêm gia vị vừa ăn, dùng trong bữa ăn.
  • Công hiệu: ích khí dưỡng âm, giảm lượng đường giải khát.
- Canh ba ba bổ thận. 

Điều trị tiểu đường bằng món ăn bài thuốc

  • Nguyên liệu gồm ba ba 1 con khoảng 500gr, kỉ tử 30gr, thục địa hoàng 15gr.
  • Chế biến: Baba chặt miếng, cho thêm các vị thuốc địa hoàng, kỷ tử, rượu gia vị với lượng nước vừa phải, dùng lửa to đun đến sôi, sau đó hầm đến nhừ với lừa nhỏ là có thể dùng. Cách dùng: ăn riêng hoặc dùng ăn trong bữa ăn đều được.
  • Công hiệu: bổ can bổ thận, dưỡng âm bổ huyết.
Vị Nhiệt Phương Hại Chất Tiết.
Người bệnh tiểu đường dạng này có những biểu hiện lâm sáng như: ăn nhiều mau đói, người gầy, buồn bực, cơ thể nóng, ra mồ hôi, táo bón, khát nước, tiểu nhiều, lưỡi rêu vàng, nước bọt ít, mạch đập mạnh. Dưới đây là một số món ăn giúp điều trị tiểu đường dạng này.
- Món mì nấu với hoài sơn: 250g bột mì, 100g bột hoài sơn, 10g bột đậu xanh, 1 quả trứng gà. Chế biến: Cho bột mì, bột hoài sơn và bột đâu xanh, thêm một chút muối với trứng gà đem nhào đều thành khối mềm vừa phải, rồi thái thành mì sợi, đem nấu chín là có thể dùng được; dùng mỗi ngày 1 – 2 lần liên tục trong 3 – 4 tuần.
- Món chè bách hợp, tì bà và củ sen: 30g bách hợp tươi, 30g tì bà, 10g củ sen tươi, 2g hoa quế. Chế biến: Thái lát củ sen, tì bà bỏ hột, đổ nước vào cùng nấu với bách hợp tươi, nấu đến chín cho thêm bột đao thành dạng súp. Khi dùng cho thêm hoa quế là được. Có thể dùng vào bữa sáng và bữa tối. Công hiệu: thanh nhiệt, nhuận Phế, sản sinh nước bọt giải khát.
- Canh tụy lợn nấu với rau chân vịt và trứng gà: 1 cái tuỵ lợn, 3 quả trứng gà, 60g rau chân vịt. Chế biến: tụy lợn thái nhát mỏng, rau chân vịt thái nhỏ, khuấy đều trứng gà. Nấu chín tụy lợn trước, sau đó đổ trứng gà vào nồi đánh tan cho đến thành trứng hoa, rồi cho rau chân vịt thái nhỏ vào nấu sôi, thêm các gia vị như muối, hành, gừng. Dùng trong bữa cơm và có thể dùng thường xuyên. Công hiệu: bổ tỳ, ích Phế, nhuận giọng giải khát.
- Nấu cháo với bột cát căn: 30g bột cát căn, 100g gạo lức. Chế biến: gạo lức với lượng nước vừa phải nấu bằng lửa to, rồi đổi thành lửa nhỏ, nấu thêm nửa tiếng đồng hồ, sau đó đổ bột cát căn khuấy đều nấu với cháo cho đến nhừ. Công hiệu: thanh nhiệt sản sinh nước bọt, loại trừ buồn bực giải khát. Dùng vào bữa sáng và bữa tối hàng ngày, có thể dùng trong ba bốn tuần liền.
Kết luận: Trên đây là một số món ăn bổ dưỡng giúp điều trị tiểu đường và bồi bổ sức khỏe, chúng ta có thể áp dụng cho người tiểu đường sử dụng.

(Nguồn internet)

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Cách chữa mất ngủ đêm hiệu quả từ những món ăn

Làm sao để thoát khỏi tình trạng khó ngủ về đêm, chữa bệnh mất ngủ đêm có khó không? Là những điều mà người khó ngủ về đêm mong muốn có câu trả lời. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu và tham khảo cách chữa bệnh mất ngủ hiệu quả bằng các món ăn, qua đó giúp bạn có được giấc ngủ ngon và thoát khỏi tình trạng mất ngủ mỗi đêm.
Việc điều trị mất ngủ đêm không chỉ nên phụ thuộc vào thuốc, trước tiên bạn hãy tìm cho mình một vài phương pháp điều trị mất ngủ mà không cần dùng thuốc, như thực hiện một số món ăn có tác dụng an thân, tạo cảm giác buồn ngủ xem sao. Dưới đây là những món ăn giúp điều trị mất ngủ đêm rất công hiệu mà bạn có thể áp dụng.
Món ăn 1 giúp chữa bệnh mất ngủ về đêm.
- Nguyên liệu cho món ăn này bao gồm: rau cần 100gr, cà rốt 50gr, rau cải ngọt 100gr, hành tây 100gr, tôm hoặc thịt nạc tùy ý thích.
- Cách chế biến: các nguyên liệu trên đem rửa sạch, thái nhỏ và xào chung với nhau cho chín, dùng ăn nóng.
- Tác dụng của món ăn: giúp ổn định thần kinh, giảm lo lắng và suy tư, giảm mệt mỏi, nhức đầu và giúp điều trị mất ngủ về đêm hiệu quả.
Món ăn 2 giúp điều trị mất ngủ đêm hiệu quả.
- Nguyên liệu món ăn bao gồm: hạt sen 50gr (đã bỏ tim), gạo nếp 50gr, gừng tười 5gr, đường cát hay đường thẻ 50gr.
- Cách chế biến: các nguyên liệu trên sơ chế rồi cho vào nối nấu thành món chè, dùng ăn có tác dụng giúp an thần chữa chứng khó ngủ về đêm.
Chữa bệnh mất ngủ đêm bằng món tôm chà lá vông.
Chúng ta biết rằng lá vông có vị ngọt, giàu hàm lượng chất chống oxy hóa có tác dụng loại gốc tự do, giúp ăn thần, chữa suy nhược thần kinh, ít ngủ và bệnh mất ngủ về đêm. Lá vông trong dân gian được sử dụng bằng nhiều cách như luộc, nấu canh với thịt bò hay thịt thăn hoặc với tôm sông.
- Nguyên liệu cho món ăn này bao gồm: Tôm chà (hay tôm sông), lá vông loại báng tẻ, hành tím, muối, hạt nêm, một chút gừng tươi.
- Cách chế biến món ăn: Tôm chà đem rửa sạch, tách bỏ lớp vỏ cứng ở đầu tôm, đập dập thịt tôm, đầu và vỏ tôm đem xây nhuyễn lọc lấy nước, đem đun sôi nước tôm lên, để nước tôm bớt tanh ta cho thêm một chút muối. Lá vông ta rửa sạch rồi thái sợi ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút rồi vớt ra để ráo nước. Hành tím thái nhỏ cho lên chảo phi thơm, cho tôm vào xào cùng đến săn thêm gia vị và một chút nước gừng tươi cho vừa ăn rồi đổ ra bát. Tiếp đến cho hành vào phi thơm và cho lá vông thái sợi vào đảo đều lên. Đổ tất cả lá vông và tôm đã xào săn vào nồi nước tôm đun sôi nhỏ lửa để tránh lá vông nát và gạch tôm bị vỡ, thêm gia vị vừa ăn và thưởng thức.
- Tác dụng món ăn: tôm chà nấu lá vông là món ăn ngon và có hiệu quả chữa bệnh mất ngủ về đêm rất tốt.
Kết luận: Thông thường cách chữa mất ngủ của chúng ta là dùng thuốc, mà quên đi rằng có nhiều món ăn đời thường đơn giản và cực kỳ dễ chế biến có tác dụng điều trị mất ngủ đêm rất hiệu quả.

(Nguồn internet)

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Điều trị tiểu đường tại nhà cần phải kiểm soát tốt đường huyết

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần được điều trị sớm, kịp thời và đúng cách để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do tiểu đường sinh ra. Những biến chứng tiểu đường là vô cùng nguy hiểm và phức tạp, dễ dẫn tới tử vong.
Cần sớm điều trị tiểu đường kịp thời và đúng cách, kèm theo các biện pháp kiểm soát tiểu đường tại nhà là biện phá tốt nhất để phòng tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra. Vậy làm sao để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường? Dưới đây là các cách kiểm soát bệnh tiểu đường đơn giản tại nhà, hỗ trợ quá trình điều trị tiểu đường hiệu quả nhất.
1. Thực hiện chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường là hoàn khác nhau, nên không thể áp dụng chung một chế độ dinh dưỡng cho tất cả người bệnh tiểu đường. Nhất là chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cho quá trình điều trị tiểu đường. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường tham khảo.
- Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, giảm thiểu cholesterol và lượng chất béo bão hòa.
- Mỗi ngày ăn ít nhất 5 bữa rau củ quả tươi, là một trong những cách đơn giản mà hiệu quả để có một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh.
- Hạn chế ngũ cốc đã qua tinh chế mà thay bằng ngũ cốc nguyên cám.
- Bổ sung vào bữa ăn một số dạng protein.
2. Bỏ thuốc lá.
Hút thuốc lá gây hại rất lớn cho sức khỏe, vì thế người bệnh tiểu đường cần phải bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
3. Kiểm soát và duy trì cân nặng hợp lý.
Cân nặng giảm từ 5-10% giúp giảm kiểm soát đường huyết tốt hơn. Để giữ cân nặng hợp lý, các bữa ăn thường ngày chúng ta nên giảm khối lượng và tránh những thực phẩm không tốt, nên tăng cường ăn các loại rau củ quả tưởi.
4. Tăng cường vận động thể lực.
Thường xuyên vận động thể lực giúp bản thân kiểm soát tốt mức độ đường huyết và tăng cường hiệu quả sử dụng insulin tốt hơn. Mỗi ngày dành 30 phút tập luyện thể thao vừa sức như đi bộ, đạp xe là cách đơn giản và hiệu quả. Nhất là với người bệnh tiểu đường type 2 cần tăng cường tập luyện thể thao với các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp mỗi tuần 2-3 lần.
5. Lập kế hoạch cho bữa ăn hàng ngày.
Lên kế hoạch cho chế độ ăn uống hàng ngày và thực hiện nghiêm túc kế hoạch lập ra. Để có được chế độ ăn hợp lý người bệnh tiểu đường có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia về tiểu đường.
6. Thường xuyên kiểm tra đường huyết mỗi ngày.
Vào thời điểm nhất định trong ngày nên kiểm tra nồng độ đường huyết. Nên ghi chỉ số đường huyết vào sổ theo dõi sau mỗi lần kiểm tra. Kiểm tra thường xuyên mức độ đường huyết bao nhiêu lần là hợp lý, ta nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
7. Hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu bia.
Tình trạng hạ đường huyết có thể gây choáng váng co giật do các loại đồ uống có cồn. Tốt nhất nên loại bỏ rượu bia hoàn toàn ra khỏi cuộc sống hàng ngày. Nếu như bạn bắt buộc phải uống, hãy tham khảo bác sĩ để xem bao nhiêu là có thể chấp nhận được.
8. Giữ cho răng lợi khỏe mạnh.
Thường xuyên chải răng mỗi ngày 2 lần là biện pháp giúp cho răng lợi khỏe mạnh, hạn chế các nguy cơ về răng lợi do bệnh tiểu đường gây ra.
9. Duy trì tâm lý và tình cảm tốt.
Tâm lý và tình cảm người bệnh tiểu đường bị ảnh hưởng lớn do việc phải sống chung với chứng bệnh mạn tính tiểu đường. Vì thế, người mắc bệnh tiểu đường nên giữ tinh thần lạc quan, yêu đời bằng cách tham gia các hội nhóm hỗ trợ bệnh tiệu đường.
10. Chú ý tới bàn chân của bạn.
Người mắc bệnh tiểu đường rất dễ mắc phải các tổn thương ở bàn chân. Bệnh tiểu đường gây tổn thương hệ thần kinh theo hệ tuần hoàn, khiến chân dễ bị mất cảm giác dẫn tới các tổn thương nhỏ không được phát hiện sớm, lâu ngày dẫn tới viêm nhiểm nặng nề. Vì thế, người bệnh tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra bàn chân của mình, tránh các tổn thương xảy ra, nên đeo giày rộng thoải mái và giữ bàn chân khô thoáng, sạch sẽ.
Kết luận: Thực hiện tốt các cách trên sẽ giúp chúng ta kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, đồng thời hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.

(Nguồn internet)

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Nguyên nhân và cách chữa mất ngủ ở người cao tuổi

Bệnh mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ thường thấy ở người cao tuổi, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh mất ngủ. Muốn khắc phục tình trạng này, để có cách chữa bệnh mất ngủ hiệu quả thì người mắc bệnh mất ngủ cần tìm được nguyên nhân gây mất ngủ.

Nguyên nhân và cách chữa mất ngủ ở người cao tuổi

Một số yếu tố gây bệnh mất ngủ ở người cao tuổi như sau: giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh nắng, giảm ngưỡng tỉnh giấc, thay đổi nhọp sinh học, cơ thể bị lão hóa, các bệnh lý như sa sút trí tuệ, tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp, đau xương khớp, trầm cảm... Tuy nhiên, các nguyên nhân chính gây bệnh mất ngủ ở người cao tuổi được chia thành 4 nhóm gồm:

- Các nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ tiên phát: thường thấy là chứng ngưng thở lúc ngủ, hiện tượng chân tay tự cử động về đêm gây thức giấc.
- Các nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ thứ phát: người bệnh mắc các chứng bệnh cơ xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương... Các cơn đau nhức vào nửa đêm về sáng, khiến người bệnh tỉnh giấc và không ngủ tiếp lại được. Cùng một số chứng bệnh khác cũng gây mất ngủ như thiếu cơ tim gây đau ngực, tiểu đêm do u xơ tiền liệt tuyến và tiểu đường, khó thở do suy tim, viêm phế quản, hen...
- Các nguyên nhân bệnh lý tâm thần kinh: liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi có yếu tố tác động do bệnh trầm cảm, người bệnh thường khó ngủ, ngủ hay bị tỉnh giấc và thường ngủ ngày. Còn một số ít người bệnh mất ngủ do những kích động gây nên. Theo thông kê ước tính có 30% người cao tuổi trong xã hội và 50% người cao tuổi trong các trung tâm dưỡng lão có triệu chứng mắc trầm cảm. Các rối loạn tâm thần như lo âu quá mức, sa sút trí tuệ... cũng có thể gây mất ngủ.
- Nguyên nhân mất ngủ do thuốc điều trị bệnh lý gây nên: một số thuốc nội tiết tố tuyến giác, thuốc điều trị bệnh thần kinh hay trầm cảm, thuốc hạ huyết áp... hay do thuốc ngủ gây tác dụng phụ khiến người cao tuổi ngủ nhiều vào ban ngày nhưng lại tỉnh táo vào đêm.

Các chữa mất ngủ hiệu quả và tốt nhất là áp dụng các biện pháp không dùng thuốc (đối với trường hợp mất ngủ do rối loạn tâm lý) nhằm xóa bỏ hoặc giảm các yếu tố gây bệnh mất ngủ. Dưới đây là một số cách chữa bệnh mất ngủ hiệu quả cho người cao tuổi mà không phải dùng thuốc.

Nguyên nhân và cách chữa bệnh mất ngủ ở người cao tuổi

- Đều đặn hàng ngày tập luyện thể thao, học cách thư gian mang lại cảm giác thư thái cả tinh thần và thể chất. Không sử dụng đồ ăn thức uống hay thuốc có chất kích thích, không ngủ ngày nhiều, nếu luôn có cảm giác buồn ngủ vào ban ngày hãy tạo môi trường có nhiều ánh sáng và sự kích thích để giải tỏa cảm giác buồn ngủ.
- Trước khi đi ngủ hãy tạo môi trường thư giãn và yên tĩnh, điều chỉnh ánh sáng, tiếng động, nhiệt độ... Khi vào phòng ngủ, hãy tạo cảm giác thư thái tránh xem tivi hay đọc sách báo, hạn chế các tác động không tốt trong phòng ngủ như vợ chồng cãi nhau, trao đổi công việc, thuyết phục khách hàng...
- Vào buổi tối nên tránh các đồ uống có chất kích thích như cafe, rượu và hạn chế hút thuốc lá. Không nên ăn hay uống quá nhiều trước khi ngủ khoảng 3 tiếng, khi đi ngủ không nên theo dõi giờ giấc.
- Nên giải quyết các công việc, các vấn đề còn đang suy nghĩ và tìm cách giải quyết chúng, tránh mang những suy nghĩ và lo lắng khi đi ngủ. Cần tránh các căng thẳng hay những cảm xúc khi đi ngủ, khi buồn ngủ hãy đi ngủ và sẵn sàng đón nhận nó. Để giấc ngủ dễ dàng hơn hãy tắm nước ấm để tăng nhiệt độ cơ thể trước khi ngủ.
- Không nên quá bi quan khi mắc bệnh mất ngủ, hãy cố gắng tạo thói quen đúng giờ giấc, đi lại ăn ngủ đúng giờ.
- Khi tỉnh dậy buổi sáng không nên nằm nán lại trên giường quá lâu.

Kết luận: Trên đây là một số nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi chúng ta cùng tìm hiểu, cũng như cách chữa mất ngủ hiệu quả không cần dùng thuốc. Từ những nguyên nhân này, người bệnh cũng như người thân trong gia đình hoàn toàn có thể giúp đỡ cũng như tìm cách chữa mất ngủ cho người già mắc bệnh mất ngủ.

(Nguồn internet)

Thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Như chúng ta đã biết, bệnh tiểu đường là bệnh lý mạn tính do sự rối loạn chuyển hóa chất trong cơ thể, gây nhiều tổn hại sức khỏe người bệnh. Bệnh tiểu đường lâu ngày dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và gây tốn kém chi phí chữa trị.

Thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Để giảm thiểu xảy ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh chúng ta cần điều trị tiểu đường một cách tích cực. Tuy nhiên, vì là bệnh lý mạn tính nên điều trị tiểu đường không khỏi hoàn toàn được. Nhờ vào chế độ ăn uống khoa học hợp lý và tập luyện thể thao thường xuyên kèm với tích cực điều trị tiểu đường, giúp cho 80% người bệnh tiểu đường type 2 có thể phòng ngừa được. Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về người bệnh tiểu đường nên ăn các loại thực phẩm nào như:

Thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Các loại đậu: nhóm thực phẩm này giúp giảm 47% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các loại đậu Hà Lan, đậu nành... là những loại thực phẩm chứa nhiều hàm lượng chất xơ, chất béo không bão hòa, protein... có lợi cho sức khỏe, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và ổn định đường huyết. Vì vậy, để giúp ổn định đường huyết trong quá trình điều trị tiểu đường, người bệnh nên bổ sung ăn thêm các loại đậu thường xuyên.

Thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Trái cây ít ngọt: một số loại trái cây tươi có công hiệu chống lão hóa, bổ sung vitamin và các muối khoáng tốt cho người bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn trực tiếp các loại trái cây thay vì dùng ép lấy nước uống, bởi hàm lượng chất xơ có trong trái cây hỗ trợ điều trị tiểu đường bằng cách làm giảm đường và chậm hấp thụ đường... Các loại trái cây tươi mà người bệnh tiểu đường nên ăn như: Quả anh đào rất giàu chất kích thích tuyến tụy sản sinh insulin; Quả ổi và bưởi giúp giảm đường huyết hiệu quả. Ngoài ra cũng phải kể đến các loại trái cây như: mơ, kiwi, xoài, bơ, lê...chúng rất giàu chất sơ và có chỉ số đường huyết thấp rất phù hợp cho người tiểu đường dùng. Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường nên hạn chế các loại trái cây như: cam, chuối, nho, dứa...

Các loại trái cây tươi tuy có lợi cho sức khỏe người bệnh tiểu đường, nhưng trong quá trình điều trị tiểu đường người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sỹ như không ăn nhiều hơn 150g trái cây tươi mỗi lần, khoảng cách ăn trái cây tối thiểu là 6 tiếng, uống nhiều nước lọc sau khi ăn các loại trái cây, tất cả nhằm tránh tăng lượng đường trong máu.

Thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường.

Các loại rau củ: cũng như trái cây, các loại rau củ cũng là nguồn cung cấp chất xơ và các loại vitamin. Người bệnh nên ăn các loại rau như: măng tây, bông cải xanh, cà rốt, rau muống, rau ngót, mồng tơi, rau cải, củ cải trắng...chúng rất giàu vitamin và chất xơ, vì vậy người bệnh nên dùng nhiều rau xanh trong ngày hơn, điều này tốt cho người bệnh tiểu đường. Với hàm lượng giàu chất xơ, giúp tăng khả năng giữ ổn định đường và tăng khả năng sản sinh insulin giúp hấp thụ đường tốt hơn. Vì vậy trong khi điều trị tiểu đường người bệnh nên tăng cường ăn các loại rau xanh.

Thực phẩm tốt cho người tiểu đường

Các loại cá, tôm, thịt nạc: Trong thịt nạc chứa nhiều hàm lượng đạm, ít chất béo bão hòa nên có tác dụng làm giảm dần các cholesterol xấu trong cơ thể, vì thế ăn nhiều thịt nạc rất có lợi cho người bệnh tiểu đường. Ngoài thịt nạc người bệnh tiểu đường có thể ăn các loại cá như cá hồi, cá bơn, cá rô phi, các ngừ, tôm, cua, thịt gia cầm bỏ da... Đây là nhóm thực phẩm giàu protein nên trong quá trình điều trị tiểu đường người bệnh nên ăn.

Kết luận: Mặc dù các loại thực phẩm trên là có lợi cho người bệnh tiểu đường, nhưng với người bệnh trong quá trình điều trị tiểu đường cần chú ý ăn uống điều độ, đầy đủ dưỡng chất và đúng giờ, không nên để bụng quá đói cũng như ăn quá no. Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa trong ngày. Kết hợp ăn uống khoa học và tập luyện thể thao thường xuyên là biện pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.

(Nguồn internet)

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Những cây thuốc thảo dược chữa bệnh mất ngủ

Phải điều trị mất ngủ như thế nào? Để điều trị mất ngủ trước tiên phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh mất ngủ mới có phương pháp chữa bệnh mất ngủ tận gốc. Nếu mất ngủ do những thay đồi trong lối sống bản thân, môi trường sống thì chúng ta nên tự điều chỉnh cho hợp lý, dần dần bệnh mất ngủ sẽ hết. Nếu nguyên nhân bệnh mất ngủ do các bệnh lý khác như bệnh dạ dầy, xương khớp, xoang... thì cần phải điều trị kịp thời các tác nhân đó mới mong điều trị mất ngủ dứt điểm.
Người mắc bệnh mất ngủ luôn mong muốn có giấc ngủ ngon và sâu giấc, mà không phải dùng thuốc tây. Nên ngoài việc điều chỉnh lối sống, sinh hoạt hàng ngày chúng ta có thể dùng một số thảo dược để chữa bệnh mất ngủ cũng mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là một số thảo dược hay cây thuốc nam sẵn có tốt cho người bệnh mất ngủ.
1. Hoa tam thất.
Cây tam thất thuộc họ nhân sâm là cây thuốc quý, cả hoa và củ tam thất đều được dùng làm thuốc. Củ tam thất có nhiều tác dụng quý trong chữa bệnh. Hoa tam thất cũng là một thảo dược được dùng làm trà có tác dụng điều trị mất ngủ hiệu quả. Hoa tam thất đang được coi là thảo dược tốt nhất để chữa bệnh mất ngủ, mỗi ngày chỉ cần dùng 1 ấm trà hoa tam thất, bạn sẽ có một giấc ngủ ngon buổi tối. Có nhiều người mắc bệnh mất ngủ mãn tính đã tìm lại được giấc ngủ sau 1 tháng dùng trà hoa tam thất.
3. Lá vông.
Theo y học cổ truyền, lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, an thần, kích thích ngủ, điều trị huyết áp cao. Lá vông đã được các thầy thuốc sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Bài thuốc chữa bệnh mất ngủ từ lá vông và một số thảo dược khác: gồm cây lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, sắc với 1 lít nước uống trong ngày, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn sẽ ngủ rất ngon nhé.
3. Cây lạc tiên.
Lạc tiên có vị ngọt nhẹ, tính bình, có tác dụng an thần, thanh tâm, dưỡng can, giải độc, lợi tiểu…Lạc tiên phơi khô hãm nước uống hàng ngày dùng điều trị mất ngủ, hồi hộp, khó ngủ. Ngoài ra lạc tiên còn là vị thuôc nam chữa mất ngủ hiệu quả và không có tác dụng phụ gồm: lá vông, lạc tiên, lá dâu tằm, tâm sen.
4. Tâm sen.
Tâm sen là trồi mầm bên trong của hạt sen, tâm sen có màu xanh, đây là vị thuốc thường được dùng rất nhiều trong y học cổ truyền làm thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể. Ngày nay tâm sen còn được chế biến thành dạng trà để tiện sử dụng. Để điều trị bệnh mất ngủ ta có thể dùng tâm sen hãm trà uống hàng ngày hoặc dùng bài thuốc gồm 4 vị như ở trên.
5. Củ bình vôi.
Từ xa xưa Củ bình vôi đã được sử dụng như một cách chữa mất ngủ có tác dụng tốt trong dân gian.Tác dụng điều trị mất ngủ của bình vôi đã được nghiên cứu chỉ ra tác dụng an thần, gây ngủ, hạ huyết áp. Cách dùng củ bình vôi làm thuốc chữa bệnh mất ngủ như sau: Ngày dùng 8-10g sắc với 500ml nước uống trong ngày.
6. Cây xạ đen.
Là cây thuốc nam có tác dụng chính: Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, xạ đen còn là một cây thuốc nam điều trị bệnh mất ngủ rất tốt.
Cách dùng: Xạ đen 60g thân và lá sắc nước uống hàng ngày.

(Nguôn internet)