Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Phòng Tránh Đột Quỵ Não Càng Sớm Càng Tốt

Cuộc sông hiện đại con người thường sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, ăn quá nhiều chất béo, thức ăn nhanh, ít vận động, căng thẳng stress… là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ cao huyết áp, mỡ máu cao là nguy cơ gây nên tai biến mạch máu não ở người trẻ hiện nay.

Phòng ngừa sớm tai biến mạch máu não là cách tốt nhất cho mọi người (minh họa).

Nguyên nhân do đâu?

Tiêu thụ quá nhiều chất béo, nhất là chất béo có trong thực phẩm chế biến sẵn như mỳ ăn liền, bánh kẹo, khoai tây chiên, gà rán… có chứa nhiều chất béo xấu rất có hại cho sức khỏe. Khi đi vào cơ thể các chất béo này sẽ gây đông đặc máu và tạo ra những mảng tiểu cầu dạng mỡ bám vào thành mạch, tạo thành các mảng xơ vữa và cản trở lưu thông mạch máu. Ngoài ra, nó còn gây ức chế enzyme chuyển hóa, gây hình thành huyết khối, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Hút thuốc làm tăng nhanh quá trình xơ vữa động mạch do làm tổn thương sự toàn vẹn mềm dẻo của lòng mạch; giảm HDL-cholesterol (cholesterol có lợi) và tăng nồng độ LDL-cholesterol (cholesterol có hại) và tăng triglycerid (mỡ máu). Thêm vào đó, hút thuốc cũng làm tăng khả năng đông máu dễ hình thành cục máu đông trên cơ sở mảng xơ vữa. Cuối cùng, có thể gây nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não.

Sử dụng nhiều rượu bia, ít vận động là một tác nhân làm tăng huyết áp, tăng mỡ máu, tăng yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu não.

Theo cảnh báo của các nhà khoa học, căng thẳng stress có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

=> Biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm bạn biết chưa.

Phòng ngừa vẫn hơn.

Thực hiện lối sống khoa học và lành mạnh: hạn chế chất béo trong chế độ ăn, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, tăng hoạt động thể lực, tạo cuộc sống tinh thần vui tươi nhằm làm giảm các yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. Thường xuyên theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh.

Cần tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ, không nên mới đi ngoài trời nắng nóng về hay mới lao động mà đã vào tắm ngay. Thức dậy lúc sáng sớm không nên bật dậy ra khỏi giường ngay.

Khi có những dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, tê bì các chi, khó khăn trong nói hoặc hiểu người khác; liệt nửa người, liệt tay chân… phải ngay lập tức tiến hành cấp cứu kịp thời để tránh biến chứng đáng tiếc.

Ngoài ra, những người làm việc căng thẳng, những người có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp có thể dùng các sản phẩm thảo dược giúp tăng cường tuần hoàn não, tăng lưu thông mạch máu não và ngoại biên như Ginkgo biloba; Nattokinase phòng và phá được cục máu đông, giảm độ nhớt, độ dính của máu, giảm thiểu các yếu tố gây ra huyết khối nên có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa tái phát tai biến mạch máu não; Rutin làm bền thành mạch, tăng tính thấm mao mạch, giúp ổn định huyết áp, giảm cholesterol xấu.

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Chế Độ Dưỡng Chất Cho Tr�� Khi Bị Ốm Cha Mẹ Cần Biết

Khi bé hay ôm vặt, nhiều bố mẹ cắt bớt khẩu phần ăn cho bé bằng cách chỉ cho trẻ ăn cháo trắng với muối mà không cho bé uống sữa; hoặc muốn bổ sung chất dinh dưỡng cho bé nhưng lại lúng túng không biết phải lựa chọn thức nào cho phù hợp. Cha mẹ cũng không nên quá lo lăng, với hướng dẫn dưới đây với một số bệnh bé gặp phải chúng ta sẽ có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Cho trẻ ăn thức ăn dễ nuốt như súp, cháo... khi trẻ bị ốm mẹ nhé (minh họa).

1. Dinh dưỡng khi bé bị ho.

Khi ốm các bé thường rất lười ăn, đặc biệt khi bé bị ho bé lại rất dễ nôn trớ. Vậy mẹ phải tránh những thực phẩm nào cho bé nhanh khỏi bệnh và cách ăn ra sao để con không nôn ra hết?

Khi bé bị ho, ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ cũng cần chú ý tới dinh dưỡng cho bé. Gợi ý hoàn hảo cho cha mẹ khi bé ho có đờm thì các món ăn nên nhiều nước. Vì đờm nhớt ở cổ hóng bé sẽ được nước làm loãng, giúp bé không bị kích thích ho nhiều.

Khi bị ốm thì hệ tiêu hóa của bé cũng yếu đi đôi chút nên việc chọn những món ăn đầy đủ dưỡng chất và dễ tiêu như súp, cháo, sữa... đảm bảo 4 nhóm (bột, béo, đạm, rau) và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của bé là điều các mẹ cần lưu tâm. Cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, chất kẽm, chất sắt có nhiều trong thịt bò, gà, rau màu xanh, đỏ giúp tăng hệ miễn dịch.

Cha mẹ cũng nên lưu ý các thực phậm nhiều dầu mỡ, món cá đôi làm bé bị kích ứng dễ gây nôn trớ, vậy nên cha mẹ nên đợi sau khi khỏi ốm hãy cho ăn trở lại. Vì trẻ ho rất dễ nôn trở thức ăn, cha mẹ cũng nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhở, không ép con ăn quá nhiều một bữa.

Để giúp bé giảm ho, cha mẹ có thể cho bé uống các loại nước ép nhu cà rốt, nho, lê hoặc loại sinh tốt ít ngọt. Ngoài ra khi cho bé bị ho ăn nên cho uống vài thìa nước, giúp đờm nhớt không còn động ở cổ bé. Điều này giúp bé đỡ ho và không bị nôn khi ăn.

=> bó ốm cũng là lý do khiến bé biếng ăn mẹ nhé

2. Dinh dưỡng cho bé bị sốt.

Cơ thể bé mất nhiều nước và giảm tiết nước bọt khi bé bị sốt, vì vậy bổ sung nước thường xuyên đầy đủ cho con là điều cha mẹ cần lưu ý khi con bị sốt.

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, cần ít nhất 150ml nước cho mỗi cân nặng với bé đang còn bú mẹ, chú ý trước khi cho con bú, mẹ nên cho bé uống chút nước vì cơ thể mất nước bé sẽ bỏ bú. Với bé thôi bú hãy cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả hoặc nước uống hoa quả như chanh, cam, bưởi, uống sữa hoặc ăn sữa chua nhằm cung cấp thêm các vitamin A và C đã mất do đi tiểu nhiều.

Đối với những bé đã ăn thức ăn bổ sung, mẹ nên cho bé ăn thức ăn loãng, dễ tiêu nhưng vẫn cung cấp đủ chất béo và đạm như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua.

Và một nguyên tắc chung với tất cả các bé bị ốm là mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi lần chỉ 1/3 bát và chỉ cho bé ăn khi đã hạ sốt.

=> Bonikiddy giúp bé tăng cường miễn dịch chống lại bệnh tật.

3. Dinh dưỡng cho bé bị ngạt mũi hoặc sổ mũi

Theo bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết rất ít mẹ biết cách chăm con khi nghĩ dinh dưỡng không liên quan mấy đến việc bé bị ngạt mũi hay sổ mũi.

Cha mẹ nên lưu ý khi chăm bé ngạt mũi hoặc số mũi, đó là:

- Cần cho bé uống nhiều nước lọc và nước ép quả nhưng chỉ uống nóng mà không được uống lạnh vì uống nóng sẽ giúp bé thông hơi và giảm chảy nước mũi.

- Ăn các món súp, cháo, canh nóng cũng giúp thông hơi và giảm chảy mũi. Tránh cho bé ăn những thực phẩm nhiều đường vì sẽ làm cho bệnh nặng hơn.

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Xây Dựng Thực Đơn Hợp Lý Cho Người Mắc Bệnh Đái Tháo Đư���ng

Chế độ dinh dưỡng đối với mỗi người đái tháo đường đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chữa trị. Chính vì vậy không những bệnh nhân tiểu đường và gia đình nên biết cách lên thực đơn bệnh đái đường phù hợp cho riêng mình để giúp kiểm soát đường huyết tốt nhất và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Do bệnh đái đường là bệnh rối loạn chuyển hóa chất bột đường gây tăng đường huyết mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hay giảm hoạt động insulin hoặc kết hợp cả hai. Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần lựa chọn và cân đối chế độ ăn uống cũng như vận động hợp lý để có một cuộc sống khỏe mạnh. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để chữa trị cũng như trợ giúp các thuốc hạ đường huyết phát huy kết quả, giúp bệnh nhân đạt được cân nặng lý tưởng.

Các loại thực phẩm tốt nên đưa vào thực đơn cho người bệnh tiểu đường (minh họa).

Cách xây dựng thực đơn bệnh tiểu đường.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên duy trì ổn định đường huyết ở mức: trước ăn là 90-130 mg/dl (tức 5-7,2 mmol/l) và sau ăn 1-2 tiếng ở mức <180mg/dl (tức <10mmol/l).

Người bệnh cần tuân thủ các nguyên tác dưới đây để đạt được mục tiêu ổn định đường huyết:

- Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.

- Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.

- Thực hiện thay đổi từ từ khối lượng cũng như cơ cấu của bữa ăn.

=> TPCN bonidiabet giúp ổn định đường huyết trong điều trị tiểu đường.

Thực đơn bữa sáng cho người bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân tiểu đường không nên bỏ bữa sáng như vậy sẽ rất nguy hiểm. Thực đơn cho bữa sáng gồm các thức ăn cân bằng các chất dinh dưỡng: 1/2 khẩu phần tinh bột, 1/4 hoa quả và 1/4 protein cần có trong bữa sáng.

Thực đơn bữa trưa cho bệnh tiểu đường.

Thực đơn cho bữa trưa dành cho bệnh tiểu đường nên gồm ½ rau xanh không chứa tinh bột, ¼ tinh bột và ¼ protein. Trong khẩu phần ăn nên bổ sung nhiều loại rau xanh như xà lách, cà chua, ớt đỏ, đậu đen và ngô. Ăn các loại thịt nạc hoặc thịt gà nhưng bỏ da để bổ sung protein. Bệnh nhân tiểu đường cũng có thể bổ sung thêm các loại tinh bột từ ngũ cốc nguyên hạt, bánh mỳ, ngô. Salad là những thực phẩm rất giàu vitamin tốt cho bệnh tiểu đường.

Thực đơn bữa tối cho người bệnh tiểu đường.

Thực đơn bữa tối dành cho bệnh tiểu đường bao gồm 1/2 rau xanh không chứa tinh bột, 1/4 thực phẩm giàu tinh bột và 1/4 protein. Bữa tối có thể bổ sung nguồn protein từ các loại thực phẩm như cá hồi và đậu phụ. Rau xanh có thể dùng cà chua, bông cải xanh, đậu hà lan.

=> Bạn đang quan tâm tới bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Bữa ăn nhẹ.

Một thực đơn tốt cho bệnh tiểu đường phải bao gồm các bữa ăn nhẹ. Để giữ cho đường huyết luôn ổn định bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế các đồ ăn vặt có chứa nhiều chất carbohydrate. Các đồ ăn nhẹ tốt cho bệnh tiểu đường bao gồm: Đậu phộng, bơ hạnh nhân, quả óc chó không đường, hạt bí ngô. Người bệnh nên tránh xa các thực phẩm đóng gói có chứa nhiều chất béo và gelatin.

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Phòng Ngừa Và Chữa Trị Bệnh Thiểu Năng Tuần Hoàn Não

Chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh và chữa trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não , chúng ta nên chuẩn bị và có kế hoạch phòng bệnh thật sớm.

Đau nhức đầu biểu hiển bệnh thiểu năng tuần hoàn não xảy ra (minh họa).

Phòng tránh bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như ăn nhiều rau, quả, cá ( với món cá chúng ta nên ăn mỗi tuần vài bữa), hạn chế ăn nhiều thịt, không nên ăn mỡ động vật. Nên ngừng hoặc bỏ hoàn toàn uống rượu, bia. Nên bỏ thuốc lá, thuốc lào. Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để phòng tránh một số bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thừa cân vì các bệnh này gián tiếp làm xuất hiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Khi mới đi ngoài trời nắng nóng về không nên tắm nược lạnh, nên mặc ấm, tránh nằm ngủ nơi gió lùa. Mùa đông mỗi lúc thức dậy, nhất là lúc nửa đêm và gần sáng trước khi ngồi dậy cần nằm tĩnh dưỡng một lúc, tránh đột ngột, nhất là người cao tuổi bởi người cao tuổi bị thiểu năng tuần hoàn não có liên quan đến bệnh của hệ thống tim mạch (tăng huyết áp) mà bị lạnh thì mạch máu co lại đột ngột sẽ làm cho não thiếu máu đột ngột rất dễ gây tai biến mạch máu não.

Điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Phải tìm được nguyên nhân gốc rễ gây bệnh thiểu năng tuần hoàn não thì mới điều trị bệnh hiệu quả tốt nhất được.

Bắt buộc phải dùng biện pháp điều trị theo triệu chứng khi không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh bằng các loại thuốc đông y hoặc tây y, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu là liệu pháp có tác dụng giãn mạch não giúp tăng khả năng vận chuyển máu lên não, kết hợp với điều trị triệu chứng.

Giúp điều trị các triệu chứng như hoa mắt và chóng mặt hiện nay có nhiều loại thuốc khác nhau cả ở dạng uống và tiêm. Ngoài ra giúp cải thiện tuần hoàn não còn có nhiều loại thuốc tác động trên nhiều cơ chế khau nhau như gian mạch, tăng cung cấp oxy hoặc tăng lưu thông mạch máu.

Trong đông y cũng có một số dược thảo được sử dụng để chữa trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não rất tốt. Tuy nhiên, tùy theo từng nguyền nhân gây bệnh, có thể với bệnh nhân này hiệu quả với thuốc nhưng lại ít hiệu quả với bệnh nhân khác. Do vậy, để điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não đạt được hiệu quả và an toàn bạn cần phải đến khám và chữa trị bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

=>Bạn quan tâm tới biến chứng bệnh tiểu đường có liên quan tới bệnh.

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

Mách Cha Mẹ Khẩu Phần Ăn Cho Bé Biếng Ăn

Với các trẻ lớn từ 3 tuổi trở lên, cũng như người lớn chế độ ăn uống của trẻ cũng cần 3 bữa ăn chính, khẩu phần ăn của trẻ cần được quan tâm nhiều hơn nhất là khi tình trạng bé biếng ăn xảy ra. Sau đây là khẩu phần ăn giúp cho cha mẹ có trẻ biếng ăn mà vẫn chưa biết khẩu phẩn ăn cho trẻ như nào là hợp lý.

Khẩu phần ăn 3 bữa ăn chính là rất quan trọng nhất là với bé biếng ăn mẹ nhé (minh họa).

Bữa sáng lý tưởng.

Bữa sáng là bữa rất quan trọng vì thế không được lơ là bỏ qua hay chỉ cho trẻ ăn qua loa cho xong chuyện. Cha mẹ có thể lựa chọn các món sau:

- Các món ăn như bánh mỳ, phở bò, cháo gà, cháo thịt heo cho trẻ ăn tầm 1 bắt cơm là đủ.

- Một hộp sữa tươi hoặc sữa đậu nành tương đương 200ml.

- Hoa quả các loại như đu đủ 200g, quýt và chuối mỗi loại một quả.

Bữa trưa hợp lý.

Chiếm đến 35% số lượng thức ăn được trẻ tiêu thụ vào bữa ăn trưa mỗi ngày vì vậy mà bữa ăn trưa được đánh giá là có nhiều chất dinh dưỡng nhất cho trẻ. Ở trẻ 3 tuổi hệ tiêu hóa đã gần như hoàn thiện vì vậy mà các loại thức ăn nên lựa chọn cho bé là như cơm nát, bánh bao, thịt băm, rau cải, gan động vật, đậu phụ, canh rau….Trong khẩu phần ăn này cần cung cấp đầy đủ 4 chất dinh dưỡng cho trẻ đó là chất béo, tinh bột, đạm, vitamin và chất xơ.

Đối với trẻ 3 tuổi biếng ăn thì nên chọn các món ăn dễ tiêu hóa thay vì cho trẻ ăn cơm có thể cho trẻ ăn cháo đặc, phở, súp… đổi món hàng ngày để trẻ cảm giác thích thú và ngon miệng hơn.Khuyến khích trẻ ăn và cho trẻ lựa chọn các món ăn mà bé thích.

Bữa tối

Đối với trẻ từ 3 tuổi bữa tối cũng có khẩu phần ăn như bữa trưa nhưng dinh dưỡng bữa tối chiếm tỷ lệ ít hơn là 30% vì vậy nên chọn lựa các món ăn cho bé như cơm nát, súp, mì sợi … Tuy nhiên, không ép trẻ ăn quá no chỉ cần cho trẻ ăn vừa đủ vì khi ép bé ăn quá no có thể là bé bị đầy bụng khó ngủ.

=> Bonikiddy giúp con hết biếng ăn tăng cường miễn dịch mẹ nhé.

Bổ sung các bữa phụ

Trẻ 3 tuổi biếng ăn vì vậy mà 3 bữa chính trẻ ăn ít không đủ năng lượng cần bổ sung các bữa ăn phụ cho bé. Nên chọn bữa ăn phụ vào giữa các bữa ăn chính. Nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm như sữa chua, váng sữa để kích thích hệ tiêu hóa tăng vị thèm ăn, chọn sữa, sinh tố các loại hoa quả để cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng vitamin cho trẻ. Tuyệt đối hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn vặt trước bữa ăn chính như vậy sẽ khiến trẻ no và đến các bữa ăn không còn muốn ăn.

Lưu ý: Trẻ 3 tuổi biếng ăn vì vậy cần tạo sự thoải mái, khuyến khích trẻ ăn không ép trẻ ăn nhiều nhưng phải đủ, và thường xuyên phải kiểm tra chỉ số của trẻ để biết trẻ đang ở mức độ nào, biếng ăn nhưng có suy dinh dưỡng không để tìm cách can thiệp sớm.

=> Bé hay ốm do thiếu dưỡng chất mẹ biết chưa.

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Bệnh Thiếu Máu Não Triệu Ch���ng Và Chữa Trị

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tuần hoàn não hay thiểu năng tuần hoàn não chủ yếu do xơ vữa mạch máu và do sự suy giảm khả năng tuần hoàn. Bệnh rối loạn tuần hoàn não thường gặp ở người lao cao tuổi, người lao động trí óc với cường độ cao và trong thời gian dài…

Thiếu máu não ảnh hưởng lớn tới chức năng của não bộ (minh họa).

Não bộ tuy chỉ chiếm 5% trọng lượng cơ thể, nhưng là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, não bộ cần tới 20% nhu cầu máu trong cơ thể. Khi não bị thiếu máu cung cấp sẽ gây nên nhiều bệnh khác nhau từ nặng tới nhẹ. Nếu não bộ bị thiếu máu cung cấp trong khoảng 3 giây đã làm cơ thể choáng váng, từ 5-7 giây cơ thể sẽ bị ngất và thiếu máu não trong 5 phút vùng não không có máu nuôi dưỡng sẽ bị chết. Bệnh rối loạn tuần hoàn não ảnh hưởng tới năng suất lao động, chất lượng cuộc sống, nếu bệnh phát triển nặng có thể gây nhũn não, liệt người hoặc tử vong do tai biến mạch máu não (đột quỵ não).

Thiểu năng tuần hoàn não là trạng thái lượng máu đến nuôi não bị suy giảm làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương với các dấu hiệu:

- Đau đầu: đau không có điểm cố định, vị trí đau khó xác định, đau âm ỉ thường xuyên kèm theo mệt mỏi kém tập trung hay quên.

- Rối loạn giấc ngủ: khó ngủ trằn trọc, ngủ mơ màng không sâu, hay thức giấc, hay mơ, ngày ngủ gật, tay chân tê mỏi...

- Rối loạn cảm xúc: người luôn bồn chồn, không tự chủ, dễ cáu giận.

- Suy giảm trí nhớ, mất tập trung, học tập, làm việc trí óc, mất tỉnh táo, lú lẫn.

Theo các chuyên gia Đông y, nguyên nhân gây bệnh do khí suy dẫn đến huyết ứ mà gây ra. Khí là năng lượng sống của cơ thể giúp cho cơ quan tạng phủ hoạt động, thúc đẩy lưu thông máu huyết, máu huyết là vật chất đi nuôi dưỡng cơ thể. Khí đầy đủ thì cơ thể sung mãn máu huyết lưu thông không bệnh tật.

Khi khí hư suy có thể gây ra nhiều bệnh, không đủ sức bơm máu lên phần trên cơ thể gây ra chứng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt hoặc đau đầu âm ỉ, người mệt mỏi vô lực đoản hơi hoặc hồi hộp đánh trống ngực, mất ngủ, hay quên và lo sợ. Khí hư lâu ngày làm khí huyết ứ đọng sinh ra đàm (xơ vữa mạch máu, mỡ máu) tắc trở kinh mạch mà gây ra bại xụi, tê dại. Điều này giải thích vì sao người lớn tuổi thường hay bị thiếu máu não và hay bị xơ vữa mạch máu.

=> Bạn quan tâm tới bệnh tiểu đường hãy tìm hiểu nhé.

Để chữa trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức khoẻ bổ khí và có thể sử dụng sản phẩm thuốc Đông y. Đây là những bài thuốc dựa theo nguyên tắc điều trị lấy bổ khí làm chủ, kết hợp hoạt huyết, dưỡng huyết để tăng lượng máu lên não, điều hoà hoạt động tạng phủ. Với nguyên tắc bổ khí để thông huyết, các vị hoàng kỳ, nhân sâm đại bổ nguyên khí làm chủ dược, giúp tăng cường sinh lực, tăng sức đề kháng, sức co bóp của tim, hạ mỡ máu, trị cơ thể suy nhược mệt mỏi. Xích thược, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa giúp hoạt huyết, giảm đau đầu, tan cục máu đông, chống xơ vữa. Còn đương quy, bạch thược bổ huyết, giảm đau, ổn định huyết áp, an thần dễ ngủ. Địa long tăng cường dinh dưỡng, hoạt huyết chống kết tập tiểu cầu có tác dụng hỗ trợ cho chủ dược tăng cường hiệu quả điều trị.

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Phòng Tránh Và Chữa Trị Hôn Mê Do Tăng Đường Huyết

Người bệnh đái đường cần kiểm soát tốt đường huyết, giúp phòng tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra, làm cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng. Khi không kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, trong đó có hiện tượng hôn mê do đường huyết tăng cao đột ngột.

Hôn mê do tăng đường huyết cần được điều trị tích cực ở bệnh viện (minh họa).

Tự chăm sóc bản thân tại nhà khi tăng đường máu.

Thực hiện đo kiểm tra đường huyết thường xuyên khi ở nhà, dù nếu đường huyết có tăng cao nhưng bản thân chưa có thấy triệu chứng, người bệnh cần tiếp tục theo dõi và tuân thủ những hướng dẫn sau:

- Không bỏ cữ thuốc và cần uống thuốc đúng giờ.

- Tuân thủ chế độ ăn uống cho người đái tháo đường.

- Uống nhiều nước, không uống nước có chứa đường và café.

- Thường xuyên đo kiểm tra đường huyết.

Áp dụng phương pháp hạ đường huyết:

- Luyện tập thể dục: là cách giảm đường huyết đơn giản nhất.

- Chế độ ăn uống: cần hạn chế thức ăn nhiều tinh bột, thức ăn ngọt, trai cây ngọt, nước ngọt... từ đó giúp ổn định đường trong máu.

=> Bonidiabet giúp ổn định đường huyết bạn nhé.

Chẩn đoán và điều trị hôn mê do tăng đường huyết: Người bệnh bị hôn mê do tăng đường huyết cần được điêu trị tích cực tại bệnh viện, không nên điều trị tại nhà.

Phòng ngừa hôn mê do tăng đường huyết.

Phòng ngừa hôn me do tăng đường huyết một cách tốt nhất là phòng tránh những bệnh nội khoa khác có thể ảnh hưởng đến tăng đường huyết.

Phương pháp để tránh tăng đường huyết và mất ngước cho người bệnh tiểu đường bao gồm:

- Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về kế hoạch quản lý và kiểm soát bệnh tiểu đường của bản thân. Người bệnh nên tuân thủ chế độ tập luyện thể dục, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tiêm insulin và uống thuốc điều trị đái thá đường nhằm tránh tăng đường huyết.

- Kiểm tra đường huyết thường xuyên, nhằm nhận biết tăng đường huyết bất thường kịp thời.

- Nhận biết được các biểu hiện tăng đường huyết.

- Điều trị stress: đường huyết tăng cao khi cơ thể bị stress do giải phóng nhiều hormone.

- Cần cho bác sĩ biết ngay khi được kê toa không phải thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Vì một số thuốc có thể làm tăng đường huyết như: các loại thuốc gồm lợi tiểu, ức chế peta, estrogen, điều trị HIV, thuốc chống trầm cảm…

- Tránh uống rượu nhiều: Uống nhiều rượu bia làm tăng lượng nước tiểu và gây mất nước.

=> Bạn quan tâm tai biến mạch máu não