Tình trạng mất ngủ đêm hay khó ngủ đêm, thường chỉ xảy ra ở người cao tuổi nhưng hiện nay số người trẻ mắc bệnh mất ngủ đêm đang tăng cao. Người mắc bệnh mất ngủ đêm gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cuộc sống, khiến cơ thể mệt mỏi, công việc đình trệ.
Vậy bệnh mất ngủ đêm có những biểu hiện nào? Đâu là nguyên nhân gây bệnh mất ngủ đêm? Qua bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về mất ngủ đêm, nắm được những biểu hiện và nguyên nhân gây bệnh mất ngủ đêm, để có kế hoạch chữa bệnh mất ngủ đêm hiệu quả.
Những biểu hiện của bệnh mất ngủ đêm.
Khi dơi vào tình trạng khó ngủ hay mất ngủ đêm, người bệnh thường có các biểu hiện như:
- Khó ngủ, ngủ không sâu giấc gây cảm giác mệt mỏi.
- Thường xuyên thức dậy lúc nửa đêm.
- Thức dậy đột ngột và khó ngủ lại.
- Phụ thuộc vào rượu hoặc thuốc ngủ để dễ ngủ.
- Thức dậy quá sớm vào buổi sáng
- Ban ngày mệt mỏi, hay cáu gắt
- Khó tập trung vào ban ngày
Nguyên nhân gây bệnh mất ngủ về đêm.
Tâm lý lo lắng, căng thẳng:
Những biến cố và khó khăn gặp phải trong cuộc sống hằng ngày khiến tâm trạng bất an, lo lắng, căng thẳng dẫn tới giấc ngủ không sâu, hay mộng mị. Ngoài ra, thay vì thoải mải đi vào giấc ngủ ta lại bắt ngủ bằng mọi cách, khiến rơi vào trạng thái suy nghĩ lo lắng, cảm giác không yên, đây được gọi là chứng mất ngủ sinh lỳ. Loại bỏ những lo lắng, căng thẳng tạo cảm giác thoải mái cho giấc ngủ sâu là biện pháp giúp chữa bệnh mất ngủ.
Mất ngủ về đêm do tuổi tác:
Kết quả một nghiên cứu cho thấy, có tới 48% số người trên 50 tuổi mắc phải những rối loạn giấc ngủ đặc biệt là ngủ không sâu giấc. Điều này, chứng minh sự ảnh hưởng của tuổi tác tới giấc ngủ sinh lý con người. Khi tuổi càng cao, hormone quan trong duy trì giấc ngủ sâu về đêm cho cơ thể càng giảm cả số lượng và chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, tuổi cao khiến hệ thần kinh kiểm soát nhịp sinh học kém hiệu quả hơn. Tăng cường hormone giúp ngủ ngon, nâng cao hiệu quả kiểm soát nhịp sinh học là những cách tạo giấc ngủ ngon, giúp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả.
Thực phẩm có thể dẫn tới bệnh mất ngủ về đêm:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có thể tạo giấc ngủ ngon nhưng cũng có thể khiến cơ thể khó ngủ, trằn trọc, mất ngủ về đêm. Một số loại thực phẩm chứa nhiều protein, giàu hàm lượng đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, thực phẩm hay đồ uống caffein... là nguyên nhân khiến cơ thể gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Vì vậy, để có giấc ngủ ngon và dễ dàng cần tránh các thực phẩm gây cản trở giấc ngủ.
Bệnh mất ngủ do môi trường xung quanh:
Môi trường xung quanh có thể là nguyên nhân khiến gặp phải bệnh mất ngủ, những tác nhân môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn...khiến giấc ngủ bị gián đoạn, khó ngủ sâu giấc, ngủ hay mộng mị... Vì vậy để có giấc ngủ ngon sâu giấc thì điều kiện lý thưởng là một môi trường yên tính và thoáng mát. Qua đó giúp hỗ trợ điều trị mất ngủ hiệu quả.
Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học:
Lối sống không hợp lý, sinh hoạt thiếu khoa học có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ về đêm dù cơ thể không gặp phải bất cứ bệnh lý nào. Thay đổi lối sống cho phù hợp là biện pháp giúp cải thiện bệnh mất ngủ.
Lạm dụng thuốc ngủ để điều trị mất ngủ đêm:
Khi khó ngủ, mất ngủ đêm ta thường nghĩ đến dùng thuốc ngủ để có được giấc ngủ. Thuốc ngủ giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ, khiến người bệnh mất ngủ lầm tưởng là đã chữa bệnh mất ngủ được. Nhưng việc lạm dụng thuốc trong điều trị mất ngủ kéo dài khiến cơ thể phụ thuộc vào thuốc, dẫn tới nhờn thuốc và khi mất ngủ trở lại ta phải dùng tăng liều. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và khiến bệnh mất ngủ thêm trầm trong.
Kết luận: Loại bỏ và khắc phục những nguyên nhân gây bệnh mất ngủ đêm, là cách tốt nhất để có được giấc ngủ ngon, và giúp hỗ trợ điều trị mất ngủ cũng như chữa bệnh mất ngủ đạt hiệu quả cao. Chúc các bạn có sức khỏe tốt.
(Nguồn internet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét