Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Cảnh báo biến chứng khôn lường của bệnh tiểu đường

Tại Việt Nam theo kết luận nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, bệnh tiểu đường đang tiến triển rất nhanh. Số người tử vong do mắc tiểu đường tăng cao hơn 10 lần so với sốt rét. Vì thế bệnh tiểu đường được gọi là kẻ giết người thầm lặng, bệnh tiểu đường phát triển từ từ nhưng hậu quả gây ra cực kỳ nghiêm trọng.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Hiện nay ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong điều trị tiểu đường ở Việt Nam, nhất là việc nhận thức về bệnh còn rất hạn chế. Nên cứ 10 người được xác định mắc bệnh tiểu đường thì có tới 6 người đã bị biến chứng.
Nếu điều trị tiểu đường không sớm và kịp thời, tình trạng đường huyết tăng cao và không ổn định trong thời gian dài chính là nguyên nhân dẫn tới biến chứng xảy ra. Đường huyết tăng cao làm tích tụ cholesterol gây tổn thương các mạch máu nhỏ, làm các cơ quan trên cơ thể gặp khó khăn tiếp nhận chất dinh dưỡng. Sự lắng đọng cholesterol lâu dần khiến mạch máu sẽ bị thu hẹp lại bởi xơ vữa dẫn tới tắc nghẽn mạch, khiến máu không cung cấp dinh dưỡng nuôi các cơ quan thiết yếu như: não, tim, phổi... Hay có thể gây vỡ mạch máu. Những yếu tố này dễ dẫn tới chứng tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mù mắt, tê bì chân tay, hệ thần kinh... ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Kiểm soát tốt đường huyết và mỡ máu là cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường xảy ra. Với nền Y học hiện đại phát triển, sử dụng thảo dược trong điều trị tiểu đường đang là xu hướng mới bởi kết quả ổn định đường huyết cũng như giảm mỡ máu hữu hiệu mà thảo dược mang lại. Trong số các loại thảo dược dùng trong điều trị tiểu đường hiện nay, phải kể đến Dây thìa canh một thảo dược là khắc tinh của đường và được sử dụng từ xa xưa trong việc điều trị tiểu đường.
Ở Việt Nam cũng đã có công trình nghiên cứu khoa học chứng minh được tác dụng của thảo dược Dây thìa canh trong hỗ trợ điều trị tiểu đường.
- Dây thìa canh có tác dụng giúp hạ và giữ ổn định đường huyết, giảm trị số HbA1c nhờ các tác động: Hấp thu và chuyển hóa đường, ức chế hấp thu đường ở thành ruột khi tiêu hóa thức ăn, tăng cường sản sinh và độ nhạy của insulin, giảm giải phóng đường từ gan vào máu, tăng chuyển hóa đường từ máu vào tế bào.
- Dây thìa canh còn giúp giảm Cholesterol, giảm LDL-c, giảm Triglyceride. Hoạt chất trong dây thìa canh làm tăng bài tiết Cholesterol qua đường phân, giảm mỡ máu xấu, giảm Lipid trong máu và gan, giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa mạch máu, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, tai biến mạch máu não...
Đặc biệt theo chuẩn hóa tiêu chuẩn quốc tế cho Dây thìa canh về vùng trồng, giống, cách bảo quản... sẽ cho hàm lượng hoạt chất cao, đảm bảo hiệu quả điều trị tiểu đường cho người bệnh. Chính những công dụng tốt của Dây thìa canh chuẩn hóa mà người bệnh tiểu đường có được những hy vọng mới về giải pháp điều trị tiểu đường an toàn từ thảo dược thiên nhiên giúp hạ và ổn định đường huyết, giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Kết luận: Các biến chứng của bệnh tiểu đường xảy ra ở các cơ quan trên cơ thể là vô cùng nguy hiểm và nghiêm trọng. Vì thế, người bệnh tiểu đường cần có phương pháp điều trị tiểu đường hiệu quả, nhằm ổn định đường đường huyết giúp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của tiểu đường xảy ra.

(Nguồn Internet)

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Những điều kỳ lạ xảy ra khi cơ thể chìm vào giấc ngủ sâu

Một giấc ngủ ngon là nhu cầu của cơ thể giúp các cơ quan thư gian. Nhưng cuộc sống hiện đại, bạn dễ gặp phải những rối loạn về giấc ngủ.

Khi chìm vào giấc ngủ sâu cơ thể có những thay đổi kỳ lạ

Tuy nhiên, ít có ai biết được những điều kỳ là có thể xảy ra khi cơ thể chìm sâu vào giấc ngủ. Các nhà khoa học, các chuyên gia đang tiến hành nghiên cứu để giải đáp những bí ẩn mà giấc ngủ sâu đem đến cho cơ thể. Dưới đây là những điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể khi chìm sâu vào giấc ngủ, được các chuyên gia ghi nhận. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

>> Bạn biết gì về cách chữa mất ngủ không cần dùng thuốc.

Cơ thể bị tê liệt.

Khi bước vào giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ, cơ bắp hoàn toàn bị tê liệt và không còn hoạt động. Ở một số người mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ, cơ thể vẫn có thể bị liệt trong vài giây hoạc vài phút sau khi thức giấc.

Mắt chuyển động tốc độ cao.

Toàn bộ giấc ngủ đều nhằm mục đích giúp cơ thể và não bộ thư gian. Toàn bộ giấc ngủ chia làm 5 giai đoạn, giai đoạn sau luôn sâu hơn giai đoạn trước.

Trong đó giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ, là giai đoạn hoạt động nhiều nhất xảy ra khoảng 60-90 phút kể từ lúc đi vào giấc ngủ.  Giai đoạn này, mắt chuyển động qua lại với tốc độ rất nhanh. Tuy nhiên, cơ thể lại không cảm nhận được điều này bởi toàn bộ tâm trí đang tập trung vào giấc mơ.

>> Căn bệnh mất ngủ gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý của bạn như nào?

Hormone tăng trưởng được giải phóng.

Một loại hormone tăng trưởng của cơ thể, có nhiệm vụ tái tạo xương, cơ và mô. Hormone này được kích hoạt khắp cơ thể khi chìm vào giấc ngủ, quá trình này góp phần việc chữa lành vết thương và tái tạo tế bào.

Ở người trẻ tuổi, hormone này thúc đẩy sự tăng trưởng và có nhiều tác dụng khác lên cơ thể, chính vì vậy có một số người cao lên trong giấc ngủ.

>> Cần có biện pháp thoát khỏi chứng mất ngủ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cổ họng bị thu hẹp .

Khi chìm vào giấc ngủ, các cơ giữ cho cổ hỏng mở rộng được thư giãn dẫn tới cổ họng bị thu nhỏ lại. Đây là nguyên nhân của tình trạng ngủ ngáy.

Hiện tượng nghiến răng.

Có một số người khi ngủ thường nghiến răng, hiện tượng này do lỗi hình thái với cấu tạo xương hàm không bằng phẳng.

Đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể muốn giải phóng tâm lý căng thẳng trong ngày. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa lý giải được tại sao hiện tượng nghiến răng chỉ xảy ra với một vài người.

>> Nhu cầu chữa bệnh mất ngủ không cần dùng thuốc mà vẫn đạt hiệu quả cao.

Não bộ giải phóng thông tin và tạo nên những giấc mơ.

Ngày nay, con người đã biết được giấc mơ được hình thành từ miền ký ức trong não bộ. Hay nói cách khác, giấc mơ kỳ bí và đôi khi vô lý lại là sự kết hợp giữa những ký ức gần và thông tin tích lũy trong nhiều năm: ký ức, chấn thương tâm lý, cảm xúc và cảm giác.

Tuy nhiên, vẫn chưa xác định được tại sao giấc mơ trong tâm trí con người chỉ hiện diễn những địa điểm nhất định hay vì sao chỉ chọn những ký ức, màu sắc, giọng nói, cảnh vật về nhưng con người này mà không phải là người khác.

Hội chứng nổ trong đầu.

Hiện tưởng nổ trong đầu hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Người gặp phải triệu chứng này sẽ cảm thấy vừa có tiếng nổ trong đầu hay một âm thanh rất lớn khiến họ rất sợ hãi.

Khi chìm vào giấc ngủ sâu cơ thể có những thay đổi kỳ lạ

Nhưng thực tế, thế giới bên ngoài vẫn an toàn và những hiện tượng đó chỉ xảy ra trong đầu họ. Hiện tượng nổ trong đầu không gây đau đớn, nhưng ảnh hưởng lớn tới tâm lý.

>> Giải pháp điều trị mất ngủ hiệu quả giúp bạn chia tay căn bệnh mất ngủ mãn tính.

Não bộ được phục hồi và thải độc.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia của một trường Đại học, đã phát hiện khi ngủ não bộ của con người xảy ra cơ chế xả chất thải tích tụ trong ngày, cơ chế này được coi là hệ thống làm sạch hệ thần kinh trung ương. Khi được kích hoạt, não bộ sẽ loại bỏ thông tin vô ích và chỉ giữ những thông tin được cho là có ích.


Kết luận: trên đây là những điều kỳ lạ diễn ra trong giấc ngủ sâu của bạn, nó hoàn toàn nằm ngoài cảm nhận của bạn.

(Nguồn internet)

Bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như nào tới mẹ và con

Khi mang thai, sản phụ mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết nhằm tránh tăng lượng đường cho thai nhi, khiến thai nhi lớn hơn bình thường gây khó khi sinh nở.

Mắc tiểu đường trong thai kỳ nguy hiểm như nào tới mẹ và thai nhi

Vì thế, khi mang thai các chị em nên có chế độ ăn uống hợp lý để tránh mắc bệnh tiểu đường. Bởi khi mắc tiểu đường thai kỳ, cả người mẹ và thai nhi đều phải đối mặt với nhiều nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu được điều trị tiểu đường thai kỳ tốt và đảm bảo khoa học thì mẹ và thai nhi sinh ra sẽ có sức khỏe tốt.

Qua bài viết này, các chuyên gia đầu ngành về Nội tiết sẽ giúp các mẹ bầu hiểu hơn về bệnh tiểu đường trong thai kỳ, những nguy cơ với thai nhi và người mẹ, chế độ dinh dưỡng cho thai phụ…

Thời gian chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường thai kỳ.

Chứng bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn đường trong máu khi phụ nữ mang thai. Các chuyên gia cho biết: thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường trong thai kỳ là những thai phụ trên 35 tuổi, mang thai nhiều lần, cơ thể béo phì trước khi mang thai, trong khi mang thai tăng cân nhiều hoặc có tiền sử bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước, gia đình có người bị tiểu đường.

Những triệu chứng bị tiểu đường thai kỳ là không rõ ràng, chủ yếu được phát hiện khi thăm khám thai định kỳ. Theo chuyên gia, tăng đường máu xảy ra vào thai kỳ tuần 24-28 và biến mất khi sinh con ra.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị tiểu đường trong thai kỳ, thai phụ và thai nhi có thể gặp phải nhiều biến chứng, thậm chí người mẹ có nguy cơ bị tiểu đường thực sự sau sinh.

Nguy cơ khi mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường.

Theo chuyên gia cho biết, khi thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ không kiểm soát tốt đường huyết sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và con.

Mắc tiểu đường trong thai kỳ nguy hiểm như nào tới mẹ và thai nhi

Ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ:
- Tăng nguy cơ tiền sản giật (sản giật 4 lần).
- Dễ gây sang chấn lúc sinh do thai to như: gẫy xương, trật khớp vai…
- Dễ bị băng huyết sau sinh.
- Tăng tỉ lệ phải mổ bắt thai và những hệ lụy do phẫu thuật.
- Đa ối là tình trạng nhiều nước ối, khiến sản phụ khó chịu và đau nhiều khi đẻ. Thậm chí có thể khiến sinh non hay vỡ ối gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Ảnh hưởng tới thai nhi:
- Gia tăng tỉ lệ dị dạng thai nhi: nếu không kiểm soát tốt đường huyết, thai nhi có nguy cơ bị dị tất bẩm sinh khá cao như dị tật hệ tiết niệu, hệ thần kinh và phổ biến nhất là các bệnh tim mạch.
- Thai to hoặc kém phát triển.
- Suy hô hấp cấp do dự trưởng thành của phổi bị ảnh hưởng do insulin tăng cao.
- Rối loạn chuyển hóa như hạ canxi huyết, hạ đường huyết.
- Tỉ lệ tử vong sau sinh tăng gấp 2-5 lần.

Kết luận: Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, khi mang thai mà thai phụ mắc tiểu đường trong thai kỳ, cần phải hết sức cẩn trọng và có biện pháp điều trị tiểu đường hiệu quả, nhằm mang lại sức khỏe cho cả mẹ và con.


(Nguồn Internet)

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

Bệnh mất ngủ và những bệnh lý liên quan

Giấc ngủ ngon và sâu giấc được đánh giá là rất quan trọng tới sức khỏe của con người. Khi mắc bệnh mất ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và có mối liên hệ chặt chẽ với các bệnh lý trong cơ thể.

Bệnh mất ngủ và những bệnh lý liên quan

Vậy bệnh mất ngủ liên quan đến bệnh lý nào trong cơ thể? Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về chứng mất ngủ và mối liên hệ với các bệnh lý khác trong cơ thể. Từ đó tìm biện pháp chữa bệnh mất ngủ một cách hiệu quả nhất.

- Một số bệnh lý như hen suyễn và đột quỵ thường xảy ra vào ban đêm và sáng sớm, bởi sự thay đổi các hormone và nhịp tim có sự liên quan tới giấc ngủ. Vì thê, khi bị mất ngủ sẽ gây ảnh hưởng tới các bệnh lý này.

>> Biện pháp chữa bệnh mất ngủ không cần dùng thuốc.

- Diễn biến phức tạp của bệnh động kinh có sự tác động do ảnh hưởng của chứng mất ngủ. Bởi vậy, chứng động kinh và chứng mất ngủ có mối liên hệ qua lại với nhau.

- Một bệnh lý cực kỳ nghiêm trọng có sự liên quan tới giấc ngủ đó là bệnh tai biến mạch máu não. Một giấc ngủ ngăn có tác dụng ngăn ngừa chứng tai biến mạch máu não lan truyền từ 1 phần não sang phần não khác. Nhưng một giấc ngủ sâu sẽ làm tăng tốc độ lan tràn tai biến mạch máu não nhanh hơn qua các phần não khác.

- Hệ miễn dịch và giấc ngủ có liên quan chặt chẽ qua các noron thần kinh điều chỉnh giấc ngủ. Ở người mắc bệnh cảm cúm hay có cảm giác buồn ngủ vì hệ miễn dịch sản sinh ra chất chống viêm khiến cơ thể có cảm giác rất buồn ngủ. Vì thế, giấc ngủ sẽ giúp cơ thể nạp lại  năng lượng mà hệ miễn dịch cần để chống lại sự tấn công của bệnh. Tình trạng mất ngủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình này.

- Các rối loạn về giấc ngủ thường xảy ra ở hầu hết những người bị rối loạn hệ thần kinh và bị bệnh trầm cảm cũng như bệnh tâm thần phân liệt. Ở những bệnh nhân mắc chứng trầm uất khi bị đánh thức vào sáng sớm thường không thể ngủ lại được. Vì thế, bệnh mất ngủ và các bệnh lý này có mối liên quan tới nhau rất chặt chẽ.

Bệnh mất ngủ và những bệnh lý liên quan

- Một giấc ngủ sâu ngon giấc là liệu pháp hiệu quả cho người bị chứng trầm uất, nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây trầm uất ở một số người khác. Giấc ngủ cực sâu có thể khiến bạn gặp phải chứng loạn thần kinh như hoang tưởng và ảo giác. Nhưng giấc ngủ bị gián đoạn có thể là nguyên nhân của bệnh tâm thần ở những người bị trầm uất có tình trạng vui buồn thất thường.

>> Bạn muốn biết điều trị mất ngủ mạn tính hiệu quả như nào?

- Một số bệnh nhân bị bệnh alzhemer, đột quỵ, ung thư và chấn thương vùng đầu thường gặp các vấn đề liên quan tới giấc ngủ. Bởi các thay đổi ở các vùng trong não bỗ và các noron điều chỉnh giấc ngủ hoặc do tác dụng phụ của các thuốc điều trị.

- Ở những bệnh nhân nhập viện hoặc được chăm sóc theo giờ, các lịch trình điều trị hoặc lịch khám có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Vậy nên càng làm người bệnh yếu hơn, có thể gây rối loạn và trầm uất.

- Bệnh nhân khó ngủ dễ bị các vết thương và cơn đau hành hạ vì thế cần dùng nhiều thuốc giảm đau hơn. Điều chỉnh tốt giấc ngủ giúp cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.

Kết luận: Rối loạn giấc ngủ tưởng chừng chỉ ảnh hưởng tới giấc ngủ ngon của bạn, nhưng nó lại có mối liên quan chặt chẽ tới các bệnh lý trong cơ thể. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh đó. Vì thế cần hiểu về những mối liên quan này, để có cách chữa mất ngủ cũng như bệnh lý khác một cách hiệu quả.

(Nguồn internet)

Các chú ý về chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường

Các chuyên gia cho rằng cần phải điều trị tiểu đường càng sớm càng tốt, nhằm hạ và giữ ổn định đường huyết. Đây là cách tốt nhất với người bệnh tiểu đường, để họ kiểm soát tình trạng bệnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường có thể xảy ra.

Các chú ý về chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường lâu ngày, đường huyết giao động bất thường không ổn định là nguyên nhân dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra như biến chứng tim mạch, suy thận, mù lòa, loét chân... Nguy cơ cắt cụt chi do biến chứng loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường là rất cao. Vì thế, cần phải điều trị tiểu đường sớm để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, và người mắc tiểu đường cũng cần lưu ý chăm sóc bàn chần của mình thật tốt, để phòng tránh biến chứng loét bàn chân có thể xảy ra. Dưới đây là những lưu ý cho người bệnh tiểu đường, cũng như người thân trong gia đình biết để có biện pháp phòng ngừa cũng như chăm sóc bàn chân người bệnh tiểu đường tốt nhất.

1. Kiểm soát đường huyết và các bệnh lý kèm theo.

Một lối sống lành mạnh và khoa học là cách tốt nhất để kiểm soát đường huyết bản thân, không chỉ hạ đường huyết mà còn giúp hạ huyết áp và lượng choleterol xấu trong máu xuống mức bình thường. Lựa chọn này là cách hữu hiệu nhất để ngăn ngừa những biến chứng xảy ra ở bàn chân người bệnh tiểu đường cũng như những biến chứng ở các cơ quan khác. Bạn nên lập kế hoạch theo dõi đường huyết định kỳ và kiểm tra huyết áp cũng như choleterol trong máu.

2. Thường xuyên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.

Các chú ý về chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường

Ở những bệnh nhân tiểu đường, nên thường xuyên kiểm tra bàn chân mỗi ngày, dù bàn chân không có dấu hiệu nào như đau, sưng tấy... là để bảo vệ bàn chân một cách tốt nhất. Hãy luôn tạo cho mình thói quen kiểm tra kỹ lưỡng bàn chân, từ lòng bàn chân đến các kẽ ngón chân và cả những nơi khó quan sát khác để phát hiện sớm các điểm bất thường dù là nhỏ nhất.

3. Vệ sinh bàn chân mỗi ngày.

Mỗi ngày hãy rửa chân bằng nước ấm. Tránh làm khô da và không ngâm chân trong nước quá lâu. Luôn thử nhiệt độ của nước để tránh quá nóng. Luôn làm khô các kẽ chân sau khi rửa, có thể sử dụng các loại phấn, bột để giữ da khô ở các kẽ ngón chân.

4. Luôn giữ da chân mềm mại.

Nếu da chân của bạn thường hay bị khô và vảy sừng, hãy sử dụng các loại kem tạo độ ẩm để làm mềm da, nhất là vùng gót và những vùng tì đè khi đi lại. Tuy nhiên các kẽ chân nên được làm khô thay vì làm mềm, vì khi có trầy xước sẽ tạo điều kiện gây nên các vết nhiễm trùng.

5. Giữ bàn chân không bị chai và vảy sừng.

Khi phát hiện vết chai chân hay vảy sừng ở bàn chân, nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc chăm sóc. Để loại bỏ da chết ta có thể làm bớt vẩy sừng ở gót bàn chân bằng các dụng cụ chuyên dụng hay chà vào đá bọt. Không nên chà mạnh và nhiều lần để tránh gây tổn thương da. Tuyệt đối không tự ý cắt da vùng gót chân và vảy sừng hay sử dụng dao để bào vùng da dày.

6. Cắt móng chân mỗi tuần hay khi cần.

Các chú ý về chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường.

Không nên để móng chân quá dài, bởi khi móng chân dài sẽ quặp vào da gây đâu vì thể hãy cắt ngắn móng chân hàng ngày. Các móng nên được cắt tròn viền và không nên để góc cạnh. Tránh lấy khóe móng quá nhiều vì có thể làm tổn thương da.

7. Lựa chọn sử dụng giày và vớ mềm.

Tránh tình trạng đi chân trần ngay cả đi trong nhà vì bàn chân của bạn có thể giẫm phải những dị vật có thể làm tổn thương lòng bàn chân. Luôn mang vớ mềm, ít mối ráp kèm theo để tránh những vết chai da do giày, dép cọ sát lâu ngày để lại. Đế giày hay dép phải thật mềm.

8. Chăm sóc bảo vể bàn chân trước môi trường nóng hay lạnh.

Khi đi trên đường đất nóng hay bãi biển phải luôn mang giày. Có thể dùng kem chống nắng hoặc mềm da để tránh da bị cháy. Tránh xa đôi chân ra các nguồn nhiệt như: bếp, lò sưởi, nước nóng vì bạn có thể bị phỏng mà không biết. Để không bị lạnh chân khi di ngủ bạn hay mang vớ, hay khi thời tiết trở lạnh hãy luôn kiểm tra bàn chân để tránh tình trạng tê cóng.

9. Giữ lưu thông khí huyết ở chi dưới luôn thông thoáng.

Để tránh tình trạng máu không lưu thông tới bàn chân bạn hãy ngồi thẳng không nên gập gối quá lâu. Luôn cử động cẳng và bàn chân mỗi 5 phút hay nhón gót tại chỗ nhằm tăng co bóp các cơ vùng cẳng chân giúp máu lưu thông tốt hơn. Không nên mang vớ và quần quá chật.

10. Hoạt động thể chất thường xuyên.

Để có chế độ hoạt động thể chất phù hợp hãy tham khảo bác sĩ chuyên khoa trước khi tập luyện. Hãy tập luyện mỗi ngày 30 phút. Các môn thể thao có thể thực hiện được: đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội,… Tránh các hoạt động gắn sức hoặc các hoạt động làm tăng áp lực tì đè lên bàn chân: chạy, nhảy… Phải luôn khởi động làm nóng trước khi thực hiện các bài tập luyện. Mang giày thể thao phù hợp.

11. Kết nối với các bác sĩ gia đình.

Đôi khi hoạt động thể chất có thể khiến bàn chân của bạn bị tổn thương nặng, trước khi tập luyện hãy hỏi ý kiến chuyên gia. Khi có các dấu hiệu bất thường ở bàn chân hãy thăm khám ngay và kiểm tra cảm giác của bàn chân. Cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe và cách tự chăm sóc bàn chân tại nhà để nhận được lời khuyên.

12. Hãy chủ động thực hiện sớm.

Hãy tự chăm sóc bàn chân của bạn ngay từ bây giờ dù chưa có biểu hiện gì. Lập kế hoạch chăm sóc bàn chân cụ thể. Để việc chăm sóc bàn chân tốt hãy chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết.

Kết luận: thực hiện tốt các bước chăm sóc bàn chân kể trên, là biện pháp hữu ích phòng ngừa những bệnh lý bàn chân xảy ra ở người bệnh tiểu đường.

Xem thêm:

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Ngăn ngừa bệnh mất ngủ đơn giản hiệu quả

Hiện nay, do nhiều tác động bên ngoài và bên trong mà việc chữa bệnh mất ngủ gặp nhiều khó khăn và không cho kết quả khả quan, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc và cuộc sống của người bệnh. Chữa bệnh mất ngủ nhằm đem lại giấc ngủ đủ giấc trong ngày để xua tan cảm giác mệt mỏi, bồn chồn, nâng cao khả năng tiếp thu...

Ngăn ngừa bệnh mất ngủ đơn giản hiệu quả

Một số nguyên nhân gây mất ngủ do tác dụng phụ của thuốc hoặc do sử dụng chất kích thích, còn phải kể đến một số nguyên nhân như ăn uống thực phẩm chứa nhiều protein vào buổi tối, tập thể thao mạnh trước giờ ngủ, lo lắng, stress... Vậy để phòng tránh chứng mất ngủ, chúng ta cùng tìm hiểu và tham khảo một số lời khuyên sau đây:

Lời khuyên 1: không nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein vào bữa tối. Để tiêu hóa protein cơ thể cần nhiều thời gian và năng lượng, vì thế khi dung nạp quá nhiều protein vào bữa tối vô tình chúng ta khiên cơ thể phải làm việc nhiều để tiêu hóa lượng thức ăn đưa vào. Vì thế, khi bạn cảm thấy đói vào buổi tối hãy thưởng thức món ăn nhẹ như bánh quy hay quả táo để không bị mất ngủ.

>> Lời khuyên phòng bệnh mất ngủ mạn tính.

Lời khuyên 2: vào buổi tối không nên dùng chất kích thích như caffe. Chất cafeine trong cafe khiến cơ thể mất 45-60 phút để tiêu hóa, khi tiêu hóa hết lượng cafeine này còn lưu trong cơ thể thêm vài giờ nữa. Vì thế, khi uống cafe hay chế phẩm chứa caffeine sẽ khiến cơ thể hưng phấn kéo dài tới vài tiếng. Do đó, để cơ thể không bị kích thíc, tốt hơn cả là không nên uống cafe vào buổi chiều tối, sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.

Ngăn ngừa bệnh mất ngủ đơn giản hiệu quả

Lời khuyên 3: Không nên tập thể thao hoặc vận động mạnh sát giờ đi ngủ. Bởi về đêm, sau một ngày làm việc mệt mỏi, các cơ quan cần được nghỉ ngơi và thư giãn. Nếu vận động hay tập thể thao mạnh trước khi ngủ vô tình lại đánh thức cơ thể, càng khiến bạn khó ngủ hay mất ngủ hơn. Vì thế, trước khi ngủ 2 tiếng chúng ta không nên vận động hay tập thể thao để khi ngủ sẽ dễ ngủ hơn.

>> Tìm hiểu cách chữa mất ngủ không cần dùng thuốc.

Lời khuyên 4: Không nên lo lắng về giấc ngủ trước lúc đi ngủ. Bạn không nên ép mình phải đi ngủ bằng mọi cách để tránh rơi vào trạng thái lo lắng hằng ngày, dễ bị mất ngủ hơn (đây được gọi là mất ngủ tâm sinh lý). Bởi trước khi ngủ, bạn lo lắng về giấc ngủ sẽ khiến cơ thể căng thẳng hơn và bạn sẽ có cảm giác khó ngủ hơn. Vì vậy, bạn cần loại bỏ lo lắng chủ quan này để cải thiện giấc ngủ bản thân.

Lời khuyên 5: Nơi đặt phòng ngủ không nên để quá sáng hay quá ồn ào. Bởi ánh sáng và những âm thanh ồn ào khiến chúng ta bị phân tâm và khó đi vào giấc ngủ. Vì thế, để có giấc ngủ ngon, trước khi đi ngủ hãy tắt những thiết bị chiếu sáng và âm thanh để tạo không gian yên tĩnh trước khi ngủ.

>> Biện pháp điều trị mất ngủ mãn tính hiệu quả.

Kết luận: Trên đây là những lời khuyên giúp bạn tránh gặp phải tình trạng mất ngủ, một chứng bệnh tưởng như vô hại, nhưng ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người là rất lớn. Thực hiện tốt những lời khuyên trên, không chỉ giúp người bệnh mất ngủ cải thiện được giấc ngủ, mà còn phòng ngừa được nhiều tác hại do mất ngủ gây ra. Chúc các bạn có một giấc ngủ ngon giấc.

(Nguồn internet)

Biểu hiện nhận biết tiểu đường theo từng dạng bệnh

Có thể nhận thấy dấu hiệu ở người bị tiểu đường, qua một số yếu tố như thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều, đói và sụt cân... Tuy nhiên, ở tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 lại có biểu hiện là khác nhau và mức độ khác nhau.

Biểu hiện nhận biết bệnh tiểu đường theo từng dạng

Vậy các triệu chứng nào nhận biết mắc bệnh tiểu đường? Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về triệu chứng của bệnh tiểu đường, qua đó giúp chúng ta nhận biết được nguy cơ mắc bệnh tùy theo triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1 hay bệnh tiểu đường type 2.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường type 1.

Người mắc bệnh tiểu đường type 1 thường có các dấu hiệu giúp nhận biết dưới đây:
- Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.
- Luôn cảm thấy khát nước quá mức so với bình thường.
- Thường xuyên đi tiểu nhiều vào ban đêm.
- Thường đói nhanh và cảm giác đói quằn quại.
- Giảm cân đột ngột mà không rõ lý do

Biểu hiện nhận biết bệnh tiểu đường type 2.

Bệnh tiểu đường type 2 là thể bệnh khá nghiêm trọng. Các dấu hiệu ban đầu của bệnh thường khó nhận biết và phân biệt được. Đa số người bị tiểu đường chỉ nhận biết được bệnh khi thăm khám y tế định kỳ hoặc khi bệnh đã có những biến chứng xảy ra. Người bị bệnh tiểu đường type 2 cũng có những triệu chứng tương tự với bệnh tiểu đường type 1 như cơ thể mệt mỏi do cơ thể không có khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng và phải sử dụng năng lượng lấy từ mô mỡ. Người bệnh bị sụt cân nhanh mà không biết lý do. Ngoài ra, bệnh tiểu đường type 2 có những biểu hiện đặc trưng sau:

Biểu hiện nhận biết tiểu đường theo từng dạng bệnh

- Ăn nhiều mà nhanh đói: biểu hiện đặc trưng của bệnh tiểu đường type 2 do lượng insulin trong cơ thể cao khiến có cảm giác mau đói.
- Vết thương lâu lành: do nồng độ đường huyết cao khiến bạch cầu hoạt động không hiệu quả làm giảm đi khả năng tự bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn, virut gây hại.
- Nhiễm trùng: do hệ thống miễn dịch bị suy giảm chức năng bởi bệnh tiểu đường khiến cho cơ thể dễ bị virut, nấm xâm nhập gây tổn thương da.
- Rối loạn sinh lý: biểu hiện qua các chứng bệnh ở cả nam và nữ như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, giảm ham muốn sinh lý,…
- Giảm thị lực, mắt nhìn mờ...

Kết luận:

Tiểu đường đang là một bệnh nguy hiểm và xảy ra phổ biến hiện nay. Nếu điều trị tiểu đường không được tiến hành sớm và kịp thời, bệnh gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, đời sống sinh hoạt và đe dọa cả tính mạng người bệnh. Vì vậy, từ những biểu hiện trên, chúng ta cần sớm tìm biện pháp điều trị tiểu đường để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng nêu trên hay tới gặp bác sỹ để được kiểm tra, chẩn đoán và có biện pháp điều trị tiểu đường tốt nhất nếu được xác định mắc bệnh.

(Nguồn internet)