Hiển thị các bài đăng có nhãn tieu duong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tieu duong. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

Lời khuyên cho thai phụ khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ không nên quá lo lắng, bởi thực hiện chế độ ăn uống khoa học phù hợp kết hợp luyện tập thể thao đều đặn, bà bầu hoàn toàn kiểm soát được tình trạng bệnh tiểu đường trong thai kỳ dễ dàng.
Chúng ta biết rằng tiểu đường thai kỳ hay tiểu đường khi mang thai là chỉ những bà bầu mắc tiểu đường trong khi mang thai, dù trước đó họ không bị bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng tới thai phụ dễ bị nhiễm độc thai nghén, nguy cơ sảy thai cao...và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì thế các mẹ bầu khi biết mình mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên thực hiện một số lời khuyên sau để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Các thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cần hạn chế món ăn nhiều đường và tinh bột. Nên sử dụng thực phẩm chứa carbohydrate phức hợp như bánh mì từ lúa mì, táo, cam, lê, đậu, bắp... sẽ giúp giữ ổn định lượng đường trong máu. Mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn khoa học phù hợp như: ăn sáng đầy đủ, bổ sung chất xơ, chia nhỏ bữa ăn hàng ngày và không bỏ bữa.
Đi kiểm tra thường xuyên.
Đối với các thai phụ nên đi kiểm tra bác sỹ nhiều hơn so với bà bầu bình thường khác, bởi cần phải theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết. Việc thường xuyên đi khám, thực hiện các xét nghiệp sẽ giúp đánh giá sức khỏe của thai nhi, và sớm phát hiện những thay đổi có thể làm tổn hại đến thai nhi.
Luôn kiểm soát nồng độ đường trong máu.
Để có thể luôn biết và kiểm soát nồng độ đường trong máu, các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên có sẵn thiết bị đo kiểm nồng độ đường huyết. Đường huyết giao động bất thường sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.
Hạn chế sử dụng thuốc.
Đối với bà bầu mắc bệnh tiểu đường type 2 được khuyến cáo nên ngưng sử dụng các loại thuốc điều trị tiểu đường, bởi có thể áp dụng biện pháp bổ sung insulin nhằm đảmbảo lượng đường trong máu ổn định trong suốt thai kỳ.
Đối với mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường type 1 thì biện pháp bổ sung insulin gần như là bắt buộc trong quá trình điều trị tiểu đường. Vì vậy, các mẹ bầu nên thăm khám để điều chỉnh lượng insulin bổ sung phù hợp với việc mang thai.
Tập thể dục đều đặn.
Cũng như các mẹ bầu khác, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nên đi bộ hoặc bơi lội là tốt nhất, nhằm hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả. Bởi khi bơi sức nâng của nước làm giảm áp lực các khớp, tránh gây chấn thương cho các khớp ở bàn chân và cẳng chân.
Hỏi kinh nghiệm từ thai phụ khác từng bị tiểu đường thai kỳ.
Việc hỏi kinh nghiệm của mẹ, bạn bè, chị em… những người có thể đã từng trải quả tiểu đường thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu đúc rút được những lời khuyên bổ ích và hiệu quả nhất. Qua đó có kế hoạch hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả nhất.
Kết luận: Các bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần chú ý tới lượng đường trong máu, thực hiện chế độ ăn phù hợp, thường xuyên khám bác sĩ... thực hiện những lời khuyên hữu ích, nhằm hỗ trợ điều trị tiểu đường tốt nhất. Chúc các mẹ bầu sức khỏe, thai nhi phát triển tốt.

(Nguồn internet)

Dinh dưỡng cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ hỗ trợ điều trị

Để hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp vừa đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị tốt có thể gây nhiều biến chứng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì thế, điều trị tiểu đường thai kỳ là cần thiết để thai nhi được khỏe mạnh.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ hỗ trợ điều trị

Tầm quan trọng của dinh dưỡng hợp lý khi mang thai.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Đặc biệt, khi bị bệnh tiểu đường thai kỳ việc lựa chọn thực phẩm hợp lý là rất quan trọng. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, kết hợp tập luyện thể lực mẹ bầu hoàn toàn có thể kiểm soát được tiểu đường thai kỳ mà không cần dùng thuốc điều trị tiểu đường.

Các mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ, insulin không sản sinh đầy đủ để kiểm soát và chuyển hóa đường, khiến lượng đường trong máu tăng cao bất thường, nếu không điều trị tiểu đường kịp thời nhằm kiểm soát đường huyết ổn định có thể sẽ gặp nhiều biến chứng. Mặc dù nguy hiểm, nhưng mẹ bầu cũng không phải quá lo lắng về bệnh tiểu đường thai kỳ. Bởi có hơn 90% mẹ bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ kiểm soát được tình trạng bệnh và khỏi tiểu đường hoàn toàn sau khi sinh con.

Những thực phẩm nên ăn khi bị tiểu đường thai kỳ.

Những mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, cần hạn chế thực phẩm giàu đường và tinh bột. Bởi chúng dễ làm mất cân bằng đường trong máu do insulin không thể chuyển hóa hết lượng đường nạp vào.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ hỗ trợ điều trị

Thành phần chính tạo ra đường trong máu gồm carbonhydrates phức hợp và carbonhydrates đơn giản. Carbonhydrates đơn giản làm lượng đường trong máu tăng nhanh, mẹ bầu no nhanh và ăn nhiều hơn. Các loại thực phẩm dạng này gồm bánh ngọt, cơm, đường, nước ngọt... mẹ bầu nên hạn chế. Trong khi đó, carbonhydrates phức hợp giữ đường trong máu ở mức ổn định, do tốc độ hấp thu diễn ra chậm. Thực phẩm dạng này gồm: bánh mì đen, táo, cam, lê, đậu, bắp... mẹ bầu nên ăn.

Vì vậy, thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu nên nhiều carbonhydrates phức hợp và ít chất béo bão hòa.

Những lưu ý chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

- Bữa sáng đầy đủ: bữa sáng đủ dinh dưỡng sẽ giúp ổn định lượng đường huyết trong suốt buổi sáng. Mẹ bầu nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, trứng luộc và sữa chua.

- Tăng cường chất xơ: là thực phẩm chứa carbonhydrates thấp. Chất xơ cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện những khó chịu do hệ tiêu hóa xảy ra trong thai kỳ.

- Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày: nên chia bữa ăn trong ngày thành 5-6 bữa nhỏ. Việc này, giúp hạn chế lượng đường trong máu tăng cao bất thường, tạo điều kiện cho insulin có đủ thời gian chuyển hóa năng lượng.

- Hạn chế chất béo bão hòa: thay vào đó mẹ bầu nên sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, cá loại hạt...

- Không bỏ bữa: bởi bỏ bữa không giúp ổn định đường trong máu. Mẹ bầu nên ăn làm nhiều bữa nhỏ với lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều trong một bữa.

- Hạn chế thực phẩm nhiều đường: những loại thực phẩm này sẽ làm tăng nhanh chóng lượng đường trong máu, vì thế nên tránh xa các loại nước ngọt có ga, món chè, bánh ngọt...

Kết luận: Khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu hãy lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường nhé. Một khi đường huyết được giữ ở mức ổn định, mẹ bầu sẽ có thai kỳ an toàn, bé yêu được chào đời khỏe mạnh.

(Nguồn internet).

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

Biến chứng bệnh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm cho mẹ và bé

Mang thai là niềm hạnh phúc của tất cả các thai phụ, nhưng với chế độ ăn tẩm bổ với mong muốn thai nhi phát triển toàn diện. Nhiều thai phụ đối mặt với chứng bệnh tiểu đường thai kỳ, khi đã được xác định mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, các thai phụ cần hết sức lưu ý và sớm điều trị tiểu đường để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm xảy ra cho cả mẹ và bé.

Biến chứng bệnh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm cho mẹ và bé

Phát hiện sớm và có kế hoạch điều trị tiểu đường thai kỳ ngay, là cách tốt nhất để các thai phụ hạn chế đường trong máu, giảm thiểu rủi do và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Để đảm bảo, tốt hơn hết các mẹ bầu tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ. Điều trị tiểu đường thai kỳ không chỉ mang lại sức khỏe cho mẹ và bé mà còn giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho cả mẹ và bé.

Với các mẹ bầu được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, mà không kiểm soát tốt và giữ ổn định đường huyết sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:

- Thai quá to: tiểu đường thai kỳ khiến lượng đường trong máu của thai phụ tăng cao, lượng đường này sẽ thâm nhập vào thai nhi và kích thích tuyến tụy của thai nhi tăng tiết insulin. Mà isulin tăng là yếu tố tác động làm tăng cân, vì thế thai nhi có thể phát triển quá lớn (trọng lượng >4kg) và gây khó khăn cho quá trình sinh nở.

- Sinh non và hội chứng suy hô hấp: khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nồng độ đường trong máu tăng cao, rất có thể gây kích thích khiến thai phụ chuyển dạ sớm dẫn đến sinh non. Một số trường hợp, thai nhi phát triển quá to các bác sĩ cũng có thể phải tác động để cho thai phụ đẻ sớm. Những trẻ sinh nong thường dễ gặp hội chứng suy hô hấp và thường có sức đề kháng yếu hơn những trẻ sinh đủ tháng, cần phải chăm sóc đặc biệt hơn ngay khi ra đời.

- Đa ối: ở những thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ, thường có tình trạng quá nhiều nước ối, có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và thai nhi. Với thai nhi đa ối có thể dẫn đến thai chết lưu, sa dây rốn, vỡ ối... Với thai phụ, đa ối khiến cho thai phụ gặp nhiều khó chịu hoặc đau nhiều trước khi đẻ, khiến chuyển dạ kéo dài, gây khó sinh, nguy cơ băng huyết sau sinh...

- Sảy thai hoặc thai chết lưu: thông thường là do thai nhi bị dị tất bẩm sinh, suy hô hấp thai, người mẹ bị nhiễm toan ceton do đường huyết tăng cao.

- Hạ đường huyết: những em bé của cac thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể bị biến chứng nguy hiểm hạ đường huyết sau sinh, bởi lượng insulin trong máu của bé quá nhiều do tuyến tụy bị kích thích tăng sinh insulin. Bé bị hạ đường huyết có thể khiến bé bị co giật, khi này cho bé bú ngay lập tức hoặc truyền glucose tĩnh mạch để giúp tăng lượng đường trong máu của bé.

Biến chứng bệnh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm cho mẹ và bé

- Tăng huyết áp và tiền sản giật: những thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ thường có nguy cơ bị tăng huyết áp và tiền sản giật. Đây được coi là một biến chứng nặng đe dọa tới tính mạng của cả mẹ và bé.

Kết luận: Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ cần tuân theo sự chỉ dân của bác sĩ, nhằm phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Điều trị tiểu đường thai kỳ không chỉ mang lại sức khỏe cho thai phụ, mà còn đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi. Các thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần lưu ý thêm về chế độ ăn uống và tích cực luyện tập thể thao để hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ tốt nhất.


(Nguồn internet)

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Cảnh báo biến chứng khôn lường của bệnh tiểu đường

Tại Việt Nam theo kết luận nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, bệnh tiểu đường đang tiến triển rất nhanh. Số người tử vong do mắc tiểu đường tăng cao hơn 10 lần so với sốt rét. Vì thế bệnh tiểu đường được gọi là kẻ giết người thầm lặng, bệnh tiểu đường phát triển từ từ nhưng hậu quả gây ra cực kỳ nghiêm trọng.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Hiện nay ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong điều trị tiểu đường ở Việt Nam, nhất là việc nhận thức về bệnh còn rất hạn chế. Nên cứ 10 người được xác định mắc bệnh tiểu đường thì có tới 6 người đã bị biến chứng.
Nếu điều trị tiểu đường không sớm và kịp thời, tình trạng đường huyết tăng cao và không ổn định trong thời gian dài chính là nguyên nhân dẫn tới biến chứng xảy ra. Đường huyết tăng cao làm tích tụ cholesterol gây tổn thương các mạch máu nhỏ, làm các cơ quan trên cơ thể gặp khó khăn tiếp nhận chất dinh dưỡng. Sự lắng đọng cholesterol lâu dần khiến mạch máu sẽ bị thu hẹp lại bởi xơ vữa dẫn tới tắc nghẽn mạch, khiến máu không cung cấp dinh dưỡng nuôi các cơ quan thiết yếu như: não, tim, phổi... Hay có thể gây vỡ mạch máu. Những yếu tố này dễ dẫn tới chứng tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mù mắt, tê bì chân tay, hệ thần kinh... ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Kiểm soát tốt đường huyết và mỡ máu là cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường xảy ra. Với nền Y học hiện đại phát triển, sử dụng thảo dược trong điều trị tiểu đường đang là xu hướng mới bởi kết quả ổn định đường huyết cũng như giảm mỡ máu hữu hiệu mà thảo dược mang lại. Trong số các loại thảo dược dùng trong điều trị tiểu đường hiện nay, phải kể đến Dây thìa canh một thảo dược là khắc tinh của đường và được sử dụng từ xa xưa trong việc điều trị tiểu đường.
Ở Việt Nam cũng đã có công trình nghiên cứu khoa học chứng minh được tác dụng của thảo dược Dây thìa canh trong hỗ trợ điều trị tiểu đường.
- Dây thìa canh có tác dụng giúp hạ và giữ ổn định đường huyết, giảm trị số HbA1c nhờ các tác động: Hấp thu và chuyển hóa đường, ức chế hấp thu đường ở thành ruột khi tiêu hóa thức ăn, tăng cường sản sinh và độ nhạy của insulin, giảm giải phóng đường từ gan vào máu, tăng chuyển hóa đường từ máu vào tế bào.
- Dây thìa canh còn giúp giảm Cholesterol, giảm LDL-c, giảm Triglyceride. Hoạt chất trong dây thìa canh làm tăng bài tiết Cholesterol qua đường phân, giảm mỡ máu xấu, giảm Lipid trong máu và gan, giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa mạch máu, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, tai biến mạch máu não...
Đặc biệt theo chuẩn hóa tiêu chuẩn quốc tế cho Dây thìa canh về vùng trồng, giống, cách bảo quản... sẽ cho hàm lượng hoạt chất cao, đảm bảo hiệu quả điều trị tiểu đường cho người bệnh. Chính những công dụng tốt của Dây thìa canh chuẩn hóa mà người bệnh tiểu đường có được những hy vọng mới về giải pháp điều trị tiểu đường an toàn từ thảo dược thiên nhiên giúp hạ và ổn định đường huyết, giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Kết luận: Các biến chứng của bệnh tiểu đường xảy ra ở các cơ quan trên cơ thể là vô cùng nguy hiểm và nghiêm trọng. Vì thế, người bệnh tiểu đường cần có phương pháp điều trị tiểu đường hiệu quả, nhằm ổn định đường đường huyết giúp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của tiểu đường xảy ra.

(Nguồn Internet)

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như nào tới mẹ và con

Khi mang thai, sản phụ mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết nhằm tránh tăng lượng đường cho thai nhi, khiến thai nhi lớn hơn bình thường gây khó khi sinh nở.

Mắc tiểu đường trong thai kỳ nguy hiểm như nào tới mẹ và thai nhi

Vì thế, khi mang thai các chị em nên có chế độ ăn uống hợp lý để tránh mắc bệnh tiểu đường. Bởi khi mắc tiểu đường thai kỳ, cả người mẹ và thai nhi đều phải đối mặt với nhiều nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu được điều trị tiểu đường thai kỳ tốt và đảm bảo khoa học thì mẹ và thai nhi sinh ra sẽ có sức khỏe tốt.

Qua bài viết này, các chuyên gia đầu ngành về Nội tiết sẽ giúp các mẹ bầu hiểu hơn về bệnh tiểu đường trong thai kỳ, những nguy cơ với thai nhi và người mẹ, chế độ dinh dưỡng cho thai phụ…

Thời gian chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường thai kỳ.

Chứng bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn đường trong máu khi phụ nữ mang thai. Các chuyên gia cho biết: thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường trong thai kỳ là những thai phụ trên 35 tuổi, mang thai nhiều lần, cơ thể béo phì trước khi mang thai, trong khi mang thai tăng cân nhiều hoặc có tiền sử bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước, gia đình có người bị tiểu đường.

Những triệu chứng bị tiểu đường thai kỳ là không rõ ràng, chủ yếu được phát hiện khi thăm khám thai định kỳ. Theo chuyên gia, tăng đường máu xảy ra vào thai kỳ tuần 24-28 và biến mất khi sinh con ra.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị tiểu đường trong thai kỳ, thai phụ và thai nhi có thể gặp phải nhiều biến chứng, thậm chí người mẹ có nguy cơ bị tiểu đường thực sự sau sinh.

Nguy cơ khi mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường.

Theo chuyên gia cho biết, khi thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ không kiểm soát tốt đường huyết sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và con.

Mắc tiểu đường trong thai kỳ nguy hiểm như nào tới mẹ và thai nhi

Ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ:
- Tăng nguy cơ tiền sản giật (sản giật 4 lần).
- Dễ gây sang chấn lúc sinh do thai to như: gẫy xương, trật khớp vai…
- Dễ bị băng huyết sau sinh.
- Tăng tỉ lệ phải mổ bắt thai và những hệ lụy do phẫu thuật.
- Đa ối là tình trạng nhiều nước ối, khiến sản phụ khó chịu và đau nhiều khi đẻ. Thậm chí có thể khiến sinh non hay vỡ ối gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Ảnh hưởng tới thai nhi:
- Gia tăng tỉ lệ dị dạng thai nhi: nếu không kiểm soát tốt đường huyết, thai nhi có nguy cơ bị dị tất bẩm sinh khá cao như dị tật hệ tiết niệu, hệ thần kinh và phổ biến nhất là các bệnh tim mạch.
- Thai to hoặc kém phát triển.
- Suy hô hấp cấp do dự trưởng thành của phổi bị ảnh hưởng do insulin tăng cao.
- Rối loạn chuyển hóa như hạ canxi huyết, hạ đường huyết.
- Tỉ lệ tử vong sau sinh tăng gấp 2-5 lần.

Kết luận: Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, khi mang thai mà thai phụ mắc tiểu đường trong thai kỳ, cần phải hết sức cẩn trọng và có biện pháp điều trị tiểu đường hiệu quả, nhằm mang lại sức khỏe cho cả mẹ và con.


(Nguồn Internet)

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

Các chú ý về chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường

Các chuyên gia cho rằng cần phải điều trị tiểu đường càng sớm càng tốt, nhằm hạ và giữ ổn định đường huyết. Đây là cách tốt nhất với người bệnh tiểu đường, để họ kiểm soát tình trạng bệnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường có thể xảy ra.

Các chú ý về chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường lâu ngày, đường huyết giao động bất thường không ổn định là nguyên nhân dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra như biến chứng tim mạch, suy thận, mù lòa, loét chân... Nguy cơ cắt cụt chi do biến chứng loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường là rất cao. Vì thế, cần phải điều trị tiểu đường sớm để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, và người mắc tiểu đường cũng cần lưu ý chăm sóc bàn chần của mình thật tốt, để phòng tránh biến chứng loét bàn chân có thể xảy ra. Dưới đây là những lưu ý cho người bệnh tiểu đường, cũng như người thân trong gia đình biết để có biện pháp phòng ngừa cũng như chăm sóc bàn chân người bệnh tiểu đường tốt nhất.

1. Kiểm soát đường huyết và các bệnh lý kèm theo.

Một lối sống lành mạnh và khoa học là cách tốt nhất để kiểm soát đường huyết bản thân, không chỉ hạ đường huyết mà còn giúp hạ huyết áp và lượng choleterol xấu trong máu xuống mức bình thường. Lựa chọn này là cách hữu hiệu nhất để ngăn ngừa những biến chứng xảy ra ở bàn chân người bệnh tiểu đường cũng như những biến chứng ở các cơ quan khác. Bạn nên lập kế hoạch theo dõi đường huyết định kỳ và kiểm tra huyết áp cũng như choleterol trong máu.

2. Thường xuyên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.

Các chú ý về chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường

Ở những bệnh nhân tiểu đường, nên thường xuyên kiểm tra bàn chân mỗi ngày, dù bàn chân không có dấu hiệu nào như đau, sưng tấy... là để bảo vệ bàn chân một cách tốt nhất. Hãy luôn tạo cho mình thói quen kiểm tra kỹ lưỡng bàn chân, từ lòng bàn chân đến các kẽ ngón chân và cả những nơi khó quan sát khác để phát hiện sớm các điểm bất thường dù là nhỏ nhất.

3. Vệ sinh bàn chân mỗi ngày.

Mỗi ngày hãy rửa chân bằng nước ấm. Tránh làm khô da và không ngâm chân trong nước quá lâu. Luôn thử nhiệt độ của nước để tránh quá nóng. Luôn làm khô các kẽ chân sau khi rửa, có thể sử dụng các loại phấn, bột để giữ da khô ở các kẽ ngón chân.

4. Luôn giữ da chân mềm mại.

Nếu da chân của bạn thường hay bị khô và vảy sừng, hãy sử dụng các loại kem tạo độ ẩm để làm mềm da, nhất là vùng gót và những vùng tì đè khi đi lại. Tuy nhiên các kẽ chân nên được làm khô thay vì làm mềm, vì khi có trầy xước sẽ tạo điều kiện gây nên các vết nhiễm trùng.

5. Giữ bàn chân không bị chai và vảy sừng.

Khi phát hiện vết chai chân hay vảy sừng ở bàn chân, nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc chăm sóc. Để loại bỏ da chết ta có thể làm bớt vẩy sừng ở gót bàn chân bằng các dụng cụ chuyên dụng hay chà vào đá bọt. Không nên chà mạnh và nhiều lần để tránh gây tổn thương da. Tuyệt đối không tự ý cắt da vùng gót chân và vảy sừng hay sử dụng dao để bào vùng da dày.

6. Cắt móng chân mỗi tuần hay khi cần.

Các chú ý về chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường.

Không nên để móng chân quá dài, bởi khi móng chân dài sẽ quặp vào da gây đâu vì thể hãy cắt ngắn móng chân hàng ngày. Các móng nên được cắt tròn viền và không nên để góc cạnh. Tránh lấy khóe móng quá nhiều vì có thể làm tổn thương da.

7. Lựa chọn sử dụng giày và vớ mềm.

Tránh tình trạng đi chân trần ngay cả đi trong nhà vì bàn chân của bạn có thể giẫm phải những dị vật có thể làm tổn thương lòng bàn chân. Luôn mang vớ mềm, ít mối ráp kèm theo để tránh những vết chai da do giày, dép cọ sát lâu ngày để lại. Đế giày hay dép phải thật mềm.

8. Chăm sóc bảo vể bàn chân trước môi trường nóng hay lạnh.

Khi đi trên đường đất nóng hay bãi biển phải luôn mang giày. Có thể dùng kem chống nắng hoặc mềm da để tránh da bị cháy. Tránh xa đôi chân ra các nguồn nhiệt như: bếp, lò sưởi, nước nóng vì bạn có thể bị phỏng mà không biết. Để không bị lạnh chân khi di ngủ bạn hay mang vớ, hay khi thời tiết trở lạnh hãy luôn kiểm tra bàn chân để tránh tình trạng tê cóng.

9. Giữ lưu thông khí huyết ở chi dưới luôn thông thoáng.

Để tránh tình trạng máu không lưu thông tới bàn chân bạn hãy ngồi thẳng không nên gập gối quá lâu. Luôn cử động cẳng và bàn chân mỗi 5 phút hay nhón gót tại chỗ nhằm tăng co bóp các cơ vùng cẳng chân giúp máu lưu thông tốt hơn. Không nên mang vớ và quần quá chật.

10. Hoạt động thể chất thường xuyên.

Để có chế độ hoạt động thể chất phù hợp hãy tham khảo bác sĩ chuyên khoa trước khi tập luyện. Hãy tập luyện mỗi ngày 30 phút. Các môn thể thao có thể thực hiện được: đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội,… Tránh các hoạt động gắn sức hoặc các hoạt động làm tăng áp lực tì đè lên bàn chân: chạy, nhảy… Phải luôn khởi động làm nóng trước khi thực hiện các bài tập luyện. Mang giày thể thao phù hợp.

11. Kết nối với các bác sĩ gia đình.

Đôi khi hoạt động thể chất có thể khiến bàn chân của bạn bị tổn thương nặng, trước khi tập luyện hãy hỏi ý kiến chuyên gia. Khi có các dấu hiệu bất thường ở bàn chân hãy thăm khám ngay và kiểm tra cảm giác của bàn chân. Cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe và cách tự chăm sóc bàn chân tại nhà để nhận được lời khuyên.

12. Hãy chủ động thực hiện sớm.

Hãy tự chăm sóc bàn chân của bạn ngay từ bây giờ dù chưa có biểu hiện gì. Lập kế hoạch chăm sóc bàn chân cụ thể. Để việc chăm sóc bàn chân tốt hãy chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết.

Kết luận: thực hiện tốt các bước chăm sóc bàn chân kể trên, là biện pháp hữu ích phòng ngừa những bệnh lý bàn chân xảy ra ở người bệnh tiểu đường.

Xem thêm:

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Biểu hiện nhận biết tiểu đường theo từng dạng bệnh

Có thể nhận thấy dấu hiệu ở người bị tiểu đường, qua một số yếu tố như thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều, đói và sụt cân... Tuy nhiên, ở tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 lại có biểu hiện là khác nhau và mức độ khác nhau.

Biểu hiện nhận biết bệnh tiểu đường theo từng dạng

Vậy các triệu chứng nào nhận biết mắc bệnh tiểu đường? Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về triệu chứng của bệnh tiểu đường, qua đó giúp chúng ta nhận biết được nguy cơ mắc bệnh tùy theo triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1 hay bệnh tiểu đường type 2.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường type 1.

Người mắc bệnh tiểu đường type 1 thường có các dấu hiệu giúp nhận biết dưới đây:
- Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.
- Luôn cảm thấy khát nước quá mức so với bình thường.
- Thường xuyên đi tiểu nhiều vào ban đêm.
- Thường đói nhanh và cảm giác đói quằn quại.
- Giảm cân đột ngột mà không rõ lý do

Biểu hiện nhận biết bệnh tiểu đường type 2.

Bệnh tiểu đường type 2 là thể bệnh khá nghiêm trọng. Các dấu hiệu ban đầu của bệnh thường khó nhận biết và phân biệt được. Đa số người bị tiểu đường chỉ nhận biết được bệnh khi thăm khám y tế định kỳ hoặc khi bệnh đã có những biến chứng xảy ra. Người bị bệnh tiểu đường type 2 cũng có những triệu chứng tương tự với bệnh tiểu đường type 1 như cơ thể mệt mỏi do cơ thể không có khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng và phải sử dụng năng lượng lấy từ mô mỡ. Người bệnh bị sụt cân nhanh mà không biết lý do. Ngoài ra, bệnh tiểu đường type 2 có những biểu hiện đặc trưng sau:

Biểu hiện nhận biết tiểu đường theo từng dạng bệnh

- Ăn nhiều mà nhanh đói: biểu hiện đặc trưng của bệnh tiểu đường type 2 do lượng insulin trong cơ thể cao khiến có cảm giác mau đói.
- Vết thương lâu lành: do nồng độ đường huyết cao khiến bạch cầu hoạt động không hiệu quả làm giảm đi khả năng tự bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn, virut gây hại.
- Nhiễm trùng: do hệ thống miễn dịch bị suy giảm chức năng bởi bệnh tiểu đường khiến cho cơ thể dễ bị virut, nấm xâm nhập gây tổn thương da.
- Rối loạn sinh lý: biểu hiện qua các chứng bệnh ở cả nam và nữ như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, giảm ham muốn sinh lý,…
- Giảm thị lực, mắt nhìn mờ...

Kết luận:

Tiểu đường đang là một bệnh nguy hiểm và xảy ra phổ biến hiện nay. Nếu điều trị tiểu đường không được tiến hành sớm và kịp thời, bệnh gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, đời sống sinh hoạt và đe dọa cả tính mạng người bệnh. Vì vậy, từ những biểu hiện trên, chúng ta cần sớm tìm biện pháp điều trị tiểu đường để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng nêu trên hay tới gặp bác sỹ để được kiểm tra, chẩn đoán và có biện pháp điều trị tiểu đường tốt nhất nếu được xác định mắc bệnh.

(Nguồn internet)

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Bệnh tiểu đường và các nguyên nhân gây bệnh

Rối loạn chuyển hóa đường trong máu khiến lượng đường trong máu cao là triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường). Bệnh tiểu đường là chứng bệnh mạn tính đang rất phổ biến hiện nay, bệnh ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Đây cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh hệ tim mạch, cao huyết áp, suy thận, mù lòa...

Bệnh tiểu đường và các nguyên nhân gây bệnh

Để kiềm chế và khắc phục tình trạng của bệnh tiểu đường, chúng ta cần phải nắm bắt được các nguyên nhân của bệnh để có cách phòng ngừa và điều trị tiểu đường kịp thời hiệu quả. Cần kết hợp với nhiều yếu tố trong đời sống để quá trình điều trị tiểu đường đạt hiệu quả như chế độ ăn uống, tập luyện thể thao...

Bệnh nhân bị tiểu đường thường ở 2 dạng chính là tiểu đường type1 và tiểu đường type2. Nguyên nhân gây bệnh là khác nhau ở mỗi dạng tiểu đường. Dưới đây là các nguyên nhân được xác định là yếu tố gây bệnh tiểu đường mà chúng ta cần lưu ý để sớm điều trị tiểu đường kịp thời cũng như phòng tránh nó.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1.

Tiểu đường type 1 là bệnh phụ thuộc vào insulin, nguyên nhân là do cơ thể không tự sản sinh ra được insulin bởi tuyến tụy bị tấn công và phá hủy. Bệnh tiểu đường type 1 thường xảy ra ở trẻ nhỏ và người dưới 30 tuổi. Một số nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1 được xác định gồm:

– Do di truyền: đây là một yếu tố gây bệnh tiểu đường type 1. Khi trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường thì tỉ lệ con cái sinh ra có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khá cao. Tuy nhiên, đây không hẳn là yếu tố chính khiến các tế bào sinh ra insulin bị phá hủy.
– Do hệ miễn dịch: tế bào beta sản sinh insulin bị phá hủy khi hệ miễn dịch cơ thể bị suy giảm. Từ đó khiến cho tuyến tụy bị suy giảm và mất dần khả năng sản xuất insulin ổn định trong cơ thể.
– Do yếu tố môi trường: một số yếu tố từ môi trường, thực phẩm, chế độ ăn uống, nhiễm khuẩn khiến cơ thể suy giảm hệ miễn dịch cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường type 1.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2.

Bệnh tiểu đường và các nguyên nhân gây bệnh

Tiểu đường type 2 là bệnh không phụ thuộc insulin. Bệnh tiến triển rất phức tạp và gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Những người mắc bệnh tiểu đường type 2 thường ở độ tuổi trên 40. Tuy nhiên, hiện bệnh đang có xu hướng trẻ hóa mà nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 gồm có:

– Di truyền: cũng như tiểu đường type 1, gen di truyền có vai trò phát triển bệnh tiểu đường type 2 khiến giảm khả năng sản sinh insulin của tuyến tụy.
– Béo phì: là nguyên nhân chính và chủ yếu phát triểu bệnh tiểu đường type 2, lượng calo dư thừa nhiều trong cơ thế khiến tăng cao nguy cơ kháng insulin trong cơ thể.
- Lười vận động: tác động tới tuyến tụy và làm tăng sức ép lên tuyến tụy phải sản xuất insulin, tình trạng kéo dài tuyến tụy sẽ dần suy yếu và mất đi khả năng sản sinh insulin (một hormone chuyển hóa đường trong máu) dẫn tới phát triển bệnh tiểu đường.

Kết luận: Tiểu đường là chứng bệnh mạn tính, do sự rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu. Bệnh có nhiều nguyên nhân gây nên, vì thế để điều trị tiểu đường kịp thời và có hiệu quả, chúng ta cần phải nắm được các nguyên nhân gây bệnh ở trên.

Xem thêm: 

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

Người mắc tiểu đường và các đồ uống lành mạnh

Việc chọn lựa đồ uống cũng quan trọng không kém việc chọn lựa thức ăn trong quá trình điều trị tiểu đường. Đồ uống có thể chứa lượng đường và carbohydrat cần được tính vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Vậy người bệnh tiểu đường nên chọn loại đồ uống nào phù hợp? Các loại đồ uống này có tác dụng như nào với người mắc bệnh tiểu đường? Bài viết này sẽ giúp chúng ta tham khảo và tìm hiểu về một số loại thức uống được cho là tốt với người mắc bệnh tiểu đường, hỗ trợ tốt quá trình điều trị tiểu đường. Dưới đây là một số loại đồ uống mà người mắc bệnh tiểu đường sử dụng.
Sữa ít béo.
Các loại vitamin và muối khoáng cùng nguồn protein có trong sữa ít béo hay sữa gầy. Tuy nhiên, cần chú ý lượng calo và carbohydrate có nhiều trong sữa, vì thế cần đảm bảo không vượt quá khẩu phần carbohydrat và calo qui định hàng ngày. Với người bệnh tiểu đường bị dị ứng với thành phần lactose trong sữa thì nên thay thế bằng sữa gạo và sữa hạnh nhân hay sữa đậu nành.
Nước trái cây.
Nếu muốn dùng một ly trái cây cho ngày mới, cần đảm bảo rằng đó là nước trái cây nguyên chất 100% không đường. Một lợi ích nữa của nước trái cây chính là chất xơ. Lượng carbohydrate trong nước trái cây khá cao vì thế cần chú ý đến lượng uống. 120ml nước trái cây (khoảng nửa cốc) sẽ có chừng 15g carbohydrat.
Một cách khác là thử những loại nước ép rau . Chúng thường chứa ít carbohydrat hơn (khoảng 10g cho một cốc 240ml) so với nước ép trái cây. Nhờ đó bạn có thể uống nhiều hơn.
Nước hương vị tự nhiên.
Hãy thêm dưa chuột, dâu tây, gừng tươi hoặc bạc hà vào nước để tăng thêm hương vị. Nước có vai trò sống còn đối với cơ thể, và hoàn toàn không có đường. Các chuyên gia khuyên mỗi ngày cần uống ít nhất 8 cốc nước, mỗi cốc 240ml.
Nước khoáng.
Nếu bạn không muốn tăng lượng đường và calo mà vẫn muốn tận hưởng cảm giác như uống nước có ga hãy dùng nước khoáng thiên nhiên. Để tránh bị tăng lượng muối hãy sử dụng loại nước khoáng ít muối. Một lựa chọn khác đó là nước sủi bọt. Nếu muốn tìm thứ đồ uống thú vị hơn, có thể pha ít nước trái cây vào nước khoáng hoặc nước sủi bọt. Đừng quên tính lượng carbohydrat này vào khẩu phần trong ngày.
Sinh tố.
Chọn những loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp như các loại quả mọng. Xay nhuyễn với sữa gầy hoặc sữa chua không đường là bạn đã có một thứ đồ uống sánh đặc, cung cấp protein và can xi. Rắc thêm ít hạt lanh để bổ sung chất xơ cho thứ đồ uống này.
Trà.
Chất polyphenol có nhiều trong các loại trà nhất là trà xanh và trà đen, có thể giúp bảo vệ chống viêm và các chất gây ung thư. Trà xanh cũng giúp giảm huyết áp và giảm nguy cơ bệnh tim, là những bệnh mà người bị tiểu đường có nguy cơ mắc cao. Các polyphenol trong trà xanh cũng đóng vai trò điều hòa đường huyết trong cơ thể. Tuy nhiên việc thêm sữa hoặc mật ong có thể đưa thêm đường, vì thế cần tiết chế.
Nước ép cà chua
Nước ép cà chua là một thứ đồ uống tươi mát và tốt cho sức khỏe. Cà chua chứa lycopene, một chất mà nghiên cứu đã cho thấy là giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch và một số loại ung thư. Chất này thậm chí còn giúp cho quá trình kết tập tiểu cầu, nhờ đó làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch ở người bị tiểu đường týp 2.
Kết luận: Trên đây là một số đồ uống có lợi cho người bị tiểu đường, không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp ổn định đường huyết, một trong những cách hỗ trợ quá trình điều trị tiểu đường hiệu quả. Các bạn tham khảo và áp dụng nhé.

(Nguồn internet)

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Trà xanh giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường

Chất polyphenol có rất nhiều trong các loại trà như trà xanh, trà đen, trà Ô long. Chất này được kiểm chứng giúp tăng hoạt động của insulin trong cơ thể, chính nhờ công dụng này mà trà (nhất là trà xanh) được cho là giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường rất hiệu quả, nhất là với người mắc bệnh tiểu đường type 2.
Vậy lợi ích cửa trà xanh với người bệnh như nào? Những tác dụng của trà xanh với bệnh tiểu đường như nào? Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về lợi ích cũng như tác dụng của trà xanh hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả và giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Lợi ích của trà xanh với bệnh tiểu đường.
Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu và cho thấy kết quả, trà xanh có nhiều lợi ích với người mắc bệnh tiểu đường. Nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 giảm 40% nếu thường xuyên dùng trà xanh, tuy nhiên trà xanh không phải là phương thuốc đặc trị tiểu đường mà chỉ là một thức uống tốt có tác dụng hỗ trợ kiềm chế tiểu đường và hỗ trợ tốt quá trình điều trị tiểu đường. Dưới đây là một số lợi ích của trà xanh cho người tiểu đường.
- Tăng cường độ nhạy hoạt động của insulin.
- Giúp ổn định huyết áp khỏe mạnh.
- Giúp ngăn chặn hình thành cục máu đông.
- Giảm thiểu các nguy cơ bệnh tim mạch.
- Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
- Giảm tránh các nguy cơ mắc ung thư.
Tác dụng của trà xanh với bệnh tiểu đường.
Trà xanh có thể ức chế các enzyme tiêu hóa tinh bột, làm chậm sự chuyển hóa đường có trong tinh bột vào máu. Dưới đây là một số tác dụng của trà xanh với bệnh tiểu đường, chúng ta cùng tìm hiểu về nó.
- Ngăn chặn sự trao đổi chất và hấp thu chất béo: cảm giác no lâu hơn khi uống trà xanh, khả năng di chuyển của thức ăn giảm đi vì cơ dạ dày và ruột được thư giãn dẫn đến chậm hấp thu calo. Trà xanh giúp ngăn chặn sự trao đổi chất và giảm hấp thu chất béo không tốt vào cơ thể.
- Giúp chuyển hóa chất béo: nâng cao tỉ lệ chuyển hóa chất beo. Trà xanh chứa cafein nhưng thấp hơn cafe, nên tăng hoạt động chuyển hóa chất béo có chức năng như gan khi có sự hiện diện của insulin.
- Giảm nhu cầu insulin trong cơ thể: nồng độ insulin ở người mắc tiểu đường thường cao hơn, dẫn tới chất béo tích lũy nhanh hơn. Trong khi cơ thể không thể chuyển hóa axit amin và chất béo thành nguồn năng lượng khi thiếu hụt insulin. Trà xanh lại có thể cung cấp đường cho các tế bào, qua đó giảm nhu cầu về insulin trong cơ thể.
- Giàu chất chống oxy hóa: sự mất cân bằng nội tiết tốt nên người bệnh tiểu đường thường bị cao huyết áp và rối loạn thần kinh. Chất polyphenol có trong trà xanh là chất chống oxy hóa cao, làm các gốc tự do không phản ứng với cholesterol trong máu hình thành các mảng xơ vữa gây đau tim và đột quỵ. Vì thế trà xanh có khả năng kích thích sự trao đổi chất, tăng cường miễn dịch, cung cấp năng lượng và máu cho não bộ. Vì vậy trà xanh được công nhận có tính kích thích mà vẫn giúp cơ thể thư giãn.
Kết luận: Tinh chất polyphenol có trong trà xanh là một chất chống oxy hóa cao, giúp cơ thể chống lại các viêm nhiễm và nguy cơ ung thư. Các tinh chất có trong trà xanh có thể giúp ngăn ngừa tiểu đường type 2 cũng như các bệnh ung thư khác.

(Nguồn internet)

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Phòng và điều trị biến chứng ở thận do bệnh tiểu đường

Điều trị tiểu đường nếu không được tiến hành sớm và tích cực để bệnh lâu ngày sẽ sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó phải kể đến biến chứng trên cơ quan thận do bệnh tiểu đường. Việc điều trị tiểu đường không tốt làm cho đường huyết tăng cao bất thường và kéo dài sẽ gây tổn hại tới hệ thống lọc của thận, lâu ngày chức năng của thận bị suy giảm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.
Vậy phải làm sao để nhận biết được các triệu chứng bệnh lý ở thận do biến chứng tiểu đường? Làm sao để phòng ngừa và điều trị bệnh lý ở thận do biến chứng tiểu đường? Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu thông tin về bệnh lý ở thận do biến chứng bệnh tiểu đường gây ra.
Triệu chứng bệnh lý ở thận do biến chứng tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng ở thận thường không có triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn đầu, tuy nhiên khi có các triệu chứng xuất hiện như phù, buồn nôn và nôn, ngứa da... là lúc bệnh lý ở thận đã vào giai đoạn cuối. Vì thế, người bệnh tiểu đường nên đi khám và làm các sét nghiệm sớm nhằm phát hiện các tổn thương ở thận do bệnh tiểu đường, từ đó mới có được phương pháp điều trị tổn thương và làm chậm sự phát triển của bệnh. Biến chứng ở thận do bệnh tiểu đường được coi là biến chứng nguy hiểm nhất, là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận mạn tính và suy thận. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh ở thận do biến chứng tiểu đường.
- Nước tiểu bất thường: có bọt hoặc bong bóng, lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường…
- Phù nề: chức năng lọc cầu thận suy giảm gây ứ nước và muối trong cơ thể, khi này người bệnh bị phù toàn thân từ mí mắt xuống bàn chân, da trắng nhat.
- Thiếu máu: người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thiếu tập trung... tất cả đề do thận không sản sinh đủ hormone tạo hòng cầu.
- Ngứa ở da: chức năng của thận suy giảm không bài tiết được hết chất độc thải trong máu, khiến chất thải tích tụ trong máu với nồng độ cao gây nên ngứa da.
- Mất cảm giác ngon miệng
- Buồn nôn và nôn: do sự tích tụ quá nhiều các chất thải trong máu gây nên.
- Khó thở: do ứ dịch tại phổi hoặc thiếu máu.
Phòng ngừa và điều trị bệnh lý thận do biến chứng tiểu đường.
Để phòng ngừa các biến chứng do tiểu đường sinh ra nói chung cũng như biến chứng ở thận nói riêng, việc quan trọng là phải kiểm soát tốt đường huyết bản thân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh khác. Khi kiểm soát tốt đường huyết có thể giúp giảm 1/3 nguy cơ xuất hiện protein niệu và 1/2 nguy cơ phát triển thành protein niệ đại.
Một khi biến chứng ở thận do tiểu đường xuất hiện các triệu chứng, nên có kế hoạch điều trị tích cực cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để phòng ngừa biến chứng ở thận nặng lên.
- Kiểm soát đường huyết: người bệnh tiểu đường cần chú ý giữ ổn định đường huyết ở mức an toàn cho phép.
- Kiểm soát huyết áp: thực hiện điều chỉnh và giữ ổn định huyết áp =< 120/80 mmHg, để giữ huyết áp ổn định người bệnh tiểu đường cần giảm cân, ăn nhạt, bỏ rượu bia, thuốc lá và chăm chỉ tập luyện thể thao.
- Chế độ ăn hợp lý: giảm lượng đạm để thận không quá tải và không mất protein qua thận, người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn giới hạn protein. Vì khi một lượng protein mất đi, lại có sự rối loạn chuyển hóa sẽ làm tăng sự phân giải protein. Vậy nên, cần phải bổ sung protein để ngăn ngừa thiếu hút protein.
Kết luận: Khi người mắc bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng thận ở giai đoạn cuối, khi này thận gần như mất toàn chứng năng lọc, người bệnh phải được điều trị bằng phương pháp lọc máu mới duy trì được tính mạng.

(Nguồn internet)