Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Tăng Gấp Hai Lần Nguy Cơ Ung Thư Ở Phụ Nữ Bị Bệnh Tiểu Đường

Theo thông tin từ một tạp trí uy tín hàng đầu về y tế sức khỏe cho biết, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể phải gấp 2 lần nguy cơ ung thư bộ phận sinh sản và các bệnh ung thư khác.
Phụ nữ mắc tiểu đường tuýp 2 tăng gấp 2 lần nguy cơ mắc các bệnh ung thư (minh họa)
Qua tìm hiểu từ các nhà khoa học ở Đại học của Israel tiến hành nghiên cứu cho hay, bệnh đái tháo đường tuýp 2 ở người lớn sản sinh ra các hoocmon tương tự insulin, các hoocmon này tồn tại trong cơ thể con người. Các hoocmon này có hiệu ứng tốt giảm tỉ lệ ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới nhưng lại là nguy cơ xấu đối với nữ giới.
Theo kết quả nghiên cứu và xem xét hồ sơ y tế của hơn 16500 người mắc bệnh tiểu đường, các bác sĩ và cộng sự của mình đã chia thành 2 nhóm riêng biệt giữa nam và nữ, từ đó xác định nguy cơ ung thư tương đối của từng nhóm. Khi tiến hành xem xét vào năm 2000, không có bệnh nhân đái tháo đường nào mắc ung thư. Sau 8 năm trì hoãn và theo dõi sát sao, các nhà nghiên cứu phát hiện có tới hơn 1630 trường hợp mắc ung thư khác nhau ở những người bị đái tháo đường.
Theo tiến sỹ Chodick cho biết, qua tìm hiểu bệnh tiểu đường tuýp 2 ở nam giới cho thấy hình như có hiệu ứng đề phòng đối với các điều kiện như ung thư tuyến tiền liệt, giảm 47% yếu tố tiềm tàng các bệnh ung thư khác có liên hệ với hoocmon tương tự insulin.
Nhưng ở nữ giới mắc đái tháo đường tuýp 2, có sự kết hợp giữa đái tháo đường và các hoocmon ở phụ nữ làm tăng nguy cơ tiềm tàng và làm cho một số bộ phận như cổ tử cung và buồng chứng dễ bị bệnh ung thư. Tuy vậy, theo tiến sỹ Chodick cho biết phụ nữ cũng không nên quá lo âu về điều này, vì dù rằng các căn bệnh ung thư buồng trứng và cổ tử cung là nguy hại nhưng tổng thể ở phụ nữ vẫn là thấp.
Theo một nghiên cứu khác của trường Đại học ở Thụy Điển theo dõi trên 64500 hồ sơ y tế ở độ tuổi 40-50-60 cho thấy có sự kết hợp giữa lượng đường huyết tăng cao với bệnh ung thư tụy, da, tử cung và đường tiết niệu ở phụ nữ. Ngoài ra nó còn có nguy cơ cao dẫn tới bệnh ung thư vú ở những phụ nữ dưới 49 tuổi.
Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 phát sinh do cơ thể mất khả sử dụng insulin để duy trì đường huyết ở mức bình thường. Vì vậy, ở những bệnh nhân đái tháo đường lượng đường huyết luôn cao hơn mức bình thường.
Ở hầu hết các bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 đều có số cân nặng lớn hơn mức trung bình hay nói đúng hơn là hơi mập. Điều này không hề tốt, vì mập béo có thể cản trở tính xúc tác của insulin và làm cho các tế bào không thể nhận đường được. Vì lý do này nên lượng đường trong máu càng ngày càng cao hơn. Theo Hiệp hội tiểu đường của Mỹ, căn bệnh này ảnh hưởng đến hơn 10% phụ nữ ở Mỹ từ độ tuổi 20 trở thành
=> Bonidiabet thực phẩm chức năng giúp ổn định đường huyết, giảm nguy cơ gặp phải biến chứng

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Những Ảnh Hưởng Trầm Trọng Do Bé Lười Ăn Bố Mẹ Nên Biết

Ở những trẻ biếng ăn lâu ngày thường hay gặp phải tình trạng thiếu dưỡng chất kèm theo nhiều loại bệnh tiềm ẩn khác mà cha mẹ không hề hay biết. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Biếng ăn khiến trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân (minh họa)
1.Trẻ biếng ăn thường bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng ở bé biếng ăn lâu ngày là hệ quả tất yếu sảy ra. Trẻ biếng ăn cơ thể kém hấp thụ dưỡng chất từ thực phẩm, từ đó cơ thể không được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển dẫn tới bị suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng có 3 cấp độ sau:
Suy dinh dưỡng độ I: bé có cân nặng chỉ đạt 70-80% trọng lượng mức bình thường.
Suy dinh dưỡng độ II: Bé chỉ đạt cân nặng từ 60-70% trọng lượng mức bình thường.
Suy dinh dưỡng độ III: Cân nặng của trẻ chỉ đạt 60% trọng lượng mức bình thường.
Cha mẹ có con biếng ăn có thể nhận biết tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ qua chiều cao, cân nặng và một vài biểu hiện bên ngoài như:
- Trẻ chậm tăng cân và chiều cao trong 2-3 tháng.
- Trẻ mọc răng chậm.
- Trẻ chậm biết đi.
- Trẻ thường xuyên dụng tóc vành khăn.
- Trẻ có nước da xanh, cơ nhão dần.
- Trẻ thường xuyên bị các bệnh nhiễm trùng.
2. Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch
Trường hợp các trẻ biếng ăn, thì việc hấp thu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể trở nên mất cân bằng và khó khăn hơn. Khi cơ thể bé thiếu chất, hệ miễn dịch của trẻ cũng bị suy yếu, sức đề kháng giảm sút, trẻ hay ốm hơn nhất là mắc các bệnh truyền nhiễm.
Dấu hiệu thường thấy ở trẻ có hệ miễn dịch yếu kém như:
- Trẻ có làn da thô ráp, hay bị cảm lạnh.
- Trẻ Mắt khô, tóc khô, dễ gãy rụng.
- Trẻ hay bị ngứa da và thường dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh mạn tính.
3. Ảnh hưởng đến tư duy, trí tuệ của trẻ
Trẻ biếng ăn thường có dấu hiệu mệt mỏi, trẻ khó tập trung và tư duy chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ thiếu chất dinh dưỡng dẫn tới ảnh hưởng đến khả năng tư duy trí tuệ của trẻ.
=> Bonikiddy giúp trẻ hết biếng ăn, tăng cường miễn dịch mẹ nhé.
4. Ảnh hưởng đến tâm sinh lý và tính cách
Ở các bé biếng ăn, thiếu dưỡng chất và năng lượng cần thiết cho các hoạt động nên thường hay cảm thấy mệt mỏi. Tình trạng mệt mỏi khiến trẻ lười vận động và thường hay ủ rũ. Vì vậy, bé làm việc gì cũng chậm chạp, không nhanh nhẹn và hoạt bát như các trẻ cùng độ tuổi. Từ đó trẻ không muốn chơi với ai, trẻ không được khám phá môi trường xung quanh. Khi thấy trẻ biếng ăn do tâm sinh lý bố mẹ cần phải có biện pháp khắc phục ngay, tránh để bé biếng ăn ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của trẻ về sau.
Qua những tìm hiểu nêu trên, cha mẹ biết rằng bé biếng ăn lâu ngày ảnh hưởng khá lớn tới sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần có biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn của trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Các Hệ Lụy Nguy Hiểm Xảy Ra Do Thiểu Năng Tuần Hoàn Não

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là trạng thái xảy ra khi não bộ không được cung cấp múa đầy đủ, gây nên những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng và nguy hại đến hệ thần kinh trung ương cũng như đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.
Tác nghẽn mạch máu làm mạch máu vỡ gây xuất huyết não (minh họa)
Một số dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh
Đau đầu: Vùng đầu đau thường được nhận định rõ ở khu vực chẩm, vai, gấy đi kèm bệnh nhân còn có những triệu chứng khác như chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, thị lục suy giảm, ù tai…
Rối loạn giấc ngủ: kết quả thống kê cho thấy có hơn 80% hiện tượng mất ngủ do chứng thiếu máu não gây ra. Người bệnh mắc phải những rối loạn ở giấc ngủ như mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ hay giật mình, thức dậy lúc nửa đêm và rất khó ngủ lại, ngủ hay mê sảng…
Suy giảm trí nhớ: có nhiều bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não có triệu chứng mất trí nhớ tạm thời, không nhớ được những người xung quanh cũng như không nhớ được những việc đã làm dù mới vừa làm xong.
Vậy bệnh thiểu năng tuần hoàn não nguy hiểm ra sao?
Thiểu năng tuần hoàn não suy giảm theo đó là lượng oxy và glucose cung cấp cho não cũng bị thiếu hụt, khi này sẽ gây ra những vấn đề liên quan tới hệ thần kinh trung ương. Dưới đây là một số ảnh hưởng nghiêm trọng mà thiểu năng tuần hoàn não gây ra, chúng ta cùng tìm hiểu:
Đột quỵ: hiện tượng này xảy ra khi có một khối máu đông được hình thành trong mạch máu não làm tắc nghẽn, các tế bào não khi không nhận được lượng máu đưa đến có thể sẽ bị chết đi. Khu vực não bộ có các mô tế bào bị chết sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cũng như chức năng của cơ thể. Có nhiều bệnh nhân khi bị đột quỵ đã mất hoàn toàn khả năng nhận thức, giao tiếp cũng như đi lại. Nếu mức độ đột quỵ nhé và sớm phát hiện, được chữa trị kịp thời người bệnh có khả năng khôi phục lại chứ năng khá lớn. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân phải sống chung với những biến chứng sau tai biến mạch máu não cả đời. Nguy hiểm hơn có nhiều bệnh nhân tử vong ngay khi gặp phải biến chứng đột quỵ.
Xuất huyết bên trong não bộ: khi có vấn đề về lưu thông máu thì chảy máu khoang sọ, xuất huyết não cũng sẽ diễn ra. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do mạch máu não bị vỡ, xuất huyết não khoang sọ não sẽ bị chèn ép gây ra chứng mất ý thức cũng như ảnh hưởng đến chức năng khác của não bộ. Nguy hiểm hơn nữa người bệnh bị chứng chảy máu não khoang sọ không được cấp cứu kịp thời đã tử vong ngay lập tức.
Thiếu oxy lên não: gây ra thiếu dưỡng khí lên não. Nguyên nhân có thể do có tiền sử thiếu máu não hay mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Bệnh nhân mắc chứng bệnh này, dễ rơi vào tình trạng hôn mê và nguy hiểm hơn có thể dẫn tới tử vong khi không được phát hiện sớm.
Não sưng phù: Sự gia tăng nước trong hộp sọ sẽ dẫn đến hiện tượng não bộ bị sưng phù và gây áp lực lên não. Nếu hiện tượng này không được điều trị sớm thì sẽ gây tổn thương cấu trúc của não bộ.
Trước những nguy hại của chứng bệnh thiểu năng tuần hoàn não trên các bác sỹ khuyến cáo bệnh nhân nên đi khám khi có những triệu chứng đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, trí nhớ suy giảm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
=> Biến chứng bệnh tiểu đường bạn nên biết

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Phòng Ngừa Bệnh Tiểu Đường Từ Thức Ăn Hàng Ngày

Trong xã hội hiện nay bệnh tiểu đường là căn bệnh hay gặp, bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời, lâu ngày sẽ sinh ra nhiều biến chứng nguy kịch dẫn tới tử vong. Hiện tại bệnh tiểu đường chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, mà chỉ có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Ngoài việc sử dụng thuốc, chế độ tập luyện hợp lý, người mắc bệnh đái đường còn cần chú ý đặc biệt đến chế độ ăn uống.
Thực phẩm hàng ngày có vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường(minh họa)
Việc ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường ngoài dùng thuốc và tập thể thao, thì các thực phẩm hàng ngày cũng trợ giúp rất tốt trong việc phòng chữa bệnh. Sau đây là một số loại thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên thường xuyên dùng.
Trà xanh
Kết quả nghiên cứu cho thấy trà xanh giúp điều hòa lượng đường trong máu, vì vậy có thể ngăn ngừa hay làm giảm bệnh tiểu đường. Thường xuyên uống trà xanh sẽ giúp đốt cháy mỡ trong cơ thể rất hiệu quả.
Trà xanh còn có tác dụng tiêu đốt mỡ bụng. Nghiên cứu của một trường đại học cho biết EGCG trong trà xanh kích thích các gen đốt cháy mỡ bụng và tăng tốc độ giảm cân tới 75%. Vì vậy, trà xanh rất tốt nhất là với người béo phì, giúp giảm cân phòng bệnh tiểu đường hiệu quả.
Nước giấm
Nước giấm có tác dụng điều hòa lượng đường huyết giúp phòng ngừa đái tháo đường. Trước mỗi bữa ăn, uống 2 thìa giấm sẽ giúp giảm lượng đường trong máu người bệnh tiểu đường tới 25%. Đặc biệt giấm táo giảm tới 30% lượng đường trong máu.
Ngoài ra, trong giấm có chứa các vitamin, axit amin và axit hữu cơ, canxi và kali giúp điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như đột quỵ, tai biến mạch máu não
Bột quế
Kết quả từ nhiều nghiên cứu cho thấy bột quế giúp cải thiện mức độ nhạy cảm insulin và giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Khi mức insulin được cải thiện kéo theo cân nặng và bệnh tim mạch sẽ được kiểm soát. Mỗi ngày sử dụng ¼ thìa bột quê giúp tăng phản xạ insulin, giảm viêm sưng ở phụ nữ, giảm lượng đường trong cơ thể người bệnh.
Táo tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng táo là thực phẩm giúp phòng tránh bệnh tiểu đường rất hiệu quả, thực phẩm này có chứa nhiều quercetin. Cà chua, dâu tây và cá loại rau lá xanh cũng chứa nhiều quercetin giúp giảm mắc bệnh tiểu đường.
Tỏi
Tỏi được coi là thực phẩm lành và tốt trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường. Tỏi giúp hạ thấp lượng đường và tăng insulin trong máu. Thường xuyên ăn tỏi trảnh bệnh tiểu đường, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều tỏi vì dễ sinh bệnh khác.
=> Bonidiabet giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường bạn biết chưa.
Cam
Cam là nguồn thực phẩm giúp hạn chế mắc tiểu đường vì cam có chứa nhiều vitamin C và các chất chống ôxy hoá, nên bệnh nhân tiểu đường có thể dùng cam để ăn vặt hàng ngày và thường xuyên.
Những thực phẩm trên đây không chỉ giúp bạn ngăn ngừa hiệu quả bệnh tiểu đường mà đối với những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể sử dụng các loại thực phẩm này để hỗ trợ trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Ngăn ngừa sự phát triển của bệnh một cách hiệu quả nhất.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Đối Phó Với Tình Trạng Bé Hay Ốm Bố Mẹ Nên Biết

Tình trạng bé hay ốm vặt, là nỗi lo của rất nhiều các bậc bố mẹ có trẻ nhỏ. Hãy tham khảo các cách đơn giản sau đây để chăm sóc con tại nhà và giúp con mau chóng vượt qua những triệu chứng khó chịu khi ốm:
Trẻ hay ốm nỗi lo của không ít cha mẹ có con nhỏ (minh họa)
Uống nhiều chất lỏng
Cha mẹ không thể chữa cảm lạnh hay cảm cúm cho bé nhưng có thể chữa trị các triệu chứng của bệnh. Điều cơ bản giúp trẻ mau khỏe là nghỉ ngơi và dung nạp nhiều chất lỏng. Bố mẹ hãy cho bé uống nhiều nước, sữa tươi hay sữa công thức để cung cấp đủ nước cho bé.
Nghỉ ngơi thật nhiều
Trẻ mau chóng hồi phục khi được nghỉ ngơi. Vì thế, cha mẹ hãy cho trẻ nghỉ học và tránh đến những nơi đông người nhất là khi bé sốt. Bé có thể trở lại trường và hoạt động bình thường khi hết sốt và cảm thấy khỏe.
Xoa dịu tình trạng đau họng
Việc làm dịu cổ họng đau rát của bé, cha mẹ hãy nghĩ tới giải pháp nóng và lạnh. Với sinh tố, đồ uống lạnh và kem sẽ làm tê cổ họng trong khi một chút súp ấm hay tách trà sẽ làm dịu cổ họng. Với các bé lớn có thể sẽ thấy khá hơn khi súc rửa miệng với nước muối ấm.
Chữa ngạt mũi, chảy nước mũi
Trường hợp con bị chảy nước mũi, cha mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi. Nhỏ nước ấm hay nước muối vào lỗ mũi trước khi hút ra ngoài. Để bé dễ thở hãy nâng cao đầu bé lên một chút. Giúp bé dễ thở hơn có thể cần đến trợ giúp từ máy tạo hơi nước.
Giảm sốt
Trẻ sốt nhẹ có thể không gây hại nhưng khiến bé khó chịu, nên mặc đồ thoáng và mỏng cho bé, phòng bé cũng phải thoángnmát. Cha mẹ có thể hạ nhiệt cho bé với chiếc khăn mát trên trán và cổ. Bé có thể không cần thiết phải dùng thuốc, và luôn hỏi ý kiến của bác sĩ khi cần dùng đến thuốc cha mẹ nhé.
Hạn chế cơn ho
Tình trạng bé hay ho điều trị như nào? Điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ ảnh hưởng của cơn ho tới trẻ. Một số bé bị ho nhưng vẫn có thể ngủ ngon và vui chơi.
Trường hợp bé ho khan thường khiến bé khó chịu và làm đứt quãng giấc ngủ của trẻ cha mẹ cần lưu ý. Trẻ dưới 3 tháng tuổi, có thể cho bé uống một chút nước táo ép, nước chanh…. Mật ong cũng giúp làm dịu cơn ho đêm, tuy nhiên chỉ sử dụng mật ong cho trẻ trên một tuổi.
=> Trẻ khóc dạ đề một phần có thể do bé ốm.
Nhận biết trẻ bị cảm cúm hay cảm lạnh
Cha mẹ khó có thể nhận biết sự khác nhau giữa cảm cúm và cảm lạnh. Nhìn chung, bé sẽ cảm thấy mệt hơn khi cảm cúm, bé có thể chuyển từ khỏe sang mệt rất nhanh chóng. Bé có thể kiệt sức và ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và sốt cao. Hãy tham vấn bác sĩ nếu nghi ngờ con bị cảm cúm, để có được biện pháp điều trị nhanh phục hồi.
Vấn đề về tiêu hóa
Trẻ bị cúm có thể khó chịu trong dạ dày, nôn và tiêu chảy. Khi đó bé sẽ mất nước, vì vậy hãy cho con bù nước bằng cách cho bé uống từng chút một nước điện giải hay mút một que kem. Trẻ bị tiêu chảy mà không mất nhiều ước hay nôn có thể ăn uống bình thường. Nên cho bé ăn thành các bữa nhỏ và nấu loãng hơn. Nước bù chất điện giải là giải pháp hữu hiệu cho các trường hợp này. Trà gừng, nước trái cây và nước uống tăng lực dùng trong thể thao có thể làm tình trạng tiêu chảy tệ thêm.
Cho bé ăn thực phẩm mềm
Hãy đảm bảo cho bé ăn khi con đói. Thực phẩm mềm dễ nuốt và hấp dẫn hơn với bé đang ốm. Thử cho bé ăn các món như súp táo, cháo yến mạch, khoai tây nghiền và sữa chua.
Cẩn trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ
Các cách chữa tại gia rất hữu ích để chữa cảm lạnh và cảm cúm vì hầu hết các thuốc chữa cảm đều không tốt cho trẻ dưới 4 tuổi. Bạn không nên sử dụng các thuốc này, ngay cả khi chúng ghi trên nhãn là thuốc dành cho trẻ em. Với trẻ 4 tuổi trở lên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc dùng cho con và đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng. Đừng bao giờ cho trẻ uống thuốc của người lớn hay dùng aspirin để điều trị các triệu chứng cảm lạnh hoặc dùng hơn một loại thuốc có các thành phần tương tự.
Hãy tin vào linh tính của bạn
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn lo lắng hay các triệu chứng của con xấu đi. Hãy cẩn trọng trước các dấu hiệu như: đau ngực, đau bụng, thở dốc, đau dầu, mệt mỏi bất thường hay tình trạng đau họng hoặc mặt nặng thêm. Cần hỏi bác sĩ nếu con bạn sốt cao, từ 39,5 độ C trở lên hay sốt 38,3 độ C trở lên kéo dài hơn một ngày. Nếu con bạn gặp vấn đề khi nuốt, ho ra nhiều đờm hay sưng hạch hoặc bị đau tai, hãy đưa bé đi khám ngay.

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Đột Quỵ Não Tái Phát Nguy Kịch Như Thế Nào?

Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não khi được chưa trị khỏi vẫn có nguy cơ tái phát, đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy, chúng ta cần làm gì khi đột quỵ não tái phát? Tai biến mạch máu não tái phát nguy hiểm như thế nào với người bệnh?
Tái phát đột quỵ mối nguy hại khôn lường với người bệnh (minh họa)
Tai biến mạch máu não tái phát nguy hiểm như thế nào?
Bệnh nhân bị đột quỵ não, không được chăm sóc và phòng ngừa tái phát tốt rất nguy hiểm, vì khi đột quỵ não tái phát thường diễn ra rất nhanh và nặng nề hơn lần phát bệnh trước. Lý do là vì lúc này, sức khỏe người bệnh đã yếu, các cơ quan trong cơ thể cũng dễ bị tác động khi não không được cung cấp đủ máu. Vì vậy, nếu bệnh nhân đột quỵ não tái phát thì cơ hội sống rất hiếm, nguy cơ tử vong rất cao.
Vậy nên, người nhà và bệnh nhân cần chú ý phòng ngừa bệnh tái phát và tham khảo các biện pháp hỗ trợ khi bệnh tái phát. Khi mà đột quỵ não tái phát, người nhà cần thực hiện các phương pháp sau đối với người bệnh: Đưa ngay bệnh nhân vào viện để có kết quả chẩn đoán và chữa trị thích hợp. Khi đột quỵ não tái phát, mạch máu đông hay vỡ cần phải được xử lý thật nhanh để phòng các biến chứng xảy ra như liệt toàn thân, bại não… Khi bệnh nhân có các dấu hiệu đột quỵ cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán, cấp cứu và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Sơ cứu bệnh nhân đột quỵ
- Cần kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở: Sau tai biến huyết áp người bệnh thường tăng phản xạ, nếu huyết áp bệnh nhân tăng cao hơn chỉ số 200/120mmHg, cần dùng thuốc đưa huyết áp xuống mức cho phép 170-180/100mmHg, không được hạ xuống dưới mức này; Nếu hạ huyết áp người bệnh quá nhanh xuống dưới mức 140/90mmHg sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động tự điều chỉnh của tuần hoàn não. Cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng và nâng nhẹ đầu bệnh nhân lên.
- Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hay uống bất cứ thứ gì. Vì có thể làm bệnh nhăn sặc, nghẹn do nhai nuốt khó.
- Lau đờm dãi, loại bỏ các vật có trong miệng có thể làm bệnh nhân khó thở như răng giả, thức ăn sót lại.
- Trường hợp bệnh nhân bị liệt, khi vận chuyển cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về bên không liệt, chèn chặt đầu và cổ bệnh nhân tránh lắc lư gây chấn động não. Sau đó gọi xe cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay.
Những cấp cứu cho người bị đột quỵ hợp lý sẽ góp phần giảm nhẹ những hậu quả của đột quỵ, có thể cứu sống nạn nhân khỏi cái chết.
=> Biến chứng bệnh tiểu đường có thể dẫn tới đột quỵ
Phòng bệnh đột quỵ tái phát
Thực hiện nếp sống khoa học để ngăn ngừa tai biến mạch máu não, chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế ăn quá mặn, ngọt, cay và đặc biệt là luyện tập điều độ, giữ cho tinh thần phấn chấn và thoải mái. Cần theo dõi huyết áp, nhịp tim định kỳ để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

Dễ Mắc Bệnh Đái Tháo Đường Khi Ăn Quá Nhiều Thịt Đỏ

Trong những bữa ăn của gia đình, các bà nội trợ hay ưu tiên các loại thực phẩm có chứa nhiều Protein, sắt, kẽm và giàu hàm lượng dưỡng chất khác như các loại thịt màu đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt bê, thịt cừu… thường được ưu tiên lựa chọn. Tuy thế bên cạnh những lợi ích giúp cho sức khỏe và giá trị dinh dưỡng cao, việc tiêu thụ quá nhiều các loại thịt màu đỏ mà nhất là các loại thịt đã được chế biến như thịt xông khói, xúc xích, thịt lên men… sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch và đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2… Quay bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cơ chế sinh bệnh của thịt đỏ với người bệnh đái tháo đường.
Ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ tăng cao nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (minh họa)
Theo các nhà khoa học đã tiến hành một cuộc kiểm tra thực nghiệm về mối liên hệ giữa thịt đỏ với bệnh đái đường, dựa trên tần suất tiêu thụ các loại thịt màu đỏ từ một số đối tượng. Kết quả cho thấy trong số những người liên tục ăn 100g thịt đỏ mỗi ngày thì có tới 20% trường hợp bị bệnh đái tháo đường tuýp 2 về sau này. Trong khi đó ở những người dù chỉ ăn ½ lượng thịt đỏ trên, nhưng đã được chế biến như thịt lợn muối, xúc xích thì có tới 51% số người có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 về sau. Như vậy, những loại thịt màu đỏ đã qua chế biến nhiều thì nguy cơ sinh bệnh càng tăng cao.
=> Dùng Bonidiabet giúp ổn thỏa đường máu bạn nhé.
Theo các nhà nghiên cứu đối với thịt đỏ đã được chế biến cho biết, chất bảo quản thực phẩm có chứa một hàm lượng cao nitrate, nitrate có khả năng làm tăng nguy cơ đề kháng với insulin. Tiền đái tháo đường hay xảy ra khi các tế bào cơ thể trở nên đề kháng với tác dụng của insulin. Hơn thế, trong thịt đỏ còn chứa rất cao hàm lượng sắt, vì thế khi kết hợp với lượng sắt dự trữ trong cơ thể đã làm tăng yếu tố sinh bệnh tiểu đường tuýp 2.
Theo kết quả từ các cuộc nghiên cứu đã tiến hành, chúng ta nhìn thấy rằng không phải tất cả các loại thức ăn giàu dinh dưỡng thì chúng ta ăn nhiều sẽ tốt, mà việc ăn uống ở mức phù hợp và cân bằng mới là tốt cho sức khỏe bản thân. Khi sinh bệnh rồi sẽ ảnh hưởng không ít đến sức khỏe cũng như đời sống tinh thân của bản thân, hơn thế ngày nay việc chữa trị bệnh tiểu đường còn gặp rất nhiều khó khăn và người bệnh sẽ phải chung sống suốt đời với bệnh tiểu đường. Chính vì thế việc phòng tránh bệnh là rất cần thiết, chúng ta có thể phòng tránh nguy cơ sinh beenhjj tiểu đường từ thịt đỏ bằng cách hạn chế và thay thế thịt đỏ bằng những thực phẩm giàu giàu dinh dưỡng khác như thịt gia cầm, cá, trứng, sữa, nguc cốc nguyên cám, rau củ quả… kết hợp với chế độ tập luyện thể thao và thực hiện lối sống lành mạnh của bản thân.
=> Tránh gặp phải Tai biến mạch máu não do biến chứng tiểu đường bạn nhé