Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

Vì sao bạn mất ngủ và làm sao để ngủ ngon

Khi bị thiểu ngủ, cơ thể sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thừa cân béo phì, mắc bệnh tiểu đường, gây ra nhiều xáo trộn trong cuộc sống, khiến người bệnh lo lắng hoảng loạn, mất tập trung.
Vậy tại sao bạn bị mất ngủ? Bạn phải làm những gì để ngủ ngon? Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu lý do vì sao bị mất ngủ và làm những gì để ngủ ngon giấc hơn.
Vì sao bạn bị mất ngủ?
Thiếu ngủ, khó ngủ hay mất ngủ là chứng bệnh do rối loạn giấc ngủ gây nên, ảnh hưởng tới đời sống của nhiều người. Đối tượng nữ giới thường bị mất ngủ nhiều hơn nam giới, đặc biệt là những phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh. Chứng mất ngủ xảy ra ở mọi lứa tuổi, không chỉ người già mà còn ở cả thanh thiếu niên cũng bị bệnh mất ngủ.
Nguyên nhân gây bệnh mất ngủ có rất nhiều. Do biến cố trong cuộc sống, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng và cảm xúc khiến bạn khó ngủ. Do thói quen sinh hoạt không tốt và thời gian ngủ không hợp lý. Có thể do ngủ quá muộn hoặc ngủ trưa quá nhiều. Do sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cafe... hoặc do các tác động môi trường bên ngoài... Tất cả đều có thể khiến bạn bị mất ngủ. Điều trị mất ngủ nhằm loại bỏ những nguy hiểm cho bạn.
>> Bạn biết gì về quá trình điều trị mất ngủ hiệu quả.
Bên canh đó, lý do mât ngủ hay ngủ không ngon giấc dễ bị bỏ qua chính là việc thiếu máu lên não. Thiếu máu não gây nên cảm giác tê bì chân tay, vã mồ hôi trong khi ngủ khiến giấc ngủ khó khăn hơn. Điều trị mất ngủ một cách hiệu quả.
Thiếu ngủ dẫn tới một loạt vấn đề sức khỏe bao gồm: Béo phì, bệnh tim, suy giảm nhận thức. Với trẻ em, thiếu ngủ sẽ gây hậu quả xấu đến sức khỏe và tâm sinh lý. Những đứa trẻ thiếu ngủ rất dễ sinh cáu gắt, tính tình cục cằn… Nếu tình trạng này kéo dài rất dễ nảy sinh các vấn đề về tâm thần. bạn cần phải được điều trị mất ngủ.
Làm gì để ngủ ngon giấc?
Khi mắc phải tình trạng mất ngủ, hãy tìm và loại bỏ những nguyên nhân gây mất ngủ như do uống cafe nhiều vào sáng và tối, ăn quá nhiều đồ cay nóng, ăn quá no, thay đổi múi giờ quá lơn, do căng thẳng, lo lắng, stress... khi đã xác định được nguyên nhân, hãy điều chỉnh và loại bỏ hay tránh phảm phải những nguyên nhân gây mất ngủ để có giấc ngủ ngon. Tiến hành chữa bệnh mất ngủ là biện pháp hữu hiệu nhất, nhưng cũng cần phải tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây mất ngủ trên.
>> Biện pháp chữa bệnh mất ngủ không cần dùng thuốc.
Để ngủ ngon giấc và dễ dàng ngủ chúng ta nên: đi ngủ ngay khi cảm thấy buồn ngủ, không cố cưỡng lại giấc ngủ. Không nên ăn tối quá muộn sẽ khiến hệ tiêu hóa phải làm việc, gây ảnh hưởng tới việc tiết hormone gây buồn ngủ. Tránh ăn đồ nhiều dầu mỡ sẽ khiến khó tiêu, đầy bụng ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ. Không nên lạm dụng các chất kích thích như cafe, rượu, bia, thuốc lá vì nó khiến thần kinh luôn trong tình trạng kích thích làm bạn khó ngủ hơn.
Trước khi ngủ, không nên chơi các môn thể thao vận động manh, không xem các bộ phim quá hấp dẫn hay đọc những câu chuyện quá cảm xúc. Bởi chúng gây kích thích thần kinh mạnh khiến khó vào giấc ngủ hơn. Đây là biện pháp hữu hiệu giúp chữa bệnh mất ngủ rất tốt.
Kết luận: Mất ngủ xảy ra ở mọi lứa tuổi, trên nhiều quốc gia. Vì thế chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây mất ngủ, từ đó có những điều chỉnh hợp lý để cải thiện giấc ngủ, đảm bảo sức khỏe tinh thần.

(Nguồn internet)
>>Xem thêm: Cách chữa mất ngủ không cần dùng thuốc mà vẫn hiệu quả.
>> Xem thêm: Chia tay căn bệnh mất ngủ mãn tính.

Lời khuyên cho thai phụ khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ không nên quá lo lắng, bởi thực hiện chế độ ăn uống khoa học phù hợp kết hợp luyện tập thể thao đều đặn, bà bầu hoàn toàn kiểm soát được tình trạng bệnh tiểu đường trong thai kỳ dễ dàng.
Chúng ta biết rằng tiểu đường thai kỳ hay tiểu đường khi mang thai là chỉ những bà bầu mắc tiểu đường trong khi mang thai, dù trước đó họ không bị bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng tới thai phụ dễ bị nhiễm độc thai nghén, nguy cơ sảy thai cao...và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì thế các mẹ bầu khi biết mình mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên thực hiện một số lời khuyên sau để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Các thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cần hạn chế món ăn nhiều đường và tinh bột. Nên sử dụng thực phẩm chứa carbohydrate phức hợp như bánh mì từ lúa mì, táo, cam, lê, đậu, bắp... sẽ giúp giữ ổn định lượng đường trong máu. Mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn khoa học phù hợp như: ăn sáng đầy đủ, bổ sung chất xơ, chia nhỏ bữa ăn hàng ngày và không bỏ bữa.
Đi kiểm tra thường xuyên.
Đối với các thai phụ nên đi kiểm tra bác sỹ nhiều hơn so với bà bầu bình thường khác, bởi cần phải theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết. Việc thường xuyên đi khám, thực hiện các xét nghiệp sẽ giúp đánh giá sức khỏe của thai nhi, và sớm phát hiện những thay đổi có thể làm tổn hại đến thai nhi.
Luôn kiểm soát nồng độ đường trong máu.
Để có thể luôn biết và kiểm soát nồng độ đường trong máu, các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên có sẵn thiết bị đo kiểm nồng độ đường huyết. Đường huyết giao động bất thường sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.
Hạn chế sử dụng thuốc.
Đối với bà bầu mắc bệnh tiểu đường type 2 được khuyến cáo nên ngưng sử dụng các loại thuốc điều trị tiểu đường, bởi có thể áp dụng biện pháp bổ sung insulin nhằm đảmbảo lượng đường trong máu ổn định trong suốt thai kỳ.
Đối với mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường type 1 thì biện pháp bổ sung insulin gần như là bắt buộc trong quá trình điều trị tiểu đường. Vì vậy, các mẹ bầu nên thăm khám để điều chỉnh lượng insulin bổ sung phù hợp với việc mang thai.
Tập thể dục đều đặn.
Cũng như các mẹ bầu khác, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nên đi bộ hoặc bơi lội là tốt nhất, nhằm hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả. Bởi khi bơi sức nâng của nước làm giảm áp lực các khớp, tránh gây chấn thương cho các khớp ở bàn chân và cẳng chân.
Hỏi kinh nghiệm từ thai phụ khác từng bị tiểu đường thai kỳ.
Việc hỏi kinh nghiệm của mẹ, bạn bè, chị em… những người có thể đã từng trải quả tiểu đường thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu đúc rút được những lời khuyên bổ ích và hiệu quả nhất. Qua đó có kế hoạch hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả nhất.
Kết luận: Các bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần chú ý tới lượng đường trong máu, thực hiện chế độ ăn phù hợp, thường xuyên khám bác sĩ... thực hiện những lời khuyên hữu ích, nhằm hỗ trợ điều trị tiểu đường tốt nhất. Chúc các mẹ bầu sức khỏe, thai nhi phát triển tốt.

(Nguồn internet)

Nguy cơ béo phì tiểu đường do mất ngủ

Kết quả các nghiên cứu cho thấy, mất ngủ 30 phút mỗi ngày làm tăng nguy cơ béo phì và mắc bệnh tiểu đường.

Các giáo sư hàng đầu tiến hành cuộc khảo sát, đánh giá về sự chênh lệch thời gian giấc ngủ của hơn 500 người, kết quả nghiên cứu nhận ra rằng: thiếu ngủ 30 phút mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin. Hơn 70% người mất ngủ có nguy cơ mắc bệnh béo phì.

Nguy cơ béo phì tiểu đường do mất ngủ

>> Vì vậy cần có biện pháp điều trị mất ngủ mãn tính hiệu quả ngay bây giờ.

Khi mất ngủ lâu ngày, kéo dài hơn 6 tháng có thể dẫn tới tiền đái tháo đường và tăng cao nguy cơ mắc tiểu đường type 2. Căn bệnh này là nguyên nhân gây suy giảm thị lực, các bệnh lý tim mạch, đột quỵ, và tổn thương hệ thần kinh, mạch máu.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngủ không đúng giờ sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố và đẫn đến các vấn đề về sức khỏe.

“Chứng mất ngủ hay thiếu ngủ là hiện tựơng phổ biến trong xã hội hiện đại, nhưng chúng ta mới chỉ nhận ra hậu quả của việc này trong một thập kỉ qua. Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng việc ngủ đủ giấc có những lợi có tích cực cho trao đổi chất, hiệu quả để giảm cân và giúp cải thiện tình trang sức khỏe cho những bệnh nhân mắc tiểu đường”, các chuyên gia cho biết.

Những phát hiện này, được các chuyên gia công bố tại hội nghị thường niên về Nội tiết ở Mỹ. Các nhà khoa học cảnh báo rằng, thiếu ngủ, mất ngủ hay ngủ ít có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì thế khi bị mất ngủ, cần sớm có biện pháp chữa bệnh mất ngủ kịp thời và đạt hiệu quả, để tránh những vấn đề liên quan tới sức khỏe.

Nguy cơ béo phì tiểu đường do mất ngủ

Theo lời Giáo sư Ruse Foster tai Đại học Oxford cho biết: “Chúng ta vô cùng ngạo mạn, chúng ta cảm thấy có thể bỏ qua thực thế rằng loài người mất 4 tỉ năm để tiến hóa và chúng ta phải sinh hoạt theo chu kì của ánh sáng, sáng-tối. Những gì chúng ta cần làm là nghỉ ngơi đúng giờ. Làm trái điều này có thể dẫn đến vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.”

>> Bạn muốn chia tay căn bệnh mất ngủ mạn tính đang đeo bám.

Tất cả các loài đều có nhịp sinh học riêng đồng bộ các chức năng của cơ thể theo mô hình 24 giờ của trái đất. Nó được quy định bởi các giác quan, quan trọng nhất là mắt có thể cảm nhận được ánh sáng, bóng tối và sự thay đổi nhiệt độ được da cảm nhận.

Tuy nhiên, công nghệ hiện đại cũng là một phần nguyên nhân gây ra việc thiếu ngủ, ít ngủ.

Giáo sư Charles Czeisler của Đại học Harvard giải thích: “Ánh sáng là yếu tố mạnh nhất đồng bộ đồng hồ sinh học trong cơ thể . Ánh sáng của các thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính… có màu xanh có thể phá vỡ đồng hồ sinh học của cơ thể. Khi tiếp xúc với ánh sáng màu xanh có bước sóng ngắn vào buổi tối, nhịp sinh học của cơ thể chúng ta có thể bị thiết lập lại. Nó trì hoãn việc sản sinh hooc-mon melatonin gây buồn ngủ và khiến chúng ta khó tỉnh giấc vào buổi sáng”.

>> Mách bạn cách chữa mất ngủ không cần dùng thuốc.

(Nguồn internet).

Dinh dưỡng cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ hỗ trợ điều trị

Để hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp vừa đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị tốt có thể gây nhiều biến chứng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì thế, điều trị tiểu đường thai kỳ là cần thiết để thai nhi được khỏe mạnh.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ hỗ trợ điều trị

Tầm quan trọng của dinh dưỡng hợp lý khi mang thai.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Đặc biệt, khi bị bệnh tiểu đường thai kỳ việc lựa chọn thực phẩm hợp lý là rất quan trọng. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, kết hợp tập luyện thể lực mẹ bầu hoàn toàn có thể kiểm soát được tiểu đường thai kỳ mà không cần dùng thuốc điều trị tiểu đường.

Các mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ, insulin không sản sinh đầy đủ để kiểm soát và chuyển hóa đường, khiến lượng đường trong máu tăng cao bất thường, nếu không điều trị tiểu đường kịp thời nhằm kiểm soát đường huyết ổn định có thể sẽ gặp nhiều biến chứng. Mặc dù nguy hiểm, nhưng mẹ bầu cũng không phải quá lo lắng về bệnh tiểu đường thai kỳ. Bởi có hơn 90% mẹ bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ kiểm soát được tình trạng bệnh và khỏi tiểu đường hoàn toàn sau khi sinh con.

Những thực phẩm nên ăn khi bị tiểu đường thai kỳ.

Những mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, cần hạn chế thực phẩm giàu đường và tinh bột. Bởi chúng dễ làm mất cân bằng đường trong máu do insulin không thể chuyển hóa hết lượng đường nạp vào.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ hỗ trợ điều trị

Thành phần chính tạo ra đường trong máu gồm carbonhydrates phức hợp và carbonhydrates đơn giản. Carbonhydrates đơn giản làm lượng đường trong máu tăng nhanh, mẹ bầu no nhanh và ăn nhiều hơn. Các loại thực phẩm dạng này gồm bánh ngọt, cơm, đường, nước ngọt... mẹ bầu nên hạn chế. Trong khi đó, carbonhydrates phức hợp giữ đường trong máu ở mức ổn định, do tốc độ hấp thu diễn ra chậm. Thực phẩm dạng này gồm: bánh mì đen, táo, cam, lê, đậu, bắp... mẹ bầu nên ăn.

Vì vậy, thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu nên nhiều carbonhydrates phức hợp và ít chất béo bão hòa.

Những lưu ý chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

- Bữa sáng đầy đủ: bữa sáng đủ dinh dưỡng sẽ giúp ổn định lượng đường huyết trong suốt buổi sáng. Mẹ bầu nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, trứng luộc và sữa chua.

- Tăng cường chất xơ: là thực phẩm chứa carbonhydrates thấp. Chất xơ cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện những khó chịu do hệ tiêu hóa xảy ra trong thai kỳ.

- Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày: nên chia bữa ăn trong ngày thành 5-6 bữa nhỏ. Việc này, giúp hạn chế lượng đường trong máu tăng cao bất thường, tạo điều kiện cho insulin có đủ thời gian chuyển hóa năng lượng.

- Hạn chế chất béo bão hòa: thay vào đó mẹ bầu nên sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, cá loại hạt...

- Không bỏ bữa: bởi bỏ bữa không giúp ổn định đường trong máu. Mẹ bầu nên ăn làm nhiều bữa nhỏ với lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều trong một bữa.

- Hạn chế thực phẩm nhiều đường: những loại thực phẩm này sẽ làm tăng nhanh chóng lượng đường trong máu, vì thế nên tránh xa các loại nước ngọt có ga, món chè, bánh ngọt...

Kết luận: Khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu hãy lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường nhé. Một khi đường huyết được giữ ở mức ổn định, mẹ bầu sẽ có thai kỳ an toàn, bé yêu được chào đời khỏe mạnh.

(Nguồn internet).

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

Những kiểu rối loạn giấc ngủ nguy hiểm cần cảnh giác

Khi bị các rối loạn giấc ngủ, cơ thể con người chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, mà còn là nguyên nhân khiến cơ thể khó tăng cần hay khó giảm cân. Một giấc ngủ ngon là mong đợi của bất cứ ai, nhưng mố số rắc rối trong khi ngủ có thể là nguyên nhân khiến cơ thể không có được một giấc ngủ chất lượng.

Những kiểu rối loạn giấc ngủ nguy hiểm cần cảnh giác

Nghiến răng khi ngủ.

Hiện tượng này chưa được làm sáng tỏ, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng khi cơ thể stress, căng thẳng, ức chế sự tức giận..có thể gây ra hiện tượng này.

Nghiến răng trong khi ngủ tuy không nghiêm trọng, nhưng khi diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới răng và gây ra các  bệnh răng miệng. Khi gặp vấn đề này, chúng ta nên đi khám nha khoa sớm.

>> Mách bạn cách chữa mất ngủ không cần dùng thuốc.

Ngưng thở khi ngủ.

Đây là một rối loạn giấc ngủ khá phổ biến, tình trạng này rất nghiêm trọng và đe dọa tới tính mạng. Hiện tượng này xảy ra do đường hô hấp trên bị tắc nghẽn, dẫn tới gián đoạn trong giấc ngủ khiến bạn thức dạy thường xuyên.

Nếu bị ngưng thở thường xuyên khi ngủ, bạn có thể bị kiệt sức, giảm sức lao động trong ngày. Triệu chứng phổ biến của chứng ngưng thở khi ngủ là ngủ ngáy, tạm dừng hơi thở, thở hổn hển trong khi ngủ và mệt mỏi khi thức dậy dù đã ngủ rất lâu. Để hạn chế tình trạng này, bạn hãy kê cao gối khi ngủ.

>> Giải pháp điều trị mất ngủ chia tay mất ngủ mạn tính.

Mộng du.

Hiện tượng này khá vô hại, nhưng có thể gây nguy hiểm khi đi xe hay làm những việc ảnh hưởng tới tính mạng. Mộng du thường do các vấn đề như: co giật, ngưng thở khi ngủ hoặc do rối loạn nhịp tim.

Đi tiểu thường xuyên khi ngủ.

Có rất nhiều người thường xuyên thức dậy nửa đêm để đi tiểu, nhất là nhóm người cao tuổi. Khi lớn tuổi, khả năng giữ chất lỏng trong thời gian dài của cơ thể suy giảm, khiến phải thường xuyên đi tiểu, điều này khiến thường xuyên mất ngủ hơn.

Để đối phó với tình trạng này, tốt hơn cả là tập thói quen đi tiểu đường xuyên khi thức giấc. Hạn chế uống nhiều nước và các đồ ăn nhiều chất lỏng trước khi ngủ.

>> Phương pháp chữa bệnh mất ngủ không cần dùng thuốc.

Ngủ ngáy.

Ngủ ngáy ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ người bệnh và người xung quanh. Tiếng ngáy phát ra khi ngủ là do sự rung động của hệ hô hấp và âm thanh, bỏi khi ngủ luồng hơi thở bị chặn dẫn tới ngáy. Ngủ ngáy có thể phát tiếng to hoặc nhỏ tùy từng trường hợp.

Những kiểu rối loạn giấc ngủ nguy hiểm cần cảnh giác

Ngáy khi ngủ có thể là dấu hiệu báo động đầu tiên của chứng ngưng thở khi ngủ. Để cải thiện tình trạng này cần phải giảm cân, thay đổi tư thế ngủ, tránh rượu bia và thuốc an thần khác.

>> Bạn biết gì về chứng bệnh mất ngủ lâu ngày.

Rối loạn hành sinh lý khi ngủ.

Đây là một tình huống xảy ra trong khi vẫn còn đang ngủ, rối loạn hành vi sinh lý khi ngủ có các triệu chứng như âu yếm, giao hợp...

Đối tượng bị rối loạn hành vi sinh lý khi ngủ thường không nhớ gì khi tỉnh dậy. Hành vi này cũng xảy ra trong các rối loạn giấc ngủ khác như ngưng thở khi ngủ và sợ hãi về đêm. Kiểu rối loạn giấc ngủ này chủ yếu là do thể chất căng thẳng, uống rượu bia... Vì vậy, để cải thiện tình trạng này nên tránh căng thẳng, không uống rượu bia trước khi ngủ, tránh để bị ám ảnh về sinh lý quá nhiều.

Mất ngủ.

Chứng mất ngủ hay gặp khó khăn khi bắt đầu ngủ, thường được coi là biểu hiện của rối loạn giấc ngủ. Chứng mất ngủ là một kiểu rối loạn giấc ngủ rất phổ biến, xảy ra ở nhiều người và bất kỳ độ tuổi nào.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng mất ngủ như: rối loạn tâm trạng, nội tiết, căng thẳng, bị bệnh... Thay đổi lối sống và áp dụng các phương pháp trị liệu tâm lý là cách cải thiện tình trạng này.

Kết luận: Rối loạn giấc ngủ gây ra nhiều mối nguy hại mà cơ thể phải gánh chịu. Vì thế, cần phải được điều trị kịp thời nhằm đảm bảo sức khỏe và hạn chế những tác động xấu xảy ra.

(Nguồn internet)

Biến chứng bệnh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm cho mẹ và bé

Mang thai là niềm hạnh phúc của tất cả các thai phụ, nhưng với chế độ ăn tẩm bổ với mong muốn thai nhi phát triển toàn diện. Nhiều thai phụ đối mặt với chứng bệnh tiểu đường thai kỳ, khi đã được xác định mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, các thai phụ cần hết sức lưu ý và sớm điều trị tiểu đường để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm xảy ra cho cả mẹ và bé.

Biến chứng bệnh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm cho mẹ và bé

Phát hiện sớm và có kế hoạch điều trị tiểu đường thai kỳ ngay, là cách tốt nhất để các thai phụ hạn chế đường trong máu, giảm thiểu rủi do và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Để đảm bảo, tốt hơn hết các mẹ bầu tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ. Điều trị tiểu đường thai kỳ không chỉ mang lại sức khỏe cho mẹ và bé mà còn giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho cả mẹ và bé.

Với các mẹ bầu được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, mà không kiểm soát tốt và giữ ổn định đường huyết sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:

- Thai quá to: tiểu đường thai kỳ khiến lượng đường trong máu của thai phụ tăng cao, lượng đường này sẽ thâm nhập vào thai nhi và kích thích tuyến tụy của thai nhi tăng tiết insulin. Mà isulin tăng là yếu tố tác động làm tăng cân, vì thế thai nhi có thể phát triển quá lớn (trọng lượng >4kg) và gây khó khăn cho quá trình sinh nở.

- Sinh non và hội chứng suy hô hấp: khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nồng độ đường trong máu tăng cao, rất có thể gây kích thích khiến thai phụ chuyển dạ sớm dẫn đến sinh non. Một số trường hợp, thai nhi phát triển quá to các bác sĩ cũng có thể phải tác động để cho thai phụ đẻ sớm. Những trẻ sinh nong thường dễ gặp hội chứng suy hô hấp và thường có sức đề kháng yếu hơn những trẻ sinh đủ tháng, cần phải chăm sóc đặc biệt hơn ngay khi ra đời.

- Đa ối: ở những thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ, thường có tình trạng quá nhiều nước ối, có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và thai nhi. Với thai nhi đa ối có thể dẫn đến thai chết lưu, sa dây rốn, vỡ ối... Với thai phụ, đa ối khiến cho thai phụ gặp nhiều khó chịu hoặc đau nhiều trước khi đẻ, khiến chuyển dạ kéo dài, gây khó sinh, nguy cơ băng huyết sau sinh...

- Sảy thai hoặc thai chết lưu: thông thường là do thai nhi bị dị tất bẩm sinh, suy hô hấp thai, người mẹ bị nhiễm toan ceton do đường huyết tăng cao.

- Hạ đường huyết: những em bé của cac thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể bị biến chứng nguy hiểm hạ đường huyết sau sinh, bởi lượng insulin trong máu của bé quá nhiều do tuyến tụy bị kích thích tăng sinh insulin. Bé bị hạ đường huyết có thể khiến bé bị co giật, khi này cho bé bú ngay lập tức hoặc truyền glucose tĩnh mạch để giúp tăng lượng đường trong máu của bé.

Biến chứng bệnh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm cho mẹ và bé

- Tăng huyết áp và tiền sản giật: những thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ thường có nguy cơ bị tăng huyết áp và tiền sản giật. Đây được coi là một biến chứng nặng đe dọa tới tính mạng của cả mẹ và bé.

Kết luận: Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ cần tuân theo sự chỉ dân của bác sĩ, nhằm phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Điều trị tiểu đường thai kỳ không chỉ mang lại sức khỏe cho thai phụ, mà còn đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi. Các thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần lưu ý thêm về chế độ ăn uống và tích cực luyện tập thể thao để hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ tốt nhất.


(Nguồn internet)

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Phải làm gì để không bị mất ngủ

Hiện nay mất ngủ đang rất phổ biến và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhất là những năm gần đây, giới trẻ mắc bệnh mất ngủ ngày càng gia tăng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn mất ngủ.
Nhưng điển hình là hai nhóm nguyên nhân gây mất ngủ sau:
Mất ngủ do sinh hoạt:
Hàng ngày trong cuộc sồng, thói quen sinh hoạt không điều độ, hay sử dụng các chất kích thích cũng là nguyên nhân gây bệnh mất ngủ, cụ thể như:
- Hút thuốc lá, uống cafe, ăn quá no, ăn nhiều chất kích thích... cũng khiến bạn mất ngủ.
- Nhịp sinh học bị rối loạn do lịch làm việc bất thường hay thay đổi múi giờ.
- Trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày thường bị căng thẳng lo âu.
- Do phân bổ giờ giấc ngủ không hợp lý và ngủ ngày quá nhiều.
>> Bạn biết gì về cách chữa mất ngủ không cần dùng thuốc.
Mất ngủ do nguyên nhân thực thể:
Đây là nhóm nguyên nhân do thực thể người bệnh mất ngủ gặp phải trong quá trình điều trị bệnh, do chức năng bị rối loạn mà ra, cụ thể là:
- Do tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh có chứa chất cafeine loại chất gây hưng phấn khiến người bệnh khó ngủ.
- Do mắc các bệnh lý: một số bệnh lý mắc phải sẽ gây chứng mất ngủ như đau đầu do viêm xoang, tăng huyết áp, do viêm loét dạ dày tá tráng, đau do kích thích thần kinh, xương khớp...
- Mất ngủ do loạn thần chức năng hoặc thực thể hoặc do mắc trầm cảm.
Vậy phải làm sao để không bị mất ngủ?
Biện pháp điều trị mất ngủ chủ yếu là điều trị theo triệu chứng và kết hợp với điều trị nguyên nhân nếu xác định được nguyên nhân gây bệnh mất ngủ. Để việc điều trị mất ngủ đạt hiệu quả cần xác định các nguyên nhân gây mất ngủ và loại bỏ những nguyên nhân này để không bị mất ngủ. Để có giấc ngủ ngon tốt hơn hết bạn nên:
- Tạo một môi trường tốt cho giấc ngủ: môi trường cùng nhiệt độ hợp lý, không gian thoáng đãng và thoải mái là yếu tố giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
- Thư giãn đầu óc: thả lỏng cơ thể và nằm ở tư thế cảm thấy thoải mái nhất khi đi ngủ. Một số người mắc bệnh mất ngủ lâu ngày thường hay sợ vào buổi tối, vì họ luôn nghĩ làm sao để ngủ được, chính tâm lý lo lắng về giấc ngủ này lại khiến cơ thể luôn ở trạng thái kích thích hoạt động dẫn tới càng khó ngủ hơn, do đó khi đến giờ đi ngủ hãy lên giường ngủ và gác mọi suy nghĩ lại để giấc ngủ đến nhẹ nhàng và dễ ngủ hơn.
- Tập luyện hợp lý: tốt hơn hết là nên tập luyện thể thao vào sáng hoặc chiều sớm, không nên tập vào khoảng thời gian 2-3 tiếng trước khi ngủ, để cơ thể sản sinh chất điều hòa cơ thể giúp bạn dễ ngủ hơn.
- Không ngủ nhiều vào ban ngày: để có giấc ngủ ngon vào buổi tối. Nếu cần nghỉ ngơi bằng một giấc ngủ, thì giấc ngủ ngày không nên kéo dài quá 15 phút.
- Tắm nước ấm: việc tắm nước ấm nên diễn ra trước khi ngủ 15 phút, sẽ giúp cơ thể thư giãn và nên ngủ ngay khi vừa tắm xong (nhớ lau khô người bạn nhé).
- Chế độ ăn uống: trước khi ngủ nên ăn nhẹ những đồ ăn giàu carbohydrate, canxi, protein. Một số đồ ăn hợp lý như chuối, bơ, đậu phộng, bánh mì ngũ cốc, sữa ấm. Không nên ăn quá no và cũng không để bụng đói, bởi cả hai yếu tố đều khiến bạn khó ngủ. Các món ăn cay, nóng, quá nhiều protein cũng không được khuyên dùng.
- Thuốc: sử dụng thuốc chữa bệnh mất ngủ cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ nếu bạn không muốn phải đối mặt với những tác dụng phụ của thuốc.

(Nguồn internet)